Tổng hợp

Thầy, cô hãy phân tích đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Thầy, cô hãy phân tích đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6 trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Thầy, cô hãy phân tích đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6

Câu hỏi: Thầy, cô hãy phân tích đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6

Trả lời: Đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6:

Bạn đang xem: Thầy, cô hãy phân tích đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6

-Mức độ vượt chuẩn: Nhận biết được các chi tiết trong văn vản, phân tích được mối liên hệ và vai trò giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

-Mức độ đạt chuẩn: Nhận biết được các chi tiết trong văn vản, chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

-Mức độ gần đạt chuẩn: Nhận biết được đa số các chi tiết trong văn vản, chỉ ra được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

-Mức độ dưới chuẩn: Không nhận biết được đa số các chi tiết trong văn vản, không phân tích được mối liên hệ giữa các chi tiết, dữ liệu với thông tin cơ bản của văn bản.

Thầy, cô hãy phân tích đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6
Thầy, cô hãy phân tích đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6

Thông tin tham khảo:

1. Khái quát về đường phát triển năng lực

Đường phát triển năng lực là sự mô tả các mức độ phát triển khác nhau của mỗi năng lực mà HS cần hoặc đã đạt được Đường phát triển năng lực không có sẵn, mà GV cần phải phác họa khi thực hiện đánh giá năng lực HS. Đường phát triển năng lực được xem xét dưới hai góc độ:

– Đường phát triển năng lực là tham chiếu để đánh giá sự phát triển năng lực cá nhân HS. Trong trường hợp này, GV sử dụng đường phát triển năng lực như một qui chuẩn để đánh giá sự phát triển năng lực HS. Với đường phát triển năng lực này, GV cần căn cứ vào các thành tố của mỗi năng lực (chung hoặc đặc thù) trong chương trình GDPT 2018 để phác họa nó với sự mô tả là mũi tên hai chiều với hàm ý, tùy vào đối tượng nhận thức mà sự phát triển năng lực có thể bổ sung ở cả hai phía.- Đường phát triển năng lực là kết quả phát triển năng lực của mỗi cá nhân HS. Căn cứ vào đường phát triển năng lực (là tham chiếu), GV xác định đường phát triển năng lực cho mỗi cá nhân HS để từ đó khẳng định vị trí của HS đang ở đâu trong đường phát triển năng lực đó.

* Phân tích, sử dụng kết quả đánh giá theo đường phát triển năng lực để ghi nhận sự tiến bộ của học sinh

Trong đánh giá phát triển năng lực HS, GV phải ghi nhận sự tiến bộ của HS thông qua việc thu thập, mô tả, phân tích, giải thích các hành vi đạt được của học sinh theo các mức độ từ thấp đến cao và đối chiếu nó với các mức độ thuộc các thành tố của mỗi năng lực cần đo (yêu cầu cần đạt của mỗi năng lực trong chương trình giáo dục phổ thông 2018). Dưới đây là sự cụ thể hóa các công việc đó của người GV khi đánh giá phát triển năng lực HS.

* Thu thập bằng chứng về sự tiến bộ của HS

Có nhiều dạng bằng chứng chứng minh cho sự phát triển năng lực của người học như điểm số bài kiểm tra, thành tích học tập, thái độ học tập, động lực, sở thích, chiến lược học tập, mức độ thực hiện hành vi…của người học. Tuy nhiên, với một số dạng bằng chứng như kết quả kiểm tra tự luận, hồ sơ học tập, thảo luận nhóm, quan sát hành vi…, GV phải vận dụng kinh nghiệm chuyên môn để nhận đinh kết quả đó của học sinh (đánh giá bằng nhận xét).

* Phân tích, giải thích bằng chứng

Để giải thích cho sự tiến bộ của học sinh, giáo viên có thể tiến hành như sau:

– Thu thập bằng chứng thông qua sản phẩm học tập và quan sát các hành vi của học sinh (những gì học sinh nói, viết, làm và tạo ra), trên cơ sở sử dụng Rubric đã thiết kế làm tham chiếu (đánh dấu những gì quan sát được- minh họa như bảng 3);

– Sử dụng bằng chứng để đánh giá kiến thức, kĩ năng học sinh đã có (những gì học sinh đã biết được, đã làm được) trong thời điểm hiện tại để sẵn sàng cho việc học tập tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực và Rubric tham chiếu.

– Sử dụng bằng chứng để suy đoán những kiến thức, kĩ năng học sinh chưa đạt được và cần đạt được (những gì học sinh có thể học được) nếu được giáo viên hỗ trợ, can thiệp phù hợp với những gì học sinh đã biết và đã làm được. Ở bước này, giáo viên có thể cho học sinh làm các bài test phù hợp để xác định những gì học sinh có thể học được tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực và Rubric tham chiếu;

– Lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp để giúp học sinh tiếp tục học ở quá trình học tập kế tiếp trên cơ sở những kiến thức, kĩ năng đã có ở quá trình học tập ngay trước đó;

– Hợp tác với các giáo viên khác để thống nhất sử dụng các phương pháp, công cụ thu thập bằng chứng, tập trung xác định những kiến thức, kĩ năng HS cần phải có ở quá trình học tập tiếp theo trên cơ sở cấu trúc của năng lực, chia sẻ các biện pháp can thiệp, tác động và quan sát các ảnh hưởng của nó.

Khái quát về đường phát triển năng lực
Khái quát về đường phát triển năng lực

2. Môn Ngữ văn trong chương trình lớp 6 mới

Chương trình Ngữ văn 6  mới có những thay đổi cơ bản, toàn diện so với những năm học trước. Chương trình lần này sẽ đổi mới cả về mục tiêu, nội dung chương trình cho tới phương pháp giảng dạy và kiểm tra, đánh giá.

Mục tiêu và yêu cầu cần đạt: Nếu như chương trình cũ còn nặng mục tiêu truyền thụ kiến thức, lấy các đơn vị kiến thức làm trung tâm để xây dựng các bài học, thì chương trình mới đặt trọng tâm ở việc hình thành các phẩm chất, năng lực cho học sinh.

Ngoài những yêu cầu về năng lực chung với học sinh ở chương trình mới, môn Ngữ văn 6 đặt ra yêu cầu về những năng lực đặc thù học sinh cần đạt, bao gồm:

  • Năng lực ngôn ngữ:

– Viết được bài văn tự sự, miêu tả và biểu cảm; bước đầu biết viết bài văn nghị luận, thuyết minh, nhật dụng.

– Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; có thái độ tự tin khi nói trước nhiều người; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách mạch lạc câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ những cảm xúc, thái độ, trải nghiệm, ý tưởng của mình đối với những vấn đề được nói đến; thảo luận ý kiến về vấn đề đã đọc, đã nghe; thuyết minh về một đối tượng hay quy trình; biết cách nói thích hợp với mục đích, đối tượng và ngữ cảnh giao tiếp; biết sử dụng hình ảnh, kí hiệu, biểu đồ,… để trình bày vấn đề một cách hiệu quả.

– Nghe hiểu với thái độ phù hợp và tóm tắt được nội dung; nhận biết và bước đầu đánh giá được lí lẽ, bằng chứng mà người nói sử dụng; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe một cách hiệu quả.

  • Năng lực văn học: Nhận biết được đề tài, hiểu được chủ đề, ý nghĩa của văn bản đã đọc; nhận biết được truyện dân gian, truyện ngắn, thơ trữ tình và thơ tự sự; kí trữ tình và kí tự sự; nhận biết được chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình và giá trị biểu cảm, giá trị nhận thức của tác phẩm văn học; nhận biết và phân tích được tác dụng của một số yếu tố hình thức và biện pháp nghệ thuật gắn với đặc điểm của mỗi thể loại văn học (cốt truyện, lời người kể chuyện, lời nhân vật, không gian và thời gian, vần, nhịp, hình ảnh và các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh).

Nội dung chương trình: Mỗi bài học được xây dựng thành các module, xoay quanh 4 kĩ năng trụ cột là ĐỌC – VIẾT – NÓI – NGHE. Trong đó:

  • Đọc yêu cầu đọc đúng và đọc hiểu. Yêu cầu về đọc hiểu bao gồm các yêu cầu hiểu văn bản (trong đó có cả đọc thẩm mĩ, cảm thụ, thưởng thức và đánh giá) và hiểu chính mình (người đọc).
  • Viết không chỉ yêu cầu học sinh biết viết chữ, viết câu, viết đoạn mà còn tạo được ra các kiểu loại văn bản.
  • Nói và nghe căn cứ vào nội dung đọc và viết để luyện tập trình bày, nói và nghe tự tin, có hiệu quả, từ nói đúng đến nói hay.

Với chủ trương xây dựng chương trình theo hướng mở, chương trình không quy định chi tiết về nội dung dạy học, mà chỉ quy định một số nội dung cốt lõi và một số tác phẩm bắt buộc, còn lại đưa ra một danh sách gợi ý để các tác giả sách giáo khoa và giáo viên tự chọn sao cho phù hợp với điều kiện và đối tượng người học, phát huy được sự sáng tạo. Bên cạnh đó, thay vì trình bày kiến thức, sách giáo khoa đã xây dựng hệ thống các hoạt động học tập để người học chủ động chiếm lĩnh các mục tiêu bài học. Các thể loại, các văn bản được đưa vào trong sách giáo khoa cũng có sự thay đổi rất lớn, và được trình bày thành từng chủ đề tương ứng với mỗi bài học.

Phương pháp giảng dạy: Thay vì giảng dạy theo cách truyền thống, giáo viên sẽ trở thành người tổ chức, hướng dẫn học sinh đọc tác phẩm là chính để học sinh biết cách đọc và có thể tự đọc. Đây sẽ là một yêu cầu mới về phương pháp giảng dạy đối với môn Ngữ văn.

Phương pháp kiểm tra đánh giá: Đối với môn Ngữ văn, học sinh được đánh giá bằng hai cách là thường xuyên và định kì. Nội dung đánh giá đều thông qua chính các hoạt động đọc, viết, nói, nghe.

Trong đó, giáo viên môn học đánh giá thường xuyên và liên tục trong suốt quá trình dạy học bằng cách quan sát và ghi chép hằng ngày, việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc thuyết trình làm bài kiểm tra, viết phân tích và phản hồi văn học, viết thu hoạch, làm dự án sưu tầm tư liệu, làm bài tập nghiên cứu…

Đánh giá định kì được thực hiện vào cuối học kì do cơ sở giáo dục tổ chức thực hiện thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề kiểm tra theo hình thức viết tự luận, có thể kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (câu hỏi mở) để đánh giá kĩ năng đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo kiểu văn bản đã học. Nếu có điều kiện, cơ sở giáo dục có thể sử dụng hình thức kiểm tra vấn đáp để đánh giá nói và nghe.

Khi kiểm tra cuối kỳ, cơ sở giáo dục tiến hành đổi mới cấu trúc đề, câu hỏi, phân giải độ khó, tránh sử dụng các ngữ liệu đã học… để đánh giá chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm của học sinh, tránh tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép tài liệu có sẵn.

Việc đánh giá phải đảm bảo nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính học sinh, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo.

Môn Ngữ văn trong chương trình lớp 6 mới
Môn Ngữ văn trong chương trình lớp 6 mới

3. Những khó khăn khi trẻ mới vào lớp 6:

  • Sự “mới lạ” của việc học: Việc học ở bậc THCS có khá nhiều điều mới lạ, mỗi thầy cô phụ trách một môn học, hết giờ học  (45 phút) các thầy cô sẽ di chuyển sang lớp khác dạy. Một số học sinh chưa hiểu kỹ bài, không chép bài kịp chưa biết nên làm như thế nào? Một số bạn sẽ thấy thầy cô giảng bài khá nhanh, các bạn chưa quen với việc tự giác ghi chép bài nên còn lúng túng, mất tự tin. Nếu bạn quên học bài, làm bài hay không tập trung trong giờ học… các thầy cô sẽ nhắc nhở, nếu bạn tiếp tục vi phạm thầy cô sẽ có biện pháp nghiêm khắc hơn để bạn tiến bộ.
  • Sự thay đổi về tâm sinh lý: Việc đầu tiên có thể khiến các bạn học sinh lớp 6 trở nên nhút nhát đó là tâm lý đang là những học sinh lớn nhất của trường tiểu học nay lại trở thành nhỏ nhất của trường THCS. Nhìn các anh chị lớp trên to lớn, lanh lợi, các bạn bỗng thấy mình sao nhỏ bé, ngơ ngác. Hơn thế, các nội quy, quy định của nhà trường đều được thực hiện thật nghiêm túc như đi học muộn, không mặc đồng phục,… thường xuyên được theo dõi chặt chẽ để đánh gíá thi đua của cá nhân và của lớp, bạn nào vi phạm sẽ bị phê bình. Những điều đó có thể khiến các bạn thấy rất mới lạ là lo ngại.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Thầy, cô hãy phân tích đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6. Mọi thông tin trong bài viết Thầy, cô hãy phân tích đường phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thông tin của học sinh lớp 6 đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (6 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button