Học TậpLớp 7

Truyện khoa học viễn tưởng là gì? Truyện khoa học viễn tưởng có những đặc điểm gì?

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Truyện khoa học viễn tưởng là gì? Truyện khoa học viễn tưởng có những đặc điểm gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Truyện khoa học viễn tưởng là gì?

Truyện khoa học viễn tưởng là những tác phẩm văn học mà ở đó, tác giả tưởng tượng, hư cấu dựa trên thành tự của khoa học và công nghệ. Truyện khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố thần kì, siêu nhiên mà luôn dựa trên những kiến thức hoặc lí thuyết khoa học tại thời điểm tác phẩm ra đời.

Truyện khoa học viễn tưởng là gì?
Truyện khoa học viễn tưởng là gì?

Truyện khoa học viễn tưởng có những đặc điểm gì?

Truyện khoa học viễn tưởng là loại truyện hư cấu về những điểu diễn ra trong một thế giới giả định, dựa trên tri thức khoa học và trí tưởng tượng của tác giả. Truyện khoa học viễn tưởng có các đặc điểm như sau:

Bạn đang xem: Truyện khoa học viễn tưởng là gì? Truyện khoa học viễn tưởng có những đặc điểm gì?

– Đề tài: đa dạng, phong phú thường gắn với các phát minh khoa học, công nghệ như: chế tạo được liệu, khám phá đáy đại dương, du hành vũ trụ,…

– Cốt truyện: thường được xây dựng dựa trên các sự việc giả tưởng liên quan đến các thành tựu khoa học.

– Tình huống truyện: tác giả thường đặt nhân vật vào những hoàn cảnh đặc biệt, những khó khăn hay mâu thuẫn cần phải giải quyết trong thế giới giả tưởng

– Sự kiện: thường trộn lẫn những sự kiện của thế giới thực tại với những sự kiện xảy ra trong thế giới giả định (quá khứ, tương lai, ngoài vũ trụ,…).

– Nhân vật: trong truyện thường xuất hiện các nhân vật như người ngoài hành tinh, người có năng lực phi thường, những nhà khoa học, nhà phát minh có khả năng sáng tạo kì lạ.

– Không gian, thời gian: mang tính giả định, chẳng hạn thời gian trộn lẫn từ quá khứ, hiện tại và tương lai, không gian vũ trụ, lòng đất, đáy biển,..

Truyện khoa học viễn tưởng có những đặc điểm gì?
Truyện khoa học viễn tưởng có những đặc điểm gì?

Các tác phẩm khoa học viễn tưởng chủ yếu vận dụng lối viết lô-gic để mô tả các viễn cảnh tương lai hoặc các bối cảnh thế giới có thể xảy ra. Nghe thì có vẻ giống văn kỳ ảo (fantasy), nhưng khác biệt nằm ở chỗ các yếu tố giả tưởng ở trong truyện khoa học viễn tưởng hầu hết đều có thể trở thành hiện thực dựa trên căn cứ những định luật khoa học đã được chứng minh hoặc chân lý được công nhận (tất nhiên truyện vẫn có thể sử dụng các chi tiết thuần tuý tưởng tượng, không có cơ sở).

Bối cảnh của khoa học viễn tưởng thường khác biệt so với thế giới thực, nhưng lại được người đọc chấp nhận là khả dĩ xảy ra nhờ các phương thức lý giải các yếu tố hư cấu bằng khoa học. Các yếu tố thường gặp trong khoa học viễn tưởng bao gồm:

  • Khung thời gian tương lai, dòng thời gian đã bị biến đổi, hoặc một thời gian quá khứ khác hẳn những gì viết trong sách sử và các tư liệu khảo cổ.
  • Không gian ngoài vũ trụ, các hành tinh khác, hoặc không gian ngầm dưới bề mặt Trái Đất.
  • Các nhân vật như người ngoài hành tinh, người đột biến, máy móc, rô-bốt mang nhân dạng, các dạng nhân vật đại diện cho hướng tiến hoá tương lai của con người.
  • Các công nghệ tương lai sẽ có hoặc có khả năng sẽ có như súng laze, máy dịch chuyển tức thời, trí tuệ nhân tạo.
  • Các nguyên lý khoa học mới hoặc trái ngược với các định luật đã được chấp nhận hiện thời, chẳng hạn như du hành thời gian, hố giun, di chuyển nhanh hơn ánh sáng.
  • Hệ thống xã hội và chính trị mới và khác biệt hẳn hiện tại, VD: địa đàng (utopia), phản địa đàng (dystopia), hậu khan hiếm, hoặc hậu tận thế.
  • Các khả năng phu thường như điều khiển trí não, thần giao cách cảm, dịch chuyển đồ vật bằng trí óc (VD: “Thần lực” trong Star Wars).
  • Các vũ trụ hoặc chiều không gian khác và việc du hành giữa các vũ trụ, chiều không gian đó.

Định nghĩa khoa học viễn tưởng

Khoa học viễn tưởng là một chi của dòng “speculative fiction” (giả tưởng tự biện), bao gồm những tác phẩm văn học, phim, tranh ảnh,… chứa các mô típ giả tưởng dựa trên khoa học như công nghệ tương lai, du hành vũ trụ, du hành thời gian, các vũ trụ song song, người ngoài hành tinh,… Khoa học viễn tưởng thường đi vào khám phá những hệ luỵ, ảnh hưởng tiềm tàng của các phát kiến khoa học. Bởi vậy nó được gọi là “dòng văn của các ý tưởng.” Khoa học viễn tưởng rất ít khi chứa các yếu tố siêu nhiên, luôn phải phát triển dựa trên những kiến thức hoặc học thuyết khoa học đã được chấp nhận tại thời điểm tác phẩm ra đời.

Khoa học viễn tưởng khét tiếng là một đề tài khó định nghĩa bởi vì nó bao quát quá nhiều chủ đề và chi thể loại. Damon Knight, nhà văn viết truyện ngắn khoa học viễn tưởng nổi tiếng, đã hài hước đùa rằng, “Chỉ vào cái gì xong bảo nó là khoa học viễn tưởng thì nó trở thành khoa học viễn tưởng.” Nhà văn Mark C. Glassy cũng đồng tình với Knight, và ông đưa quan điểm rằng công việc định nghĩa khoa học viễn tưởng cũng như định nghĩa phim khiêu dâm: không ai nói được cụ thể nó là cái gì, nhưng cứ xem là nhận ra ngay.

Hugo Gernsback, một trong những người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “khoa học viễn tưởng,” đã phát biểu rằng:

Năm 1970 William Atheling Jr. đã viết một bài định nghĩa về thuật ngữ “khoa học viễn tưởng” là:

Theo lời cây bút khoa học viễn tưởng gạo cội Robert A. Heinlein, “Định nghĩa ngắn cho hầu hết các tác phẩm khoa học viễn tưởng chắc sẽ như sau: những phỏng đoán thực tiễn về các sự kiện có thể sẽ xảy ra trong tương lai, dựa trên cơ sở kiến thức thực tế trong quá khứ và cả hiện tại, và căn cứ vào sự nắm bắt kĩ lưỡng bản chất cũng như tầm quan trọng của phương pháp nghiên cứu khoa học.” Trong khi đó, định nghĩa của Rod Serling là, “Kỳ ảo (fantasy) là hợp lý hoá những điều không bao giờ khả thi. Khoa học viễn tưởng là khả thi hoá những điều khó xảy ra.” Lester del Rey cũng đã viết rằng, “Đến ngay cả những người tôn sùng nó nhất — nói cách khác là các fan — cũng ngắc ngứ khi phải giải thích về khoa học viễn tưởng,” và chính vì vậy mà tới nay không có một định nghĩa chính thức nào về khoa học viễn tưởng, đơn giản vì “khoa học viễn tưởng không có một ranh giới nhất định nào hết.”

Để tìm hiểu thêm về sự khác biệt giữa khoa học viễn tưởng và kỳ ảo, các bạn có thể đọc thêm bài viết phân tích đâu là khoa học viễn tưởng, đâu là kỳ ảo của bọn mình.

Đặc điểm của dòng khoa học viễn tưởng

Các tác phẩm khoa học viễn tưởng chủ yếu vận dụng lối viết lô-gic để mô tả các viễn cảnh tương lai hoặc các bối cảnh thế giới có thể xảy ra. Nghe thì có vẻ giống văn kỳ ảo (fantasy), nhưng khác biệt nằm ở chỗ các yếu tố giả tưởng ở trong truyện khoa học viễn tưởng hầu hết đều có thể trở thành hiện thực dựa trên căn cứ những định luật khoa học đã được chứng minh hoặc chân lý được công nhận (tất nhiên truyện vẫn có thể sử dụng các chi tiết thuần tuý tưởng tượng, không có cơ sở).

Bối cảnh của khoa học viễn tưởng thường khác biệt so với thế giới thực, nhưng lại được người đọc chấp nhận là khả dĩ xảy ra nhờ các phương thức lý giải các yếu tố hư cấu bằng khoa học. Các yếu tố thường gặp trong khoa học viễn tưởng bao gồm:

Các thể loại khoa học viễn tưởng

Trước khi đi vào các thể loại nhỏ, đầu tiên hãy đến với hai nhóm khoa học viễn tưởng chính là khoa học viễn tưởng “cứng” (hard science fiction/hard SF) và khoa học viễn tưởng “mềm” (soft science fiction/soft SF).

Các thể loại khoa học viễn tưởng
Các thể loại khoa học viễn tưởng

Khoa học viễn tưởng “cứng”

Khoa học viễn tưởng “cứng” (hard SF) bao gồm những tác phẩm có tính chính xác khoa học rất cao, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học tự nhiên như vật lý, vật lý thiên văn, và hoá học, hoặc miêu tả hết sức chi tiết và hợp lý một thế giới có thể sẽ được hình thành khi khoa học công nghệ đủ tân tiến. Tác phẩm thuộc nhóm này có lượng tiên đoán trở thành hiện thực trong tương lai hoặc gần sát với hiện thực nhiều nhất. Một số tác giả khoa học viễn tưởng “cứng” vốn là người làm nghề khoa học, chẳng hạn Gregory Benford, Geoffrey A. Landis, David Brin, Robert L. Forward, Rudy Rucker và Vernor Vinge. Một số nhà văn đáng chú ý khác chuyên viết về dòng này bao gồm Isaac Asimov, Arthur C. Clarke, Hal Clement, Greg Bear, Larry Niven, Robert J. Sawyer, Stephen Baxter, Alastair Reynolds, Charles Sheffield, Ben Bova, Kim Stanley Robinson, Anne McCaffrey, Andy Weir và Greg Egan.

Khoa học viễn tưởng “mềm”

Nhóm khoa học viễn tưởng “mềm” (soft SF) này bao gồm những tác phẩm sử dụng nền tảng là các môn khoa học xã hội như tâm lý học, kinh tế, chính trị, xã hội học, và nhân chủng học. Đôi lúc nó còn được gán cho các tác phẩm với cốt truyện khó tin, chứa “khoa học” vô lý, và các nhân vật thiếu chiều sâu. Thuật ngữ khoa học viễn tưởng “mềm” còn được áp dụng cho các tác phẩm tập trung chủ yếu vào xây dựng nhân vật và thế giới nội tâm, tâm lý nhân vật (điển hình là 451 độ F của Ray Bradbury). Thường xuất hiện trong nhóm này là các tác phẩm utopia và dystopia, chẳng hạn như 1984 của George Orwell, Brave New World của Aldous Huxley, và Chuyện người tuỳ nữ của Margaret Atwood. Các nhà văn tiêu biểu cho nhóm này bao gồm Ursula K. Le Guin, Philip K. Dick, Stanislaw Lem, Janusz Zajdel, anh em Strugatsky, Kir Bulychov, Yevgeny Zamyatin và Ivan Yefremov.

Cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên

Trong suốt quá trình xuất hiện khoa học viễn tưởng, có nhiều thể loại kỳ ảo, đưa con người đến với một thế giới hoàn toàn xa lạ và cũng có những câu chuyện mang tính dự báo hàng trăm năm. Vấn đề là các tác phẩm khoa học viễn tưởng ra đời từ khi nào?

Cuộc phiêu lưu kỳ thú

Theo các nhà lịch sử, sách khoa học viễn tưởng đầu tiên trên thế giới ra đời cách nay gần 1.800 năm, có tên là Vera Historia bằng tiếng Latinh, bằng tiếng Anh là A True Story (Một câu chuyện thật) hay A True History (Sự thật lịch sử) của nhà văn châm biếm người Syria, Loukianos, hay Lucian của Samosata, hoặc chỉ đơn giản là Lucian. Ông nổi tiếng hùng biện, có tài châm biếm, thường chọc ngoáy các thói mê tín, những chuyện huyền bí với giọng lưỡi sắc bén.

Ngoài những bài châm biếm, chế nhạo, chỉ trích, ông còn viết quyển sách A True Story, với nội dung khá rắc rối, được cho là có ảnh hưởng lớn đến thể loại khoa học viễn tưởng hiện đại.

Sách bắt đầu với tuyên bố một cách khó hiểu của Lucian về “những điều tôi chưa được thấy hoặc trải nghiệm, chưa nghe kể từ bất cứ ai; những điều mà thực tế không hề tồn tại và hoàn toàn không thể tồn tại. Do đó, các độc giả đừng nên tin thứ gì tôi kể”.

Chuyện kể về cuộc phiêu lưu với chính Lucian, nhân vật trọng tâm của quyển tiểu thuyết. Ông cùng một số người đi qua các trụ cột của Heracles, eo biển Gibraltar, rồi bị một cơn bão bất ngờ thổi bay lên trời, cuối cùng rơi xuống một hang thỏ. Sau đó, họ theo dòng sông rượu vang tới một hòn đảo đầy gấu, cá và cây cối với hình dáng phụ nữ. Còn đang ngơ ngác thì một cơn gió lốc đưa họ lên Mặt trăng. Tại đây, họ chứng kiến một cuộc chiến đẫm máu giữa vua Mặt trăng và vua Mặt trời. Họ đánh nhau vì “Ngôi sao ban mai”, thực tế là sao Kim.

Cả hai đội quân đông đảo, gồm nhiều quái vật lai và robot, lao vào nhau cho đến khi vua Mặt trời nổi gió che khuất ánh sáng với một bức tường khổng lồ. Hai bên tạm thời ngưng chiến. Sau đó, sách mô tả về đời sống trên Mặt trăng, nơi có một bầu khí quyển nhân tạo, con người ăn loài ếch bay nướng trên than. Ở đây không có phụ nữ và đàn ông sinh con ở bắp chân của họ. Tác giả viết:

Trong khoảng thời gian sống trên Mặt trăng, tôi quan sát thấy những điều lạ lùng và kỳ diệu. Đầu tiên, cư dân không được sinh ra bởi phụ nữ mà là đàn ông. Họ còn không hề biết đến từ “phụ nữ”. Sau khi kết hôn ở tuổi 25, họ mang thai những đứa trẻ ở bắp chân, thay vì ở bụng. Trong quá trình thụ thai, bắp chân họ bắt đầu phình ra. Sau một thời gian, họ mổ và lấy ra một trẻ sơ sinh bất động như chết, chỉ bắt đầu có sự sống khi được gió thổi vào miệng.

Sau một thời gian ở trên Mặt trăng, họ đã bắt đầu chặng tiếp theo của cuộc phiêu lưu. Trên đường quay về Trái đất, họ bị nuốt chửng bởi một con cá voi dài… 300km và tham gia cuộc chiến chống lại một tộc người cá quái dị. Sau đó, họ trốn thoát khỏi bụng cá, đi qua nhiều hòn đảo kỳ lạ, trong đó có một hòn đảo làm bằng pho mát ở giữa một biển sữa. Ngoài ra, họ còn có gặp gỡ những con quái vật và nhân vật thần thoại trong lịch sử, như các anh hùng của cuộc chiến thành Troy, Homer và Pythagoras.

Sau đó, họ đi thuyền quanh một vực sâu ở giữa đại dương, nhìn thấy một lục địa mới và bắt đầu cuộc khám phá mới. Sách kết thúc và Lucian hứa với độc giả câu chuyện sẽ tiếp tục ở phần tiếp theo. Nhưng không có phần tiếp theo nào xuất hiện và sự kỳ ảo trong câu chuyện này đã khiến những người thời đó vô cùng khó hiểu.

Cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên
Cuốn tiểu thuyết khoa học viễn tưởng đầu tiên

Viễn tưởng hay châm biếm?

Sách ra đời vào thế kỷ thứ 2 và Lucian đã mô tả những khái niệm như du hành vũ trụ, thú lai, người đột biến, người máy, thuộc địa của các hành tinh khác, dạng sự sống ngoài hành tinh, bầu khí quyển nhân tạo và chiến tranh giữa các thiên hà… Tất cả những điều đó hoàn toàn xa lạ trong thời đại của ông. Thời điểm này chưa có kính thiên văn quan sát hành tinh, ý tưởng về du hành vũ trụ và người ngoài hành tinh thậm chí còn chưa hình thành.

Hầu như những chi tiết kỳ ảo trong sách chưa từng được biết đến vào thời của Lucian nhưng đã trở thành những yếu tố khoa học viễn tưởng như chúng ta biết. Thực sự có một số cuộc tranh luận học thuật gây ngạc nhiên xoay quanh việc liệu tác phẩm của Lucian có thực sự được xem là “khoa học viễn tưởng” hay không. Những người theo chủ nghĩa cổ điển đã cho rằng A True Story không gì hơn là một sự châm biếm, nhằm mục đích chế nhạo những câu chuyện ngớ ngẩn, kỳ quặc và phóng đại của những người đi du lịch, đang thịnh hành vào thời điểm đó. Lucian thậm chí còn nói thẳng điều này ở đầu cuốn tiểu thuyết.

Còn với một số người hợm hĩnh trong giới văn học, khoa học viễn tưởng không thực sự tồn tại dưới dạng thực sự của nó, cho đến sau cuộc cách mạng công nghiệp. Tuy nhiên, nếu xét về chủ đề và những ý tưởng kỳ lạ mang tính đột phá hướng đến tương lai mà

Lucian đề cập thì nó có thể được xem là khoa học viễn tưởng. A True Story  ít nhất đã truyền cảm hứng cho thể loại này đi sâu hơn vào lĩnh vực kỳ ảo và đã sử dụng những câu chuyện phiếm thường gặp trong khoa học viễn tưởng từ rất lâu. Dù thể loại của nó là gì, tác phẩm của Lucian cũng đã cung cấp một cái nhìn hấp dẫn về ý tưởng và chủ đề khoa học viễn tưởng mà cho đến nay vẫn thu hút người đọc, người xem.

***

Trên đây là nội dung bài học Truyện khoa học viễn tưởng là gì? Truyện khoa học viễn tưởng có những đặc điểm gì? do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (16 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button