Thi đánh giá năng lực là gì? Ý nghĩa của kỳ thi đánh giá năng lực
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Thi đánh giá năng lực là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Thi đánh giá năng lực là gì?
Thi đánh giá năng lực (ĐGNL) là kì thi do các trường Đại học tổ chức riêng và sử dụng kết quả thi thực tế đó để xét tuyển. Kì thi này được coi là một bài kiểm tra cơ bản để đánh giá năng lực của thí sinh một cách toàn diện hơn.
Nội dung bài thi đánh giá năng lực tích hợp những kiến thức và tư duy, dưới hình thức cung cấp số liệu và dữ liệu cũng như các công thức cơ bản. Qua đó, đánh giá được những khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của thi sinh.
Bạn đang xem: Thi đánh giá năng lực là gì? Ý nghĩa của kỳ thi đánh giá năng lực
Mục tiêu kỳ thi đánh giá năng lực
Mục tiêu kỳ thi đánh giá năng lực
- Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là một kênh xét tuyển độc lập không phụ thuộc vào kết quả thi tốt nghiệp THPT và kết quả học bạ, giúp thí sinh tăng tối đa cơ hội vào đại học.
- Đa dạng hóa các hình thức tuyển sinh
- Hướng nghiệp cho học sinh trên nền tảng kiến thức và năng lực cơ bản
- Để kiểm tra kiến thức tự nhiên, xã hội, tư duy, kỹ năng cũng như thái độ của học sinh
Có nên tham gia kỳ thi đánh giá năng lực không?
Ưu, nhược điểm của kỳ thi đánh giá năng lực là gì? Liệu các sĩ tử có nên tham gia thêm một kỳ thi nữa bên cạnh kì thi THPT?
Ưu điểm
- Tham gia kỳ thi đánh giá năng lực này không những giúp thí sinh tăng khả năng được trúng tuyển vào trường mong muốn theo học mà còn giúp các em được thử sức, kiểm tra lại lượng kiến thức, kỹ năng đã được học trong liên tiếp 3 năm qua
- Các bộ đề thi đánh giá năng lực của các từng trường được xây dựng theo định hướng đánh giá năng lực cơ bản của thí sinh như sử dụng ngôn ngữ, xử lý số liệu, tư duy logic, giải quyết vấn đề. Nếu đạt được điểm thi cao, thì kết quả của kỳ thi này được nhiều trường đại học sử dụng để xét tuyển.
- Góp phần lựa chọn được những thí sinh đủ tiêu chuẩn và phù hợp với đặc thù của các chương trình đào tạo trong trường. Vì vậy, định hướng kiểm tra đánh giá một số năng lực cơ bản là rất cần thiết để học sinh lựa chọn đúng ngành học phù hợp với năng lực của chính bản thân.
- Các trường đại học tự chủ tuyển sinh là một trong những yếu tố cơ bản của tự chủ đại học, được pháp luật quy định nhằm giúp các cơ sở tuyển sinh chọn được những sinh viên chất lượng tốt nhất đáp ứng yêu cầu và mục tiêu đào tạo của mình.
Nhược điểm
Bên cạnh một số những ưu điểm đã được nói ở trên, theo nhiều chuyên gia cho rằng các kỳ thi đánh giá năng lực hiện nay vẫn còn một số hạn chế nhất định, có thể kể đến như:
- Dù đã tham gia kỳ thi đánh giá năng lực ở một số trường thì các học sinh vẫn phải thực hiện một kỳ thi bắt buộc nữa đó là thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Điều này cũng tạo thêm áp lực thi cử cho các em học sinh
- Các thí sinh phải tập trung ở một địa điểm, khu vực để thi. Điều này, khiến việc đi lại và ăn ở gây ra sự tốn kém nếu các thí sinh ở xa khu vực, địa điểm thi.
- Ở Việt Nam, kỳ thi đánh giá năng lực tuy không còn mới với các em học sinh trên cả nước nhưng vẫn còn xa lạ với nhiều thí sinh ở các tỉnh xa trung tâm thành phố chưa có nhiều thông tin tiếp cận.
Vì vậy, để tham gia kỳ thi có được kết quả tốt nhất thì giáo viên các trường cần phải tư vấn và hướng dẫn cụ thể đồng thời không quên giúp đỡ các thí sinh này, từ những việc cung cấp thông tin kịp thời đến việc đưa ra những phương pháp học tập đúng đắn, hiệu quả.
Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
Thi đánh giá năng lực gồm những môn nào là câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm. Thông thường, các kỹ năng đánh giá năng lực năm 2023 sẽ bao gồm các môn liên quan đến việc tư duy logic, phân tích số liệu, ngôn ngữ và giải quyết các vấn đề. Cấu trúc thi và môn thi trong kỳ thi ĐGNL 2023 được trình bày chi tiết theo bảng dưới đây:
Tùy thuộc vào yêu cầu và mục tiêu tuyển dụng của từng trường sẽ có những cấu trúc bài thi đánh giá năng lực riêng khác nhau với số môn làm bài khác nhau. Nhưng về cơ bản các môn thi trong kỳ thi đánh giá năng lực gồm đang dạng các môn học, từ 06 đến 08 môn, cụ thể:
- Tư duy định lượng ( môn toán học, vật lý, hóa học, sinh học)
- Tư duy định tính ( môn ngữ văn)
- Khoa học và tự nhiên ( môn lịch sử, địa lý)
- Ngoại ngữ: Tiếng Anh
Thi đánh giá năng lực có cần thi đại học không?
Nhiều bạn có thắc mắc vậy thi đánh giá năng lực có cần thi đại học không?
Câu trả lời là : Không
Vì: Như đã nói ở trên, kỳ thi đánh giá năng lực là kỳ thi được các trường Đại học tổ chức riêng khác với kỳ thi THPT quốc gia và có thể dùng kết quả từ kỳ thi đánh giá năng lực này để xét tuyển, đánh giá. Đây là một hình thức bài kiểm tra cơ bản nhằm đánh giá chính xác thực tế năng lực của thí sinh dự thi chuẩn bị bước chân vào đại học.
Thi đánh giá năng lực có khó không?
Sau khi đã làm rõ được câu hỏi thi đánh giá năng lực là gì? Vậy thi đánh giá năng lực có khó không? Câu trả lời là: Có
Vì trong phần ưu điểm của kỳ thi đánh giá năng lực được nêu ở phần thì kỳ thi này bắt buộc học sinh cần phải học đều tất cả các môn học về tư duy logic, phân tích số liệu, ngôn ngữ và giải quyết các vấn đề. Nếu một số bạn học sinh có hiện tượng học lệch, học tủ thì rất khó để có thể hoàn thành tốt kỳ thi năng lực.
Vì vậy, để hoàn thành tốt kỳ thi năng lực này, các bạn học sinh cần chuẩn bị kỹ càng kiến thức tổng hợp các môn liên quan đến tư duy logic, phân tích số liệu, ngôn ngữ và giải quyết các vấn đề cũng như chăm chỉ, chịu khó ôn luyện.
Hình thức thi đánh giá năng lực
Hình thức thi đánh giá năng lực là gì? Đề thi được thực hiện dưới 2 hình thức: thi trên máy tính và thi trên giấy.
Hình thức thi đánh giá năng lực trên máy tính
- Bài thi gồm 3 phần với 150 câu hỏi tương ứng phần trắc nghiệm và câu hỏi điền đáp án. Số lượng câu hỏi của từng phần sẽ thay đổi tùy theo từng trường Đại học.
- Đối với mỗi câu hỏi trắc nghiệm A, B, C, D được đưa ra chỉ có duy nhất một đáp án được lựa chọn. Thí sinh điền đáp án của mình bằng cách nhấn chuột trái vào biểu tượng (○) ở đầu đáp án. Kết quả hiển thị sẽ cho ô tròn màu đen (●).
- Trường hợp thay đổi đáp án thí sinh làm tương tự như phần lựa chọn trên.
- Đối với câu hỏi tự điền đáp án, thí sinh nhập đáp án vào ô trống dạng số nguyên dương, nguyên âm (ví dụ: -1) hoặc phân số tối giản (ví dụ: -2/3), không nhập đơn vị vào đáp án.
Khi bắt đầu phần thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị như sau:
- Phần 1: Nếu bạn kết thúc phần thi trước thời gian quy định thì có thể chuyển sang phần thi thứ hai. Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ hai. Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm, máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để hoàn thành tất cả các câu hỏi.
- Phần 2: Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ nhất. Nếu bạn kết thúc phần 2 trước thời gian quy định, bạn có thể chuyển sang phần thi thứ ba. Khi hết thời gian quy định, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ ba.
- Phần 3: Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ hai cho đến câu hỏi cuối cùng. Nếu bạn kết thúc phần 3 trước thời gian quy định, bạn có thể bấm “NỘP BÀI” để hoàn thành bài thi sớm. Khi hết thời gian theo quy định, máy tính sẽ tự động “NỘP BÀI”.
Khi hoàn thành bài thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi của bạn trong 60 giây.
Lưu ý:
- Thí sinh được tự do thay đổi phương án lựa chọn (với các câu hỏi lựa chọn) hoặc nhập lại giá trị tính toán (đối với các câu hỏi điền giá trị) trong thời gian làm bài của từng phần thi.
- Thí sinh không được lại bài thi bằng cách đăng nhập lại từ đầu hoặc bằng bất cứ cách nào. Thí sinh không được thoát ra khỏi tài khoản đăng nhập trong suốt quá trình làm bài thi hoặc tái khởi động lại màn hình, máy tính, đường truyền bằng bất cứ hình thức nào.
- Kể từ lúc đề thi được hiển thị, hệ thống sẽ hiển thị thời gian đếm giây theo thời gian hạn định của từng phần và tự động chuyển sang phần khác khi hết thời gian quy định.
Hình thức thi đánh giá năng lực trên giấy
Thời gian làm bài thi đánh giá năng lực quy định là 150 phút
Hình thức thi đánh giá năng lực bao gồm tất cả 120 câu với thời gian làm bài thi đánh giá năng lực quy định là 150 phút theo hình thức thi trắc nghiệm trên giấy.
Cách tính điểm kỳ thi đánh giá năng lực
Cách chấm điểm
- Điểm các bài thi đánh giá năng lực sẽ được tính theo thang điểm 100.
- Điểm các bài thi bắt buộc và tự chọn có hệ số bằng nhau (hệ số 1).
- Câu trả lời đúng sẽ được tính điểm, sai không bị trừ điểm.
- Các câu hỏi có điểm bằng nhau.
- Điểm ưu tiên khu vực, đối tượng được tính theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (quy về thang điểm 100).
Xét tuyển Đại học
- Điểm xét tuyển: Tổng điểm 3 bài thi (02 bài thi bắt buộc và 01 bài thi tự chọn), không nhân hệ số, cộng với điểm ưu tiên khu vực, đối tượng (nếu có).
- Điều kiện xét tuyển: Điểm xét tuyển từ 180 trở lên.
- Nguyên tắc xét tuyển theo kết quả kỳ thi đánh giá năng lực là gì: Thí sinh được xếp thứ tự theo điểm xét tuyển (từ cao xuống thấp) và sẽ được chọn cho đến khi tuyển đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí sinh điểm xét tuyển bằng nhau và hết chỉ tiêu, Hội đồng tuyển sinh sẽ xét tiêu chí phụ là điểm bài thi Toán (bắt buộc), kết quả quá trình học THPT.
- Lưu ý: Kết quả thi đánh giá năng lực chuyên biệt được bảo lưu để xét tuyển trong vòng 02 năm. Theo đó, các học sinh lớp 11 hoàn toàn có thể đăng ký dự thi để sử dụng kết quả xét tuyển cho năm sau đó.
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Thi đánh giá năng lực là gì? Mọi thông tin trong bài viết Thi đánh giá năng lực là gì? Ý nghĩa của kỳ thi đánh giá năng lực đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp