Học TậpLớp 8

Thế nào là keo kiệt? Sự khác nhau giữa tiết kiệm và keo kiệt

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Thế nào là keo kiệt? Sự khác nhau giữa tiết kiệm và keo kiệt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Mục lục

Thế nào là keo kiệt?

Keo kiệt là sự tiết kiệm quá mức khiến người khác thấy nhàm chán, như vậy không những ảnh hưởng đến bản thân mà còn ảnh hưởng đến danh dự.

Keo kiệt là hà tiện đến mức khắt khe quá quắt, chỉ biết giữ tiền của.

Bạn đang xem: Thế nào là keo kiệt? Sự khác nhau giữa tiết kiệm và keo kiệt

Keo kiệt là từ dùng để chỉ những người hà tiện tới mức bủn xỉn, chỉ biết bo bo giữ của

Hoặc từ “keo kiệt” dùng để miêu tả một người cực kỳ tiết kiệm và tiêu tiền rất ít hoặc không dùng tiền một cách cẩn thận. Người “keo kiệt” có xu hướng rất cẩn trọng và hạn chế việc chi tiêu cho các mục đích không cần thiết và thường ưu tiên tiết kiệm tiền hơn là tiêu xài nó.

Thế nào là keo kiệt?
Thế nào là keo kiệt?

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và keo kiệt

Cùng một mặt hàng người tiết kiệm sẽ quan tâm đến giá trị món hàng còn người keo kiệt quan tâm đến giá của món hàng.

Người bần tiện luôn cố gắng mua mọi hàng hóa ở giá rẻ nhất. Người tiết kiệm cũng vậy nhưng họ cũng luôn sẵn sàng chi tiêu cho những món đồ mình cần.

Sự bủn xỉn của những người keo kiệt ảnh hưởng đến những người xung quanh. Sự tiết kiệm của những người tiết kiệm chỉ ảnh hưởng đến một mình họ.

Người keo kiệt không biết điều. Ví dụ đi ăn với người khác, giá của món ăn là 12 nghìn đồng thì họ chỉ bỏ ra 10 nghìn đồng.

Người tiết kiệm biết cách lựa chọn khi tiêu tiền. Ví dụ chỉ có 10 nghìn đồng, họ sẽ chọn cách gọi trà đá thay vì cafe.

Người keo kiệt khiến người khác khó chịu vì cách họ đối xử với mọi người xung quanh.

Người tiết kiệm khiến bạn nhận ra mình có thể tiêu tiền một cách hiệu quả hơn.

Lo sợ người khác nói mình tiêu quá nhiều tiền cho một món đồ, người keo kiệt thường không nói thật về mức tiền họ đã chi trả cho món đồ đó.

Người tiết kiệm ít khi nói dối về mức chi tiêu của mình.

Người keo kiệt luôn ghi nhớ và kiểm kê những gì người khác nợ họ. Một vài người tiết kiệm cũng làm thế nhưng không phải là tất cả.

Người keo kiệt không biết cân nhắc và không thể hiểu tại sao trong một số trường hợp họ không được miễn phí.

Người tiết kiệm cũng cố được miễn phí nhưng họ cũng hiểu rằng có những thứ thì cần phải trả phí.

Người keo kiệt suy nghĩ ngắn hạn. Người tiết kiệm suy nghĩ về dài hạn và lo cho tương lai.

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và keo kiệt
Sự khác nhau giữa tiết kiệm và keo kiệt

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và bần tiện

Người tiết kiệm sẽ quan tâm đến giá trị của món đồ mình định mua trong khi người bần tiện thường chỉ nhìn giá cả.

Theo tác giả Thomas C. Corley sau 4 năm nghiên cứu các triệu phú tự lập nghiệp phát hiện ra 67% những người giàu có tiết kiệm.

Họ tiêu tiền vào những thứ quan trọng đối với họ, thay vì chi tiêu bừa bãi.

Tiết kiệm và keo kiệt – hai khái niệm tuy có hình thức giống nhau nhưng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Hai trong mười dấu hiệu mà đồng tiền tiết lộ về con người bạn:

Khi bạn là con người tiết kiệm, với bạn thì tiền là sự tự do. Khi bạn là người keo kiệt, với bạn tiền là tội lỗi.

Tiền là một đơn vị đo lường của những giá trị vật chất. Nhưng tiền cũng có thể được xem là một thước đo để đánh giá tính cách của một người thông qua cách ta sử dụng đồng tiền. Và nếu thước đo được chia làm nhiều vạch với ba phần chính là “Hoang phí – Vừa đủ – Tiết kiệm” thì tiết kiệm và keo kiệt là hai vạch nằm liền kề nhau.

Tiết kiệm và keo kiệt – hai khái niệm tuy có hình thức giống nhau nhưng lại mang ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu:

Số tiền kiếm được = số tiền chi trả cho những mục đích cần thiết + số tiền dư ra và dùng nó để tiết kiệm.

Người tiết kiệm và người keo kiệt sẽ có sự chênh lệch về số tiền chi trả và số tiền dư ra. Với người tiết kiệm, số tiền chi trả sẽ được dùng cho những nhu cầu cơ bản như tiền ăn, uống, xe cộ, học phí.. và sau đó nó sẽ được dành cho những việc làm khác mà ta xác định đó là việc cần thiết như học một khóa học Anh văn hay mua bộ quần áo mới cho cuộc phỏng vấn sắp tới..

Và cuối cùng, số tiền dư ra sẽ chính là phần mà ta đưa vào tài khoản tiết kiệm. Cách sử dụng tiền này sẽ được thay đổi nếu người dùng tiền là người thuộc dạng keo kiệt. Số tiền chi trả sẽ được cắt giảm một cách triệt để ở những nhu cầu cơ bản và những việc mà đối với họ tuy khá cần thiết nhưng có thể không làm sẽ được giảm ngay. Chính nhờ điều này, số tiền dư ra của người keo kiệt sẽ tăng nhiều lần và điều đó cũng khiến người keo kiệt hạnh phúc vì số tiền trong tài khoản tăng lên hằng ngày và tự hào rằng mình có cách sử dụng tiền thật hiệu quả. Cuộc đua về khả năng tiết kiệm tiền nhiều hơn và nhanh hơn, người keo kiệt bước đầu đã chiếm được phần hơn.

Nhưng ở cuộc đua về sau, người keo kiệt có nguy cơ bị bỏ lại phía sau bởi cách dùng tiền khoa học của người tiết kiệm. Những nhu cầu cơ bản thì hiển nhiên ai cũng phải có, nhưng cách sử dụng lại không hoàn toàn giống nhau. Chẳng hạn trong việc ăn uống, nếu người tiết kiệm sử dụng tiền để mua thức ăn hợp lý, đầy đủ chất dinh dưỡng, đôi khi phải trả một giá mắc hơn để mua thực phẩm chất lượng thì người keo kiệt đôi khi bỏ qua yếu tố cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng mà mua những thức ăn rẻ hơn, ít hơn và cũng chính điều đó sẽ dẫn đến nhưng tai hại khôn lường.

Ăn keo kiệt trong một thời gian dài khiến bạn thiếu trầm trọng chất dinh dưỡng hoặc ăn những thực phẩm không rõ nguồn gốc để mua được với giá hời hơn đều dẫn đến việc cơ thể trở nên yếu ớt và bệnh tật ghé thăm, kết quả cuối cùng là ta phải trả rất nhiều tiền cho việc khám bệnh và mua thuốc để hồi phục sức khỏe.

Hay như trong việc học tập, việc người tiết kiệm dùng tiền để đầu tư cho những khóa học anh văn để nâng cao khả năng giao tiếp về ban đầu sẽ khiến ta cảm thấy có một chút hoang phí vì học phí ở những trung tâm Anh ngữ không hề rẻ và người keo kiệt sẽ không bao giờ làm điều này. Nhưng hãy nhìn ở chặng sau, khi người tiết kiệm có được khả năng giao tiếp tốt, cơ hội việc làm của họ sẽ cao hơn rất nhiều khi các công ty tuyển dụng luôn chào đón những người có khả năng sử dụng ngoại ngữ và người keo kiệt chắc chắn sẽ bị bỏ lại trong cuộc chiến giành cơ hội việc làm cho bản thân. Như vậy, kết quả cuối cùng, người tiết kiệm mới thật sự là người chiến thắng.

Hai trong mười dấu hiệu mà đồng tiền tiết lộ về con người bạn: Khi bạn là con người tiết kiệm, với bạn thì tiền là sự tự do. Khi bạn là người keo kiệt, với bạn tiền là tội lỗi. Tiền có lẽ là thứ vật chất rất quan trọng có khả năng chi phối cuộc sống của chúng ta, nhưng chính chúng ta sẽ là người “xoay chuyển” sức mạnh của đồng tiền.
Tiết kiệm và keo kiệt là hai cách nhìn nhận về đồng tiền rất khác nhau. Nếu ta biết sử dụng đồng tiền một cách hợp lý, khoa học và thi thoảng có thể tự thưởng cho mình một món quà nhỏ vì cách tiêu dùng cũng như tiết kiệm chính đáng của mình, ta đã trở thành một người tiết kiệm thông minh. Dù sao, tiết kiệm cũng chính là việc chúng ta sử dụng đồng tiền một cách khoa học nhưng cũng không quá hà khắc, khiến ta cảm thấy thoải mái khi vẫn sử dụng tiền của bản thân cho những điều chính đáng ở một giới hạn cho phép. Nhưng nếu ta cứ việc “bỏ đói” bản thân khỏi những nhu cầu chính đáng, chỉ chăm lo sao cho quỹ tiết kiệm ngày một “dày lên”, và luôn tự nhủ “Mình đang tiết kiệm.” thì thật là một quan điểm sai lầm của những con người keo kiệt, hà tiện luôn tự cho mình là con người tiết kiệm và dần dần trở thành nô lệ của đồng tiền.

Trái ngược với những hành vi phung phí tiền bạc đến mức đáng sợ mà báo chí đã đưa tin trong các dịp gần đây như tổ chức đám cưới hàng tỉ đồng.. tiết kiệm là cách sử dụng đồng tiền đáng hoan nghênh khi đất nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về kinh tế, lạm phát, thiên tai..

Nhưng bản thân chúng ta cũng cần phải có một cách nhìn đúng đắn về việc sử dụng đồng tiền để tránh sai lầm trong việc sử dụng chúng. Chỉ có như thế, tiền mới đích thực là công cụ trợ giúp đắc lực cho con người.

Sự khác nhau giữa tiết kiệm và bần tiện
Sự khác nhau giữa tiết kiệm và bần tiện

Tiết kiệm sao để không bị chê là keo kiệt

Tiết kiệm không phải là giữ được càng nhiều tiền càng tốt mà là chi tiêu sao cho hợp lý nhất.

Lập biểu đồ dự báo chi tiêu

Không hoàn toàn đúng nếu ai đó nói với bạn rằng chẳng thể biết trước được chúng ta sẽ phải tiêu vào cái gì. Đến “nắng mưa là chuyện của trời” mà chúng ta còn có chương trình dự báo thời tiết cơ mà! Vì vậy, ta cũng có thể lên kế hoạch được trước cho việc chi tiêu của bản thân.

Ví dụ, tôi biết đầu năm mình sẽ phải chạy sô chơi bời, tụ tập khá nhiều nên đã lập kế hoạch từ đầu tháng 11. Tôi có nhiều bạn bè sinh vào tháng 9 và 10 nên tôi đã lập dự trù một khoản “quà sinh nhật” từ trước đó một thời gian.

Tiết kiệm quá thành keo kiệt. Hào phóng quá lại thành chi tiêu vung tay quá trán.

Có những thời điểm đặc biệt bạn biết mình sẽ phải chi nhiều hơn lúc bình thường. Thế nên, bạn nên lập một dự báo tháng cao điểm chi tiêu của mình để có những kế hoạch điều chỉnh, kiểm soát chi tiêu hợp lí, tránh những lúc có tiền nhưng lại tiêu lung tung, đến lúc thực sự cần thì lại trong tình trạng viêm màng túi. Còn nếu bạn thấy lúc nào đối với mình cũng là “giờ cao điểm” thì… đành chịu.

Đi giữa những lằn ranh “tiết kiệm”

Ở góc độ của chuyện tiết kiệm, ai cũng biết là phải tiết kiệm nhưng không phải ai cũng biết cách đi ung dung được giữa những ranh giới rất nhỏ: Tiết kiệm, keo kiệt, hào phóng, chi tiêu hợp lý… Cái gì quá một chút cũng khổ. Tiết kiệm quá thành keo kiệt. Hào phóng quá lại thành chi tiêu vung tay quá trán.

Chúng ta được dạy phải tiết kiệm, nhưng chúng ta cũng được biết đôi khi đừng ngại ngần rộng rãi với bản thân. Vậy phải như thế nào mới là đúng? Thực ra, chẳng có chuẩn mực nào cho chuyện này. Tùy từng hoàn cảnh và cách cảm nhận “nên” hay “không nên” khác nhau. Điều quan trọng nhất là bạn biết rút kinh nghiệm sau những sai lầm. Như vậy, bạn ngày càng hiểu rõ những nhu cầu bản thân và thứ tự ưu tiên thật sự.

Tiết kiệm sao để không bị chê là keo kiệt
Tiết kiệm sao để không bị chê là keo kiệt

Trong phim hoạt hình The princess and the frog (Công chúa và chú ếch), người bố có khuyên cô con gái nhỏ của mình “Never lose sight of what is important” (dịch nôm na là: Đừng rời mắt khỏi những thứ quan trọng). Cô gái Tiara khi trưởng thành đã cố gắng làm việc, dành dụm cho ước mơ mở một nhà hàng ẩm thực riêng bằng cách tiết kiệm từng đồng xu. Đây là bộ phim hoạt hình tôi rất thích bởi nó đề cập đến khía cạnh chiến đấu + tiết kiệm cho ước mơ của mình. Và tôi áp dụng “thông điệp” này một cách triệt để.

Trong ví của tôi có một tấm hình cái máy ảnh Canon bán cơ – ước mơ thứ nhất của tôi. Trên mặt trước của cái tủ lạnh, tôi gắn một bức ảnh thành Rome – ước mơ thứ hai của tôi. Để vậy, mỗi lần rút ví, mở tủ lạnh, tôi luôn có một lời nhắc nhở về mục tiêu của mình: Máy ảnh + du lịch. Và tôi không bao giờ để mắt chệch hướng khỏi mục đích tiết kiệm của mình.

Đôi lúc cũng thật khổ sổ vì mang tiếng “keo kiệt” và xung quanh thì chẳng bao giờ thiếu những cám dỗ khiến chúng ta nhiều lúc chi tiêu vô tội vạ, nhưng nếu nghĩ đó là cuộc đánh đổi cho ước mơ của mình thì có thể bạn sẽ hành động đúng. Bất chấp cái cách người khác nghĩ bạn “bủn xỉn” và bất chấp cả những lần bạn mở ví chỉ để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân. Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy tiết kiệm cũng như kiểu kiếm củi 3 năm tiêu một giờ. Thế nhưng, nếu cái “tiêu một giờ” của bạn có giá trị thì đừng ngại phải tiết kiệm và chi tiêu có kế hoạch.

Đôi lúc cũng thật khổ sổ vì mang tiếng “keo kiệt” và xung quanh thì chẳng bao giờ thiếu những cám dỗ khiến chúng ta nhiều lúc chi tiêu vô tội vạ.

Điều cốt lõi không ở vấn đề nhận thức mà chúng ta có đủ quyết tâm để thực hiện điều đó hay không. Nếu chuyện này có thể giúp bạn quyết tâm hơn thì sự thực là tôi đang đi một đôi giầy thể thao có “tiền sử” 4 năm, cười hì hì rồi lờ lớ lơ khi bác tôi bảo con gái 20 phải chịu khó đầu tư vào quần áo, giầy dép một chút… không phải bởi vì tôi cự tuyệt chi tiêu và không muốn ăn mặc đẹp, mà bởi tôi đang học cách tiết kiệm cho ước mơ lớn của mình, từng chút một.

***

Trên đây là nội dung bài học Thế nào là keo kiệt? Sự khác nhau giữa tiết kiệm và keo kiệt do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (13 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button