Soạn Lịch sử 10 Bài 2 Cánh diều: Tri thức lịch sử và cuộc sống | Soạn Lịch sử 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Bạn đang xem: Soạn Lịch sử 10 Bài 2 Cánh diều: Tri thức lịch sử và cuộc sống | Soạn Lịch sử 10
Bài giảng Lịch sử lớp 10 Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống
Mở đầu trang 13 Lịch sử 10: Đền Hùng và ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 âm lịch) là biểu tượng của truyền thống yêu nước và đoàn kết hướng về cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành nét đặc sắc trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Vậy tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống của mỗi cá nhân và xã hội? Vì sao chúng ta cần phải học tập và khám phá lịch sử?
Trả lời:
* Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử
– Vai trò tri thức lịch sử:
+ Tri thức lịch sử trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
– Ý nghĩa quan trọng:
+ Giúp con người nhận thức được cội nguồn,bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Đây là nền tảng để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc và chung sống trong thế giới đa dạng.
+ Giúp con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh gặp những sai lầm trong quá khứ.
+ Giúp con người dự báo chính xác về nguy cơ và thời cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận động phát triển của hiện tại.
* Chúng ta phải học tập và khám phá lịch sử vì:
+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
+ Tri thức về lịch sử không ngừng biến đổi và phát triển gắn với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,…Nhận thức lịch sử có thể thay đổi theo thời gian.
+ Việc học tập lịch sử sẽ giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức , hoàn thiện kĩ năng, xây dựng sự tự tin để thích ứng với những thay đổi mới của xã hội, tạo ra cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp,…
1. Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
Câu hỏi trang 14 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Sơ đồ 2.1, Hình 2.2 hãy:
– Cho biết vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người.
– Trong bối cảnh toàn cầu hóa, theo em cần phải làm gì để giữ gìn bản sắc văn hóa?
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Vai trò và ý nghĩa của tri thức lịch sử
– Vai trò tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
– Ý nghĩa quan trọng:
+ Giúp con người nhận thức được cội nguồn,bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn là cơ sở để con người hiểu về chính mình và thế giới. Đây là nền tảng để giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của dân tộc và chung sống trong thế giới đa dạng.
+ Giúp con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh gặp những sai lầm trong quá khứ.
+ Giúp con người dự báo chính xác về nguy cơ và thời cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận động phát triển của hiện tại.
Yêu cầu số 2: Giữ gìn bản sắc văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa, chúng ta cần:
+ Tự mình phấn đấu, rèn luyện và trau dồi kiến thức về văn hóa dân tộc.
+ Xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh, lên án những hành vi sai trái làm suy đồi đạo đức, văn hóa, tuyên truyền những thông tin chính thống, đúng đắn cho mọi người và phải rèn luyện lối sống tốt đẹp, bảo lưu những giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc.
+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục ý thức tự giác của mọi người trong việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với quảng bá du lịch. Từ đó khơi dậy lòng tự hào của mỗi người đối với di sản văn hóa tốt đẹp của đất nước.
+ Tham gia tích cực các phong trào, hoạt động tìm hiểu về lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương; tham gia nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học, trong đó chú trọng các đề tài liên quan bảo vệ, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
2. Học tập và khám phá lịch sử suốt đời
Câu hỏi trang 15 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.1, Hình 2.3, hãy giải thích vì sao phải học tập lịch sử suốt đời. Cho ví dụ.
Trả lời:
– Giải thích: chúng ta phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời vì:
+ Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
+ Tri thức về lịch sử không ngừng biến đổi và phát triển gắn với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,…Nhận thức lịch sử có thể thay đổi theo thời gian.
+ Việc học tập lịch sử sẽ giúp con người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức , hoàn thiện kĩ năng, xây dựng sự tự tin để thích ứng với những thay đổi mới của xã hội, tạo ra cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp,…
– Ví dụ: trong lịch sử dân tộc Việt Nam, trước kia, chúng ta cho rằng “Việt Nam có lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước”; tuy nhiên, thông qua các nguồn sử liệu về sự hình thành và phát triển của nhà nước Văn Lang, chúng ta đã có nhận thức mới rằng: lịch sử dựng nước và giữ nước của Việt Nam cho tới hiện nay là khoảng 2700 năm.
Câu hỏi trang 16 Lịch sử 10: Đọc thông tin và quan sát Bảng 2.2, Sơ đồ 2.2, hãy nêu cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử.
Trả lời:
– Cách thức sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu trong quá trình học tập, khám phá lịch sử:
+ Bước 1: Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập, để phục vụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
+ Bước 2: Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Có thể thực hiện phỏng vấn, sử dụng bảng hỏi, khảo sát, quan sát, điền dã… để thu thập thông tin.
+ Bước 3: Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh và đánh giá.
+ Bước 4: Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh,…
Câu hỏi trang 17 Lịch sử 10: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát Hình 2.4, hãy:
– Cho biết kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại.
– Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích nguyên nhân băng tan ở Bắc Cực và cho biết tác động của hiện tượng này đối với nhân loại.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Kiến thức và bài học lịch sử có mối liên hệ không thể tách rời với cuộc sống hiện tại vì:
– Hiện tại luôn khởi nguồn từ quá khứ. Những vấn đề thực tiễn hiện nay đều bắt nguồn từ những gì đã diễn ra trong quá khứ, là kết quả của quá trình hình thành, phát triển, biến đổi qua thời gian.
– Tri thức lịch sử có mối liên hệ chặt chẽ với các lĩnh vực của cuộc sống (chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, môi trường,…).
– Muốn hiểu rõ và giải thích được những vấn đề của cuộc sống hiện tại cần sử dụng tri thức lịch sử trong quá khứ, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm, vận dụng vào thực tiễn để giải quyết vấn đề hiện tại. Thậm chí có thể dự đoán được thời cơ và thách thức trong tương lai.
Yêu cầu số 2: giải thích nguyên nhân và phân tích tác động của hiện tượng băng tan ở Bắc Cực
– Nguyên nhân gây băng tan:
+ Hiện tượng băng tan có thể xuất phát từ một số nguyên nhân tự nhiên, như: hoạt động phun trào của núi lửa; nhiệt độ Trái Đất tăng…
+ Tuy nhiên, nguyên nhân chính và chủ yếu dẫn đến hiện tượng băng tan là do những hoạt động của con người, bởi: Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi,…. làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi. Các khí nhà kính khi thải vào khí quyển sẽ ngăn bức xạ Mặt Trời, làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng lên
– Tác động đối với nhân loại khi băng tan ở Bắc cực:
+ Ảnh hưởng tới tàu thuyền qua lại trên biển
+ Mực nước biển dâng cao, thúc đẩy quá trình biển xâm thực đất liền.
+ Khi băng tan, mực nước biển gia tăng, độ mặn của nước biển của sẽ thay đổi, từ đó dẫn đến những biến đổi chuỗi thức ăn sinh vật; nhiều loài sinh vật có nguy cơ bị diệt vong…
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Luyện tập và Vận dụng (trang 17)
Luyện tập 1 trang 17 Lịch sử 10: Tri thức lịch sử có vai trò, ý nghĩa như thế nào đối với cá nhân và xã hội?
Trả lời:
– Vai trò tri thức lịch sử:
+ Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
+ Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
+ Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
– Ý nghĩa quan trọng:
+ Giúp con người nhận thức được cội nguồn,bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại.
+ Giúp con người đúc kết và vận dụng thành công những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống, tránh gặp những sai lầm trong quá khứ.
+ Giúp con người dự báo chính xác về nguy cơ và thời cơ trong tương lai hoặc thấy được chiều hướng vận động phát triển của hiện tại.
Vận dụng 2 trang 17 Lịch sử 10: Hãy sưu tầm một câu chuyện về truyền thống đoàn kết của nhân dân Việt Nam trong lịch sử và kể với bạn học (nêu rõ nguồn gốc của câu chuyện và cách thức sưu tầm).
Trả lời:
(*) Câu truyện: “Vì muôn dân”
Thân phụ của Trần Quốc Tuấn là An Sinh Vương (Trần Liễu) vốn có hiềm khích với vua Trần Thái Tông (Trần Cảnh). Trước khi mất, An Sinh Vương cầm tay Quốc Tuấn mà chăng chối rằng: “”Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt được”. Trần Quốc Tuấn ghi nhớ kĩ nhưng không cho lời cha là phải.
Trần Quốc Tuấn được Trần Thái Tông phong tước Hưng Đạo Vương, đối đãi trọng hậu. Ông cũng dốc lòng phò tá nhà vua. Nhưng một số đại thần triều đình vẫn không khỏi lo ngại, sợ rằng ông sẽ tìm cách trả thù cho cha. Ngay cả hoàng tử thứ ba của vua Thái Tông là Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải cũng có những mâu thuẫn, tị hiềm với Hưng Đạo vương.
Khi giặc Nguyên lăm le xâm lược bờ cõi Đại Việt lần thứ hai. Vua Trần Nhân Tông (cháu vua Thái Tông) cho mời Hưng Đạo Vương và Chiêu Minh Vương vào cung để bàn định kế sách.
Vừa từ Vạn Kiếp về tới Thăng Long, đậu thuyền ở bến Đông, Hưng Đạo Vương đã sai người tới mời Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải (Chiêu Minh Vương) đến cùng bàn luận việc nước. Biết Quang Khải ngại tắm, Hưng Đạo Vương sai người nấu sẵn nước thơm và xin được tắm giùm. Ông tự tay cởi y phục giúp, dội nước thơm cho Quang Khải và thân mật đùa rằng:
– Hôm nay, thật may mắn, tôi được tắm hầu Thái sư.
Quang Khải cũng không kìm nổi xúc động, đùa lại:
– Tôi mới thật có may mắn vì được Quốc công Tiết chế tắm cho.
Tấm lòng chân thành của hai người đã dần xóa đi mối hiềm khích trong gia tộc và những vị trụ cột của triều đình đã sát cánh bên nhau cùng lo việc nước.
Ngày hôm sau, Hưng Đạo Vương và Chiêu Minh Vương ăn mặc tề chỉnh vào cung yết kiến đức vua. Vua Nhân Tông mở đầu cuộc bàn bạc bằng lời nói chân tình:
– Trước đây, giặc Nguyên đã bị quân và dân ta đánh đại bại. Lần này chúng lại xâm lược nước ta với lực lượng hùng hậu hơn, mạnh hơn trước rất nhiều. Vậy các khanh đã có kế sách gì để đánh tan giặc Nguyên, giữ yên bờ cõi cho trăm họ được nhờ?
Hưng Đạo trình tâu vua kế sách, rồi nhấn mạnh lại việc phải làm trước mắt là:
– Cần phải triệu tập bô lão cả nước về kinh để bàn bạc, củng cố quyết tâm đánh giặc Nguyên xâm lược. Làm như thế là ta đã tập hợp được ý nguyện trăm họ, quyết tâm của trăm họ, thì thế giặc dẫu có mạnh đến đâu cũng bị đánh bại .
Nhà vua thuận ý và ra chiếu triệu tập các bô lão từ mọi miền của đất nước về dự hội Diên Hồng bàn bạc việc quốc gia đại sự. Hội Diên Hồng lịch sử đó diễn ra vào cuối năm 1284.
Trước đông đủ bô lão, các tướng sĩ, vua dõng dạc hỏi:
– Sứ nhà Nguyên trình thư, xin mượn đường đi qua nước ta để đánh Chăm-pa, vậy ý các khanh như thế nào?
Hưng Đạo Vương khẳng khái tâu với vua:
– Cho giặc Nguyên mượn đường là mất nước.
Sau lời tâu của Hưng Đạo, hội Diên Hồng vang lên tiếng nói của các bô lão và tướng sĩ:
– Không cho giặc Nguyên mượn đường.
Vua Nhân Tông cảm kích trước khí thế hừng hực đó, vua hỏi tiếp:
– Vậy ta nên hòa hay nên đánh?
Cả hội nghị Diên Hồng vang lên tiếng nói đồng thanh:
– Nên đánh!
=> Ý nghĩa câu truyện: ca ngợi tinh thần đoàn kết trong nội bộ triều đình nhà Trần và sự đoàn kết giữa triều đình với nhân dân trong cuộc đấu tranh chống xâm lược.
(*) Nguồn gốc câu truyện: SGK Tiếng Việt lớp 5 – tập 2 – trang 73
(*) Cách thức sưu tầm:
+ Lập danh mục các nguồn sử liệu, các kênh khai thác thông tin (sách báo, tạp chí, internet…) trong quá trình tìm hiểu
+ Chọn lọc, phân loại thông tin
+ Xác minh lại thông tin (đối chiếu nội dung câu truyện với nội dung ghi chép trong: Đại Việt sử kí toàn thư; Khâm định Việt sử thông giám cương mục….)
Vận dụng 3 trang 17 Lịch sử 10: Em đã từng sử dụng những kiến thức lịch sử nào để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống? Hãy chia sẻ một vài ví dụ với thầy cô và bạn học.
Trả lời:
– Em đã từng sử dụng nhiều kiến thức lịch sử liên quan đến toán học, vật lí, khoa học công nghệ, kinh tế, văn hóa … để giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống.
– Ví dụ:
+ Vận dụng kiến thức lịch sử để giải thích ý nghĩa các hình ảnh in trên tờ tiền 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng, 200 nghìn đồng, 500 nghìn đồng của Việt Nam.
+ Vận dụng kiến thức lịch sử về các nhân vật, sự kiện để giải đáp những thắc mắc về tên các con đường trong thành phố (đường 30/4, đường Mai Chí Thọ, Lê Văn Việt, Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi, …)
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác
Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại
Bài 5: Khái niệm văn minh
Bài 6: Một số nền văn minh Phương Đông
Bài 7: Một số nền văn minh Phương Tây
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo
- Soạn Lịch sử 10 Bài 1 Cánh diều: Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử | Soạn Lịch sử 10
- Soạn Lịch sử 10 Bài 3 Cánh diều: Sử học với các lĩnh vực khoa học khác | Soạn Lịch sử 10
- Soạn Lịch sử 10 Bài 4 Cánh diều: Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại | Soạn Lịch sử 10
- Soạn Lịch sử 10 Bài 5 Cánh diều: Khái niệm văn minh | Soạn Lịch sử 10
- Soạn Lịch sử 10 Bài 6 Cánh diều: Một số nền văn minh Phương Đông | Soạn Lịch sử 10
- Soạn Lịch sử 10 Bài 7 Cánh diều: Một số nền văn minh Phương Tây | Soạn Lịch sử 10