Trình độ chuyên môn là gì? Những điều cần lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Trình độ chuyên môn là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Trình độ chuyên môn là gì?
Trình độ chuyên môn tiếng Anh gọi là professional qualification, được dùng để mô tả khả năng hoặc năng lực cá nhân về một lĩnh vực nhất định nào đó. Đó là khả năng giải quyết công việc, đòi hỏi kiến thức chuyên môn về lĩnh vực tương ứng, thể hiện quá trình đào tạo mà một người đã trải qua tại trường, lớp, tổ chức được cấp phép bởi cơ quan quản lý giáo dục nhà nước.
Trình độ chuyên môn không chỉ bao gồm kiến thức tiếp thu được trong quá trình đào tạo mà còn được thể hiện qua khả năng vận dụng kiến thức đó vào công việc, cuộc sống hàng ngày. Trình độ chuyên môn thường được ghi nhận qua một số bằng cấp như: Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư, Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp,… Thông thường, trong các hồ sơ sơ yếu lý lịch, trình độ chuyên môn thường được ghi như sau: Cử nhân luật, Kỹ sư công nghệ thông tin,…
Bạn đang xem: Trình độ chuyên môn là gì? Những điều cần lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn chính là kiến thức, sự hiểu biết và năng lực của một người trong một lĩnh vực cụ thể nào đó. Để được công nhận về trình độ chuyên môn, một người phải trải qua quá trình học tập và rèn luyện lâu dài ở trường, lớp hoặc tổ chức giáo dục được cấp phép.
Mục tiêu của quá trình đào tạo đó là trang bị kiến thức, kỹ năng để một người có thể vận dụng vào công việc, theo từng trình độ và lĩnh vực cụ thể.
Các cấp trình độ chuyên môn hiện nay
Hiện nay, trình độ chuyên môn được chia thành 7 cấp bậc như sau:
– Sơ cấp: thường áp dụng cho các chương trình đào tạo ngắn hạn, áp dụng cho các ngành nghề kỹ thuật, vừa học vừa thực hành, được đào tạo trong các trường dạy nghề. Học viên sau khi hoàn thành chương trình học sơ cấp có thể thành thạo công việc và áp dụng công việc trong thực tế.
– Trung cấp: Trình độ chuyên môn trung cấp dành cho những người học đã tốt nghiệp trung học phổ thông và cả trung học cơ sở. Thời gian học trung cấp thường kéo dài trong 2 năm đối với những học viên đã tốt nghiệp trung học phổ thông và 4 năm đối với những người tốt nghiệp trung học cơ sở. Học viên sau khi hoàn thành chương trình trung cấp sẽ có những kiến thức chuyên môn và có khả năng làm việc độc lập.
– Cao đẳng: Chương trình cao đẳng áp dụng cho người đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Các trường cao đẳng sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức liên quan đến một ngành nghề cụ thể. Sinh viên sau khoá học sẽ có kiến thức chuyên sâu về một ngành tương ứng; có kỹ năng thực hành và giải quyết các vấn đề tương đối phức tạp; có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm, có kỹ năng quản lý và giám sát cơ bản.
– Đại học: Chương trình đại học sẽ đào tạo sinh viên những kiến thức chuyên môn vững chắc, từ cơ bản đến chuyên sâu với kiến thức lý thuyết toàn diện. Đồng thời tạo cho sinh viên kỹ năng phản biện, tổng hợp, phân tích các vấn đề trong thực tiện, giải quyết vấn đề có tính phức tạp cao. Thời gian đào tạo bậc đại học tuỳ thuộc vào từng ngành học, có những ngành kéo dài trong 4 năm, nhưng có những ngành kéo dài đến 6 năm.
– Thạc sĩ, tiến sĩ: Những người sau khi tốt nghiệp đại học có thể theo học các chương trinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Trình độ thạc sĩ, tiến sĩ dành cho học viên hướng tới trình độ chuyên môn chuyên sâu hơn so với đại học. Thời gian đào tạo chương trình thạc sĩ thường kéo dài trong 2 năm.
Phân biệt trình độ chuyên môn và trình độ học vấn
Trình độ học vấn là gì?
Tổ chức Văn hoá, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc định nghĩa, trình độ học vấn là bậc học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà một người đã theo học. Trong Điều 6 Luật Giáo dục 2019 nêu rõ: “Hệ thống giáo dục quốc dân là hệ thống giáo dục mở, liên thông gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên. Cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay gồm:
- Giáo dục mầm non: Giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo;
- Giáo dục phổ thông: Giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông;
- Giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề khác;
- Giáo dục đại học đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Từ đó, hiểu theo cách đơn giản nhất thì trình độ học vấn là trình độ hiểu biết do học hỏi bài bản mà có. Trên thực tế, có hai yếu tố thường dùng để thể hiện trình độ học vấn của một người là trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Thông thường, trong sơ yếu lý lịch, trình độ văn hoá được dùng để chỉ cấp độ học tập theo các bậc học phổ thông. Còn trình độ chuyên môn dùng để chỉ khả năng, năng lực một chuyên ngành, lĩnh vực nào đó đã được đào tạo.
Sự khác nhau giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn
Trình độ chuyên môn | Trình độ học vấn |
– Thể hiện năng lực, khả năng của một người về lĩnh vực cụ thể nào đó
– Được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như: Tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân,… |
– Thể hiện khả năng học vấn của một người đạt đến mức độ nào
– Thường thể hiện qua các cấp bậc như: Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học – Trình độ học vấn bao gồm: Trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn |
Như vậy, trình độ chuyên môn và trình độ học vấn là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Trình độ học vấn được hiểu là mức độ học vấn cao nhất mà một người đã đạt được: Cấp bậc tiểu học, trung học,…
Trình độ học vấn có phạm vi rộng hơn so với trình độ chuyên môn. Trong sơ yếu lý lịch, thông thường phần trình độ học vấn đã bao gồm cả trình độ văn hoá và trình độ chuyên môn. Với một học sinh đã tốt nghiệp trung học phổ thông thì sẽ có trình độ học vấn là 12/12. Nếu chưa tham gia bất kì chương trình đào tạo bài bản một lĩnh vực chuyên môn nào thì chưa được gọi là có trình độ chuyên môn.
Cách viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch
Điều quan trọng nhất là tính trung thực, bạn cần thể hiện chính xác trình độ chuyên môn của mình. Vì nó chứng minh sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển, tuyệt đối không vì muốn làm công việc đó mà ghi sai sự thật.
Việc kiểm chứng về trình độ chuyên môn có thể được thực hiện dễ dàng thông qua bằng cấp chuyên môn của bạn và năng lực mà bạn thể hiện trong quá trình làm việc.
Sau khi hiểu rõ “trình độ chuyên môn là gì” và các bậc phổ biến của trình độ chuyên môn, thì việc ghi thế nào trong sơ yếu lý lịch đã trở nên dễ dàng hơn. Bạn chỉ cần ghi bậc cao nhất đã được đào tạo và có giấy chứng nhận việc hoàn thành chương trình học. Để khẳng định sự phù hợp của bạn với công việc đang ứng tuyển, bạn sẽ thêm chuyên ngành đã được đào tạo.
Ví dụ: Bạn đã tốt nghiệp chương trình đại học ngành tài chính ngân hàng.Thì bạn sẽ ghi trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch là Đại học – Tài chính ngân hàng.
Trong sơ yếu lý lịch, trình độ chuyên môn cần được viết một cách ngắn gọn, chính xác và đầy đủ thông tin. Lưu ý rằng khi viết trình độ chuyên môn trong sơ yếu lý lịch xin việc thì có một số tips sau:
- Tìm hiểu kĩ vị trí ứng tuyển, từ đó đưa ra trình độ chuyên môn phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn hồ sơ của bạn.
- Trình bày ngắn gọn, thu hút và thể hiện đúng trọng tâm trình độ chuyên môn của bản thân. Cụ thể là bạn cần điền đầy đủ thông tin chương trình đào tạo cao nhất mà bản thân đã theo học như Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học, đồng thời kèm theo chuyên ngành bạn học, ví dụ: Luật hoặc công nghệ thông tin.
Những điều cần lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn
Nghiên cứu vị trí ứng tuyển
Mọi yêu cầu nhà tuyển dụng cần ở ứng viên đều nằm trong bản mô tả công việc (JD). Vì thế, bước đầu tiên, bạn cần làm đó là nghiên cứu thật kỹ JD, không chỉ để xem mình có phù hợp không mà còn là cách để trả lời câu hỏi khi nhà tuyển dụng phỏng vấn. Nghiên cứu vị trí ứng tuyển giúp bạn biết rõ được ở vị trí này, thị trường lao động hiện tại đang yêu cầu những gì, từ đó bổ sung cho bản thân mình.
Văn phong trình bày ngắn gọn, đầy đủ ý
Không phải cứ viết dài là sẽ đầy đủ ý. Trong CV, bạn nên tối ưu số trang để nhà tuyển dụng dễ theo dõi. Đồng thời, nên nói một cách ngắn gọn, dễ hiểu, trung thực, đầy đủ ý về trình độ chuyên môn và để ở vị trí dễ chú ý. Bên cạnh đó, bạn nên chuẩn bị sẵn bằng cấp, chứng chỉ để chứng minh cho trình độ của mình nếu tham gia phỏng vấn.
Mỗi vị trí cần trình độ chuyên môn khác nhau
Dù bạn có rất nhiều trình độ chuyên môn nhưng chỉ nên đưa những thông tin phù hợp với vị trí cần ứng tuyển và nên lượt bỏ những thông tin không liên quan. Chẳng hạn, bạn ứng tuyển công việc kế toán thì nên đưa bằng tốt nghiệp chuyên ngành tài chính hoặc kế toán, các chứng chỉ nghiệp vụ kế toán. Và trình độ chuyên môn này phải trung thực, phải có dẫn chứng rõ ràng, có đủ thông tin về bằng cấp như: trường cấp, năm tốt nghiệp, chuyên ngành, điểm GPA.
Một số cách để nâng cao trình độ chuyên môn
Trình độ chuyên môn là yếu tố quan trọng quyết định đến thành công của bạn trong việc ứng tuyển và cả khi được chọn làm việc. Vì vậy, bạn cần tập trung nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, để khẳng định năng lực của mình và có được nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Sau đây, chúng ta cùng xem qua một số cách có thể giúp bạn nâng cao trình độ chuyên môn:
Hiểu rõ điểm mạnh và yếu của bản thân: Bạn sẽ biết được đâu là điểm mạnh của mình, cố gắng thể hiện và phát huy. Ngược lại, đối với điểm yếu thì bạn cần tập trung học hỏi, rèn luyện để cải thiện và khắc phục nó mỗi ngày.
Đăng ký học các lớp nghiệp vụ ngắn hạn: Với những kiến thức được đào tạo ở trường, chỉ đủ để bạn đảm nhận các vị trí cơ bản như nhân viên. Nếu bạn muốn phát triển bản thân, có cơ hội thăng tiến, bạn cần bổ sung thêm rất nhiều kỹ năng khác nữa. Tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn là một giải pháp tối ưu, tập trung đúng kỹ năng cần học và tiết kiệm thời gian chi phí.
Học hỏi từ đồng nghiệp và cấp trên: Môi trường làm việc sẽ dạy cho bạn rất nhiều điều quý giá, mà không một trường lớp nào có thể dạy được. Đó là kiến thức thực tế, là những kinh nghiệm mà bạn có thể học được từ những người đồng nghiệp xung quanh. Bạn chỉ cần chú ý quan sát, chịu khó học hỏi và kiên trì, thì kỹ năng của bạn sẽ nhanh chóng được nâng cao rõ rệt.
Đọc nhiều sách, báo và tài liệu về chuyên ngành: Đây là kho tàng kiến thức quý giá, giúp bạn mở rộng được lượng kiến thức cả về chiều sâu và chiều rộng.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Trình độ chuyên môn là gì. Mọi thông tin trong bài viết Trình độ chuyên môn là gì? Những điều cần lưu ý khi ghi trình độ chuyên môn đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp