Trăng thượng huyền là trăng gì? Trăng hạ huyền là trăng gì?
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Trăng thượng huyền là trăng gì? Trăng hạ huyền là trăng gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Trăng thượng huyền là trăng gì? Trăng hạ huyền là trăng gì?
Trăng thượng huyền có tỷ lệ được chiếu sáng lớn dần lên (khi được quan sát qua từng đêm), tức là trăng đang tròn dần. Trăng hạ huyền ngược lại với trăng thượng huyền.
Trăng thượng huyền có phần được chiếu sáng ở bên phải, trăng hạ huyền có phần được chiếu sáng ở bên trái.
Bạn đang xem: Trăng thượng huyền là trăng gì? Trăng hạ huyền là trăng gì?
- Trăng hình lưỡi liềm như chữ C là trăng tròn dần (thượng huyền).
- Trăng khuyết có hình chữ D ngược là trăng tròn dần (thượng huyền).
- Trăng tròn có hình chữ O.
- Trăng khuyết có hình chữ D là trăng khuyết dần (hạ huyền).
- Trăng hình lưỡi liềm như chữ C ngược là trăng khuyết dần (hạ huyền).
Một số quan điểm về trăng thượng huyền và trăng hạ huyền
“Thời gian vào khoảng đầu tuần cuối cùng của tháng âm lịch, mặt trăng đã khuyết thành hình bán nguyệt (thường là ngày 22 hoặc 23 âm lịch); phân biệt với thượng huyền” Thượng huyền “khoảng thời gian vào khoảng giữa của nửa đầu tháng âm lịch, khi mặt trăng có hình bán nguyệt (thường là các ngày 7, 8, 9 âm lịch); phân biệt với hạ huyền”
“Trong quá trình Mặt trăng quay quanh Trái đất, vị trí tương đối giữa Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời luôn thay đổi. Sau thời kỳ trăng mới mọc, từ đó trở đi Mặt trăng tiếp tục chuyển dịch theo quỹ đạo và mỗi ngày nửa mặt trăng hướng về Trái đất càng được Mặt trời chiếu sáng nhiều hơn, trăng lưỡi liềm mỗi ngày thêm đầy đặn, đến ngày 7 hoặc 8 thành nửa hình tròn. Người ta gọi đó là trăng thượng huyền
“Khi Mặt Trời và Mặt Trăng sắp hàng nằm về cùng một phía so với Trái Đất, thì Mặt Trăng là “mới” và không nhìn thấy được phần Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng. Khi Mặt Trăng tròn dần (diện tích bề mặt của nó được chiếu sáng tăng lên khi nhìn từ Trái Đất), các pha của nó bắt đầu từ trăng mới, trăng lưỡi liềm, bán nguyệt đầu tháng, trăng khuyết, trăng tròn, sau đó lại là trăng khuyết, bán nguyệt cuối tháng, trăng lưỡi liềm và không trăng (bắt đầu trăng non). Nửa vầng trăng thường nhắc đến bán nguyệt đầu tháng (trăng thượng huyền) hoặc bán nguyệt cuối tháng (trăng hạ huyền)”
Danh từ “hạ huyền” và “thượng huyền” thực ra là từ gốc Hán, không phải từ thuần Việt, trong đó “huyền” (弦) mang nghĩa là “dây cung”, “dây đàn”. Cạnh huyền, đường huyền trong tam giác vuông cũng chính là từ này. Cũng như Việt Nam, Nhật Bản cũng là một quốc gia sử dụng từ gốc Hán nên họ cũng có khái niệm trăng thượng huyền (上弦, âm Nhật: Jōgen) và hạ huyền (下弦, âm Nhật: Kagen).
Hầu hết các từ điển tiếng Nhật đều giải thích rằng trăng thượng huyền hay hạ huyền là một kiểu bán nguyệt (nửa vầng trăng), hay còn gọi là “trăng giương cung” hay “cung nguyệt”. Tức là xem nửa mặt trăng như cánh cung, và trường hợp dây cung (huyền) nằm bên trên thì gọi là thượng huyền, còn trường hợp dây cung hướng xuống dưới thì gọi là hạ huyền. Như vậy, theo cách định nghĩa này thì mặt trăng bên trái trong hình bên dưới là trăng thượng huyền, còn bên phải là trăng hạ huyền
Nói đến trăng hạ huyền, trăng thượng huyền là nói đến tháng âm lịch. Ngày xưa, các nước Á châu chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản đều dùng “thái âm lịch” (âm lịch) chứ không dùng “thái dương lịch” (dương lịch) như ngày nay. Nếu thái dương lịch lấy mặt trời làm chuẩn thì thái âm lịch lấy mặt trăng làm chuẩn. Chẳng hạn nói ngày mùng 3 tháng 3 thì đó là ngày thứ 3 kể từ khi trăng mới xuất hiện. Trong những ngày này thì luôn thấy trăng lưỡi liềm ở trời Tây. Và trăng tròn (mãn nguyệt) vào ngày thứ 15 thái âm lịch từ bầu trời phía Đông. Và trong thái âm lịch thì phần đầu tháng được gọi là “thượng”, phần giữa là “trung” và phần cuối là “hạ” (ngày nay gọi là thượng tuần, trung tuần và hạ tuần).
Khoảng mùng 7, mùng 8 thuộc phần thượng và ngày 21 ở phần hạ thì mặt trăng lúc này là một nửa (bán nguyệt), trông như hình cánh cung. Một thuyết khác ở Nhật cho rằng nguyên phần bán nguyệt gọi là “huyền”, chứ không phải là đường thẳng của bán nguyệt. Do đó, theo thuyết này thì trăng thượng huyền, trăng hạ huyền không phải là đường huyền nằm bên trên hay bên dưới mà là phần huyền (nguyên phần bán nguyệt) xuất hiện vào thời kỳ nào của tháng (thượng hay hạ).
Các pha mặt trăng
Học tên gọi các pha mặt trăng. Mặt trăng xoay quanh trái đất, và khi đó chúng ta nhìn thấy nhiều góc độ khác nhau của phần mặt trăng được chiếu sáng. Mặt trăng không tự phát sáng mà chỉ phản chiếu ánh sáng từ mặt trời. Khi chuyển từ trăng khuyết đến trăng tròn và khuyết trở lại, mặt trăng trải qua nhiều pha, được nhận biết bằng hình trăng lưỡi liềm và trăng khuyết do bóng của mặt trăng tạo ra. Mặt trăng có các pha như sau:
- Trăng mới
- Trăng lưỡi liềm đầu tháng
- Bán nguyệt đầu tháng
- Trăng khuyết đầu tháng
- Trăng tròn
- Trăng khuyết cuối tháng
- Bán nguyệt cuối tháng
- Trăng lưỡi liềm cuối tháng
Ý nghĩa của các pha mặt trăng
Mặt trăng di chuyển theo cùng một quỹ đạo xung quanh trái đất mỗi tháng, do đó hàng tháng cũng trải qua các pha như nhau. Sở dĩ có các pha mặt trăng là do góc nhìn của chúng ta từ trái đất. Chúng ta nhìn thấy phần được chiếu sáng của mặt trăng thay đổi khác nhau khi mặt trăng chuyển động xung quanh trái đất. Bạn hãy nhớ rằng một nửa mặt trăng luôn luôn được mặt trời chiếu sáng: góc nhìn từ trái đất quyết định các pha của mặt trăng mà chúng ta nhìn thấy.
- Trong thời kỳ trăng mới, mặt trăng ở vị trí giữa trái đất và mặt trời, do đó từ góc nhìn của chúng ta, mặt trăng không được chiếu sáng. Vào thời điểm này, phần được chiếu sáng của mặt trăng hoàn toàn hướng về phía mặt trời, và chúng ta sẽ nhìn thấy phần tối của mặt trăng.
- Trong thời kỳ bán nguyệt đầu tháng, chúng ta nhìn thấy nửa phần được chiếu sáng và nửa phần không được chiếu sáng của mặt trăng. Hiện tượng này cũng diễn ra trong thời kỳ bán nguyệt cuối tháng, chỉ khác là các mặt được nhìn thấy ở chiều ngược lại.
- Khi trăng tròn, chúng ta nhìn thấy toàn bộ phần được chiếu sáng của mặt trăng, trong khi phần tối hoàn toàn hướng ra ngoài.
- Sau thời gian trăng tròn, mặt trăng tiếp tục hành trình của nó trở lại vị trí ban đầu giữa trái đất và mặt trời, bắt đầu một tuần trăng mới.
- Mặt trăng mất hơn 27,32 ngày để hoàn thành một vòng chuyển động xung quanh trái đất. Tuy nhiên, một tháng mặt trăng (từ trăng mới này đến trăng mới sau) là 29,5 ngày, bởi vì đó là khoảng thời gian để mặt trăng quay trở lại vị trí của nó giữa mặt trời và trái đất.
Nguyên nhân dẫn đến trăng khuyết đầu tháng và trăng khuyết cuối tháng
Trên hành trình từ trăng mới đến trăng tròn, chúng ta sẽ thấy tỷ lệ lớn dần lên ở nửa được chiếu sáng của mặt trăng, và hiện tượng này được gọi là trăng tròn dần. Khi chuyển lại từ trăng tròn đến trăng mới, chúng ta sẽ nhìn thấy tỷ lệ nhỏ dần đi ở nửa được chiếu sáng của mặt trăng; hiện tượng này được gọi là trăng khuyết dần.
Các pha của mặt trăng luôn diễn ra như nhau, do đó dù mặt trăng có thể xuất hiện ở các vị trí và các hướng khác nhau trên bầu trời, bạn vẫn có thể xác định được mặt trăng đang ở pha nào nếu biết phải quan sát những gì.
Quy tắc D, O, C. Mặt trăng luôn tuân theo cùng một quy luật chiếu sáng, do đó bạn có thể dùng hình dạng của các chữ cái D, O, và C để xác định trăng thượng huyền và trăng hạ huyền. Ở pha bán nguyệt đầu tháng, mặt trăng trông giống hình chữ D. Khi trăng tròn, mặt trăng trông như hình chữ O. Và ở pha bán nguyệt cuối tháng, mặt trăng trông như hình chữ C.
- Trăng hình lưỡi liềm như chữ C ngược là trăng tròn dần (thượng huyền).
- Trăng khuyết có hình chữ D là trăng tròn dần (thượng huyền).
- Trăng khuyết có hình chữ D ngược là trăng khuyết dần (hạ huyền).
- Trăng hình lưỡi liềm như chữ C là trăng khuyết dần (hạ huyền).
Biết rằng mặt trăng tròn dần và khuyết dần từ phải sang trái. Các phần khác nhau của mặt trăng được chiếu sáng trong thời kỳ trăng tròn dần và khuyết dần. Ở bắc bán cầu, phần mặt trăng được chiếu sáng sẽ lớn dần từ phải sang trái cho đến khi trăng tròn, sau đó nhỏ dần từ phải sang trái.
- Mặt trăng tròn dần (trăng thượng huyền) sẽ được chiếu sáng ở phần bên phải, và trăng khuyết dần (trăng hạ huyền) sẽ được chiếu sáng ở phần bên trái.
- Giơ bàn tay phải với ngón cái hướng ra ngoài, lòng bàn tay hướng về phía bầu trời. Ngón cái và các ngón còn lại tạo thành một vòng cung như hình chữ C ngược. Nếu mặt trăng khớp với vòng cung này thì đó là trăng thượng huyền (tròn dần). Khi bạn lặp lại động tác này với tay trái và mặt trăng khớp với hình chữ “C” thì đó là trăng hạ huyền (khuyết dần)
Xác định các pha của mặt trăng ở bắc bán cầu
Biết rằng mặt trăng tròn dần và khuyết dần từ phải sang trái. Các phần khác nhau của mặt trăng được chiếu sáng trong thời kỳ trăng tròn dần và khuyết dần. Ở bắc bán cầu, phần mặt trăng được chiếu sáng sẽ lớn dần từ phải sang trái cho đến khi trăng tròn, sau đó nhỏ dần từ phải sang trái.
- Mặt trăng tròn dần (trăng thượng huyền) sẽ được chiếu sáng ở phần bên phải, và trăng khuyết dần (trăng hạ huyền) sẽ được chiếu sáng ở phần bên trái.
- Giơ bàn tay phải với ngón cái hướng ra ngoài, lòng bàn tay hướng về phía bầu trời. Ngón cái và các ngón còn lại tạo thành một vòng cung như hình chữ C ngược. Nếu mặt trăng khớp với vòng cung này thì đó là trăng thượng huyền (tròn dần). Khi bạn lặp lại động tác này với tay trái và mặt trăng khớp với hình chữ “C” thì đó là trăng hạ huyền (khuyết dần).
Nhớ quy tắc D, O, C. Mặt trăng luôn tuân theo cùng một quy luật chiếu sáng, do đó bạn có thể dùng hình dạng của các chữ cái D, O, và C để xác định trăng thượng huyền và trăng hạ huyền. Ở pha bán nguyệt đầu tháng, mặt trăng trông giống hình chữ D. Khi trăng tròn, mặt trăng trông như hình chữ O. Và ở pha bán nguyệt cuối tháng, mặt trăng trông như hình chữ C.
- Trăng hình lưỡi liềm như chữ C ngược là trăng tròn dần (thượng huyền).
- Trăng khuyết có hình chữ D là trăng tròn dần (thượng huyền).
- Trăng khuyết có hình chữ D ngược là trăng khuyết dần (hạ huyền).
- Trăng hình lưỡi liềm như chữ C là trăng khuyết dần (hạ huyền).
Tìm hiểu thời gian mặt trăng mọc và lặn. Thời gian mọc và lặn của mặt trăng không phải lúc nào cũng giống nhau mà thay đổi tùy vào pha của mặt trăng. Điều này có nghĩa là bạn có thể dựa vào thời gian trăng mọc và lặn để xác định đó là trăng thượng huyền hay hạ huyền.
- Bạn không thể nhìn thấy trăng mới, vì khi đó nó không được mặt trời chiếu sáng, và vì thời gian mặt trăng mọc và lặn trùng với mặt trời.
- Khi trăng thượng huyền dần chuyển sang bán nguyệt đầu tháng, mặt trăng mọc vào buổi sáng, đạt đỉnh điểm khi hoàng hôn và lặn vào khoảng nửa đêm.
- Trăng tròn mọc khi mặt trời lặn và lặn khi mặt trời mọc.
- Khi trăng hạ huyền chuyển sang bán nguyệt cuối tháng, mặt trăng sẽ mọc vào lúc nửa đêm và lặn vào buổi sáng
Xác định các pha mặt trăng ở nam bán cầu
Tìm hiểu các phần được chiếu sáng của mặt trăng trong thời kỳ trăng thượng huyền và hạ huyền. Ngược lại với mặt trăng được nhìn từ bắc bán cầu, mặt trăng nhìn từ nam bán cầu sẽ được chiếu sáng từ trái sang phải, tròn đầy và sau đó nhỏ dần từ trái sang phải.
- Trăng thượng huyền có phần được chiếu sáng ở bên phải, trăng hạ huyền có phần được chiếu sáng ở bên trái.
- Giơ bàn tay phải với ngón cái hướng ra ngoài, lòng bàn tay hướng về phía bầu trời. Ngón cái và các ngón còn lại tạo thành vòng cung hình chữ C ngược. Nếu mặt trăng khớp với vòng cung này thì đó là trăng hạ huyền (khuyết dần). Nếu bạn lặp lại động tác này với bàn tay trái, và mặt trăng khớp với vòng cung hình chữ “C” thì đó là trăng thượng huyền (tròn dần).
Nhớ quy luật C, O, D. Mặt trăng nhìn ở nam bán cầu sẽ trải qua tất cả các pha tương tự như chúng ta nhìn thấy ở bắc bán cầu, nhưng thứ tự các chữ cái sẽ ngược lại.
- Trăng hình lưỡi liềm như chữ C là trăng tròn dần (thượng huyền).
- Trăng khuyết có hình chữ D ngược là trăng tròn dần (thượng huyền).
- Trăng tròn có hình chữ O.
- Trăng khuyết có hình chữ D là trăng khuyết dần (hạ huyền).
- Trăng hình lưỡi liềm như chữ C ngược là trăng khuyết dần (hạ huyền).
Tìm hiểu thời gian mặt trăng mọc và lặn. Mặc dù phần được chiếu sáng của mặt trăng nhìn từ nam bán cầu sẽ ngược lại so với khi nhìn từ bắc bán cầu, thời gian mặt trăng mọc và lặn ở hai bán cầu ở cùng pha đều như nhau.
- Trăng bán nguyệt đầu tháng sẽ mọc vào buổi sáng và lặn vào khoảng nửa đêm.
- Trăng tròn mọc và lặn trùng với thời gian mặt trời lặn và mọc.
- Trăng bán nguyệt cuối tháng sẽ mọc vào lúc nửa đêm và lặn vào buổi sáng
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Trăng thượng huyền là trăng gì? Trăng hạ huyền là trăng gì?. Mọi thông tin trong bài viết Trăng thượng huyền là trăng gì? Trăng hạ huyền là trăng gì? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp