Học TậpLớp 7Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

Soạn bài Ôn tập bài 3 SGK Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo

Câu 1

Câu 1 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Bạn đang xem: Soạn bài Ôn tập bài 3 SGK Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo

Dựa vào kiến thức về văn bản nghị luận

Lời giải:

– Khái niệm: là kiểu văn bản mà ở đó người nói, người viết chủ yếu sử dụng lí lẽ, dẫn chứng, lập luận nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một quan điểm, tư tưởng nhất định

– Đặc điểm: là một dạng bài viết đưa ra quan điểm và cách đánh giá của người viết về một đoạn thơ, bài thơ, tác phẩm truyện, một khía cạnh về nghệ thuật hoặc nội dung của tác phẩm văn học.

Câu 2

Câu 2 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc lại ba văn bản để tổng hợp thành bảng

Lời giải:

 

Em bé thông minh – nhân vật kết tinh trí tuệ dân gian

Hình ảnh hoa sen trong bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen”

Sức hấp dẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng”

Ý kiến

Đề cao trí tuệ của nhân dân

– Ý kiến 1: Vẻ đẹp của sen đã được miêu tả một cách khéo léo, tài tình

– Ý kiến 2: Qua hình ảnh sen, tác giả dân gian đã gửi gắm những triết lí sống sâu sắc

Đây là một truyện ngắn đặc sắc và hấp dẫn, để lại nhiều ấn tượng cho bạn đọc

Lí lẽ và bằng chứng

– Lí lẽ 1: Thử thách đầu tiên, tác giả dân gian đề cao sự thông minh trong ứng xử, mà chủ yếu là một phản xạ ngôn ngữ lanh lẹ và sắc sảo.

+ Bằng chứng 1: Trước câu hỏi khó, em bé đã đáp trả lại bằng việc ra lại câu hỏi cho người đố, để chỉ ra rằng, đây là một câu hỏi không thể có câu trả lời

– Lí lẽ 2: Ở thử thách thứ hai và thứ ba, tác giả dân gian muốn khẳng định sự mẫn tiệp của trí tuệ dân gian, qua đó bày tỏ ước mơ về một xã hội mà mọi ràng buộc chặt chẽ của quan niệm phong kiến về các tầng lớp người trong xã hội đều được nới lỏng và cởi bỏ

+ Bằng chứng 2: hai câu hỏi đều do nhà vua đưa ra, là những câu hỏi tình huống mà ở đó, người trả lời phải đưa ra những giải pháp hợp lí

– Lí lẽ 3: người kể chuyện nâng nhân vật em bé lên một tầng cao mới, vượt lên cả triều đình hai nước, nhấn mạng vị thế áp đảo của trí tuệ dân gian so với trí tuệ cung đình.

+ Bằng chứng 3: người kể chuyện đã xếp đặt tình huống để cho người ra đố ở vị trí sứ giả nước ngoài, thậm chí là một nước lớn hơn đang “lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta”, mà nếu không trả lời được thì nước ta sẽ phải thừa nhận sự thua kém và sự thần phục của mình đối với nước láng giềng”

+ Lí lẽ 1.1: Câu thứ nhất, tác giả dân gian khẳng định và tuyệt đối vẻ đẹp không gì sánh nổi của cây sen ở trong đầm

   Bằng chứng 1.1: Trạng ngữ “trong đầm” đã hạn chế sự tuyệt đối hóa trong câu ca dao, làm cho trở thành tương đối và có tính thuyết phục

+ Lí lẽ 1.2: Câu thứ hai, tác giả dân gian miêu tả vẻ đẹp của từng bộ phận cụ thể trong cây sen để chứng minh cho câu thứ nhất.

  Bằng chứng 1.2.1: Từ “lá xanh” qua “bông trắng” đến “nhị vàng”, tức là quan sát từ ngoài vào trong, rất tự nhiên hợp lí

  Bằng chứng 1.2.2: Từ “lại” được dùng rất đắt, có tác dụng nhấn mạnh sự đa dạng nhiều thành phần và màu sắc đáng chú ý của cây sen

  Bằng chứng 1.2.3: Từ “chen” nói lên sự kết chặt giữa hoa và nhị, chứng tỏ đây là một bông hoa vừa mới nở

+ Lí lẽ 1.3: Câu thứ ba có vị trí đặc biệt trong toàn bài

+ Lí lẽ 2: Câu thứ tư: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

+ Bằng chứng 2.1: Phần nhiều đều chuyển ngay sang nghĩa bóng, sang hình ảnh con người à ý nghĩa triết lí nhân sinh trong đó

+ Bằng chứng 2.2: “sen” hóa thành người, bùn trong thiên nhiên hóa thành “bùn” trong xã hội, rồi cả cái “đầm” và mùi “hôi tanh” cũng được coi là hình ảnh tượng trưng, ẩn dụ theo nghĩa bóng

 

– Chi tiết chiếc lá cuối cùng

+ Bằng chứng: Sự tồn tại của chiếc lá làm cho tâm trạng nhân vật bất hạnh và có phần Giôn-xi được hồi sinh

– Kết thúc bất ngờ

+ Cho đến cuối văn bản, cũng tức là cuối truyện ngắn, Ô Hen-ri mới để cho Xu kể lại cho Giôn-xi về cái chết của cụ Bơ-mơn, về kiệt tác chiếc lá cuối cùng

+ Người kể chuyện không nói hộ ý nghĩ của nhân vật cụ Bơ-mơn, lại cố ý bỏ qua không kể việc cụ đã hoàn thành bức vẽ đó trong đêm như thế nào

Mục đích viết

Bình luận về sự đề cao trí tuệ của nhân dân trong truyện Em bé thông minh

bình luận về vẻ đẹp của hoa sen trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Bình luận về sức hấp dẫn của truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng

Nội dung chính

Khẳng định trí thông minh của nhân dân

khẳng định sự đạt đến độ hoàn mĩ hiếm có trong loại ca dao vịnh tả cảnh vật mang tính triết lí trong bài ca dao Trong đầm gì đẹp bằng sen

Khẳng định sức hấp dẫn của truyện đến từ chi tiết chiếc lá cuối cùng và kết thúc bất ngờ

Câu 3

Câu 3 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc lại phần Viết trang 67, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Lời giải:

– Giới thiệu được nhân vật cần phân tích

– Trình bày ý kiến về các đặc điểm tính cách, phẩm chất nhân vật

– Lí lẽ rõ ràng, thuyết phục để làm sáng tỏ ý kiến

– Bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ

– Bố cục đảm bảo đủ mở bài, thân bài, kết bài

Câu 4

Câu 4 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Đọc lại phần NÓI VÀ NGHE trang 72, SGK Ngữ văn 7, tập 1

Lời giải:

* Khi thảo luận nhóm về một vấn đề gây tranh cãi, ta cần tiến hành những bước:

– Bước 1: Chuẩn bị

+ Thành lập nhóm và phân công công việc

+ Chuẩn bị nội dung buổi thảo luận

+ Thống nhất mục tiêu và thời gian buổi thảo luận

– Bước 2: Thảo luận

Trình bày ý kiến và phản hồi các ý kiến

* Về thái độ, cách thức trình bày ý kiến khi thảo luận nhóm, em cần lưu ý:

– Người nghe:

+ Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.

+ Nêu điều tâm đắc của em và bổ sung ý kiến cho bạn.

– Người nói:

+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị

+ Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc.

+ Rút kinh nghiệm cho bản thân

Câu 5

Câu 5 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Nhớ và đọc lại các bài học trong Bài 3. Những góc nhìn văn chương

Lời giải:

Từ có các yếu tố Hán Việt

Giải thích ý nghĩa

dân gian

ở trong dân

trí tuệ

sự hiểu biết và kiến thức sâu rộng

sứ giả

người được coi là đại diện tiêu biểu cho nhân dân

bình dân

con người bình thường

bất công

không công bằng

hoàn mĩ

đẹp đẽ hoàn toàn

triết lí

nguyên lí, đạo lí về vũ trujv và nhân sinh

bất hạnh

không may gặp phải điều rủi ro, đau khổ

nguy kịch

hết sức nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng đến sự sống còn

hạnh phúc

một trạng thái cảm xúc vui vẻ của người

Câu 6

Câu 6 (trang 75, SGK Ngữ văn 7, tập 1)

Hướng dẫn giải:

Chọn một tác phẩm văn học mà em yêu thích, tham khảo ý kiến của bạn bè về tác phẩm đó

Lời giải:

=> Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa giúp chúng ta có nhiều điểm nhìn khách quan hơn, mỗi cách tiếp nhận văn bản khác nhau sẽ mang đến một cảm nhận khác nhau

 

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button