Tác giả của bài Đoàn ca là ai? Tiểu sử tác giả của bài Đoàn ca
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tác giả của bài Đoàn ca là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Tác giả của bài Đoàn ca là ai?
Tác giả của bài Đoàn ca là nhạc sĩ Hoàng Hòa, ông tên thật là Cao Hy Vọng. Nhắc đến Hoàng Hòa, nhiều người sẽ nhớ ông là nhạc sĩ hơn là cán bộ Đoàn. Được biết cả cuộc đời ông gắn liền với các phong trào thanh niên xung phong.
Năm 15 tuổi, nhạc sĩ Hoàng Hòa đã tham gia đoàn thanh niên cứu quốc. Ông còn từng là Bí thư Tỉnh Đoàn Hưng Yên và Bí thư Thành Đoàn Hải Phòng. Hơn nữa, Hoàng Hòa còn là trưởng ban học sinh, sinh viên.
Bạn đang xem: Tác giả của bài Đoàn ca là ai? Tiểu sử tác giả của bài Đoàn ca
Đặc biệt, với nhiều người Hoàng Hòa chính là nhạc sĩ của tuổi trẻ. Bởi ông đã sáng tác rất nhiều ca khúc cho thanh thiếu niên. Nổi bật nhất chính là ca khúc Thanh niên làm theo lời Bác đã được Đại hội Đoàn toàn quốc chọn làm bài ca chính thức của Đoàn. Sau này, ca khúc này lấy tên gọi là Đoàn ca.
Tiểu sử tác giả của bài Đoàn ca
Nhạc sĩ Hoàng Hòa sinh năm bao nhiêu?
Nhạc sĩ Hoàng Hòa sinh ngày 4 tháng 6 năm 1930. Tính đến thời điểm hiện tại, ông đã bước sang tuổi 91. Khi còn trẻ, ông từng đảm nhiệm rất nhiều chức vụ khác nhau. Tuy nhiên, Hoàng Hòa đã về hưu năm 1990.
Từ năm 2009, nhạc sĩ Hoàng Hòa không may bị tai biến. Do đó, ông thường xuyên làm bạn với chiếc xe lăn. Hơn nữa ở giai đoạn này trí nhớ của nhạc sĩ cũng không còn minh mẫn. Được biết, nhạc sĩ Hoàng Hòa đã mất ngày 6 tháng 9 năm 2015, hưởng thọ 85 tuổi.
Nhạc sĩ Hoàng Hoà quê ở đâu?
Nhạc sĩ Hoàng Hòa sinh ra và lớn lên tại Nam Trực, Nam Định. Tuy nhiên, sau khi về già cũng có lúc ông về nhà con cái ngụ tại ngõ số 3 Hồ Xuân Hương, Hà Nội.
Trình độ học vấn và hoạt động của nhạc sĩ Hoàng Hòa
Nhạc sĩ Hoàng Hòa đã tham gia cách mạng và gắn bó với công tác thanh niên. Năm lên 16 tuổi ông hoạt động trong Đoàn thanh niên cứu quốc tại Thái Bình nhưng sau đó chuyển về tại Hưng Yên.
Sau khi hòa bình lập lại năm 1954, nhạc sĩ Hoàng Hòa được đi học ở Liên Xô. Một thời gian sau ông về nước và công tác tại TƯ Đoàn. Cũng có khoảng thời gian ông làm Bí thư Thành Đoàn Hải Phòng.
Được biết, trước khi về hưu nhạc sĩ Hoàng Hoa là trưởng ban Trường học TƯ Đoàn. Có thể nói, cả cuộc đời của nhạc sĩ đều gắn với thanh niên xung phong. Ông chính là gương mặt tiêu biểu trong các công tác Đoàn.
Hoàn cảnh ra đời của bài Đoàn ca
Được biết 4 câu thơ mà Bác Hồ gửi tặng thanh niên xung phong (TNXP) đang làm đường ở Bắc Cạn đó là “Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên”. Cho đến năm 1953, nhạc sĩ Hoàng Hoa đã đọc được và ông lấy cảm hứng để phổ cập thành nhạc. Mỗi khi ca khúc này vang lên, ai cũng đều hỏi rằng tác giả của bài Đoàn ca là ai.
Sau quá trình sáng tác cuối cùng sản phẩm đã được ra lò. Nhạc sĩ Hoàng Hòa đã đổi tên thành Thanh niên xung phong làm theo lời Bác. Ca khúc vừa mới được phát lên khiến nhiều người có cảm hứng, đồng thời cỗ vũ mạnh mẽ tinh thần của thanh niên xung phong.
Tháng 7 năm 1954, các đại biểu đã thống nhất đổi “Kết đoàn lại” thành “Kết liên lại” để dễ thuộc và thuận miệng hơn. Đồng thời rút gọn tên bài hát thành “Thanh niên làm theo lời Bác”.
Nội dung bài hát Đoàn ca
Với những ca từ, giai điệu hào hùng, ca khúc Thanh niên làm theo lời Bác đã thể hiện được sự quyết tâm, chịu khó, chịu khổ của thanh niên Việt Nam. Hơn nữa, ca khúc còn toát lên sự đoàn kết, hiệp lực ở bất kỳ hoàn cảnh nào của thanh niên. Tất cả đều cố gắng học tập, nghe theo lời căn dặn của Bác để bảo vệ và xây dựng đất nước.
Dưới đây là nội dung của bài hát Đoàn ca:
Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng nhau đi lên
Giơ nắm tay thề, gìn giữ hòa bình độc lập tự do
Kết liên lại thanh niên chúng ta cùng quyết tiến bước
Đánh tan quân thù, xây đắp cuộc đời hạnh phúc ấm no
Đi lên thanh niên chớ ngại ngần chi
Đi lên thanh niên làm theo lời Bác
Không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển, quyết chí ắt làm nên.
Ca khúc trở thành Đoàn ca từ bao giờ?
Được biết, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI (15-18/10/1992) đã chọn bài hát của Hoàng Hòa sáng tác chính thức trở thành Đoàn ca. Từ đó trở về sau, ca khúc Đoàn ca được xướng lên mỗi khi đến dịp kỷ niệm hay hoạt động của Đoàn, Đội. Có thể nói, ca khúc trở nên quen thuộc cho nhiều thế hệ từ xa xưa đến mai sau.
Chuyện về tác giả Đoàn ca
Năm 1953, từ 4 câu thơ Hồ Chủ tịch tặng thanh niên xung phong (TNXP), nhạc sĩ Hoàng Hòa, tên thật là Cao Hy Vọng, quê xã Nam Cường (Nam Trực) đã xúc cảm sáng tác bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”. Bài hát nhanh chóng lan truyền, được các chiến sĩ, lớp thanh niên cả nước ngày ấy đón nhận. Trong ngày chào mừng Giải phóng Thủ đô (10-10-1954), có 2 bài hát được vang lên trong ngày hội lớn đều là những ca khúc do người con quê hương Nam Định sáng tác, đó là bài “Tiến về Hà Nội” của nhạc sĩ Văn Cao và bài “Thanh niên làm theo lời Bác” của nhạc sĩ Hoàng Hoà. Tháng 10-1992, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI, bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” được chọn làm bài ca chính thức của Đoàn.
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam, chúng tôi đến thăm gia đình nhạc sĩ Hoàng Hòa tại số 3, Hồ Xuân Hương, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội). Do ông bị tai biến, sức khỏe yếu, bị liệt và phát âm không rõ tiếng nên chúng tôi trò chuyện với người thân trong gia đình và được gia đình cung cấp những tài liệu, sáng tác của nhạc sĩ chưa công bố trên các phương tiện truyền thông, trong đó, có lời hai của bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác”. Trao cho tôi cuốn tư liệu, có nhiều bút tích và bài hồi ký của nhạc sĩ, ông Hoàng Long, là em trai của nhạc sĩ Hoàng Hòa tâm sự:
– Bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” của anh tôi là nhạc sĩ Hoàng Hoà sáng tác năm 1953, nhưng nhiều người nhầm tên và quê quán của tác giả. Thực tế, khi sáng tác bài hát này, em tôi là Bí thư Tỉnh Đoàn Thái Bình, nên mọi người nhầm tưởng Thái Bình là quê hương của tác giả. Nhắc đến tên Hoàng Hòa, nhiều người nhớ đến một nhạc sĩ hơn là cán bộ Đoàn. Thực ra, cả cuộc đời Hoàng Hòa cống hiến cho phong trào thanh niên. Năm 15 tuổi, Hoàng Hoà tham gia Đoàn Thanh niên cứu quốc, từng là Bí thư Tỉnh Đoàn Hưng Yên, Bí thư Thành Đoàn Hải Phòng, Thường vụ Trung ương Đoàn khóa III, IV, là Trưởng Ban học sinh, sinh viên.
Qua câu chuyện với người thân trong gia đình, chúng tôi được nghe nhiều thông tin về hoàn cảnh ra đời của ca khúc truyền thống của Đoàn. Từ tháng 9-1949 đến tháng 5-1953, Hoàng Hòa hoạt động trên địa bàn Thái Bình. Vào một buổi sáng tháng 3-1953, tại khu du kích căn cứ Đông Hồ – Kỳ Anh (Thái Bình), anh đọc được bài tường thuật chuyến đi thăm đơn vị TNXP – Phân đội 312 bảo đảm giao thông ở Việt Bắc ngày 28-3-1951 tại bản Nà Tu (nay là xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Cạn) của Bác trên Báo Cứu quốc. Qua bài báo, Bí thư Tỉnh Đoàn Thái Bình Cao Hy Vọng rất xúc động về hình ảnh và tình cảm của Bác đối với các chiến sĩ TNXP. Trong chuyến thăm, Bác Hồ ân cần căn dặn: “Đã là TNXP thì bất cứ việc gì trên giao dù dễ hay khó, to hay nhỏ, ở lĩnh vực nào cũng đều phải xung phong”. Rồi Bác hỏi: “Các cháu có thấy người ta đào được núi không?”. “Thưa Bác, chúng cháu đang đào núi đây ạ”. “Thế có thấy ai lấp được biển không?”. Anh chị em trong đội nhìn nhau bí quá không biết trả lời như thế nào, vì mới chỉ nghe kể về biển chứ đã ai được trông thấy tận mắt. Thấy tất cả im lặng, Bác kể chuyện ở Hải Phòng nhân dân lấn biển để lấy đất trồng trọt như thế nào cho anh chị em nghe. Đoạn Bác Hồ nói: “Bây giờ Bác tặng các cháu mấy câu thơ để các cháu ghi nhớ và phấn đấu mỗi khi làm việc”:
– “Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”.
Nằm trong lòng địch hậu, bài báo, nhất là 4 câu thơ Bác Hồ căn dặn TNXP đã gây xúc động với nhạc sĩ Hoàng Hòa. Trong bài hồi ký của mình, nhạc sĩ Hoàng Hòa ghi lại: “Tôi nghĩ ngay tới việc phải viết ngay bài hát truyền đạt lời Bác dạy cho thanh niên, động viên họ lên đường cứu quốc. Bác thường nói “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công”. Cứ thế, nên tôi lấy câu đầu tiên “kết đoàn lại”, cảm xúc lên rất nhanh, từng tứ nhạc, từng câu cứ cuộn chảy, nối nhau ra. Tôi viết một lèo mà không phải sửa gì, hoàn thành chỉ trong một buổi sáng. Trong 4 câu đầu, tôi dùng chùm 3 để miêu tả lớp lớp thanh niên hùng tráng. Sau đó là cao trào: “Không có việc gì khó/ Chỉ sợ lòng không bền/ Đào núi và lấp biển/ Quyết chí ắt làm nên”. Cao trào đó làm bài hát hoàn chỉnh, nói lên được thông điệp với thanh niên. Buổi chiều, tôi hát thử cho anh em, mọi người thuộc ngay và hát rất khí thế. Chỉ bằng cách truyền miệng mà trong thời gian ngắn, bài hát được phổ biến khắp tỉnh Thái Bình và khu tả ngạn sông Hồng (Hưng Yên – Hải Dương – Hải Phòng). Tháng 10-1954, khi phổ biến bài hát cho đoàn quân tiến vào tiếp quản Thủ đô, anh em gợi ý đổi chữ “kết đoàn lại” thành “kết liên lại” cho dễ hát. Tôi thích và dùng chữ “ắt” ở cuối bài – nguyên văn bài thơ của Bác, từ này thể hiện chí khí thanh niên rất mạnh, nhưng mọi người muốn đổi thành “cũng” cho dễ thuộc. Tôi “cũng” đồng ý vì bài hát phục vụ phong trào quần chúng, cần dễ hát, dễ thuộc”.
Ông Hoàng Long, em trai nhạc sĩ Hoàng Hòa kể: Tháng 7-1954, tại hội nghị cán bộ Đoàn toàn quốc, bài hát này được phổ biến cho các đại biểu. Chủ tịch Hồ Chí Minh dành thời gian gặp gỡ các đại biểu về dự hội nghị tại Phủ Chủ tịch. Bác hỏi thăm sức khỏe của mọi người, về tình hình sản xuất, kiến thiết ở miền Bắc và chi viện cho sự nghiệp giải phóng miền Nam. Bác đề nghị mọi người cùng hát tập thể một bài và bài hát “Thanh niên làm theo lời Bác” vang lên. Mọi người hát xong, Bác hỏi tên tác giả, lúc đó Hoàng Hòa cũng có mặt ở đấy. Bác khen: “Cháu làm bài hát hay đấy nhưng phải phổ biến cho mọi người cùng hát đấy nhé!”. Trước khi chia tay, Bác còn căn dặn: “Các cháu về đơn vị, địa phương phải cố gắng công tác, học tập và thực hiện đúng như lời bài mà các cháu vừa hát!”.
Trao cho chúng tôi “Bản nhạc gốc” của ca khúc truyền thống của Đoàn, ông Hoàng Long tâm sự: Về bài hát này cũng còn nhiều điều đáng nói. Nó phổ biến, đoàn viên nào cũng thuộc nhưng lại không biết tên tác giả. Có một vài đoàn văn công và một số bài báo giới thiệu tác giả là Hoàng Hà (Đại tá trong Đoàn văn công Tổng cục Chính trị). Nhạc sĩ Hoàng Hà là em ruột nhạc sĩ Hoàng Hòa và không cùng anh sáng tác ca khúc này. Bài hát vốn có hai lời nhưng các tập sách nhạc chỉ in lời một, có nơi còn in sai lời. Lời hai của ca khúc “Thanh niên làm theo lời Bác”:
“Khó không sờn xung phong tiến lên nào anh em ơi.
Ta quyết xây dựng hạnh phúc hòa bình độc lập, tự do
Khó không sờn xung phong tiến lên sản xuất kiến thiết
Lúa ngô đầy đồng, nhà máy tưng bừng sản xuất ấm no
Đi lên Thanh niên, chớ ngại ngần chi
Đi lên Thanh niên, làm theo lời Bác
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”
Trong sáng tác âm nhạc, Hoàng Hòa được coi là nhạc sĩ của Đoàn với hơn 30 ca khúc viết cho thanh niên. Tiêu biểu như: “Vâng lời Bác thanh niên lên đường”, “Đoàn ta đi tiên phong”, “Ra đi giết giặc”, “Hát lên bạn ơi”, “Nhớ mãi công ơn Người”, “Về đây họp Đoàn”, “Lẽ sống”, “Đất nước vào xuân”… Năm 2012, nhạc sĩ Hoàng Hoà vinh dự được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì vì những cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Đoàn và tuổi trẻ Việt Nam.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tác giả của bài Đoàn ca là ai. Mọi thông tin trong bài viết Tác giả của bài Đoàn ca là ai? Tiểu sử tác giả của bài Đoàn ca đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp