Học TậpLớp 8

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống lớp 8 (10 Mẫu)

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống bao gồm hướng dẫn viết cùng 10 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 8 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống.

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống.
Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống.

Mục lục

Hướng dẫn Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống lớp 8

I. Mở bài

Bạn đang xem: Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống lớp 8 (10 Mẫu)

– Giới thiệu vấn đề, nêu tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong xã hội hiện nay.

– “Ứng xử” vốn được coi như một tiêu chuẩn, một thước đo để khẳng định kiến thức của con người. Đối với nhiều người hiện nay, chỉ cần qua cách ứng xử thôi là có thể biết được tính cách cũng như học thức của người đối diện như nào.

II. Thân bài:

– Giải thích ứng xử là gì?

+ Ứng xử được hiểu là một biểu hiện của giao tiếp, chính là cách mà con người phản ứng lại trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định. Ứng xử còn được thể hiện cụ thể qua thái độ, hành động, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người với cá nhân, tập thể xung quanh.

– Ứng xử mang lại điều gì cho con người?

  • Một người có ứng xử tốt chắc chắn sẽ được nhiều người yêu quý, tôn trọng.
  • Và ngược lại, những kẻ nói tục chửi bậy, thô lỗ bất lịch sự,… có những hành vi ứng xử không tốt, tiêu cực sẽ bị xa lánh và ghét bỏ. Những người ứng xử kém không chỉ cho thấy rằng bản thân đang không tôn trọng người khác mà chính họ cũng đang không tôn trọng mình. Họ vô tình tạo nên một hình ảnh xấu trong mắt những người xung quanh.
  • Một học sinh ngoan ngoãn, vâng lời và luôn chào hỏi thầy cô sẽ được yêu quý hơn những học sinh ăn nói xấc xược, có thái độ vô lễ đúng không bạn?
  • Hay như trong các cuộc thi hoa hậu cũng vậy. Ở vòng chung kết bao giờ cũng sẽ có một câu hỏi về kiến thức xã hội để kiểm tra cách ứng xử của thí sinh dự thi. Người nào mà có câu trả lời thông minh, sắc bén sẽ luôn được lòng mọi người và ban giám khảo đánh giá cao và có khả năng trở thành hoa hậu cao hơn những thí sinh khác trong cùng một cuộc thi khi cơ hội của mọi người là như nhau.

– Ngay từ bây giờ trong mỗi chúng ta hãy có những hành động đúng mực, tập cho mình những hành vi, lối sống tích cực. Và hơn hết là điều đó sẽ giúp bạn có một lối sống ứng xử tốt.

“Chim khôn hót tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”

III. Kết luận

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của một con người. Vì vậy, có thể nói rằng ứng xử chính là chiếc chìa khóa để chúng ta tiếp xúc với xã hội, hòa đồng với những con người có hiểu biết, văn minh, lịch sự

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 1

Trong mọi mối quan hệ xã hội, văn hoá ứng xử vô cùng quan trọng. Nó trở thành một chuẩn mực thông qua đó người ta có thể đánh giá trình độ tri thức của con người, của một đất nước. Bởi vậy mà người xưa thường có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Trong môi trường giáo dục, để học sinh phát triển toàn diện thì ngoài giáo dục tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ, nghề nghiệp thì giáo dục đạo đức có vai trò vô cùng quan trọng. Đạo đức, hành xử, là thước đo để đánh giá nhân cách của con người. Tuy nhiên, văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay lại đang là vấn đề nhức nhối và cần được quan tâm.

Trên thực tế, trường học là nơi học sinh có cơ hội để khẳng định mình, được hưởng nền giáo dục toàn diện và tạo điều kiện thuận lợi, học sinh không chỉ giàu có về trí thức mà còn được hình thành và phát triển nhân cách của mình. Những học sinh luôn gương mẫu, lễ phép với thầy cô, ngoan ngoãn chăm chỉ học hành luôn là niềm tự hào của gia đình và nhà trường. Trong công việc, những học sinh này luôn thể hiện mình là người có trách nhiệm, chịu khó học hỏi tìm tòi, biết thắc mắc trước những cái khó, tìm thầy cô để bày tỏ nguyện vọng hay những vấn đề còn vướng mắc để nhận được sự tư vấn từ người có kinh nghiệm, từ đó mối quan hệ thầy trò ngày một tốt đẹp hơn.

Nhiều học sinh đau lòng trước những khó khăn của thầy cô mà kêu gọi giúp đỡ, chia sẻ những câu chuyện ấm lòng người. Đối với bạn bè, các em cũng có lối ứng xử rất phù hợp và đáng học hỏi, thương yêu giúp đỡ nhau trong học tập, đoàn kết xây dựng tập thể vững mạnh, ủng hộ giúp đỡ những bạn gia đình còn khó khăn, vất vả. Một số học sinh không quản ngại gian nan, cõng bạn đến trường nơi vùng núi xa xôi đều là những hành động vô cùng tốt đẹp và giàu ý nghĩa nhân văn. Trong cách ăn nói luôn đúng mực, đi thưa về chào, kính trên nhường dưới, lễ phép với người lớn tuổi đều được thể hiện rất tốt đẹp, góp phần xây dựng văn hoá ứng xử trong nhà trường lành mạnh, an toàn.

Song, mặt khác, ta cũng không khỏi bức xúc trước những hành vi thiếu văn hoá, ứng xử thiếu giáo dục của một bộ phận học sinh hiện nay. Nhiều bạn trẻ tỏ ra vô lễ, thiếu ý thức, xúc phạm những người thầy đang đứng trên bục giảng từng ngày truyền đạt kiến thức cho chính mình. Gặp thầy cô thì lướt qua hoặc cố tình xem như không biết, nhiều em còn ngang bướng, cãi lý, thậm chí dùng cả những lời lẽ nặng nề với thầy cô. Những thầy cô nghiêm khắc thì bảo bà này, ông nọ dữ dằn, khó ưa nhưng ai biết sâu đó là cả một tình thương bao la mong muốn các em nên người. Những bài báo viết về học sinh A đánh thầy nhập viện, học sinh B chửi thầy giáo trước cổng trường vẫn viết ra hằng ngày cho thấy mức độ đáng báo động về đạo đức của học sinh ngày nay. Ngang nhiên nói tục ngay trước mặt thầy cô, xé bài kiểm tra, ăn nói cộc cằn, thiếu lễ độ vào ra trong giờ học không xin phép, cố tình xúc phạm nhân phẩm thầy cô là những biểu hiện vẫn thường thấy đâu đây trong các trường học.

Trong gia đình, một bộ phận học sinh thờ ơ với cha mẹ, chăm chăm chơi điện tử mà bỏ bê học tập, thiếu lễ phép với ông bà, người thân. Có những em còn tai hại hơn khi nảy sinh trộm cắp tiền bạc của ba mẹ để thoả mãn nhu cầu sở thích cá nhân, chểnh mảng học hành, không quan tâm đến học tập khiến bố mẹ phiền lòng, lo lắng. Với bạn bè thì dùng ngôn ngữ tục tĩu mà các em xem đó như là lời nói để thể hiện cái tôi của bản thân, nhiều em còn đưa tên bố mẹ các bạn khác ra làm trò đùa. Thực trạng đáng buồn hơn là việc đánh nhau trong nhà trường, nhiều học sinh vì chút xích mích nhỏ mà gây gổ, lôi bè kéo cánh đánh nhau, gây tổn thương về tinh thần và thể xác cho bạn mình. Nhiều video được ghi lại cảnh hành hạ bạn, đánh nhau xé áo lột quần, quấy rối bạn cùng trường… tràn lan trên mạng xã hội đã cho thấy đạo đức của học sinh đang ngày một xuống cấp nghiêm trọng. Một bộ phận khác sử dụng mạng Facebook, Zalo… như một công cụ để hạ uy tín, chửi bới, gây gổ nhau,… rồi dẫn đến những hành động thương tâm. Một số học sinh có dấu hiệu phạm tội khi con đang đi học.

Vậy nguyên nhân do đâu mà học sinh ngày càng trở nên hỗn láo, vô tâm, xấc xược như vậy. Liệu có phải đổ lỗi hết cho nền giáo dục? Thiết nghĩ, nhà trường có trách nhiệm vô cùng lớn và gia đình xã hội, bản thân mỗi học sinh cũng cần có trách nhiệm với lối sống của mình. Sự thiếu quan tâm từ gia đình, nhà trường, sự quản lí chưa nghiêm ngặt, xã hội trật tự trị an vẫn còn là vấn đề nhức nhối về tệ nạn xã hội thì làm sao có thể tránh cho trẻ những sai lầm lệch lạc. Vì vậy, chúng ta cần phối hợp thật chặt chẽ để giáo dục đạo đức và lối sống cho học sinh, mỗi người lớn phải là tấm gương đạo đức sáng ngời, thầy cô phải nêu gương cho học sinh. Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác để học sinh phát huy khả năng và trái tim yêu thương của mình. Đặc biệt, mỗi một học sinh chúng ta phải thực sự hiểu mình, phải có nguyên tắc sống cho bản thân, tránh sa vào tệ nạn xã hội, cố gắng chăm chỉ học hành, quý thầy mến bạn. Có lối sống trung thực trong học tập và đời sống. Giản dị và khiêm tốn, nỗ lực hết mình để hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Bác Hồ từng nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Vì vậy, chúng ta – những thế hệ tương lai, những chồi non của đất nước, hãy phấn đấu thật nhiều để xây dựng văn hóa học đường thật đẹp, rạng ngời trong nhân cách, lối sống như chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 2

Từ xưa đến nay kho tàng văn học Việt Nam luôn có nhiều câu ca dao, tục ngữ, các bài học được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác nói về văn hóa ứng xử, cách đối nhân xử thế giữa con người với con người. Vấn đề văn hóa ứng xử luôn là vấn đề thu hút được sự quan tâm đông đảo của toàn xã hội, đặc biệt là vấn đề văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay.

Để đi sâu vào vấn đề, hiểu rõ về vấn đề cần nghiên cứu thì chúng ta phải biết thế nào là văn hóa, thế nào là cách ứng xử? Có thể hiểu văn hóa là tổng hợp các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể với cộng đồng. Qua những hoạt động sáng tạo ấy, các thế hệ tiếp nối nhau đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực, những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Còn ứng xử có thể nôm na là cách mình đối đáp, trả lời với người khác khi người đó đang tác động đến ta. Và cách ứng xử được thể hiện rõ qua thái độ, cử chỉ, hành động, lời nói,… của mình là cách người khác đang nhìn nhận, đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta bao gồm cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên. Văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người, cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, lịch sự, văn minh. Ví như nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức, chứ không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó, cứ tiện cho mình, sạch cho mình là được, còn xung quanh có ra sao cũng mặc kệ. Từ những ví dụ trên, chúng ta thấy rằng văn hóa ứng xử đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống con người, và đặc biệt là cuộc sống hiện đại ngày nay.

Trên thực tế, hành vi ứng xử của các bạn trẻ trong xã hội ngày nay là sự giao thoa nhuần nhuyễn giữa đông và tây, giữa cái mới và cái cổ điển. Với sự bùng nổ của thiết bị công nghệ, các bạn có cơ hội được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, từ đó hình thành cung cách ứng xử tiến bộ, hợp thời. Không còn những hủ tục như trọng nam khinh nữ, đạo tam tòng như thế hệ cũ, các bạn trẻ thể hiện sự tôn trọng với phái yếu bằng những hành động “ga – lăng” như luôn nhường phụ nữ đi trước, mở cửa, kéo ghế cho các bạn gái, nói năng vừa đủ nghe, lịch thiệp,… Ngoài ra, được bồi bổ kiến thức đa chiều, văn hóa ứng xử của các bạn trẻ cũng được nâng tầm, từ đó tác động đến những lối suy nghĩ còn lạc hậu, không theo kịp thời đại nhằm từng bước thay đổi, loại trừ.

Trước hết phải nói đến văn hóa ứng xử giữa con người với con người. Nền văn hóa này đã được dân tộc ta vun đắp nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như; “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “ Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, “ Uống nước nhớ nguồn”,…đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, quan tâm yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Cái nôi đầu tiên khởi nguồn cho chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Từ khi con người ta được sinh ra đến khi trưởng thành là cả một quá trình dài tu dưỡng, rèn luyện học tập không ngừng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, khi còn nhỏ chúng ta đã được ông bà, cha mẹ, người thân dạy cho chúng ta cách tập ăn, tập nói, học đọc, học viết,… khi được ai cho những món quà thì phải biết khoanh tay lại xin và nói cảm ơn. Gặp người lớn thì phải khoanh tay lại chào hỏi một cách lễ phép. Lớn hơn một chút nữa thì chúng ta học khi đi phải thưa, khi về phải trình đó là thể hiện sự lễ phép đối với ông bà, cha mẹ, để cho người lớn biết mình đi đâu, khi nào về để họ không phải lo lắng. Chẳng hạn như những bạn được sinh ra trong một gia đình bố mẹ luôn yêu thương, các thành viên trong gia đình luôn vui vẻ hòa thuận, được gia đình quan tâm, bao bọc, dạy dỗ từ những điều nhỏ nhặt nhất, những điều hay lẽ phải, giáo dục cho bản thân nhận ra được những điều sai trái khi mắc lỗi, đây cũng là cách làm cho các bạn hình thành những thói quen tốt từ rất sớm trong cách ứng xử với mọi người xung quanh. Ngược lại đối với các bạn trẻ sinh ra trong một gia đình mà bố mẹ hay xảy ra bất đồng, cự cãi nhau, gia đình không quan tâm yêu thương đến nhau, không chỉ bảo cho con em mình những điều tốt, lẽ phải thì lớn lên những bạn trẻ đó tính cách thường nóng nảy, có xu hướng bạo lực, nói năng cũng cục cằn, thô lỗ, còn cãi lại ngay cả phụ huynh của mình.

Văn hóa ứng xử không phải ai sinh ra cũng đều có khả năng cư xử một cách lịch thiệp và có văn hóa, nó được đúc kết từ một quá trình dài từ những bài học của gia đình đến những bài học trên trường lớp. Trong trường học chúng ta được dạy học về kiến thức trong sách vở, kiến thức xã hội, học đạo đức, rèn luyện về nhân cách, kỹ năng, học cách làm người, học những điều hay lẽ phải,… không chỉ học từ thầy cô, sách vở, chúng ta còn học những điều ở bên ngoài xã hội, từ mọi người xung quanh để nâng tầm hiểu biết cho bản thân. Nhà trường dạy cho ta về kiến thức văn hóa, cũng dạy cho ta những kỹ năng trong giao tiếp, kỹ năng sống để cho chúng ta trở thành những người có văn hóa, có trình độ so với những bạn không được đến trường lớp như chúng ta. Ví dụ như đi học chúng ta được thầy cô dạy cho chúng ta những bản sắc văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc ta như: truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, “Thương người như thể thương thân”, “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”,…Từ đó chúng ta biết vận dụng những bài học đó vào cuộc sống sao cho phù hợp. Đối với bạn bè gặp khó khăn thì phải giúp đỡ, động viên, khuyến khích, sẻ chia với bạn bè, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau. Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, ủng hộ, giúp đỡ những gia đình gặp khó khăn do thiên tai, lũ lụt,… Thông qua các bài học chúng ta biết vận dụng ứng xử sao cho phù hợp với bạn bè và mọi người xung quanh cho đúng mực, thể hiện mình là người văn minh, có văn hóa, được học hành, dạy dỗ bài bản.

Tuy nhiên hiện nay có không ít các bạn học sinh cũng được đi học tới nơi tới trốn so với những bạn còn kém may mắn không được đến trường mà có những hành vi, cách cư xử thiếu văn hóa trong môi trường học đường không khác gì những người ở đầu đường, xó chợ. Có thể nói đến đó là tình trạng học sinh khi nói chuyện với thầy cô giáo thì cộc lộc, trống không, nhiều bạn hay bị thầy cô gọi trả bài nhưng lại không thuộc bài nên bị thầy cô phạt từ đó dẫn đến ghét thầy cô, đi nói xấu thầy cô mình với các bạn khác, thậm chí còn gọi thầy cô mình là “ông này”, “bà nọ”.

Những nhóm học sinh chơi với nhau thường nói chuyện xưng hô mày, tao, thậm chí không còn gọi tên của nhau mà thay vào đó là gọi tên của phụ huynh của người khác hoặc hay nói tục, chửi thề đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vấn nạn bạo lực học đường,…Một tình trạng đáng báo động trong học sinh hiện nay đó là tình trạng học sinh vô lễ với giáo viên đây là hành động không có văn hóa, cư xử không đúng chuẩn mực của người học sinh, còn đâu là truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Chúng ta cần lên án, phê phán mạnh mẽ đối với những bạn có hành vi này, đây cũng là hành vi trái đạo đức của những người học sinh đối với những người đã dạy dỗ chúng ta, cho ta kiến thức, những người làm nhiệm vụ trồng người cho đất nước.

Còn khi ở bên ngoài xã hội chúng ta phải biết ứng xử, nói chuyện với mọi người như thế nào để thể hiện mình là người văn minh, có tri thức. Chẳng hạn như khi ở bên ngoài xã hội chúng ta chúng ta cũng được gia đình, nhà trường giáo dục là gặp người lớn, người có quen biết thì chúng ta phải chào hỏi đàng hoàng, gặp người già phải biết kính trọng họ, biết kính trên nhường dưới, tôn trọng những người xung quanh, sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết. Đây là những tình huống cụ thể mà chúng ta thường hay gặp trong cuộc sống đó là khi tham gia giao thông thì chúng ta cũng phải thể hiện mình là người có văn hóa đi đúng làn đường, phần đường quy định, chở đúng số lượng người cho phép, đi xe phải đội mũ bảo hiểm, khi đi trên trường nếu có xảy ra va quẹt với người khác thì cũng phải xin lỗi họ và dừng lại kiểm tra xem họ và phương tiện của bị trầy, hư hỏng gì không. Giới trẻ hiện nay thường rất manh động họ chỉ xảy ra va quẹt không cần biết ai đúng ai sai mà đã cự cãi, thậm chí đã có nhiều vụ xô xát, ẩu đả dẫn đến thương vong dẫn đến những hậu quả đáng tiếc xảy ra gây nên tâm lý hoang mang lo sợ cho những người tham gia giao thông khi đụng phải các thanh niên hổ báo, thích thể hiện bản thân, cái tôi của mình mà không coi ai ra gì. Cũng có thể dẫn chứng văn hóa ứng xử của giới trẻ hiện nay đó là khi đi ra ngoài đường gặp người già, trẻ nhỏ khi muốn qua đường hay những trường hợp thường gặp khi đi xe bus, cũng như văn hóa xếp hàng, văn hóa giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng,… thì những người có văn hóa, có tri thức các bạn sẽ hành động bằng cách đi lại chỗ người già hay bạn nhỏ cần đi qua đường dẫn người già và bạn nhỏ đó qua đường một cách an toàn, còn trên xe bus thì chủ động nhường ghế cho người lớn tuổi, phụ nữ có thai và những người khuyết tật mà không cần ai phải nhắc nhở, người có ý thức thì sẽ tuân thủ các quy định ở những nơi công cộng không xả rác, vứt rác bừa bãi,…. Tuy đây chỉ là những hành động nhỏ nhưng lại thể hiện được mình là người có văn hóa, biết cách ứng xử với mọi người, đây cũng là những hành động đẹp được mọi người khen ngợi và để lại ấn tượng cho những người xung quanh. Đây cũng là những nét đẹp cần gìn giữ và phát huy trong giới trẻ hiện nay, phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên hiện nay trong giới trẻ gặp những tình huống như vậy các bạn còn thờ ơ, làm ngơ như không thấy, thậm chí còn giành giật chỗ ngồi với những người lớn tuổi hơn hay khi có người bảo nhường ghế cho trẻ em, người lớn tuổi thì mới nhường, còn có những trường hợp còn cố tình không nhường, đã vậy còn nói chuyện lớn tiếng gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến những người xung quanh hoặc ngay khi xếp hàng mua đồ cũng vậy văn hóa xếp hàng của giới trẻ thì rất tệ, thiếu ý thức. Còn nhiều những trường hợp vụ việc rất dễ thấy trên các trang thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội như các bạn trẻ đi chơi, ăn uống không hiểu vì có xảy ra xích mích từ trước, hay là do từ những lời góp ý của người khác, hay từ một cái nhìn mà nói người khác nhìn đểu mình,… Đó cũng là nguyên nhân gây nên các vụ đánh nhau, kéo băng nhóm chém nhau, thậm chí có nhiều bạn thấy người khác bị đánh không can ngăn lại còn quay lại video để đăng tải lên các trang mạng. Đây là những hình ảnh xấu xí, hành động cần phải lên án đấu tranh với những bạn trẻ có lối sống cách cư xử gây ảnh hưởng đến dư luận xã hội làm xấu đi hình ảnh về một xã hội văn minh.

Sự suy thoái về mặt văn hóa, đạo đức trong giới trẻ hiện nay còn thể hiện ở lối sống buông thả, thích ăn chơi, đua đòi theo người khác, thích hưởng thụ mà không thích lao động. Cách cư xử của giới trẻ hiện nay ảnh hưởng không ít bởi phong cách sống của phương Tây, các bạn trẻ cho rằng sống để hưởng thụ, để làm những điều mình thích. Giới trẻ không ngần ngại phá vỡ những quy chuẩn đạo đức, văn hóa dân tộc như kính trên nhường dưới, xem nhẹ các chuẩn mực đạo đức xã hội, ma túy, mại dâm,…Thậm chí, việc sống thử trước hôn nhân cũng được các bạn trẻ hào hứng đón nhận, coi đó là hành động hợp mốt, hợp thời, gây ra những hậu quả đáng tiếc như có thai ngoài ý muốn dẫn đến nạo phá thai. Với những nước đã phát triển, giới trẻ thường được giáo dục cách bảo vệ bản thân ngay từ khi còn nhỏ thì tại Việt Nam, việc áp dụng một cách nửa vời vô hình dung gây ra những hậu họa đáng tiếc cho chính bản thân giới trẻ.

Nguyên nhân của sự xuống dốc trong hành vi đạo đức của giới trẻ hiện nay là do các bạn trẻ hãy học theo những thói hư, tật xấu được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội, học hỏi lẫn nhau của đại bộ phận bạn trẻ trong cuộc sống hiện nay. Chẳng hạn như học theo :Khá bảnh” về kiểu cách ăn chơi, nhảy múa, để kiểu tóc sao cho giống.Tiếp đó là do môi trường sống, môi trường giáo dục. Do công việc bận rộn, nhiều cha mẹ sẵn sàng để con cái phát triển một cách bản năng, thiếu đi sự quan tâm, thiếu đi định hướng ứng xử, hành vi khiến những đứa trẻ mất phương hướng, không biết thế nào là đúng sai, dẫn đến có những nhận thức, hành vi lệch lạc,… hậu quả khi lớn thường khó hòa nhập và giao tiếp với cộng đồng. Lý do quan trọng nhất vẫn là nằm ở bản thân ý thức của mỗi người. Con người rất dễ bị ảnh hưởng bởi những hành vi ứng xử xấu, kém văn minh, nếu không giữ vững lập trường và đấu tranh với những thói hư tật xấu thì bản thân rất dễ sa ngã.

Để khắc phục tình trạng tha hóa về đạo đức, lối sống, hành vi ứng xử thiếu văn hóa của giới trẻ hiện nay, nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự phối hợp, tác động về mọi mặt. Gia đình uốn nắn hành vi của con trẻ từ khi còn nhỏ, thường xuyên quan tâm, điều chỉnh cách ứng xử của con cái độ tuổi hình thành nhân cách. Nhà trường cần có hệ thống giáo dục bài bản, linh hoạt, vừa đáp ứng nhu cầu mở rộng văn hóa, vừa đảm bảo khuôn khổ chuẩn mực đạo đức. Với xã hội, cần có những chế tài xử phạt nghiêm minh trước những hành vi sai trái, đồng thời tuyên dương những hành động đẹp nhằm biểu dương và khích lệ các bạn trẻ sống theo đúng đạo đức, truyền thống dân tộc.

Bản thân mỗi chúng ta chính là thế hệ trẻ, là tương lai, vận mệnh đất nước, chúng ta cần từng bước nâng cao nhận thức đúng đắn về cách ứng xử trong giao tiếp, hành động từ những điều nhỏ nhặt nhất. Cùng với sự chỉ dẫn và quan tâm từ nhà trường, gia đình, hãy hình thành những thói quen tốt đẹp, tích cực tham gia các phong trào bài trừ thói hư tật xấu, rèn luyện trở thành công dân tốt, có lối ứng xử tốt đẹp, lành mạnh. Có như vậy, đất nước mới có tiềm năng phát triển dựa trên nền tảng con người bền vững.

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 3

Ngày nay, internet phát triển thịnh vượng kèm theo đó là sự ra đời của rất nhiều mạng xã hội khác nhau. Một thực trạng đang diễn ra đó là các bạn trẻ sử dụng mạng xã hội rất nhiều và rất phổ biến, kéo theo đó là các vấn đề về văn hóa ứng xử trên mạng xã hội của giới trẻ cũng gây nhiều vấn đề nhức nhối.

Ngày nay, mạng xã hội vô cùng phổ biến, nhà nhà sử dụng mạng xã hội, người người sử dụng mạng xã hội. Ở Việt Nam có rất nhiều mạng xã hội được người dân sử dụng trong đó phải kể đến: Facebook, Zalo, Instagram,… với hàng triệu người truy cập ở những lứa tuổi khác nhau. Mạng xã hội như một thế giới ảo mà ở đó con người có thể giao lưu, tương tác với nhau, từ đó cũng hình thành nên nhiều cách cư xử: trang nhã có, lịch sự có, thậm chí là thô lỗ cũng có.

Nguyên nhân của hiện trạng này đầu tiên phải kể đến ý thức sử dụng mạng xã hội của con người chưa tốt, các bạn trẻ muốn chứng minh bản thân mình với mọi người, muốn mình được chú ý. vì khi được nhiều người chú ý sẽ trở nên nổi tiếng. Hiện nay có rất nhiều “ngôi sao” bước ra từ việc nổi tiếng trên mạng xã hội nên dẫn đến việc nhiều bạn trẻ hùa theo đó. Một nguyên nhân khách quan là do ảnh hưởng từ môi trường sống, chưa được giáo dục đến nơi đến chốn,…

Việc sử dụng mạng gây ra nhiều hậu quả khôn lường: đã có nhiều cuộc xung đột, cãi vã thậm chí là bạo lực đã xảy ra có nguyên nhân là tranh cãi nhau trên mạng xã hội. Bên cạnh đó, việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều gây tốn thời gian và ảnh hưởng đến những công việc khác của con người. Để khắc phục tình trạng này, trước hết mỗi người tự điều chỉnh lại bản thân mình, cố gắng hạn chế tối đa việc sử dụng mạng xã hội, tập trung vào những công việc khác. Bên cạnh đó, chúng ta cần có một cách ứng xử trên mạng xã hội văn minh và thông thái.

Mọi thứ đều có hai mặt lợi và hại, sử dụng chúng ra sao cho hợp lí là lựa chọn của mỗi người. Chúng ta hãy góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, lành mạnh, đẹp đẽ hơn.

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 4

Trong cuộc sống hàng ngày quanh chúng ta, chắc chắn chúng ta vẫn được chứng kiến biết bao mảnh đời bất hạnh hơn mình. Thật vậy, cách ứng xử đối với những mảnh đời bất hạnh sẽ phản ánh được lòng tốt, lòng nhân ái bên trong mỗi chúng ta.

Những người có mảnh đời khổ cực, bất hạnh đã phải đối mặt với những điều khó khăn, nguy hiểm rất nhiều rồi. Vì vậy ta cần phải thương yêu và giúp đỡ họ. Truyền thống nhân đạo của nhân dân ta đã có câu “Thương người như thể thương thân” hay “Lá lành đùm lá rách”. Do vậy, phận chúng ta là những chiếc lá lành hãy lan tỏa tấm lòng và tình yêu thương của mình đối với những chiếc lá chưa lành. Dù chỉ là một vài việc tốt khá nhỏ thôi nhưng cũng phần nào làm cho tấm lòng của những người bất hạnh thêm ấm áp và xoa dịu đi những đau thương họ đang phải ngày ngày gánh chịu. Cùng nhau đoàn kết, chia sẻ nỗi niềm cũng với những tấm là chưa lành để họ có động lực vươn lên trong cuộc sống. Đừng thấy họ nghèo, họ không có nơi ở mà khinh thường họ, ông trời có mắt rồi một ngày có thể mình cũng sẽ như họ mà thôi. Ta cũng có thể làm những việc để thể hiện lòng nhân ái và giúp đỡ họ như quyên góp tiền, đồ dùng đã cũ,… Nhưng trong những tấm lòng nhân ái thì vẫn sẽ có những thành phần sống vô cảm, chỉ biết sống cho bản thân, khinh bỉ và coi thương người khác. Những hành vi này cần được lên án và phê phán vì đã làm xấu truyền thống nhân ái của đất nước ta. Vì vậy, hãy sống biết yêu thương, trân trọng người khác, giúp đỡ họ cũng chính là giúp đỡ bản thân. Một phần nào đó hàn gắn được vết thương trong lòng họ và xoa dịu nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng.

Tóm lại, ta cần có thái độ ứng xử đúng đắn, yêu thương và nhân hậu với những người mà có số phận khổ hơn mình trong cuộc sống.

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 5

Từ xa xưa, các cụ ta đã có câu: Lời chào cao hơn mâm cỗ để nói về giá trị văn hóa của cách cư xử và ứng xử. Đặc biệt đối với những người có hoàn cảnh, số phận thiếu may mắn thì việc ứng xử của mỗi người lại cần tinh tế hơn bởi những người có hoàn cảnh kém may mắn thường có thái độ mặc cảm, tự ti.

Cuộc sống đâu hoàn hảo như ta tưởng? Rất nhiều số phận kém may mắn ngoài xã hội. Bị ruồng bỏ, dị tật, hoàn cảnh nghèo khó… Đã cướp đi hy vọng sống của họ. Nếu chúng ta có một cuộc sống an nhàn và hạnh phúc thì nên biết và hài lòng với cuộc sống chúng ta và giúp đỡ cho hoàn cảnh khó khăn xung quanh mình. Giúp người là 1 điều rất tốt và rèn luyện đạo đức của chúng ta và khi bn cho đi là nhận lại, sự giúp đỡ của bạn là tia hy vọng cho họ bởi khi lâm vào tình thế khó khăn thì sự giúp đỡ sẽ là nguồn động viên to lớn để có thể tiếp tục sống.

Một số người khi gặp những người có hoàn cảnh kém may mắn hơn thì thường có thái bộ khinh khi. Tuy nhiên trong cuộc sống này chẳng ai biết trước được ngày mai. Hôm nay có thể bạn đứng trên đỉnh cao nhưng khi gặp biến cố có thể bạn sẽ chẳng là gì cả. Chính vì vậy đừng khinh thường người khác mà hãy luyện cho mình trái tim ấp áp và nhân hậu, khi có đc tâm hồn đó thì bạn sẽ ko sợ cô đơn giữa vòng đời chuyển động ko ngừng.

Cho đi là còn mãi. Sống biết người biết ta thì sẽ gieo quả ngọt. Thể hiện một thái độ cư xử đúng đắn, tôn trọng mọi người sẽ giúp bạn nâng cao giá trị của bản thân cũng như trở thành một phiên bản tốt nhất của chính mình.

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 6

Ứng xử và văn hóa ứng xử sao cho phù hợp với xã hội chưa bao giờ lại được quan tâm như hiện tại. Điều đó cho thấy sự xuống cấp đáng báo động của nó trong trong cuộc sống khiến mỗi người phải nhìn lại chính mình

Ông cha ta đã từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, điều đó cho thấy tầm quan trọng của việc giao tiếp, ứng xử trong cuộc sống hàng ngày. Vậy văn hóa ứng xử là gì?. Trước hết đó là tổng hòa các giá trị, các tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ, hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân với tập thể, với cộng đồng. Đó là nét đẹp văn hóa mà mỗi người cần được rèn luyện và phát triển thường xuyên. Tuy đó chỉ là những lời nói, giao tiếp, trò chuyện bằng những lời nói, hành động rất thường ngày nhưng qua đó chúng ta có thể đánh giá được người đối diện như thế nào. Chính vì vậy ứng xử cũng được coi như một chuẩn mực để đánh giá đạo đức và con người.

Trong cuộc sống người khéo ăn, khéo nói luôn được lòng người đối diện. Cách ứng xử thông minh không chỉ tạo ra thiện cảm của mọi người, còn tạo ra không khí vui vẻ, cởi mở, công việc hay cuộc sống cũng vì thế thoải mái hơn, dễ dàng hơn. Ứng xử khéo léo trước hết được thể hiện ở lời nói dịu dàng, biết thưa gửi, lịch sự, khi nói chuyện biết lắng nghe và lắng nghe những gì người khác nói chính là một phần của văn hóa ứng xử. Bạn sẽ nhận lại được cái nhìn thiện cảm và ấn tượng tốt từ người đối diện.

Không những thế, cư xử văn hóa còn được mọi người yêu quý và tôn trọng. Những người làm kinh doanh, buôn bán khéo léo trong ứng xử, giao tiếp luôn để lại ấn tượng tốt đẹp với khách hàng vì thế mà có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn, có nhiều khách hàng hơn. Chính vì thế, ông cha ta có câu “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, đó là văn hóa đối nhân xử thế, biết quan tâm nhau, dạy cho chúng ta biết đối xử một cách thông minh, trọng tình trọng nghĩa. Ngay từ thủa bé, bố mẹ đã dạy chúng ta biết đi thưa về gửi, khi ăn phải biết mời người lớn tuổi, khi sai phải biết nhận lỗi cúi đầu. Đó chính là những bà học đầu tiên về làm người, về cách ứng xử trong cuộc sống. Lớn hơn là mối quan hệ với thầy cô, đồng nghiệp và xã hội. Một gia đình biết yêu thương nhau, tràn ngập tiếng cười được bắt nguồn từ những điều nhỏ như thế. Những mối quan hệ của bạn trong xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn nếu bạn có một cách ứng xử phù hợp, hòa nhã với tất cả mọi người.

Văn hóa ứng xử là thể hiện rõ nhất con người bạn, tính cách và phẩm chất cá nhân. Nhưng đáng tiếc thay trong xã hội hiện tại vẫn còn xuất hiện nhiều bạn hành xử một cách thiếu văn hóa, không biết cách cư xử. Không ít những bạn học sinh, sinh viên là một trong những số đó. Lên xe buýt không nhường ghế cho người già và trẻ em, khi tới trường có thái độ bất kính với thầy cô giáo, phát ngôn thiếu văn hóa, có những hành xử thiếu tôn trọng người khác. Thấy bạn bè đánh nhau không can ngăn còn có những lời lẽ châm biếm, tung clip lên mạng xã hội. Chỉ vì một chút lỗi lầm bị thầy cô nhắc nhở cũng vì thế mà lên mạng xã hội nói những điều không hay. Có thể do các bạn vốn đã quen với cuộc sống đủ đầy, được tiếp xúc với một nền văn hóa mới cởi mở hơn nên đã dần đánh mất đi những giá trị truyền thống mà ông cha ta để lại. Nhưng dù có ở xã hội nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không vì thế mà đánh mất đi những giá trị văn hóa của dân tộc mình đó là “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “Tôn sư trọng đạo….”. Khi vật chất và giá trị đồng tiền lên ngôi, con người cùng vì thế mà trở nên lạnh lùng, vô cảm với chính cả với cuộc sống của mình và những người xung quanh. Cư xử văn hóa trở thành một đề tài đáng quan tâm đối với toàn xã hội.

Ứng xử có văn hóa không chỉ từ lời nói mà còn từ hành động, từ những điều nhỏ nhất như kêu gọi mọi người giữ gìn môi trường, quyên góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, hay chỉ là không vứt rác bừa bãi ra môi trường cũng thể hiện bạn là một người biết cách ứng xử, có tấm lòng bao dung với mọi người

Ứng xử thể hiện trí tuệ và nhân cách của mỗi người. Việc trau dồi kiến thức và kỹ năng sẽ là chìa khóa giúp chúng ta hòa nhập với xã hội, hòa hợp được với mọi người

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 7

Trong cuộc sống, mỗi người giao tiếp bằng nhiều phương thức khác nhau như ngôn ngữ, cử chỉ, hành động, hay thậm chí chỉ là ánh mắt không lời. Chính vì thế từ lâu trong xã hội đã hình thành nền văn hóa ứng xử như một cách làm cho mọi người có thể cư xử có chừng mực với nhau hơn.

Văn hóa ứng xử là nét đẹp văn hóa của mỗi người cần được phát huy và rèn luyện thường xuyên. Đó thực ra chỉ là những hành vi nhỏ nhặt trong việc giao tiếp nhưng lại có vai trò quan trọng đối với đối phương và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Văn hóa ứng xử được hiểu là cách cư xử, giao tiếp, trò chuyện, trao đổi với nhau bằng những hành động rất đời thường hằng ngày. Tuy nhiên đối phương có thể nhìn vào đó để đánh giá được con người bạn như thế nào.

Từ việc xây dựng cho mình một thói quen ứng xử có chừng mực hằng ngày thì bạn sẽ rèn luyện được tính cách cho bản thân mình. Bạn đang tự xây dựng hình tượng của bản thân mình từ chính những hành động tưởng chừng như nhỏ nhặt đó.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 8

Ngày nay thì có lẽ chưa bao giờ cụm từ “văn hóa ứng xử” lại được nhắc nhiều như ngày nay. Và điều đó như đã cho ta thấy rằng tầm quan trọng của văn hóa ứng xử trong cuộc sống cũng như sự xuống cấp và quả thật rất đáng báo động của nó đang đặt ra khiến không ít người trong chúng ta phải giật mình nhìn lại về văn hóa ứng xử của chính mình.

Văn hóa được hiểu là tổng hòa các giá trị, các giá trị tư tưởng được hệ thống lại bởi các hoạt động trong quá khứ cũng như trong hiện tại của cá nhân này với cá nhân khác, của cá nhân này với tập thể, cộng đồng. Và ngay cả qua các hoạt động sáng tạo ấy, thì dường như các thế hệ tiếp nối nhau dường như cũng đã hình thành nên những quy chuẩn, những giá trị thước đo, những khuôn mẫu chuẩn mực. Có thể nói những cái riêng biệt, độc đáo của một cộng đồng, một dân tộc. Và còn như sự ứng xử có thể hiểu đơn giản là cách mình đối đáp, đáp trả với người khác khi mà người đó đang tác động đến ta. Tóm lại ta như thấy chính cách ứng xử được thể hiện rõ rệt qua thái độ, hành vi, lời nói, cử chỉ của mình là cách mà người khác đang nhìn nhận hay cũng như đang nhận xét về tính cách, nhân cách của ta. Nói tóm lại văn hóa ứng xử là tổng hòa các mối quan hệ giữa con người với con người, và cả giữa con người với tất cả những gì xung quanh chúng ta. Đó chính là sự bao gồm tất cả như cây cỏ hoa lá, bao gồm cả các loài vật hay đó chính là mẹ thiên nhiên sản sinh ra vậy.

Ta có thể thấy những nét văn hóa ứng xử là nơi để chúng ta cho mọi người được thấy về con người. Và chính cá tính nhân cách của chính bản thân mình, và nói rộng ra hơn nữa, thì những hành xử hay giao tiếp đó giúp ta như cũng đã thể hiện được tinh thần, ý chí con người của một dân tộc, một cộng đồng khác biệt không thể trộn lẫn với bất cứ dân tộc hay cộng đồng khác. Dường như mà đã gọi là văn hóa ứng xử thì đó phải là những ứng xử đẹp, đó chính là sự lịch sự, văn minh. Ví dụ như chúng ta nói chuyện phải nói nhỏ nhẹ, duyên dáng, có học thức. Và đó không phải mở miệng ra là chửi thề rồi chỉ trích, nói xấu người này, người kia, vứt rác thì phải vứt đúng nơi, đúng chỗ, chứ không thể bạ đâu vứt đó.

Trước hết chúng ta phải kể tới văn hóa ứng xử giữa người với người. Văn hóa này đã được dân tộc ta cũng như đã được hun đúc nên từ ngàn đời nay với những câu ca dao, tục ngữ như câu ca dao “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hay cả câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “Ăn phải nhai nói phải nghĩ”, “Uống nước nhớ nguồn”, đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, văn hóa quan tâm, yêu thương lẫn nhau. Và có thể nói chính những cái nôi đầu tiên mà chúng ta học cách ứng xử, giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Dường như ở đó, ngay từ thuở bé, chúng ta như cũng đã được ông bà, cha mẹ dạy cho khi gặp người lớn phải biết cười. Và có những hành động như vòng tay cúi đầu xuống và chào ông, chào bà, chào cô, chào chú, khi được người lớn cho quà phải biết giơ hai tay nhận lấy và nói lời cảm ơn, và còn là khi làm một việc gì đó sai trái phải biết vòng tay lại cúi đầu xin lỗi. Cho đến khi lớn hơn một chút, dường như chúng ta được dạy cách đi đâu phải thưa, về nhà phải gửi lời chào để người lớn trong nhà không phải lo lắng vì chúng ta. Có thể thấy trong một gia đình luôn ngập tràn yêu thương, tiếng cười và niềm vui là điểm tựa là vạch xuất phát tốt nhất để gieo mầm cho những thế hệ tiếp nối cách ứng xử văn minh, rất lịch sự, và lại có khuôn phép, lễ giáo.

Hiện nay thì đã có không ít các bạn học sinh, sinh viên trong chúng ta là những người đó. Các bạn chính vì quá mải mê hưởng thụ cuộc sống mà quên mất học tập, tích lũy tri thức, rèn luyện đạo đức. Khi các bạn về nhà không chịu học bài, làm bài tập, lên lớp thầy cô kiểm tra thì kiếm cách thoái thác, tìm lí do này lí do nọ, không được thì bảo ông thầy này ác, bà cô kia keo kiệt, và đằng sau lưng thì đi nói xấu đủ kiểu. Thật đau lòng vì còn đâu là truyền thống hiếu học “Tôn sư trọng đạo”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” của người dân Việt ta truyền từ bao thế hệ nay.

Và tiếp đến là văn hóa ứng xử giữa con người và chính với môi trường xung quanh. Thường thường thì chúng ta vẫn hay nghĩ vì là con người với nhau có xúc giác, có cảm nhận, và có cả những nhận thức nên người ta lại như đã rất coi trọng trong việc ứng xử, giao tiếp lẫn nhau mà ít nhắc đến văn hóa ứng xử với môi trường xung quanh. Đó chính là một sự thiếu sót lớn bởi con người chúng ta không phải là sinh vật duy nhất sống trên Trái đất này. Cũng bởi vì vậy ứng xử sao cho hợp lẽ với môi trường xung quanh cũng là một lối sống đẹp như: bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, sống xanh. Bên cạnh những kẻ ích kỉ đó còn có những người đang ngày đêm không ngừng nghỉ và họ dường như cũng đã tìm mọi cách để bảo vệ môi trường, cải tạo môi trường. Đó là những cô chú công nhân dọn vệ sinh ngày đêm miệt mài cầm theo cây chổi dọn dẹp phố phường, những bạn tình nguyện viên xung phong đến những vùng sâu vùng xa, những nơi còn nghèo khó nhất để giúp bà con một tay xây cái trường, cái nhà để cho các em nhỏ có nơi vui chơi và học tập.

Văn hóa ứng xử luôn luôn được đề cao và đặc biệt coi trọng trong bất cứ thời đại nào, chính vì vậy bạn và tôi hãy rèn luyện cho mình những lối sống có văn hóa. Mỗi người có ý thức sẽ tạo lên được một xã hội có ý thức, xã hội có ý thức thì mới phát triển toàn diện về cả môi trường xã hội lành mạnh và môi trường tự nhiên trong sạch.

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 9

Cuộc sống luôn có muôn hình muôn vẻ. Có những người sinh ra đã đầy đủ trọn vẹn về cả vật chất lĩnh tinh thần. Có những người sinh ra lại không may mắn, không được đủ đầy. Nhưng cách mỗi con người đối xử, trân trọng nhau trong cuộc sống mới là thứ giá trị, đáng quý gấp trăm lần vật chất.

Những người có mảnh đời khổ cực, bất hạnh đã phải đối mặt với những điều khó khăn, nguy hiểm rất nhiều rồi. Vì vậy ta cần phải thương yêu và giúp đỡ họ. Truyền thống nhân đạo của nhân dân ta đã có câu “Thương người như thể thương thân” hay “Lá lành đùm lá rách”. Do vậy, phận chúng ta là những chiếc lá lành hãy lan tỏa tấm lòng và tình yêu thương của mình đối với những chiếc lá chưa lành. Dù chỉ là một vài việc tốt khá nhỏ thôi nhưng cũng phần nào làm cho tấm lòng của những người bất hạnh thêm ấm áp và xoa dịu đi những đau thương họ đang phải ngày ngày gánh chịu. Cùng nhau đoàn kết, chia sẻ nỗi niềm cũng với những tấm là chưa lành để họ có động lực vươn lên trong cuộc sống. Đừng thấy họ nghèo, họ không có nơi ở mà khinh thường họ, ông trời có mắt rồi một ngày có thể mình cũng sẽ như họ mà thôi. Ta cũng có thể làm những việc để thể hiện lòng nhân ái và giúp đỡ họ như quyên góp tiền, đồ dùng đã cũ,… Nhưng trong những tấm lòng nhân ái thì vẫn sẽ có những thành phần sống vô cảm, chỉ biết sống cho bản thân, khinh bỉ và coi thương người khác. Những hành vi này cần được lên án và phê phán vì đã làm xấu truyền thống nhân ái của đất nước ta. Vì vậy, hãy sống biết yêu thương, trân trọng người khác, giúp đỡ họ cũng chính là giúp đỡ bản thân. Một phần nào đó hàn gắn được vết thương trong lòng họ và xoa dịu nỗi đau mà họ đang phải chịu đựng.

Tóm lại, trong cuộc sống giữa con người luôn cần có thái độ ứng xử đúng đắn, yêu thương và nhân hậu với những người mà có số phận khổ hơn mình trong cuộc sống.

Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống – Mẫu 10

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

Một người cư xử đúng mực luôn được yêu quý và tôn trọng, vì hành động cũng như lời nói của họ tạo nên sự thoải mái và nhã nhặn khiến đối phương hài lòng. Trong cuộc sống, chúng ta gặp gỡ rất nhiều người ở nhiều độ tuổi, nhiều ngành nghề khác nhau. Có thể chúng ta chưa hiểu họ là người như thế nào nhưng trước hết hãy tỏ ra là người lịch sự, biết quan tâm, lắng nghe những gì người khác nói. Đây chính là ấn tượng ban đầu mà bạn tạo ra cho mình và cho người khác. Bạn sẽ nhận lại được rất nhiều từ lối sống có văn hóa này.

Khi chúng ta trò chuyện, cư xử có chừng mực với đối phương thì chắc chắn họ sẽ có suy nghĩ tích cực về bạn và bắt đầu có những ấn tượng tốt.

Cư xử có văn hóa sẽ khiến bạn trở thành một người được yêu quý trong xã hội và có những bước tiến xa hơn trong sự nghiệp mà mình đang theo đuổi. Vậy tại sao bạn không rèn luyện thói quen này hằng ngày để thấy được hiệu quả của nó.

Bên cạnh những người cư xử có văn hóa thì vẫn còn tồn tại rất nhiều người không biết cư xử. Phần đông số người này ở tầng lớp thanh thiếu niên. Khi nói chuyện với người lớn thì cộc lốc, trống không, không biết thưa gửi. Điều này không những gây nên sự phản cảm khi trò chuyện mà còn khiến cho đối phương cảm thấy không hài lòng. Khi càng duy trì thói quen xấu này thì chắc chắn bạn đang biến mình thành một con người không có giáo dục. Đơn giản chỉ là lời chào, lời cảm ơn nhưng đối với họ lại quá khó khăn.

Bản thân những học sinh hiện nay đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy cố gắng là con ngoan trò giỏi, lắng nghe và lễ phép với cha mẹ, thầy cô giáo. Cư xử đúng mực, biết nhận sai khi mắc lỗi cũng là cách cư xử có văn hóa mà học sinh cần phát huy.

Cư xử có văn hóa hiện nay sẽ khiến cho mỗi chúng ta ngày càng hoàn thiện bản thân mình hơn và giúp cho bạn tiến xa hơn nữa trong cuộc sống.

*****

Trên đây là 10 bài mẫu Trình bày suy nghĩ của em về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống lớp 8 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 8

5/5 - (6 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button