Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 7 SGK Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo
Câu 1
Câu 1: (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hướng dẫn giải:
Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành tiếng Việt bài 7 SGK Ngữ Văn 7 Chân trời sáng tạo
Dựa vào phần Tri thức Ngữ văn và sự hiểu biết bản thân, xác định thành ngữ trong các câu, cho biết đó là thành phần nào và nêu tác dụng
Lời giải:
Câu |
Thành ngữ |
Thành phần câu |
Tác dụng |
a |
Vui như Tết |
Vị ngữ |
Làm cho lời nói, câu văn trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc hơn. |
b |
Cưỡi ngựa xem hoa |
Vị ngữ |
|
c |
Tối lửa tắt đèn |
Trạng ngữ |
Câu 2
Câu 2 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hướng dẫn giải:
Tìm trên internet hoặc sự hiểu biết bản thân 5 thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa.
Lời giải:
Stt |
Thành ngữ |
Giải thích |
1 |
Đen như cột nhà cháy |
Chỉ về làn da, rất đen, rất xấu. ở đây chỉ thái độ chê bai. |
2 |
Đẹp như tiên |
Chỉ vẻ đẹp lý tưởng của người con gái. |
3 |
Lớn nhanh như thổi |
Nghĩa người hoặc sự việc lớn rất nhanh |
4 |
Hôi như cú mèo |
Chỉ cơ thể có mùi hôi khó chịu |
5 |
Mình đồng da sắt |
Thân thể khoẻ mạnh, rắn chắc như sắt như đồng, có thể chịu đựng được mọi gian lao, vất vả |
Câu 3
Câu 3 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hướng dẫn giải:
Dựa vào kiến thức đã học, phân loại thành ngữ, tục ngữ nêu cơ sở để phân loại
Lời giải:
Thành ngữ |
Tục ngữ |
a. Ếch ngồi đáy giếng |
b. Uống nước nhớ nguồn |
d. Đẹp như tiên |
c. Người ta là hoa đất |
|
đ. Cái nết đánh chết cái đẹp. |
*Cơ sở phân loại:
Yếu tố |
Tục ngữ |
Thành ngữ |
Nội dung |
Thường là một nhận xét, kinh nghiệm của nhân dân. |
là một tập hợp từ cố định, có tính hình tượng và biểu cảm |
Hình thức |
– Gieo vần sát và vần cách – Diễn đạt một ý trọn vẹn |
– Thường không gieo vần. – Là một bộ phận của câu hay thành phần phụ trong các cụm từ. |
Câu 4
Câu 4 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hướng dẫn giải:
Đặt câu dựa vào suy nghĩ bản thân.
Lời giải:
– Tôi nói nó mãi mà nó cứ như “nước đổ đầu vịt”.
– Hai chị em giống nhau như “hai giọt nước vậy”.
– Cô gái kia có làn da “trắng như tuyết”.
Câu 5
Câu 5 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hướng dẫn giải:
Dựa vào kiến thức phần Tri thức Ngữ văn và hiểu biết của em xác định biện pháp tu từ và nêu tác dụng.
Lời giải:
– Biện pháp tu từ: Nói quá => Tác dụng: Nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho sự diễn đạt.
Câu 6
Câu 6 (Trang 35, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hướng dẫn giải:
Dựa vào suy nghĩ bản thân, em thấy có gì đặc biệt. Dựa vào kiến thức phần Tri thức Ngữ văn và hiểu biết của em xác định biện pháp tu từ và tác dụng của nó.
Lời giải:
– Đặc biệt ở chỗ nói về cái chết của em bé bán diêm một cách tinh tế, khéo léo.
– Biện pháp tu từ: Nói giảm nói tránh => Tác dụng: tránh gây cảm giác đau buồn về cái chết của em bé bán diêm
Câu 7
Câu 7 (Trang 36, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Hướng dẫn giải:
Tìm hình ảnh so sánh và chỉ ra tác dụng
Lời giải:
– Các hình ảnh so sánh:
+ “[…] vươn cổ dài như tàu bay”
+ “[…] tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng”.
+ “Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa”.
+ “Chim già đãy, đầu hói như ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân”.
+ “Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây”.
– Tác dụng: làm cho đối tượng được miêu tả (thiên nhiên) trở nên giàu hình ảnh và cảm xúc
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 7 Chân trời sáng tạo
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống