Soạn bài Tự đánh giá trang 32 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
Câu 1
Câu 1 (trang 33, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bài Hôm qua tát nước đầu đình thuộc chủ đề nào?
Bạn đang xem: Soạn bài Tự đánh giá trang 32 SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
A. Quê hương, đất nước
B. Lao động sản xuất
C. Tình cảm gia đình
D. Tình yêu đôi lứa
Hướng dẫn giải:
Đọc toàn bài thơ và xác định nội dung chính của bài thơ để tìm ra được chủ đề.
Lời giải:
– Đáp án D: Tình yêu đôi lứa
+ Nội dung bài thơ nói về câu tán tỉnh, mở lời làm quen của chàng trai với cô gái.
Câu 2
Câu 2 (trang 33, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Cách hiểu nào là phù hợp nhất với sự việc chàng trai “Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen“?
A. Chàng trai mải ngắm hoa sen nên bỏ quên áo
B. Chàng trai là người có tính lơ đễnh, hay quên
C. Chàng trai tạo cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái
D. Chàng trai mải mê với công việc nên bỏ quên áo
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ câu thơ và xem lại nội dung chính của bài.
Lời giải:
– Đáp án C: Chàng trai tạo cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái.
+ Nội dung chính của bài thơ là chàng trai đang làm quen cô gái cho nên chàng trai cố tình để quên áo để lấy cớ làm quen.
Câu 3
Câu 3 (trang 33, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nhân vật trữ tình trong bài là ai?
A. Chàng trai
B. Người mẹ chàng trai
C. Cô gái
D. Người chồng cô gái
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ các câu thơ và xem lại nội dung chính của bài.
Lời giải:
– Đáp án A: Chàng trai.
+ Vì đây là những lời của chàng trai đang muốn tán tỉnh, làm quen với cô gái.
Câu 4
Câu 4 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Phương án nào trong sự kết hợp dưới đây phù hợp nhất với bài Hôm qua tát nước đầu đình?
A. Trữ tình – trào phúng
B. Trữ tình – triết lí
C. Tự sự – trữ tình
D. Tự sự — triết lí
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ các câu thơ và xem lại nội dung chính của bài.
Lời giải:
– Đáp án C: Tự sự – trữ tình.
+ Là câu chuyện về tình yêu đôi lứa, thể hiện tình cảm, sự chủ động bày tỏ của chàng trai.
Câu 5
Câu 5 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Trong hai dòng thơ đầu, bối cảnh thời gian, không gian, sự việc có gì đáng lưu ý? Phân tích ý nghĩa của bối cảnh đó trong bài Hôm qua tát nước đầu đình.
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ hai câu thơ đầu và xem lại nội dung chính của bài, chú ý bối cảnh thời gian, không gian.
Lời giải:
– Ở hai câu thơ đầu tiên là bối cảnh hết sức quen thuộc ở làng quê Việt Nam, với hình ảnh hôm qua tát nước đầu đình và cành sen, tạo sự gần gũi và yên bình, đây là một hình ảnh rất nên thơ và mộng mơ, rất phù hợp để cho cặp đôi trai gái hẹn hò, e ấp, bộc lộ chuyện tình cảm của mình tại nơi này.
– Ý nghĩa của bối cảnh: Đây là không gian làng quê Việt Nam. Qua câu chuyện tình yêu đôi lứa thể hiện vẻ đẹp chất phác, hiền lành của con người. Họ còn là những người rất tình cảm, chủ động, thoải mái và thể hiện rõ nét đẹp lao động, giản dị.
Câu 6
Câu 6 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Hình tượng nào là hình tượng trung tâm, xuyên suốt tám dòng thơ đầu? Hình tượng đó có tác dụng nghệ thuật như thế nào trong việc thể hiện nỗi niềm, tâm trạng của chàng trai.
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ tám câu thơ đầu và xem lại nội dung chính của bài, chỉ ra được hình tượng trung tâm.
Lời giải:
– Hình tượng trung tâm: Cái áo.
→Chiếc áo đó như một cái cớ để chàng trai bắt chuyện với cô gái. Chỉ với một “chiếc áo” nhưng anh chàng biết cách dùng nó để tiếp cận và tỏ tình với cô gái một cách rất duyên dáng và hài hước, mà không cảm thấy quá thô lỗ.
Câu 7
Câu 7 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong sáu câu thơ cuối? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó là gì?
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ sáu câu thơ cuối, nhớ lại kiến thức về biện pháp nghệ thuật, chỉ ra và phân tích tác dụng.
Lời giải:
– Biện pháp nghệ thuật: Điệp từ “Giúp”.
– Tác dụng: Chàng trai dùng từ giúp là muốn dụ ý rằng sẽ đưa những món lễ vật này sang nhà để ngỏ ý muốn xin cưới cô gái, nếu cô gái đồng ý thì cả hai sẽ thành vợ thành chồng, còn nếu cô gái muốn lấy một người khác làm chồng, thì anh chàng này vẫn sẽ sẵn sàng giúp đỡ và cầu phúc cho cô. Chàng trai đã dùng từ “giúp” rất tinh tế để lỡ mà cô gái có từ chối thì sẽ không bị ngại ngùng cho cả hai. Đồng thời, tạo nên nhịp điệu cho bài thơ, gây ấn tượng với người đọc.
Câu 8
Câu 8 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Nêu cảm nhận của em về nhân vật chàng trai trong bài Hôm qua tát nước đầu đình.
Hướng dẫn giải:
Đọc lại toàn bài thơ và đưa ra cảm nhận về chàng trai: Tính cách, hành động, lời nói, tình cảm.
Lời giải:
– Chàng trai là người hài hước, biết cách mở đầu câu chuyện.
+ Dùng chiếc áo để lấy cớ làm quen.
– Táo bạo trong việc thổ lộ tình cảm.
– Luôn giữ phép lịch sự, tinh tế.
– Tình cảm: Chân thật, thật thà.
Câu 9
Câu 9 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Bài Hôm qua tát nước đầu đình có đặc điểm gì khác so với những bài thơ trữ tình trong văn học viết mà em đã học?
Hướng dẫn giải:
Đọc lại toàn bài thơ, nhớ lại những bài thơ trữ tình đã học. So sánh và chỉ ra điểm khác biệt.
Lời giải:
– Điểm khác biệt: Có cách thể hiện tình yêu đặc biệt.
+ Bằng sự dí dòm, hài hước của mình, chàng trai vừa trức tiếp, vừa gián tiếp thổ lộ tâm tư, tình cảm với cô gái, ngỏ lời mong được cưới cô.
+ Tình yêu của chàng cũng rất đẹp, dù nàng đồng ý lấy chàng hay không, chàng vẫn sẵn sàng giúp nàng chuẩn bị đồ cưới. Đó là một tình yêu đầy lí trí không ích kỉ.
Câu 10
Câu 10 (trang 34, SGK Ngữ Văn 11, tập một):
Tìm và phân tích điểm giống nhau và khác nhau của những bài ca dao có cùng mô típ “Hôm qua”.
Hướng dẫn giải:
Tìm kiếm thêm các bài ca dao có mô típ “Hôm qua” để chỉ ra điểm giống và khác nhau.
Lời giải:
trình diễn mang đầy tính nhạc, nhịp điệu. Đa số các bài cao có mô típ để thời gian ở đầu đều là thời gian hiện tại “hôm nay”, “bây giờ”, “nào khi”, “sáng ngày”, “chiều chiều”… Còn trong bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình, thời gian được nhắc tới là thời gian của quá khứ, là thời điểm sự việc được diễn ra và được soi chiếu với hiện tại, có sự vận động về mặt thời gian. Tuy nhiên nó không tạo cho người đọc cảm giác luyến tiếc mà chỉ là mang nghĩa về mặt thời gian.
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 11 Cánh diều
- Tụ điện là gì? Cấu tạo của tụ điện? Công dụng của tụ điện là gì?
- Gốc axit là gì? Gốc axit được phân thành mấy loại?
- Soạn bài Trái tim Đan-Kô SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Một người Hà Nội SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Thực hành đọc hiểu Tầng hai SGK Ngữ văn 11 Cánh diều –
- Soạn bài Tác gia Nguyễn Du SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức