Học Tập

Từ phức là gì? Từ đơn là gì? Cách phân biệt từ đơn và từ phức

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Từ phức là gì? Từ đơn là gì? Cách phân biệt từ đơn và từ phức do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Từ phức là gì?

Khái niệm từ phức

Từ phức là từ do hai hoặc nhiều tiếng tạo nên. Trên thực tế có hai loại từ, đó là từ đơn và từ phức. Hiểu một cách đơn giản, từ phức chính là từ ghép, có sự kết hợp của nhiều tiếng tạo nên nghĩa chung. Ghép từ các tiếng giống nhau hoặc khác nhau tạo thành một từ có nghĩa, tạo ra từ mới nhờ các từ ban đầu.

Khi phân tách các tiếng trong từ ghép ra riêng lẻ thì các tiếng đó có thể không có nghĩa. Hoặc nét nghĩa thể hiện không đúng với nét nghĩa được hiểu trong từ ghép.

Bạn đang xem: Từ phức là gì? Từ đơn là gì? Cách phân biệt từ đơn và từ phức

Từ phức là gì?
Từ phức là gì?

Đặc điểm của từ phức

  • Từ phức chính là từ ghép, khi nhìn nhận dưới góc độ phân biệt từ phức với từ đơn.
  • Từ phức là từ do nhiều tiếng tạo thành. Do đó, từ ghép hay từ láy chính là các dạng tên cụ thể của từ phức.

Ví dụ về từ phức: Vui vẻ, xinh xắn, câu lạc bộ, vô tuyến truyền hình,…Từ phức có thể tạo nên từ hai tiếng, cũng có thể từ rất nhiều tiếng.

Cấu tạo của từ phức

Có 2 cách chính để tạo từ phức

  • Cách 1: ghép những tiếng có nghĩa lại với nhau. Đó là cách tạo  ra từ mới có nghĩa, có hơn 1 âm tiết, được gọi là các từ ghép.
  • Cách 2: phối hợp những tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Đó là cách tạo ra từ mới có nghĩa, láy lại âm tiết, gọi là các từ láy.

Xét về nghĩa của các tiếng tạo thành từ phức, có các trường hợp như sau:

– Mỗi tiếng tách riêng ra đều có nghĩa riêng. Được hiểu là các tiếng tạo thành từ phức thể hiện lớp nghĩa cụ thể.

+ Ví dụ: “vui vẻ”

Vui là từ đơn có nghĩa biểu thị trạng thái tin thần của con người hoặc chủ thể có ý thức.

Vẻ cũng là từ đơn biểu thị hình dáng, bề ngoài, kiểu cách của con người hay con vật.

 Mỗi tiếng tách ra đều không có nghĩa rõ ràng.

+ Ví dụ : “lay láy” ( Cả hai tiếng này khi đứng độc lập đều không có nghĩa rõ ràng).

– Mỗi tiếng tách ra, có tiếng có nghĩa rõ ràng, có tiếng không có nghĩa rõ ràng.

+ Ví dụ : “xinh xắn”

Xinh có nghĩa rõ ràng, thể hiện sự ưa nhìn, nét đẹp của sự vật. Còn xắn không có nghĩa rõ ràng khi đứng độc lập.

Phân loại từ phức

Có thể thấy từ phức được chia thành 2 loại từ mà chúng ta hiểu rõ hơn đó là từ ghép và từ láy. Cách phân loại này được căn cứ trên nghĩa của từ và cấu trúc của từ.

Phân loại từ phức
Phân loại từ phức

Từ ghép

Từ ghép là bộ phận con của từ phức. Như vậy, một từ ghép sẽ là từ phức, trong khi từ phức lại có thể không phải từ ghép.

Từ ghép bao gồm 2 tiếng trở lên kết hợp với nhau tạo thành nghĩa chung. Có thể phân loại từ ghép dựa trên các tiêu chí sau:

– Dựa trên tính hàm nghĩa của từ ghép:

Từ ghép được phân loại cụ thể hơn đó là từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp.

Ví dụ:

Từ ghép phân loại: Tức là thể hiện các nhóm nghĩa cụ thể, như nhà nhói, nhà tầng, biệt thự,…

Từ ghép tổng hợp: Mang nét xác định tổng thể, khái quát, không xác định cụ thể sự vật, hiện tượng như quần áo, nhà cửa, xe cộ,…

– Căn cứ vào quân hệ mặt nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép:

Dựa trên căn cứ này, người ta còn chia làm hai loại. Đó là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.

+ Từ ghép chính phụ: Là từ có cấu tạo 2 tiếng, tiếng sau mang nghĩa bổ sung cho tiếng trước. Tiếng đứng trước được coi là tiếng chính, xác định nghĩa chung của từ ghép. Tiếng phụ bổ sung, làm rõ tiếng chính để xác định đối tượng, sự vật cụ thể. Tiếng trước nếu đứng một mình sẽ mang phổ nghĩa rộng hơn.

Ví dụ :

Mùa Xuân – Xuân bổ nghĩa cho Mùa, để làm rõ một trong bốn mùa của năm.

Thị gà – gà bổ sung nghĩa cho Thịt. Nếu chỉ nói thịt thì người ta không thể xác định loại động vật được nhắc đến là gì.

+ Từ ghép đẳng lập: Từ ghép đẳng lập được cấu tạo từ hai hay nhiều từ đơn. Đẳng thể hiện nét nghĩa, vai trò đóng góp như nhau trong câu. Khi tách riêng chúng có thể biểu đạt một nghĩa trọn vẹn, có nghĩa riêng của các từ đơn cấu tạo nên. Đồng thời các tiếng độc lập hoàn toàn về mặt ngữ pháp, không có từ chính hay từ phụ. Mỗi tiếng đều mang đến vai trò cung cấp nghĩa riêng, nhưng thuộc cùng trường nghĩa để trở thành từ ghép

Ví dụ: Cha – mẹ, cây – cỏ, ngày – đêm, sáng – tối,…

Từ láy

Tương tự như từ ghép, từ láy cũng là một bộ phận của từ phức. Từ láy và từ ghép là cách phân loại, để thấy được đặc điểm của từ phức.

Từ láy được sử dụng giúp câu chữ văn hoa uyển chuyển hơn, đồng thời thêm sự nhấn nhá thích hợp. Mang đến các nét nghệ thuật trong thơ, ca, trong ý diễn đạt. Từ láy được nhiều nhà thơ, nhà văn sử dụng để nâng cao chất lượng tác phẩm của họ. Các từ láy cũng dễ nhận biết khi xuất hiện hay được sử dụng.

Từ láy thường là tính từ biểu thị một tính chất nào đó của sự vật sự việc. Thông qua từ láy mà tác giả nhấn nhá, giúp thấy được các mức độ, tính chất thể hiện. Cũng có từ láy 2 âm tiết và từ láy nhiều hơn 2 âm tiết tạo thành.

Ví dụ về từ láy: rầm rầm, khanh khách, lung linh, ríu rít,…

Phân loại từ láy

  • Căn cứ vào bộ phận được lặp lại, người ta chia từ láy thành 4 kiểu: láy tiếng, láy vần, láy âm, láy cả âm và vần. Tức là phần được láy lại là bộ phận của từ được xác định trong cấu trúc từ.
  • Căn cứ vào số lượng tiếng được lặp lại, người ta chia thành 3 dạng từ láy: láy đôi, láy ba, láy tư,…Nhìn vào các ví dụ trên, người đọc có thể hiểu được về cách phân loại này.
  • Có từ láy tượng hình, trong khi có từ láy tượng thanh. Các từ láy giúp ta hình dung được hình ảnh, hay xác định được mức độ, cường độ âm thanh. Một số từ láy không được xếp vào hai loại này, thể hiện nét nghĩa riêng biệt của từ.

Từ đơn là gì?

Khái niệm từ đơn

Hiểu một cách đơn giản, từ đơn chính là từ chỉ có một âm tiết, hoặc một tiếng cấu tạo thành. Trong đó, âm tiết/tiếng tạo nên từ đơn phải có nghĩa cụ thể khi đứng độc lập, riêng lẻ.

Ví dụ: Các từ “nhà”, “xe”, “cây”,”mắt”,”bàn”,”ghế”,”núi”,”rừng”,… chính là từ đơn. Vì các từ này chỉ do một âm tiết tạo thành và các âm tiết này đều có nghĩa khi đứng độc lập.

Từ đơn là gì?
Từ đơn là gì?

Tác dụng của từ đơn trong câu

Trong Tiếng Việt, mỗi từ loại đều có một vai trò quan trọng như nhau. Từ đơn tuy có cấu tạo đơn giản nhất, nhưng lại góp phần làm phong phú thêm vốn từ ngữ của Tiếng Việt. Với từ đơn, ta có thể dễ dàng biểu thị lời nói, suy nghĩ, ám chỉ các sự vật, hiện tượng xung quanh,…chỉ bằng một âm tiết duy nhất mà vẫn đảm bảo người nghe có thể hiểu được ý nghĩa của từ.

Bên cạnh đó, từ đơn còn góp phần cấu tạo nên những từ ngữ phức tạp hơn như từ ghép, từ láy, cụm từ,…Chỉ từ một âm tiết có nghĩa, đứng độc lập và đơn lẻ, ta có thể ghép các âm tiết lại với nhau để tạo nên những ngữ dài hơn và phức tạp hơn như “mưa bão”, “bàn ghế”, “yêu thương”, “nhà cửa”, “núi rừng”,…

Các loại từ đơn trong Tiếng Việt

Trong Tiếng Việt, từ đơn được chia làm 2 loại : từ đơn đơn âm tiết và từ đơn đa âm tiết.

Từ đơn đơn âm tiết là những từ chỉ do một tiếng hay một âm tiết có nghĩa tạo thành. Đây là loại từ đơn giản nhất, từ cấu tạo cho đến nghĩa của từ. Ta có thể dễ dàng bắt gặp những từ đơn đơn âm tiết như “ngày”, “tháng”,”nhớ”,’yêu”,”đi”,”ăn”,”ngồi”,”học”,”chơi”…

Đối lập với từ đơn đơn âm tiết, từ đơn đa âm tiết là từ do hai âm tiết cấu tạo thành. Một số từ ngữ nước ngoài khi phiên âm sang tiếng Việt có thể có thêm dấu – để ngăn cách giữa các âm tiết. Ví dụ : ti-vi, cafe,…

Ngoài ra, từ đơn đa âm tiết còn được cấu tạo bởi 2 âm tiết không có nghĩa ghép lại với nhau. Ví dụ như :bồ kết, chôm chôm….Tuy nhiên, trong phạm vi Tiểu học, các từ đơn đa âm tiết sẽ không được giảng dạy, nên những từ có 2 âm tiết trở lên sẽ tạm thời được xếp vào từ ghép hoặc từ láy.

Cách phân biệt từ đơn và từ phức

Cách phân biệt từ đơn và từ phức
Cách phân biệt từ đơn và từ phức

Cách 1: Chêm xen từ

Nếu sau khi thêm một từ mới vào tổ hợp từ khiến cho chúng trở nên tách rời nhưng ngữ nghĩa vẫn được giữ nguyên thì có thể nói tổ hợp từ đó được cấu thành từ những từ đơn

Ví dụ:

Uống nước => uống nhiều nước

lướt sóng => lướt trên sóng

Khi thêm các từ đơn khác vòa, hai tổ hơn “uống nước” và lướt sóng chỉ bổ sung thêm thông tin, sắc thái chứ không thay đổi về ngữ nghĩa. Như vậy có thể khẳng định chúng được tạo thành từ hai từ đơn.

Cách 2: Suy luận từ nghĩa gốc của từ xem có sự chuyển nghĩa hay không

Ví dụ: “Áo dài” vốn là một từ được kết hợp từ hai từ đơn, nhưng yếu tố đứng sau là từ “dài” đã bị mờ nghĩa.

Trường hợp đặc biệt

Ví dụ: Im ắng, ồn ào là từ ghép hay từ láy?

Trường hợp này, từ im ắng và ồn ào đều không có sự lặp lại của phần âm thanh. Cả hai từ đều không có âm đầu, phần vần thì khác nhau. Tuy không có dấu hiệu của một từ láy, nhưng đây không từ ghép. Đây chính là một trường hợp đặc biệt của từ phức, được gọi là từ láy đặc biệt. Phân tích kỹ thì từ im ắng và ồn ào đều khuyết phụ âm đầu. Những trường hợp từ phức khuyết âm đầu người ta sẽ xếp vào dạng từ láy.

Bài tập về từ phức có đáp án

Bài tập về từ phức có đáp án
Bài tập về từ phức có đáp án

Bài 1. Hãy xếp các từ phức sau vào hai loại từ ghép và từ láy: sừng sững, lủng củng, hung dữ, mộc mạc, nhũn nhặn, cứng cáp, dẻo dai, vững chắc.

Bài 2. Từ nào không phải từ láy?

a. lung linh, lấp lánh, long lanh, lấp ló, lớn lên

b. mênh mông, mờ mịt, mấp mé, mũm mĩm, đậm nhạt

Bài 3. Từ láy “xanh xao” dùng để tả màu sắc của đối tượng:

A. da người

B. lá cây còn non

C. lá cây đã già

D. trời.

Bài 4. Xếp các từ: châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn vào 2 cột: từ ghép và từ láy.

Bài 5

a. Tạo 2 từ ghép có nghĩa phân loại, 2 từ ghép có nghĩa tổng hợp, 1 từ láy từ mỗi tiếng sau: nhỏ, sáng, lạnh.

b. Tạo 1 từ ghép, 1 từ láy chỉ màu sắc từ mỗi tiếng sau: xanh, đỏ, trắng, vàng, đen.

Bài 6. Cho các từ: mải miết, xa xôi, xa lạ, phẳng lặng, phẳng phiu, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, lạnh lùng, nhạt nhẽo, ghê gớm, chăm chỉ, thấp thoáng, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa, bàn học.

a. Xếp những từ trên thành 2 nhóm: từ ghép, từ láy.

b. Cho biết tên gọi của kiểu từ ghép và từ láy ở mỗi nhóm trên.

Bài 7. Cho đoạn văn sau:

“Đêm về khuya lặng gió. Sương phủ trắng mặt sông. Những bầy cá nhao lên đớp sương “tom tóp”, lúc đầu còn loáng thoáng dần dần tiếng tũng toẵng xôn xao quanh mạn thuyền.”

a. Tìm những từ láy có trong đoạn văn.

b. Phân loại các từ láy tìm được theo các kiểu từ láy đã học.

Bài 8. Xác định rõ 2 kiểu từ ghép đã học (từ ghép có nghĩa phân loại, từ ghép có nghĩa tổng hợp) trong các từ ghép sau: nóng lạnh, nóng ran, nóng nực, nóng giãy.

Bài 9. Tìm các từ láy có 2, 3, 4 tiếng.

Bài 10. Em hãy ghép 5 tiếng sau thành 6 từ ghép thích hợp: thích, quý, yêu, thương, mến.

ĐÁP ÁN:

Bài 1.

  • Từ ghép: hung dữ, mộc mạc, dẻo dai, vững chắc
  • Từ láy: sừng sững, lủng củng, nhũn nhặn, cứng cáp.

Bài 2.

a. Từ không phải từ láy là: lớn lên

b. Từ không phải từ láy: đậm nhạt

Bài 3. A: da người

Bài 4.

Từ ghép: châm chọc, mong ngóng, nhỏ nhẹ, phương hướng

Từ láy: chậm chạp, mê mẩn, mong mỏi, vương vấn, tươi tắn

Bài 5.

Câu a.

nhỏ:

  • Từ ghép phân loại: việc nhỏ, chuyện nhỏ
  • Từ ghép tổng hợp: to nhỏ, nhỏ bé
  • Từ láy: nho nhỏ

sáng:

  • Từ ghép phân loại: sáng trưng, sáng chói
  • Từ ghép tổng hợp: sáng tối, sáng tươi
  • Từ láy: sáng sủa

lạnh:

  • Từ ghép phân loại: lạnh tanh, lạnh ngắt
  • Từ ghép tổng hợp: nóng lạnh, lạnh giá, lạnh buốt
  • Từ láy: lành lạnh

Câu b.

xanh:

  • Từ ghép: xanh đậm
  • Từ láy: xanh xanh

đỏ:

  • Từ ghép: đỏ tươi
  • Từ láy: đo đỏ

trắng:

  • Từ ghép: trắng bệch
  • Từ láy: trăng trắng

vàng:

  • Từ ghép: vàng nhạt
  • Từ láy: vàng vọt

đen:

  • Từ ghép: đen huyền
  • Từ láy: đen đúa

Bài 6.

a.

Từ ghép: xa lạ, phẳng lặng, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, ghê gớm, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa, bàn học

Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, lạnh lùng, nhạt nhẽo, chăm chỉ, thấp thoáng

b.

Từ ghép:

  • Ghép phân loại: xa lạ, mong ngóng, mong mỏi, mơ mộng, ghê gớm, quý mến, thân yêu, anh chị, con vật, bông hoa
  • Ghép tổng hợp: bàn học

Từ láy: mải miết, xa xôi, phẳng phiu, lạnh lùng, nhạt nhẽo, chăm chỉ, thấp thoáng (đều là từ láy phụ âm đầu).

Bài 7.

Từ láy là: tom tóp, loáng thoáng, dần dần, tũng toẵng, xôn xao

Phân loại:

  • Láy phụ âm đầu: tom tóp, tũng toẵng, xôn xao
  • Láy vần: loáng thoáng
  • Láy toàn bộ: dần dần

Bài 8.

  • Từ ghép có nghĩa phân loại: nóng lạnh.
  • Từ ghép có nghĩa tổng hợp: nóng bỏng, nóng ran, nóng nực, nóng giãy.

Bài 9.

  • Từ láy có 2 tiếng: đo đỏ, mênh mông, nho nhỏ, gầy gò…
  • Từ láy có 3 tiếng: sát sàn sạt, ướt lướt thướt…
  • Từ láy có 4 tiếng: đủng đà đủng đỉnh, đỏng đa đỏng đảnh, vớ va vớ vẩn, gật gà gật gù…

Bài 10.

Các từ ghép là: yêu mến, yêu thích, yêu thương, yêu quý, thương mến, quý mến

***

Trên đây là nội dung bài học Từ phức là gì? Từ đơn là gì? Cách phân biệt từ đơn và từ phức do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (16 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button