Tổng hợp

Tiếng anh tăng cường là gì? Tiếng anh tích hợp là gì?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Tiếng anh tăng cường là gì? Tiếng anh tích hợp là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Tiếng anh tăng cường là gì?

Trong chương trình tiếng Anh tăng cường, học sinh được học 8 tiết tiếng Anh một tuần (vừa bao gồm giáo viên người nước ngoài và giáo viên người Việt Nam).

Chương trình TATC (thuộc Đề án ngoại ngữ của tỉnh) là hoạt động đào tạo hỗ trợ đắc lực để thúc đẩy năng lực tiếng Anh theo chuẩn quốc tế cho học sinh trong hệ thống công lập.

Bạn đang xem: Tiếng anh tăng cường là gì? Tiếng anh tích hợp là gì?

Đây là chương trình đào tạo bổ trợ áp dụng mô hình cam kết chất lượng đầu ra áp dụng cho hệ thống giáo dục công lập theo ISO 9001:2015 theo chuẩn QASL.

Chương trình được tổ chức để tạo cơ hội để mọi học sinh trên địa bàn có thể học tiếng Anh đạt chuẩn quốc tế với sự hỗ trợ mạnh mẽ của ngành giáo dục   cam kết trách nhiệm của tất cả các bên khi cung ứng hoạt động đào tạo.

Tiếng anh tăng cường là gì?
Tiếng anh tăng cường là gì?

Chương trình TATC hướng tới 3 mục tiêu chính:

  • Cải thiện các kỹ năng nghe-nói-đọc-viết theo chuẩn quốc tế (đảm bảo thi đạt chuẩn Cambridge, có năng lực học tập bậc cao, du học và làm việc-giao tiếp với người nói tiếng Anh).
  • Học sinh học được kỹ năng và tư duy chủ động học tập không chỉ đối với môn tiếng Anh.
  • Học sinh được mở rộng thêm về kiến thức, văn hóa ứng xử – giao tiếp, các hiểu biết thêm các yếu tố văn hoá quốc tế khác.

Tất cả kiến thức trên khá thiết thực và là hành trang vào đời cho học sinh. Những kiến thức này phải được bồi đắp trong suốt quá trình, thấm dần theo thời gian.

Dự kiến đối với kết quả đầu ra:

Theo mục tiêu của QĐ2080/TTg của Thủ tướng chính phủ, ngành giáo dục xây dựng các lộ trình cụ thể:

  • Học sinh hết cấp tiểu học: đạt năng lực A1 quốc tế (áp dụng cho học sinh bắt đầu từ lớp3).
  • Học sinh hết cấp trung học cơ sở: đạt năng lực tối thiểu A2 quốc tế (áp dụng cho học sinh bắt đầu từ lớp 6).
  • Học sinh hết cấp trung học phổ thông: đạt năng lực tối thiểu B1 quốc tế (áp dụng kế tiếp cho học sinh từ khối 10).

Chương trình tiếng Anh tích hợp là gì?

Chương trình tiếng Anh tích hợp là sự kết hợp chương trình dạy, học các bộ môn thông qua hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Giáo viên giảng dạy là 100% người nước ngoài với bằng cấp, trình độ chuyên môn cao và một số giáo viên người Việt hỗ trợ cho các em khi học.

Chương trình tiếng Anh tích hợp được áp dụng cho học sinh THCS và THPT. Đây là chương trình kết hợp giữa nội dung đào tạo của Anh Quốc và Việt Nam giúp các học sinh rèn luyện trình độ tiếng Anh, sử dụng thành thạo ngôn ngữ này như người bản xứ và là cơ hội giúp các em theo học các chương trình học cao hơn tại các nước Canada, Mỹ, Úc, Anh…

Với chương trình tiếng Anh tích hợp, học sinh cũng học 8 tiết tiếng Anh một tuần (100% giáo viên người nước ngoài giảng dạy), học phí 10.800.000 đồng/3 tháng và có một số điểm đặc biệt.

Chương trình tiếng Anh tích hợp là gì?
Chương trình tiếng Anh tích hợp là gì?

Nội dung chương trình tiếng Anh tích hợp:

Đây là chương trình rất đa dạng bao gồm bốn bước:

  • Tích hợp nội môn: Chương trình học bao gồm nội dung, chủ đề được thực hành phù hợp với thực tiễn.
  • Tích hợp đa môn: Một chủ đề được thảo luận trong nhiều môn học khác nhau
  • Tích hợp liên môn: Học nhiều môn học để thực hành, nghiên cứu, xử lý khi các vấn đề phát sinh.
  • Tích hợp xuyên môn: Phát triển kỹ năng thực hành các môn học có tính chất chung có thể ứng dụng ở mọi nơi.

Giáo viên dạy chương trình tiếng Anh tích hợp như thế nào?

Học sinh sẽ học 8 tiết/tuần bao gồm các môn toán, khoa học, tiếng Anh với giáo viên nước ngoài. Chương trình tiếng Anh tích hợp bao gồm chương trình học phổ thông của Anh Quốc và chương trình học phổ thông của Bộ Giáo Dục & Đào Tạo Việt Nam.

Khi giảng bài bằng tiếng Anh, giáo viên nước ngoài sẽ hướng dẫn các em rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ được thành thạo thông qua các hình thức sáng tạo, chứng minh, biện luận.

Trong quá trình học tại trường, nếu các em muốn hỏi vấn đề gì hoặc không hiểu bài khi giáo viên bản ngữ giảng bài thì thầy cô người Việt sẽ giảng giải tiếng Việt để các em nắm rõ vấn đề. HS và PH hoàn toàn yên tâm khi thầy cô sẽ giảm nội dung các môn học vì thế các em sẽ học tập thoải mái hơn.

Điều kiện học chương trình tiếng Anh tích hợp:

Tùy theo trình độ, cấp lớp học mà nhà trường sẽ xem xét các em có thể theo học chương trình tích hợp tiếng Anh hay không. Các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 muốn học chương trình tiếng Anh tích hợp thì phụ huynh phải đăng ký với nhà trường. Sau đó, trường sẽ tổng kết số lượng học sinh muốn học và đưa danh sách đề xuất lên phòng GD để tổ chức thi xét tuyển em nào đủ điều kiện, trình độ theo học.

Đối với học sinh lớp 10, khi các em có kết quả năm lớp 9 tăng cường tiếng Anh đạt từ 6 điểm trở lên hoặc có chứng chỉ B tiếng Anh trở lên hoặc có các chứng chỉ Quốc Tế như: chứng chỉ Cambridge PET đạt từ 70/100 hoặc FCE từ 45/100 điểm trở lên hoặc chứng chỉ TOEFL Junior đạt từ 785/900 điểm trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh tương đương.

Học phí của chương trình tiếng Anh tích hợp:

Theo UBND, Sở Giáo Dục sẽ đưa ra mức học phí cho các học sinh lớp 1 và lớp 6 khi học chương trình tích hợp tiếng Anh là 3.600.000 đồng/học sinh/tháng với thời lượng 8 tiết/tuần, 100% giáo viên là người nước ngoài kể từ năm học 2017 – 2018; học sinh từ lớp 2 đến lớp 5 và từ lớp 7 đến lớp 9 sẽ đóng học phí là 3.300.000 đồng/học sinh/tháng, thời lượng 8 tiết/tuần, 100% giáo viên là người nước ngoài.

Ưu điểm của chương trình tích hợp tiếng Anh:

Học các môn học toàn sử dụng tiếng Anh: Trong những ngày đầu tiên khi các em mới bắt đầu học tiếng Anh, các em còn rất lúng túng khi thực hành các môn học do chưa làm quen với chương trình này nhưng khi được giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam hỗ trợ thì các em ngày một tiến bộ hơn khi sử dụng tiếng Anh làm toán, viết văn, học các môn khoa học và các môn khác.

Giao tiếp tiếng Anh với giáo viên: Trong suốt 12 năm học các em học sinh sẽ sử dụng tiếng Anh khi giao tiếp với giáo viên trong lớp không chỉ với giáo viên nước ngoài mà với giáo viên Việt Nam. Điều này sẽ giúp các em rèn luyện kỹ năng tiếng Anh ngày càng thành thạo hơn.

Tham gia các kỳ thi Quốc Tế: Khi trình độ tiếng Anh của các em ngày càng được nâng cao thì các em không ngại ngùng gì khi tham gia các kỳ thi tiếng Anh Quốc Tế, ứng dụng các kiến thức đã học để đạt được số điểm cao trong các chứng chỉ Quốc tế như: Cambridge PET, FCE, TOEFL Junior.

Nhược điểm của chương trình tích hợp tiếng Anh:

Nhiều học sinh học tiếng Anh rất yếu nên khi các em học chương trình tiếng Anh tích hợp, các em hoàn toàn không tiếp thu bài học được dù có giáo viên Việt Nam hỗ trợ. Vì thế từ đó các em học sinh này chán nản và bỏ học.

Thật ra theo Tổng Lãnh Sự Quán Anh cho biết: chương trình tiếng Anh tích hợp không phải là chương trình có sự liên kết giữa Bộ Giáo Dục Anh với Sở Giáo Dục và Đào Tạo TPHCM. Ngoài ra, Hội Đồng Khảo Thí Anh cũng không tham gia kiểm định chất lượng chương trình này.

Vì thế, chúng ta có thể hiểu rằng chương trình tiếng Anh tích hợp là do Uỷ Ban Nhân Dân TPHCM và Sở GD&ĐT TPHCM tự đề xuất và phổ biến trong các trường học nhằm thu thêm học phí từ phụ huynh học sinh để tăng thêm lợi nhuận cho các nhà điều hành giáo dục Việt Nam.

Do chương trình tiếng Anh tích hợp không chuyên nghiệp vì không có sự hỗ trợ từ Bộ Giáo Dục Anh nên các tài liệu, học cụ và nhiều phương tiện máy móc trở nên lạc hậu không phù hợp với thực tế và những giáo viên nước ngoài khi dạy các em chưa chắc đã có trình độ chuyên môn cao như các trường học quảng cáo.

Để theo học chương trình tiếng Anh tích hợp, Sở GD&ĐT TPHCM đã yêu cầu quá cao đối với các em học sinh phải có chứng chỉ Quốc Tế mới được học trong khi các học sinh chỉ xem tiếng Anh như là môn phụ mà các em lựa chọn khi học thêm, trình độ ngoại ngữ của các học sinh quá kém không đủ năng lực tham gia các kỳ thi Anh ngữ Quốc Tế.

Thật sự, chương trình tiếng Anh tích hợp cũng là đề án mang tính giáo dục cao nhưng do Bộ GD&ĐT TPHCM không phổ biến từ trước, các nhà điều hành giáo dục Việt Nam đã không thương lượng được với Bộ Giáo Dục Anh nên không có sự hỗ trợ trong việc nghiên cứu và giảng dạy, không tạo được uy tín và niềm tin khi phụ huynh đóng học phí cho con em học.

Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, chương trình tích hợp được biên soạn tích hợp chương trình quốc gia Anh quốc với chương trình chuẩn quốc gia của Bộ GD-ĐT Việt Nam cho 3 môn tiếng Anh, toán, khoa học, trên cơ sở giảm tải khoa học và chú trọng phát triển tư duy, phẩm chất của học sinh.

Trong từng môn, Sở GD-ĐT sẽ có khung chương trình phân tiết cho giáo viên bản ngữ dạy bằng tiếng Anh. Bên cạnh đó vẫn có giáo viên Việt Nam dạy bằng tiếng Việt dựa trên khung chương trình Bộ GD-ĐT, với nguyên tắc không trùng lắp và bổ sung kiến thức lẫn nhau.

Nội dung kiến thức của 3 môn tiếng Anh, toán, khoa học của chương trình giáo dục Anh quốc sẽ được phân bố dựa trên khung chương trình của Bộ GD-ĐT Việt Nam, trong đó vẫn đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình khung cho các khối lớp của chương trình Việt Nam.

Nên chọn chương trình nào?

Nên cho con học chương trình tích hợp hay tăng cường là băn khoăn của nhiều phụ huynh có con sắp vào lớp 1. Mỗi chương trình có những ưu điểm khác nhau. Chúng tôi ghi nhận ý kiến của một số phụ huynh để bạn đọc cùng tham khảo.

Nên chọn chương trình nào?
Nên chọn chương trình nào?

Phụ huynh Đình Sơn, có con học Trường tiểu học Nguyễn Thị Định, Q.12, TP.HCM, cho biết: “Tôi chọn chương trình tiếng Anh tăng cường cho con, 8 tiết tiếng Anh một tuần. Bên cạnh đó, tôi đăng ký cho con học iSMART cùng giáo viên người nước ngoài, con được học toán, tiếng Anh, khoa học và thấy rất hứng thú, hiệu quả. Trước khi con vào lớp 1, tôi cũng đi tham khảo ý kiến của các phụ huynh khác, nên đăng ký chương trình này. Chi phí học 10.800.000 đồng/3 tháng để học chương trình tiếng Anh tích hợp thì gia đình tôi cũng khó theo đường dài, vấn đề quan trọng khác là tôi sợ là mình không thể kèm cặp con được ở nhà”.

Phụ huynh Hữu Tài, có con học tại Trường tiểu học Lê Ngọc Hân, Q.1, TP.HCM, cho hay: “Tôi đăng ký cho các con học chương trình tích hợp. Ưu điểm của chương trình tiếng Anh tích hợp là con được học trong một lớp sĩ số ít, tối đa chỉ 35 em/lớp, giáo viên người nước ngoài lẫn Việt Nam đều xuất sắc. Các bé học chương trình tích hợp này cũng ngoan ngoãn, hiền lành, được gia đình chăm sóc và đầu tư cho giáo dục rất chu đáo. Do đó, con có một môi trường học tập tốt, học được những điều hay từ cô, từ bạn, cùng nhau cố gắng. Đó chính là những điều tôi quan tâm nhất và mong chờ nhất khi con đi học tiểu học”.

Thầy Đinh Hữu Đắc, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Thái Sơn, Q.3, TP.HCM, cho biết hiện nay các trường tiểu học TP.HCM có 3 chương trình tiếng Anh: chương trình đề án (theo đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông chuyên nghiệp của Ủy ban nhân dân TP.HCM với 4 tiết tiếng Anh mỗi tuần); chương trình tiếng Anh tăng cường; và chương trình tiếng Anh tích hợp.

Theo thầy Đắc, mỗi chương trình có những đặc thù khác nhau. Phụ huynh băn khoăn nên cho con học chương trình tiếng Anh tăng cường hay tiếng Anh tích hợp thì có thể căn cứ trên các yếu tố như năng lực, phẩm chất, sự say mê trong học tập của trẻ; điều kiện tài chính gia đình vì mức đóng 10.800.000 đồng/3 tháng không phải gia đình nào cũng phù hợp.

“Theo tôi quan sát, những em nhỏ rất lanh, nhanh nhạy thì học chương trình tích hợp hiệu quả, hứng thú. Còn lại, các gia đình có thể cho con học tiếng Anh tăng cường, thời gian qua nhà trường nhận những phản hồi rất tích cực của phụ huynh về chương trình này”, thầy Đắc nói.

Mỏi mệt với 2 chương trình tiếng Anh

Cùng lúc, nhiều học sinh bậc THCS ở TP.HCM phải học song song 2 chương trình tiếng Anh khác nhau và chênh lệch nhau một trời một vực.

Sở GD-ĐT TP.HCM cần có hướng dẫn cụ thể về việc giảng dạy môn tiếng Anh ở trường THCS. Vì dạy một lúc 2 chương trình gây mệt mỏi cho cả học trò lẫn giáo viên

Ông VŨ VẠN XUÂN (phó hiệu trưởng Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM)

“Vì lớp em là lớp tiếng Anh tăng cường nên môn tiếng Anh phải học 2 loại giáo trình: một loại là của nước ngoài, còn loại kia là sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT.

Những tiết học theo giáo trình nước ngoài là đi đúng với trình độ học sinh lớp em, tức là chúng em được học những gì mình chưa biết. Còn những tiết học theo sách giáo khoa Việt Nam thì rất chán vì toàn những kiến thức tụi em đã học từ hồi lớp 1, lớp 2”, N.M., học sinh lớp 6 ở Q.7, tâm sự.

Mỏi mệt với 2 chương trình tiếng Anh
Mỏi mệt với 2 chương trình tiếng Anh

Nỗi khổ của giáo viên và học sinh

M. giở sách giáo khoa môn tiếng Anh lớp 6 của mình ra cho chúng tôi xem: “Em đã học tiếng Anh từ lớp 1 trong trường tiểu học, ngoài ra em còn học thêm tiếng Anh ở trung tâm ngoại ngữ với người nước ngoài.

Ngay từ đầu năm lớp 5, em đã lấy chứng chỉ Flyer của ĐH Cambridge với số khiên tối đa 15/15 khiên. Vậy mà bây giờ lớp 6 em phải học lại Good morning, What’s your name? với How are you?, How old are you?…”.

Tình trạng trên diễn ra trên toàn TP.HCM chứ không chỉ riêng Q.7. Một giáo viên tiếng Anh ở Q.3 cho biết: “Tâm lý giáo viên không ai thích dạy chương trình của Bộ GD-ĐT ở những lớp tiếng Anh tăng cường. Đã là lớp tăng cường nên trình độ học sinh rất khá, các em nghe và nói tiếng Anh không thua gì người nước ngoài.

Bắt học sinh phải học lại những kiến thức các em đã thuộc nằm lòng thì không thể tránh khỏi sự nhàm chán, uể oải, miễn cưỡng… Giáo viên đi dạy cũng không thể hào hứng nổi khi phải nói lại những điều mà học sinh đã biết hết rồi”.

Một giáo viên tiếng Anh ở Q.Tân Bình phân tích: “Việc cùng lúc phải dạy song song 2 chương trình khiến giáo viên rất vất vả. Thường thì mỗi giáo viên sẽ phụ trách giảng dạy 2 khối lớp/năm học.

Ví dụ, tôi được phân công dạy khối lớp 8, lớp 9 đáng lẽ chỉ soạn 2 giáo án cho mỗi bài thì với 2 chương trình, tôi phải soạn 4 giáo án cho mỗi bài dạy cùng với việc đầu tư về phương pháp chuyển tải kiến thức, tổ chức cho học sinh hoạt động trong giờ học…”.

Vì đâu?

Hiện nay các trường THCS trên địa bàn TP.HCM đang giảng dạy 3 chương trình tiếng Anh: chương trình tiếng Anh của Bộ GD-ĐT Việt Nam hệ 7 năm: dành cho đối tượng bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 6; chương trình tiếng Anh tăng cường của Sở GD-ĐT TP.HCM: học theo giáo trình nước ngoài do sở định hướng, dành cho đối tượng bắt đầu học tiếng Anh từ lớp 1; chương trình tiếng Anh tích hợp: dạy và học các môn toán, khoa học, tiếng Anh tích hợp giữa chương trình của Anh và Việt Nam.

Như vậy, chương trình tiếng Anh tích hợp và tiếng Anh tăng cường có mục tiêu, yêu cầu học sinh phải đạt trình độ cao hơn so với chương trình hệ 7 năm của Bộ GD-ĐT. Tùy theo điều kiện về trình độ bản thân, kinh tế gia đình, học sinh sẽ chọn học 1 trong 3 chương trình trên.

Tuy nhiên, điều đáng nói là học sinh có chọn tiếng Anh tăng cường hay tiếng Anh tích hợp vẫn phải học cả chương trình tiếng Anh hệ 7 năm! Điều bất hợp lý này đã tồn tại nhiều năm nay ở TP.HCM.

Theo hiệu trưởng một trường THCS ở Q.Tân Bình: “Học sinh các khối lớp học tiếng Anh tăng cường 5 tiết/tuần, nhưng vẫn phải học thêm 3 tiết/tuần theo sách giáo khoa tiếng Anh của Bộ GD-ĐT”.

Tương tự, “tính tổng cộng, học sinh các khối lớp 6, 7, 8 của trường tôi học đến 8 tiết tiếng Anh/tuần; học sinh khối lớp 9 học 7 tiết tiếng Anh/tuần. Ngay cả chương trình tích hợp học sinh đã học 8 tiết/tuần (bao gồm cả toán, khoa học và tiếng Anh) vẫn phải học thêm 1 tiết tiếng Anh theo sách giáo khoa của bộ.

Số tiết môn tiếng Anh quá nhiều như thế là bất hợp lý và gây thêm áp lực không cần thiết cho học sinh” – một giáo viên tiếng Anh ở Q.3 bộc bạch.

Ban giám hiệu các trường và giáo viên đều nhận ra những bất cập của việc triển khai dạy song song 2 chương trình, nhưng “bắt buộc phải thực hiện vì đề kiểm tra cuối học kỳ do Phòng GD-ĐT biên soạn, đề thi tuyển sinh vào lớp 10 do Sở GD-ĐT biên soạn đều bám sát chương trình của Bộ GD-ĐT. Nếu học sinh không học sách giáo khoa của bộ thì rất dễ bị rớt” – hầu hết các trường đều giải thích như thế.

Hiệu trưởng một trường THCS còn cho biết: “Học sinh hệ tiếng Anh tăng cường sẽ có học bạ riêng theo hướng dẫn của Sở GD-ĐT TP. Trong đó các em sẽ được kiểm tra đủ 4 kỹ năng và được ghi điểm đầy đủ.

Ngoài ra, học sinh hệ tăng cường còn có một loại học bạ khác: học bạ bình thường như học sinh học tiếng Anh hệ 7 năm. Trong đó điểm kiểm tra thường xuyên và kiểm tra cuối học kỳ môn tiếng Anh hệ 7 năm cùng với điểm các môn khác như toán, lý, hóa, sinh, sử, địa… sẽ ghi vào sổ này. Do đó nhà trường không thể không dạy tiếng Anh hệ 7 năm”.

Chênh lệch kiến thức giữa 2 loại giáo trình

Giáo trình hệ tăng cường là giáo trình của nước ngoài, dạy học sinh theo 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh THCS. Những bài tập trong giáo trình này cũng gần với dạng bài thi để lấy các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

Còn sách giáo khoa của Bộ GD-ĐT tập trung vào phần ngữ pháp nhiều hơn, dành cho học sinh bắt đầu học tiếng Anh, nên rất dễ đối với học sinh hệ tăng cường hoặc hệ tích hợp. Ngoài ra, sách giáo khoa này được viết cách đây hơn 10 năm, có nhiều nội dung đã lỗi thời nên khó hấp dẫn được học sinh.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Tiếng anh tăng cường là gì? Tiếng anh tích hợp là gì?. Mọi thông tin trong bài viết Tiếng anh tăng cường là gì? Tiếng anh tích hợp là gì? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (61 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button