Học TậpLớp 9

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng (6 mẫu)

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng lớp 9 chọn lọc hay nhất gồm dàn ý chi tiết và 6 bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng
Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng

Dàn ý Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng chi tiết

Dàn ý Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng- Mẫu 1

I. Mở bài:

Bạn đang xem: Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng (6 mẫu)

– Tạo tình huống gặp gỡ với ông Hai. Nêu về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật một cách hợp lí, hấp dẫn.

II. Thân bài:

– Nói đến hoàn cảnh khiến ông Hai cùng gia đình phải đi tản cư; Kể về niềm hãnh diện, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm đến cuộc kháng chiến của ông Hai khi ông ở nơi tản cư.

– Nêu diễn biến tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu có người theo giặc làm Việt gian, từ đó thấy rõ tình yêu làng sâu sắc hòa quyện thống nhất với tình yêu nước, yêu Tổ Quốc, yêu cách mạng của ông Hai:

– Từ sự bàng hoàng, sững sờ khi mới nghe tin ấy đến cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn bã, chán nản rồi nó trở thành một nỗi ám ảnh thường xuyên nặng nề khiến ông Hai vô cùng đau đớn, khổ sở.

– Sau đó là tình thế bế tắc, tuyệt vọng của ông khi ông và gia đình bị đuổi đi, sự đấu tranh nội tâm của ông giữa đi nơi khác hay trở về làng chợ Dầu khiến ông phải đau đầu. Nhưng ông quyết tâm không trở về làng, vì trở về là chống lại cách mạng, chống lại Cụ Hồ. Qua đó thấy rõ được tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn, bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai.

– Lời tâm sự của ông Hai với đứa con trai út thể hiện tấm lòng thủy chung, son sắc của ông với cách mạng, với kháng chiến.

– Kể về tâm trạng vui sướng, vô bờ bến của ông Hai khi tin làng theo giặc được đính chính.

III. Kết bài:

– Ấn tượng, cảm xúc và suy nghĩ của bản thân em sau cuộc trò chuyện ấy.

Dàn ý Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng- Mẫu 2

1. Mở bài: Tạo dựng tình huống gặp gỡ giữa bản thân với ông Hai. Thời điểm, thời gian, dẫn dắt hợp lý.

2. Thân bài:

  • Nói được hoàn cảnh khiến nhân vật ông Hai phải tản cư. Kể về niềm kiêu hãnh, tự hào, nỗi nhớ quê hương da diết và sự quan tâm tới kháng chiến của nhân vật ông Hai
  • Nêu diễn biến tâm lý nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, thấy được tình yêu làng quê hòa quyện với tình yêu đất nước, Tổ quốc
  • Từ sự bàng hoàng, sững sờ, tới cảm giác xấu hổ, lo lắng, buồn, chán nản
  • Sự bế tắc, tuyệt vọng của ông Hai, sự đấu tranh nội tâm gay gắt giữa việc lựa chọn làng, hay lựa chọn kháng chiến, giữa đi nơi khác hay trở về làng.
  • Lời tâm sự của ông Hai với đứa con thể hiện tấm lòng chung thủy, son sắc của ông Hai với cách mạng và kháng chiến, tình yêu nước, yêu Tổ Quốc rộng lớn bao trùm lên tình yêu quê hương của ông Hai

3. Kết bài

Ấn tượng, cảm xúc của em sau cuộc trò chuyện đó.

6 mẫu Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng hay nhất

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng- Mẫu 1

Nhắc đến nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là nhắc đến hình ảnh một người nông dân chịu thương chịu khó, một hình ảnh đại diện cho tầng lớp nông dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp vĩ đại của dân tộc. Đó là hình ảnh của những người dân yêu nước da diết, yêu nơi chôn nhau cắt rốn của mình bằng một tình cảm thiêng liêng. Đã bao lần tôi mơ ước được một lần gặp nhân vật ông Hai để trò chuyện với ông về câu chuyện cuộc đời ông. Thế rồi một hôm khi vừa khép lại trang truyện, đi ngủ tôi mơ màng thấy mình được nói chuyện cùng nhân vật ông Hai. Đây quả thực là một giấc mơ không thể nào quên được.

Tôi đứng giữa một khoảng không mờ ảo cảnh vật khắp nơi đều rất đơn sơ mộc mạc nó giống với ngôi làng của nhà ông nội tôi vậy. À hình như tôi nhớ ra rồi đây chính là ngôi làng của ông Hai trong truyện ngắn của nhà văn Kim Lân. Ngôi làng nhỏ lắm ước chừng chỉ được khoảng mấy mươi nóc nhà. Tôi bước đi trong con đường gạch nhỏ giữa làng, xung quanh là dăm ba tốp người đang xì xào chuyện trò nào thì ruộng con trâu cái cày, nào là chuyện ruộng lúa trỗ bông… Tiếng cười nói của tụi trẻ con đang đùa nhau râm ran. Xa xa đàn cò đang sải cánh bay rập rờn….

Tôi đi đến gốc đa ven đường thì nhìn thấy một người đàn ông khoảng trên dưới sáu chục tuổi đang ngồi rít điếu cày trong quán nước gần đó. Người đàn ông hớp miếng nước chè tươi rồi chóp chép cái miệng. Tôi đến gần, lúc này mới thấy rõ được hình dáng của ông, người mảnh khảnh đầu chít khăn gọn gàng. Tôi nhớ hình như đây chính là ông Hai. Tôi liền mạnh dạn hỏi:

– Ông là ông Hai có phải không ạ? Cháu thấy quen lắm ạ?

– Ừ ông là ông Hai. Ôi dào quen gì đây là nơi tản cư ấy mà. Bao nhiêu người đến người đi. Thế bố mẹ cháu đâu mà lại đi lạc thế này? Ông trả lời.

– Cháu không nhớ ạ. Ông có thể đưa cháu về được không?

Ông Hai nhón trong túi trả tiền nước chè rồi dẫn tôi theo sau. Vừa đi ông vừa bảo: “được rồi tôi cứ dẫn cháu về nhà tôi nghỉ lát tí tôi lên báo cho phòng thông tin xã để tìm người nhà cho cháu.

Tôi nối bước theo ông Hai về nhà ông. Dọc đường đi tôi thấy ông chào hỏi mọi người niềm nở à hóa ra mọi người thường gọi ông là ông Hai Thu đấy. Thế là ước mơ của tôi đã thành sự thật rồi tôi đã gặp được ông Hai thật rồi. Về đến nhà ông Hai hỏi tôi vì sao lại bị lạc, ở đâu mà đến đây? Tôi cũng chẳng biết chuyện gì đang xảy ra nên cũng chỉ ậm ờ trước câu hỏi của ông. Tôi bèn hỏi ông chuyện khác: “Ông ơi hình như làng mình nhiều anh hùng lắm ạ? Ông có thể kể cho cháu nghe chuyện các chú ấy đánh giặc thế nào không ạ?

Như được chạm đúng vào mạch ông Hai thao thao bất tuyệt kể cho tôi nghe về làng ông, với một nỗi lòng say mê đến lạ. Ông khoe nào thì làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi, cột phát thanh cao quá ngọn tre, mỗi chiều loa gọi cả làng nghe thấy. Nào là cái làng của ông nhiều nhà ngói san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh. Đường trong làng lát toàn đá xanh mưa gió đi chân chẳng dính bùn. Tháng năm ngày mươi vào mùa gặt phơi lúa thì sướng phải biết….

Mặc dù đã được đọc câu chuyện của nhà văn Kim Lân nhưng nghe ông Hai kể chuyện tôi vẫn thấy hào hứng đến lạ. Sau đó ông kể tiếp: Kháng chiến chống pháp bùng nổ, ông muốn ở lại cùng với anh em bộ đội bám làng đánh giặc thế nhưng ngặt nỗi vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải tản cư lên đây. Ở đó không ngày nào ông không nhớ quê hương mỗi khi nhớ quá ông lại kể về làng mình cho những người tản cư nghe. Rồi lại thi thoảng chạy lên phòng thông tin nghe tin tức quân ta đánh được địch mà ông vui như mở hội. Rối ông Hai có vẻ trầm ngâm: Tôi vội hỏi:

– Ông sao thế ạ? Sao ông lại không kể tiếp?

Ông Hai nhấp ngụm nước trà rồi nói tiếp. Hôm ấy ông nghe được tin làng chợ Dầu đi theo Việt Gian ông buồn như nghẹt thở, huyết quản trong ông nhu bị đông lại. Ông nghi ngờ về cái tin ấy mà người ta thì khẳng định chắc nịch. Ông cúi gằm mặt xuống rồi đi một mạch về nhà. Lòng ông nặng trĩu. Có cái gì đó đau đớn tủi nhục khi một người đàn bà dưới xuôi tản cư lên nói: “Cả làng nó đi theo tây rồi ông ạ, từ thằng chủ tịch mà xuống”. Niềm tự hào bao lâu nay của ông như sụp đổ. Giá như cái tình yêu quê hương của ông không sâu đậm đến thế thì ông đã không đau đớn đến thế này.

Về nhà ông nằm vật ra giường. Ông nhìn thấy lũ trẻ mà nước mắt cứ trào ra. Đấy thì ra chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy. Chúng nó cũng chịu sự hắt hủi rẻ rúm đấy. Thế rồi như không thể chấp nhận được sự thật ông tưởng tượng lại trong đầu những người dân làng ông đều là những người yêu nước họ yêu kháng chiến đến thế tại sao lại bán nước? thế nhưng những lời nói kia thì sao? Không có lửa thì làm sao có khỏi? Hôm ấy bà nhà ông về bà cũng khác lạ chỉ đến tối bà mới dám hỏi ông về cái tin tức đấy, lúc đầu ông im lặng sau ông gắt um lên còn bà im bặt.

Phải đến mấy ngày hôm sau ông mới dám bước chân ra ngoài đường ông sợ mỗi lần cái loa phát thanh nhắc đến tin chiến sự. Nỗi đau đớn càng trở nên cao trào khi mà ở đâu người ta cũng đuổi người dân làng Dầu vì không muốn cho lên tản cư. Đến ngày mụ chủ nhà ông cũng cố tình đuổi khéo vợ chồng ông. Thế nhưng ông kiên quyết không đi đâu cả. Đi về là bán nước, bỏ cụ Hồ ông nhất định không làm.

Đến đây tôi cũng thấy nghèn nghẹn chua xót. Tôi thấy có thứ gì đó lấp lánh trong suốt chảy ra từ khóe mắt của ông. Lấy tay quệt vội giọt nước mắt ông hai kể tiếp:

Thế rồi một hôm vào khoảng ba giờ chiều có một người đàn ông đến nhà ông chơi ông ấy rủ ông đi đến tối mới về. về đến nhà ông như hóa thành một con người khác. Đến bậc cửa ông đã hét toáng lên “thằng tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch vừa lên báo thế, ông ấy bảo cái tin làng chợ Dầu theo tây là hoàn toàn sai lầm”. Cái tin này như hồi sinh ông vậy. Ông phấn khởi lắm ông mua quà cho mấy đứa con ông lật đật đi khắp nơi để khoe cái làng ông không theo giặc. Ông chạy sang bác Thứ và lại thao thao bất tuyệt về cái làng của mình một cách đầy tự hào sung sướng.

Nói đến đây ông quệt vội giọt nước mắt sung sướng mỗi lần nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi như đắm chìm trong câu chuyện của ông một con người cả đời dành tình yêu cho làng cho nước cho quê hương bản sứ của mình. Chỉ đến khi nghe tiếng người gọi ngoài cổng “ Ông hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu ông kìa”. Ông Hai mới lật đật bước ra dặn tôi nghỉ ngơi, ông ra xem tin tức gì đồng thời báo cáo về tình trạng của tôi.

Nhìn cái dáng vẻ khắc khổ của ông nhắc đến quê hương mà thấy thật đáng quý thật trân trọng biết bao.

Tiếng chuông báo thức vang lên. Ôi thế là tôi đã đến lúc phải dậy đến trường rồi. Hóa ra tôi đã có một giấc mơ thật đẹp như thế đấy. Cuộc trò chuyện với ông khiến tôi phần nào thấu hiểu cuộc sống lam lũ của người dân trong cuộc kháng chiến vĩ đại nhưng vẫn ánh lên tình yêu nước sự tin tưởng bất diệt vào cách mạng và cụ Hồ.

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng- Mẫu 2

Hình ảnh ông Hai trong truyện “Làng” là một trong những hình ảnh đẹp đại diện cho người nông dân bình thường, chân lấm tay bùn nhưng giàu lòng yêu nước trong suốt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Hình tượng Ông Hai với những tình cảm chân thực và thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Từ khi đọc truyện ngắn “Làng” tôi thường mơ ước một lần được gặp ông để cùng trò chuyện với ông và tìm hiểu điều gì đã xảy ra với ông. Và vào một đêm hôm nọ, sau khi đọc lại câu chuyện, tắt đèn và lên giường đi ngủ, điều tôi mơ ước đã thành sự thật. Tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai, đó là những phút giây mà tôi không thể quên được.

Trong không gian mờ mờ ảo ảo tôi đã đến đây, ngôi làng nơi ông Hai ở. Tôi đưa mắt ra xa tôi thấy mình đang ở trong một ngôi làng nhỏ của miền trung du. Cái làng này nhỏ lắm, chỉ chừng mấy mươi nóc nhà thôi. Tôi mơ màng đặt chân đi trên con đường đất nằm giữa làng. Tôi thấy hàng tốp người đang đứng, ngồi dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá sum sê đan vào nhau, trải bóng mát xuống mặt đường và bãi cỏ rộng lớn. Tiếng người lớn, tiếng trẻ con cùng với tiếng cười nói râm ran. Uốn quanh co phía dưới chân đồi là những thửa ruộng lúa xanh mượt, lấp loáng như một khúc sông quê. Thấp thoáng đâu đó là mấy bóng cò trắng bay dật dờ….

Bỗng tôi giật mình, tôi cảm thấy cảnh này vừa lạ lạ vừa quen quen. Hình như quang cảnh này tôi đã gặp đâu đó rồi thì phải nhưng tôi không thể nào nhớ được. Bỗng tôi nhìn thấy một ông lão ngồi trong một cái quán nước gần đây. Vừa hút một điếu thuốc lào, uống một bát nước chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng như đang đắc ý một điều gì đó trong đầu. Tôi mạnh dạn tiến lại gần. Bấy giờ tôi mới nhìn rõ đó là một ông lão với dáng người mảnh khảnh, đầu chít khăn gọn gàng. Tôi đoán ông độ trên dưới sáu mươi tuổi. À, ông Hai thì phải? Hình như đã có lần tôi được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai rồi thì phải? Tôi thấy ông quen lắm.

– Cháu chào ông? Ông có phải là ông Hai không ạ? Ông có thể cho cháu biết đây là đâu không ạ? Tôi hỏi.

– Ừ, ông là ông Hải. Cháu không biết mình đang ở nơi tản cư à! Bố mẹ cháu đâu rồi? – Ông đáp

– Cháu không biết tại sao cháu lại ở đây? Ông có thể giúp cháu về nhà được không ạ?

Ông Hai đặt bát nước chè tươi xuống chõng và nói: Thôi, tốt nhất là cháu theo ông về nhà ông, rồi ông sẽ đi báo chính quyền đưa lên loa phát thanh của xã để tìm người nhà cho cháu. Ông Hai đứng dậy, trả tiền nước, chèm chẹp miệng vài tiếng và vươn vai nói to: về nhà nào…

Tôi đi theo ông về nhà. Trên đường đi về ông giới thiệu với tôi ông là người làng chợ Dầu và mọi người thường gọi ông với cái tên thân mật là ông Hai Thu. Lúc đó tôi mới xác nhận đúng là mình đã gặp ông Hai thật. Tôi đang bâng khuâng không biết điều này thực hay mơ đây thì đã về tới nhà ông. Vào nhà ông rót cho tôi một chén nước và hỏi chuyện tôi. Ông hỏi tôi từ đâu tới đây, vì sao tôi bị lạc cha mẹ…Tôi nhận thấy hình như ông không thấy tôi quen thì phải hay ông không nhớ…? Tôi chỉ trả lời ậm ờ cho qua chuyện, vì tôi cũng không rõ đang có chuyện gì xảy ra. Tôi bèn đánh trống lảng hỏi sang chuyện khác:

– Cháu nghe nói làng mình nhiều anh hùng lắm ông nhỉ! Ông có thể kể cho cháu nghe được không?

Như bắt được mạch, ông Hai kể chuyện say sưa. Ông kể chuyện về làng, về những con người nơi đây một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng lên, cái mặt biến chuyển khi kể từ sự việc này sang sự việc khác. Ông khoe ở làng có cái phòng thông tin – tuyên truyền được xây dựng sáng sủa, rộng rãi nhất vùng này, cột phát thanh thì cao bằng ngọn tre, cứ chiều chiều loa nói cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông có nhiều nhà ngói nằm san sát, cả làng sầm uất như trên tỉnh. Đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa gió mà phải đi khắp đầu làng cuối ngõ cũng không sợ bùn dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười vào mùa gặt nhà nhà phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc bị dính đất.

Dù những điều này tôi đã đọc thuộc lòng trong truyện nhưng khi nghe ông kể tôi vẫn cảm thấy xúc động. Ông Hai nhìn tôi say sưa kể tiếp: Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, người người đi sơ tán, nhà nhà đi sơ tán nhưng ông thì muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến bám làng để đánh giặc. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên ông vẫn phải cùng gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông rất nhớ quê hương và thường hay kể về làng mình cho những người nơi tản cư nghe. Ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến ở quê hương mình. Tâm can ông cứ nhảy múa hết cả lên khi nghe được tin hay, tin quân ta đánh được địch.

Kể đến đây ông dừng lại, có vẻ trầm ngâm suy nghĩ. Tôi vội hỏi:

– Chuyện gì xảy ra vậy ông? Sao ông không kể tiếp?

Ông Hai nhìn tôi với cặp mắt đầy suy tư, tâm trạng:

– Cứ từ chứ! Chờ ông uống miếng nước.

Nói xong ông lấy cốc nước uống một ngụm. Ông kể tiếp: Hôm ấy ông nghe được tin có người dân làng chợ Dầu của ông theo giặc làm Việt gian. Cổ họng ông nghẹn đắng lại, mặt ông nặng trĩu. Ông lặng đi, tưởng như nghẹt thở. Một lúc lâu ông mới đằng hắn một cái, nuốt vào trong lòng có cái gì đó vướng ở cổ, ông chạy đi hỏi lại về cái tin ấy, thì người ta đã khẳng định lại một cách chắc chắn. Ông cúi gằm mặt xuống, đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng một mạch về nhà về nhà. Ông buồn quá, buồn tận trong đáy lòng.

Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai của tôi như đang bắt đầu vào cao trào. Nghe ông kể đến đây tôi có thể cảm nhận được tâm trạng ông khi đó. Có gì đó đau đớn, tủi nhục cho ông Hai khi nghe được một người đàn bà di tản từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây rồi”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, Niềm tự hào bao lâu nay bỗng chốc tan tành, sụp đổ ngay trước mặt ông. Giá như ông không yêu nơi sinh trưởng của mình đến thế, thì giờ đây ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến như vậy. Ông Hai kể tiếp:

– Về đến nhà, ông nằm vật ra giường nhìn thấy lũ con mà tủi thân quá, nước mắt ông cứ chảy ràn rụa ra. Bọn trẻ chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó bị người ta rẻ rúm, hắt hủi đấy ư? Ông ngờ ngợ chả nhẽ những người ở lại làng lại đốn đến thế ư? rồi ông tự điểm lại trong đầu thấy họ đều là những người đều có tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu kháng chiến, chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy sao? Ông đắn đo, suy nghĩ nhưng “không có lửa làm sao có khói”. Ông cảm thấy tủi nhục vô cùng. Chiều hôm ấy bà nhà ông về, bà ấy cũng có vẻ khác lạ. Trong nhà tồn tại cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya bà ấy mới hỏi ông về cái tin tức ấy. Ông nghe bà hỏi, lúc đầu ông im lặng, rồi sau đó ông gắt lên vậy là bà im bặt. Phải đến ba bốn ngày hôm sau ông vẫn không dám bước chân ra ngoài đường chỉ ở trong gian nhà chật chội để nghe ngóng tin tức từ cái loa phóng thanh của xã. Lúc nào ông cũng trong tình trạng nơm nớp lo sợ, hễ nghe đến tin chiến sự là ông lại giật mình. Ông căm ghét bọn phản bội bán làng, bán Tổ quốc. Nỗi đau đớn, nhục nhã và lo sợ của ông lên tới đỉnh điểm khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay người dân làng ông, “đi đến đâu có người làng Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái nhà ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, bế tắc lắm nhưng ông nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, đâu đâu người ta cũng đuổi người làng ông. Trong tâm trạng đau đớn, tủi nhục, ông tâm sự với thằng con trai út. Như trút được bầu tâm sự bấy lâu nay, nỗi khổ của ông cũng vơi đi phần nào.

Tuy được gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai đến đây, tôi cũng lặng đi trong xúc động. Thật thương cho ông Hai. Không hiểu sao nước mắt đã nhòe trong khóe mắt và chỉ trực tràn ra trên khuôn mặt tôi. Ông Hai lấy tay quệt nước mắt cho tôi và cười nói: Xem cháu kìa! Mau nước mắt quá! Nghe ông nói vậy tôi chỉ biết cười ngượng. Tôi hỏi ông:

– Vậy tin làng Chợ Dầu theo Tây được đính chính khi nào hả ông?

Nghe tôi hỏi vậy ông Hai ngẩn người ra. Tôi biết mình đã lỡ lời. Thoáng chút im lặng trôi qua, ông nói với tôi, giọng xúc động:

– Vào một hôm khoảng ba giờ chiều, có một người đàn ông đến nhà ông chơi. Ông ấy rủ ông đi theo ông ấy mà không biết ông đi đâu, đến sẩm tối ông mới về nhà. Lúc ấy tâm trạng ông rất vui. Đến bậc cửa ông đã bô bô khoe rằng thằng Tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch làng ông vừa mới lên khu tản cư để cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian là sai hoàn toàn. Niềm vui mừng của ông thật vô bờ bến biết bao. Ông mua quà cho các con, ông muốn chia sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông bao nỗi bực dọc, căm tức. Cứ thế ông lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy ông còn sang gian bác Thứ kể chuyện về làng của mình trong tâm trạng tự hào, vui sướng.

Nói xong ông đưa tay quệt nước mắt đã rơi trên gò má khi nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé trước ông Hai. Ông đã gắn tình yêu đắm say quê hương, làng mạc của mình với tình yêu đất nước. Điều này đã làm nên con người vĩ đại trong ông. Cũng chính vì thế mà có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ. Đang trầm ngâm với suy nghĩ của mình tôi nghe tiếng gọi

– Ông Hai ơi ngoài ủy ban đang nói tin về làng chợ Dầu của ông kìa?

Nghe tiếng gọi ông Hai vội vàng đứng dậy, ông bảo tôi nghỉ ngơi còn ông nhanh chóng chạy ra ủy ban nghe tin đồng thời báo cáo về trường hợp của tôi. Nhìn cái dáng tất bật của ông mà tôi trào dâng niềm yêu thương.

Reng! Reng! Reng! Tiếng chuông báo thức vang lên làm tôi giật mình tỉnh dậy. Giờ tôi mới nhận ra mình đã có một giấc mơ thật đẹp. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai đã giúp tôi hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược nước ta. Đó là lòng yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam giai đoạn văn học hiện đại.

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng- Mẫu 3

Thật đúng như nhà văn I-li-a Ê-ran-bua nói: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu đồng quê trở nên lòng yêu Tổ quốc”. Quả thật, ông Hai trong truyện ngắn “ Làng” là hình ảnh đẹp của những người nông dân bình thường nhưng giàu lòng yêu nước trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trước đây (1946-1954). Ông Hai là hình tượng người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp với những tình cảm chân thực và thắm đượm tình yêu quê hương, đất nước. Và từ khi được học tác phẩm “Làng” tôi thường mơ ước được gặp ông để tìm hiểu rõ hơn điều gì đã xảy ra với ông. Điều đó đã thành sự thật cách nay chưa lâu. Tôi không thể quên được giây phút phút đó.

Không gian mờ ảo đưa tôi đi. Khi tôi mở mắt ra thì thấy mình ở trong một ngôi làng trung du nhỏ. Cái làng này chỉ có chừng vài mươi nóc nhà. Tôi mơ màng đi trên con đường đất thẳng giữa làng. Tôi thấy, những tốp người đứng ngồi lố nhố cả ở dưới mấy gốc đa xù xì, cành lá rườm rà ken vào nhau, rải xuống mặt đường và bãi cỏ một vùng bóng mát rộng. Tiếng quạt, tiếng thở, tiếng trẻ con khóc, cùng với tiếng cười nói râm ran một góc đường. Dưới chân đồi, những thửa ruộng lúa xanh mượt, uốn quanh co dưới trời nắng, lấp loáng như một khúc sông. Có mấy bóng cò trắng bay dật dờ…. Tôi giật mình. Tôi thấy cảnh này vừa lạ vừa quen. Hình như tôi đã gặp đâu đó rồi thì phải nhưng tôi không nhớ được. Bỗng tôi nhìn thấy ông lão ngồi trong một cái quán gần đấy. Hút thuốc lào, uống chè tươi nóng, ông chóp chép cái miệng như có bao nhiêu ý nghĩ vui thích chen chúc trong đầu óc. Tôi mạnh dạn đi lại gần. Bây giờ tôi mới nhìn rõ đó là ông lão người mảnh khảnh, đầu chít khăn, dáng điệu gọn gàng. Tôi đoán ông độ trên dưới sáu mươi.

– Chào ông? Ông có biết đây là đâu không? Tôi hỏi.

– Cháu không biết mình ở nơi tản cư à! Bố mẹ cháu đâu?

– Cháu không biết tại sao cháu ở đây? Ông giúp cháu về nhà nhé?

Ông Hai đặt bát nước xuống chõng nói: Thôi cháu theo ông về nhà, để ông báo chính quyền tìm người nhà cho cháu. Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chem chẹp miệng một tiếng, vươn vai nói to: về nào…

Tôi theo ông về nhà. Trên đường đi ông giới thiệu mình là người làng chợ Dầu và mọi người thường gọi tôi là ông Hai Thu. Lúc đó tôi mới nhận ra mình đang nói chuyện với người mình mơ gặp bấy lâu. Tôi đang bâng khuâng không biết điều này thực hay mơ đây thì đã về tới nhà. Vào nhà ông rót nước và hỏi chuyện tôi. Ông hỏi tôi từ đâu tới, vì sao lạc cha mẹ… Tôi chỉ trả lời ậm ờ cho qua chuyện. Tôi đánh trống lảng hỏi sang chuyện khác:

– Cháu nghe nói làng chợ Dầu anh hùng lắm! Ông có thể kể cho cháu nghe về nó không?

Như bắt được mạch, ông Hai kể trong say sưa. Ông nói chuyện về làng một cách say mê và náo nức lạ thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt biến chuyển, hoạt động. Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, buồn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất.

Dù đã đọc những điều này trong truyện nhưng tôi vẫn cảm thấy xúc động. Tôi nhìn ông Hai say sưa kể tiếp: Kháng chiến bùng nổ ông muốn ở lại làng cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên ông phải cùng gia đình đi tản cư. Ở nơi tản cư ông rất nhớ làng và thường có hay khoe về làng mình. Hôm nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến. Ruột gan ông cứ múa hết cả lên khi nghe được bao nhiêu tin hay – toàn tin quân ta giết được địch.

Nói đến đây ông dừng lại, trầm ngâm suy nghĩ. Tôi vội hỏi:

– Chuyện gì xảy ra vậy ông? Sao ông dừng lại không kể tiếp?

Ông Hai nhìn tôi với cặp mắt đầy suy tư

– Từ từ chứ! Chờ ông uống miếng nước đã. Nói xong ông lấy ly nước uống một ngụm. Uống xong ông kể tiếp: Hôm ấy đang trong tâm trạng náo nức thì ông nghe được tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Lúc đó cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lặng đi, tưởng như không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông hỏi lại về cái tin ấy thì người ta đã khẳng định một cách chắc chắn. Ông vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng về nhà.

Nghe ông kể tôi có thể cảm nhận được tâm trạng ông lúc đó. Có gì đau đớn, tủi nhục cho ông Hai bằng khi nghe một người đàn bà tản cư từ dưới xuôi lên nói: “Cả làng chúng nó (làng Dầu) việt gian theo Tây”, “Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông à!”, Niềm tự hào bao lâu bỗng chốc tan tành, sụp đổ. Giá không yêu nơi sinh trưởng của mình, ông đâu cảm thấy đau đớn và nhục nhã đến thế. Ông Hai vẫn đang kể:

– Về đến nhà, ông nằm vật ra giường nhìn lũ con mà thấy tủi thân, nước mắt ông cứ tràn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Ông ngờ ngợ chả nhẽ bọn ở làng lại đốn đến thế ư rồi ông tự kiểm điểm trong óc thấy họ đều là những người có tinh thần yêu nước, yêu kháng chiến chẳng nhẽ lại đi làm cái điều nhục nhã ấy? Nhưng không có lửa làm sao có khói. Ông cảm thấy tủi nhục. Chiều hôm ấy vợ ông về cũng có vẻ khác. Trong nhà có cái sự im lặng thật là khó chịu. Mãi đến khuya vợ ông mới hỏi ông về cái tin ấy. Ông im lặng rồi gắt lên vậy là bà ấy im bặt. Ba bốn ngày hôm sau ông không dám bước chân ra ngoài chỉ ở trong gian nhà chật chội để nghe ngóng tin tức. Lúc nào ông cũng nơm nớp lo sợ, hễ nghe đến chuyện ấy là ông lại giật mình. Ông căm ghét bọn phản bội làng, phản bội Tổ quốc. Nỗi đau đớn và nhục nhã và lo sợ của ông lên tới cao độ khi nghe tin nhân dân địa phương có người làng Dầu tản cư đến là họ tẩy chay dân làng ông, “đến đâu có người chợ Dầu người ta cũng đuổi như đuổi hủi”, ngay mụ chủ nhà cũng đã đuổi khéo vợ chồng, con cái ông ra khỏi nhà. Trước tình cảnh ấy, ông bế tắc nhưng ông nhất định không chịu trở về làng: “Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ”. Cũng không thể đi đâu, ở đâu, người ta cũng đuổi người làng chợ Dầu của ông. Trong tâm trạng đau đớn tủi hờn, ông tâm sự với thằng con út. Sau khi tâm sự xong, nỗi khổ của ông với đi phần nào.

Tôi lặng đi trong xúc động. Thật thương cho ông Hai. Không hiểu sao nước mắt đã nhòe trên mặt tôi. Ông Hai lấy tay quệt nước mắt cho tôi cười nói: Coi cháu kìa! Mau nước mắt quá! Nghe ông nói tôi chỉ biết cười ngượng. Vội hỏi cho đỡ ngượng:

– Vậy tin làng chợ dầu theo tây được cải chính khi nào?

Nghe tôi hỏi ông Hai ngẩn người ra. Tôi biết mình đã lỡ lời. Nhưng một thoáng im lặng trôi qua, ông nói với giọng xúc động:

– Một hôm khoảng ba giờ chiều, có người đàn ông đến nhà ông chơi. Ông ấy rủ ông đi theo ông ấy, đến sẩm tối ông mới về. Lúc ấy ông rất vui. Đến bực cửa ông đã bô bô khoe rằng Tây nó đốt nhà mình rồi, ông chủ tịch làng ông vừa mới lên cải chính, ông ấy cho biết cái tin làng ông theo Tây làm Việt gian là sai. Nỗi vui mừng của ông thật vô bờ bến. Ông hào phóng mua quà cho các con, ông muốn san sẻ niềm vui sướng ấy cho mọi người trong đó có cả mụ chủ nhà từng gieo cho ông nhiều nỗi bực dọc, căm tức. Cứ thế ông lật đật đi khoe khắp nơi, tối hôm ấy ông còn sang gian bác Thứ nói chuyện về làng của mình.

Nói xong ông đưa tay quệt nước mắt đã rơi khi nhắc đến kỉ niệm đó. Tôi cảm thấy mình thật nhỏ bé khi nghĩ đến ông. Ông Hai đã gắn tình yêu đắm say làng mạc của mình với tình yêu đất nước. Điều này làm nên con người vĩ đại trong ông. Cũng chính vì thế mà làng Dầu của ông có như thế nào đi nữa, ông vẫn một lòng, một dạ ủng hộ kháng chiến, ủng hộ Cụ Hồ. Đang trầm ngâm với suy nghĩ của mình tôi nghe tiếng gọi

– Ông Hai ơi ngoài ủy ban có tin về làng chợ Dầu kìa?

Nghe tiếng gọi ông Hai nhanh chóng bảo tôi nghỉ ngơi còn ông sẽ chay ra ủy ban báo cáo về trường hợp của tôi. Nhìn dáng tất bật của ông mà tôi trào dâng niềm yêu thương.

Reng! Reng! Tiếng chuông báo thức vang lên. Giờ tôi mới nhận ra mình đã có một giấc mơ thật đẹp. Ông Hai đã giúp hiểu thêm về vẻ đẹp tâm hồn của người nông dân Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược: Yêu làng, yêu nước và gắn bó với kháng chiến. Có lẽ vì thế mà tác phẩm “Làng” xứng đáng là một trong những truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng- Mẫu 4

Mỗi nhân vật văn học đều ghi lại trong tôi nhiều ấn tượng khác nhau. Khi câu chuyện về họ khép lại, lòng tôi lại gợi mở ra nhiều suy nghĩ. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” có lẽ là người gây cho tôi nhiều ám ảnh nhất. Nỗi ám ảnh ấy theo tôi cả vào giấc mơ.

Trong mơ, tôi thấy mình đang ở một ngôi làng nhỏ miền trung du, mấy chục ngôi nhà đứng cạnh nhau. Không điện đường, không khói bụi ồn ào, tất cả bình yên trong treo trông như làng quê nhiều năm về trước. Tôi mơ màng bước đi trên con đường đất nhỏ. Dưới gốc đa xù xì, người đứng người ngồi, trò chuyện râm ran. Xa xa có cánh đồng lúa rộng bao la, đàn cò bay lượn trắng cả một vùng…

Tôi lang thang hết đoạn đường dài, đến khi chân mỏi định tìm một nơi nghỉ tạm. Bất ngờ tôi nhìn thấy một ông cụ khoảng chừng sáu mươi tuổi, dáng người mảnh khảnh ngồi trong quán nước vừa hút thuốc lào vừa uống nước chè, miệng chóp chép ra điều đắc ý lắm. Càng nhìn, tôi càng thấy giống dáng vẻ ông Hai mà nhà văn Kim Lân miêu tả. Không lẽ tôi đi vào giấc mơ gặp ông Hai? Nghĩ vậy, tôi mạnh dạn bước tới chỗ quán nước, hỏi ông:

– Cháu chào ông ạ! Ông có phải ông Hai người làng chợ Dầu không ạ?

Nghe tôi nhắc tới làng chợ Dầu, ông liền ngẩng mặt nhìn tôi, hai mắt sáng rỡ:

– Đúng rồi cháu, ông là người làng chợ Dầu. Cháu là ai? Cũng là người làng tản cư lên ư? Sao ông lại chưa thấy cháu bao giờ?

Bấy giờ tôi mới vỡ lẽ, ông đúng là ông Hai thật. Nhưng nơi này không phải làng của ông mà là nơi tản cư. Tôi lễ phép đáp lại câu hỏi của ông:

– Dạ cháu từ nơi khác đến đây. Cháu có nghe nói đến làng chợ Dầu nên muốn hỏi ông vài điều ạ.

– Cháu ngồi xuống đây, uống miếng nước rồi ông cháu mình nói chuyện. – Nghe nhắc tới làng của mình, ông Hai phấn khởi ra mặt, ông rót cho tôi một chén nước rồi bảo tôi ngồi xuống.

Tôi không biết bắt đầu câu chuyện từ đâu, đành hỏi ông làng Chợ Dầu của ông cách đây bao xa, làng có giống như nơi này không. Ông như chỉ chờ có vậy, nói một hơi dài không nghỉ, ông khoe:

– Làng ông có phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều phát thanh cả làng đều nghe thấy. Làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, buồn không hề dính tới gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. – Mắt ông sang lên, nói rành mạch không sai một chữ, giống như ông đã ghi nhớ hết, chỉ cần có ai hỏi là ông có thể nói ngay.

Dừng một lát, như nhớ ra điều gì đó, ông lại nói:

– Chết! Còn cái dinh cơ cụ thượng làng ông. Có lắm là của. Vườn hoa cây cảnh nom như động ấy. Có cái tượng đá ông Hoàng Thạch Công đánh rơi giày, bát tiên quá hải bằng người sứ. Cả cái cọc sắt cắm vào cái bầu rượu có đắp 4 con giơi quét vôi vàng mãi tít trên ngọn sinh phần là cột thu lôi, thu cả sấm sét vào. Khiếp lắm!

Ông mải mê khoe mãi, khoe hết mọi thứ trong làng ông. Nhân lúc ông dừng lại uống nước, tôi liền hỏi:

– Làng tốt như vậy, sao ông lại tản cư đến đây ạ?

Không hào hứng như trước đó, khuôn mặt ông như trầm hẳn xuống, ông không trả lời tôi ngay mà hướng ánh mắt ra xa, chậm rãi nói:

– Kháng chiến nổ ra, ông cũng không muốn xa làng, muốn ở lại cùng anh em bộ đội và dân quân kháng chiến bảo vệ làng. Nhưng sau cùng, ông vẫn phải mang theo gia đình đi tản cư. Ông nhớ làng, nhớ cả những ngày tháng cùng anh em đào đường đắp ụ, mệt nhưng mà vui lắm… Nhớ làng nên ngày nào ông cũng ra phòng thông tin để nghe tin tức kháng chiến. Ông vừa mới từ nơi đó ra đây ngồi thì gặp cháu.

Cảm nhận được nỗi nhớ nặng trĩu qua giọng nói của ông, tôi vừa thương vừa khâm phục tình yêu làng của ông. Để ông không quá đau lòng khi nhớ làng mà vẫn chưa thể trở về, tôi vội hỏi:

– Hẳn là có nhiều tin tức thắng trận từ làng lắm đúng không ạ?

– Có chứ cháu, tin quân ta giết địch, rồi tin thằng bé nhỏ tuổi dám bơi ra giữa hồ cắm cờ của ta. Nghe mà ruột gan ông cứ múa hết cả lên. – Nét mặt ông lại rạng rỡ hẳn lên. Có lẽ tình yêu làng tha thiết đã hun đúc lên tình yêu nước mãnh liệt trong ông.

Tôi thấy ông lại lặng người đi, không hiểu vì sao cũng không dám lên tiếng hỏi. Một lát sau đó, ông lại tiếp tục kể:

– Cách đây ít lâu, ông nghe tin dữ từ làng Chợ Dầu. Hôm ấy, ông gặp tốp người tản cư từ Gia Lâm, người ta nói cả làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Cảm giác đó vẫn còn nguyên, cổ họng nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lặng đi, tưởng như không thể thở được. Ông cố hỏi lại nhưng người ta vẫn khăng khăng đó là sự thật. Sau đó, người ta nói gì ông cũng không nghe rõ, cúi mặt mà đi về.

Ông Hai yêu làng như vậy, ngày nào cũng chờ mong tin tức về làng, đến khi nghe tin lại là tin như thế. Chắc hẳn khi ấy, ông đau đớn bàng hoàng lắm. Tôi chỉ nghĩ thầm trong lòng mà không dám ngắt lời ông. Dù là chuyện đã qua và không phải sự thật nhưng nỗi đau khi ấy nhớ lại vẫn làm ông nghẹn ngào:

– Khoảng thời gian đó rất khó khăn. Ông không tin người làng lại đổ đốn ra đến vậy. Nhưng không có lửa làm sao có khói? Nhìn lũ con ông lại càng đau đớn hơn, nếu là thật chẳng phải chúng là trẻ con làng Việt gian sao? Rồi ông lại hay tin người làng Chợ Dầu đi đến đâu là đuổi đến đó. Gia đình ông cũng là người làng Chợ Dầu, lại đang tản cư. Mụ chủ nhà hôm ấy cũng tới đuổi khéo. Ông bế tắc không biết làm thế nào cho phải…

– Ông có nghĩ sẽ quay về làng không ạ? – Tôi hỏi

Ông Hai lại nhấp thêm một ngụm chè:

– Suy nghĩ ấy có thoáng qua, nhưng làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Thằng con út ông ấy vậy mà thông minh lắm, những ngày tin làng theo giặc đồn ra, xấu hổ nhục nhã ông nào dám đi đâu. Ở nhà, ông thủ thỉ nói chuyện với nó, thằng bé muốn về làng nhưng nó ủng hộ cụ Hồ. Tâm bố con ông là vậy, bên trên cụ Hồ, an hem soi xét cho bố con ông.

Đoạn, nét mặt ông vui tươi hẳn lên:

– Nhưng may mắn cháu ạ, mấy hôm sau, tin làng Chợ Dầu theo Tây được cải chính. Bọn Tây nó đốt nhà ông, ông chủ tịch làng ông lên tận nơi cải chính. Ông vui quá cháu ạ.

Tôi thấy nước mắt ông tràn qua kẽ mắt, thầm cảm động lòng yêu làng của ông. Dù ông nói phải thù vì làng theo Tây mất rồi, nhưng ông vẫn chưa từng thôi hy vọng tin tức kia là giả, làng của ông vẫn là làng kháng chiến. Tôi định hỏi tiếp thì nghe thấy tiếng loa phát thanh ở xa, ông Hai đứng dậy rồi chạy đi. Tôi gọi với theo thì chỉ nghe tiếng ông vọng lại:

– Chắc là có tin ta thắng trận, ông phải ra xem mới được…

Tôi choàng tỉnh. Nhìn bầu trời đầy sao bên ngoài cửa sổ tôi mới hay mình ngủ quên trên bàn học, quyển sách giáo khoa mở đúng truyện ngắn “ Làng”. Dù chỉ là một giấc mơ nhưng tôi vẫn cảm nhận được tình cảm yêu làng, yêu nước đáng quý của ông Hai. Ông chính là đại diện cho tầng lớp nông dân yêu nước, kháng chiến giành độc lập dân tộc, đáng trân trọng, ngợi ca.

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng- Mẫu 5

Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều.

Chúng ta ai cũng có quê hương, nơi chôn rau cắt rốn, nơi nuôi dưỡng những tâm hồn thơ bé, nơi mà dù đi xa tới đâu ta đều hướng về. Riêng tôi đó là cái làng chợ Dầu đầy thương nhớ. Mọi người thắc mắc tôi là ai ư? Tôi chính là ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Ôi cái làng chợ Dầu của tôi! Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh làng tôi có cái phòng thông tin rộng nhất vùng, cái chòi phát thanh cao tít bằng ngọn tre, chiều chiều tiếng loa gọi vang vọng khắp cả một khoảng trời, không ai là không nghe thấy. Rồi nhà ngói san sát nhau, sầm uất như tỉnh. Đường trong làng toàn lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng cuối xóm, bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm, phơi thóc thì tốt thượng hạng, không có lấy một hạt thóc đất. Chẳng là tôi tự hào về cái làng của tôi lắm các bác ạ. Tôi vẫn có tính hay khoe làng như thế xưa nay. Thế mà chỉ vì cái bọn giặc đáng khinh kia mà làng chợ Dầu bị tàn phá, dân trong làng thì phải đi tản cư hết.

Bây giờ khoe làng, tôi khoe khác. Tôi khoe những ngày khởi nghĩa dồn dập ở làng, mà tôi gia nhập phong trào từ thời kỳ còn bóng tối. Những buổi tập quân sự. Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai. Mỗi lần hô động tác, anh huấn luyện viên lại phải đệm tiếng ạ… thườn thượt đằng sau: “Nghiêm ạ!… Nghỉ ạ!… Vác súng lên vai ạ!…”. Nhất là những hố, những ụ, những giao thông hào của làng tôi thì làm công trình không để đâu hết. Ba chìm bảy nổi mười mấy năm trời mới lại được trở về quê hương bản quán.

Thực tình tôi không muốn tản cư lên trên này một chút nào. Nhưng bà Hai nhà tôi cứ khóc lóc, bà năn nỉ bắt tôi phải đi, bà bảo:

-Thế ông định bỏ mẹ con tôi chết đói à? Ông phải lên trông nom chúng nó cho tôi xoay xỏa chứ. Rồi bà khẩn khoản nói với mọi người, khẩn khoản với đồng chí thôn đội trưởng, mọi người đồng ý để tôi đi, tôi đành phải nghe theo.

Những ngày đầu ở trên này công việc không có, trong người tôi lúc nào cũng bực bội, không yên. Cũng đến khổ bà nhà tôi các bác ạ. Tôi quay sang cáu gắt mẹ con nhà bà ấy. Nhưng tôi nghĩ mình sinh sống ở cái làng này từ tấm bé đến giờ. Ông cha cụ kỵ mình xưa kia cũng sinh sống ở cái làng này đã từ bao nhiêu đời nay rồi. Bây giờ gặp phải cái lúc hữu sự như thế này mình lại đâm đầu bỏ đi còn ra thế nào nữa. Công việc là công việc chung chứ của riêng mình ai?

Mỗi lần tôi bước chân ra khỏi cái gian nhà tối thấp bề bộn những bồ, bị, nồi, niêu, và những dây quần áo ẩm sì ấy là tôi nhẹ nhõm, tươi tỉnh hẳn lên. Sao mà tôi sợ cái gian nhà ấy thế! Nhất là những buổi trưa im ắng, oi ả, có tiếng mụ chủ nhà nói nheo nhéo ở bên ngoài, thì tôi không sao chịu được. Tôi phải đi cho nó khuất. Tôi chưa thấy người đàn bà nào tham lam, tinh quái như mụ ta. Người thì gầy đét như thanh củi khô. Cái miệng mỏng lèo lèo, nói cứ liến đi, mà chúa thần là gian. Không vào nhà thì thôi, động vào nhà là nhòm.

Ngay từ dạo mới lên, tôi đã bực mình với mụ ấy lắm rồi. Nghe xóm giềng ở đây người ta nói, tôi biết mụ không phải là người đứng đắn.

Buổi trưa hôm ấy tôi ở nhà một mình. Con bé lớn gánh hàng ra quán cho mẹ chưa thấy về. Hai đứa bé thì tôi bắt chúng nó ra vườn trồng mấy luống rau mới cấy lại chẳng gà vặt hết. Tôi hì hục vỡ một vạt đất rậm, ngoài bờ suối từ sáng đến giờ, tôi tính để trồng thêm vài trăm gốc sắn ăn vào những tháng đói sang năm. Đến khi mỏi nhừ tôi vào nhà nằm vật lên giường vắt tay lên trán nghĩ ngợi vẩn vơ. Tôi lại nghĩ về cái làng của tôi, lại nghĩ đến những ngày cùng làm với anh em. A, sao mà độ ấy vui thế. Tôi thấy mình như trẻ ra. Cũng hát hỏng, bông phèng, cũng đào, cũng cuốc mê man suốt ngày. Trong lòng Tôi lại thấy náo nức hẳn lên. Tôi lại muốn về làng, lại muốn được cùng anh em đào đường đắp ụ, xẻ hào, khuân đá… Không biết cái chòi gác ở đầu làng đã dựng xong chưa? Những đường hầm bí mật chắc là còn khướt lắm. Chao ôi! Tôi lão nhớ làng, nhớ cái làng quá. Bên ngoài, ánh nắng rọi xuống mặt sân sáng lóa, có mấy tiếng gà trưa cất lên eo óc. Gian nhà càng như lịm đi, mờ mờ hơi đất. Giờ này là mụ chủ sắp đi làm đồng về đây. Tôi lại sắp phải nằm trong này mà nghe mụ chửi con mắng cái, kêu vại nước chóng cạn, cái bếp bừa bộn nheo nhéo lên đây. Tấm liếp che cửa bỗng kêu lạch xạch, gian nhà sáng bừng lên. Tôi giật mình, ngóc đầu nhìn ra. Đứa lớn gồng đôi thúng không bước vào. Tôi cất tiếng hỏi:

– Ở ngoài ấy làm gì mà lâu thế mày?

Không để đứa con kịp trả lời, tôi nhổm dậy vơ lấy cái nón:

– Ở nhà trông em nhá! Đừng có đi đâu đấy. Tôi giơ tay chỉ lên nhà trên và bước ra ngoài.

Bên ngoài trời xanh lồng lộng, có những tảng mây sáng chói, lừ đừ. Đường vắng hẳn người qua lại. Họ rạt cả vào các khoảnh bóng cây tránh nắng. Một vài tiếng động nhẹ khẽ gợn lên, oi ả. Tôi đi nghênh ngang giữa đường vắng, cái đầu cung cúc lao về phía trước. Hai tay vung vẩy, nhấp nhổm. Cũng như thường lệ, tôi ghé vào trạm thông tin nghe ngóng tình hình chiến sự. Biết bao là tin hay đều được cập nhật ở đây. Ruột gan tôi cứ như múa cả lên. Nhưng dường như hạnh phúc của con người thật là bé nhỏ. Ngờ đâu cái vui vẻ ấy chỉ là một ngày lặng gió trước khi giông bão nổi lên. Bước ra khỏi phòng thông tin, tôi rẽ vào dặn vợ vài việc rồi theo lối huyện cũ mà đi. Tôi tạt qua quán nước ngồi. Ở đây, những tốp người tản cư dưới xuôi lên đứng ngồi lố nhố. Nghe một người đàn bà nói bọn Tây nó vào làng chợ Dầu, nó khủng bố, tôi lo lắng, quay phắt lại lắp bắp hỏi:

– Nó… Nó vào làng Dầu hở bác? Thế ta giết được bao nhiêu thằng?

– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây còn giết gì nữa!

Giọng người đàn bà the thé, đầy mùi căm giận. Nó như gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt tôi. Tôi bàng hoàng. Cổ họng nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân, tưởng như đến không thở được. Khóe mắt cứ giật giật, các dây thần kinh như tê liệt. Một lúc lâu sau, tôi mới rặn è è, nuốt cái gì vương vướng ở cổ, hỏi lại, giọng lạc hẳn đi:

– Liệu có thật không hở bác? Hay lại chỉ…

– Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại…

Tôi chưa dứt lời thì người ta đã nói. Dứt khoát. Chắc như đinh đóng cột. Tôi đờ người. Hai tai ù ù. Chẳng còn nghe thấy gì cả. Giọng người kia như lẫn vào trong gió. Tôi trả tiền nước, lảo đảo đứng dậy. Chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Tôi cúi gằm mặt xuống mà đi. Tôi thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. Về đến nhà, tôi nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy tôi hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt tôi cứ tràn ra…

– Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… tôi nắm chặt hai tay lại và rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này!

Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được. Tôi kiểm điểm từng người trong óc. Không mà, họ toàn là những người có tinh thần cả mà. Họ đã ở lại làng. Quyết tâm một sống một chết với giặc, có đời nào lại can tâm làm điều nhục nhã ấy!… Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích thị là người làng không sai rồi. Không có lửa thì sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì. Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi đây biết làm ăn, buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng, tan tác mỗi người một phương nữa không biết họ đã rõ cái cơ sự này chưa?

Tối ấy không ai nói với ai câu nào, không gian yên ắng đến lạ. Rồi vẫn cái giọng rì rầm như thường ngày:

– Này thày nó ạ.

Tôi nằm rũ ra trên giường không nói gì.

– Thày nó ngủ rồi à?

– Gì? Tôi khẽ nhúc nhích:

– Tôi thấy người ta đồn… tôi gắt lên:

– Biết rồi!

Tôi nghĩ rợn cả người. Cả cuộc đời đen tối, lầm than cũ nổi lên trong ý nghĩ . Tôi không thể về cái làng ấy được nữa. Về bây giờ ra tôi chịu mất hết à? Không thể được! Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù. Tôi ôm thằng con út lên lòng, vỗ nhè nhẹ vào lưng nó, khẽ hỏi:

– Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

– Là con thầy mấy lỵ con u.

– Thế nhà con ở đâu?

– Nhà ta ở làng chợ Dầu.

– Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực tôi trả lời khe khẽ:

– Có. Tôi ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

– À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

– Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt tôi giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Tôi thủ thỉ:

– Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.

Chiều hôm ấy có anh cùng làng đến chơi, cũng người chợ Dầu các bác ạ. Tôi đóng khăn áo chỉnh tề tất tả theo hắn đi. Tôi vội vã đến quên cả dặn trẻ coi nhà. Tôi đi mãi đến xẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy… Vừa đến ngõ tôi đã lên tiếng:

– Chúng mày đâu rồi, ra thầy chia quà cho nào.

Rồi tôi vội sang bác Thứ khoe:

– Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhẵn. Ông chủ tịch làng em vừa lên cải chính… Cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả!

Đấy câu chuyện là như thế đấy mọi người ạ. Đến giờ nghĩ lại tôi vẫn không sao quên được cảm giác khi nghe tin cải chính. Bởi vì có niềm tin vào Đảng, vào bác Hồ và cả cái làng của tôi nữa nên kháng chiến mới thắng lợi như ngày hôm nay. Tôi mong qua câu chuyện của tôi mọi người sẽ thêm yêu quê hương của mình.

Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng- Mẫu 6

Nếu ai đã đọc và tìm hiểu những tác phẩm truyện của Kim Lân, chắc hẳn mọi người sẽ biết đến tôi. Tôi chính là nhân vật ông Hai trong trong tác phẩm đó. Hôm nay tôi ở đây sẽ kể lại cho mọi người nghe tất cả diễn biến tâm trạng và suy nghĩ của mình. Tôi biết Kim Lân đã làm việc này thay tôi rất xuất sắc, nhưng tôi vẫn muốn kể lại cho mọi người nghe. Tôi là một con người có lòng yêu quê hương tha thiết. Quê hương với tôi đúng là chùm khế ngọt, và với tôi quê hương cũng chỉ có một mà thôi. Tôi yêu ngôi làng nhỏ của mình, yêu con người nơi đây một cách vô tận. Với tôi, luôn có một niềm tin yêu sâu sắc vào làng chợ Dầu, về con người nơi tôi sinh ra và lớn lên. Truyện sẽ chẳng có gì cho tới khi tôi nghe tin làng tôi theo giặc. Lúc bấy giờ tâm trạng tôi như không thể kiểm soát, có cái gì mắc cứng ở cổ họng, da mặt tê rân rân,… Không phải đợi lâu nữa, ngay sau đây tôi sẽ kể hết cho mọi người nghe toàn bộ sự việc.

Ngày ấy, nghe theo Đảng, nghe theo chính sách của Cụ Hồ. Gia đình tôi cùng bao gia đình ở làng chợ Dầu phải tản cư để tránh đòn tấn công của kẻ địch, hạn chế tối đa thiệt hại về người và tài sản. Bao nhiêu năm sống và chiến đấu trên mảnh đất quê mình. Đến cả nhắm mắt tôi cũng biết được ở đâu có có khúc sông, có giếng làng. Phải xa quê, không ở lại cùng anh em chiến đấu bảo vệ làng làm tôi cũng buồn khó tả. Tôi cũng muốn ở lại với anh em, với các chú bộ đội, đào ấp, xây hầm, quyết sống chết với thằng Tây mũi lõ, dám cướp làng, cướp nước ta. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, mẹ nó và cả đàn con leo nhóc, tôi không thể bỏ chúng được,tôi đành đi. Nhưng tôi luôn có niềm tin dân làng mình sẽ chiến đấu đến cùng để bảo vệ từng tấc đất cho quê hương. Tôi tự hào về làng mình lắm. Nói không phải khoe chứ làng tôi có nhiều cái hay lắm, mà tôi muốn cho mọi người biết. Tôi nói nhiều đến nỗi cụ Thứ còn biết hết, nhớ hết những điều tôi nói. Làng tôi, mọi người có biết không, có cái phòng thông tin truyền thông sáng sủa nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Làng tôi nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Với tôi làng tôi luôn đẹp nhất, tôi tự hào về mọi thứ ở làng tôi có. Tôi luôn nói cho mọi người biết làng tôi đẹp, người dân thật thà chất phác, yêu lao động, yêu hòa bình, ghét cái bọn Tây cướp nước như thế nào, dù không súng, không đạn, chỉ cần cuốc, xẻng, gậy gộc, hay tay không chúng tôi cũng đánh.

Mọi thứ vẫn diễn ra, kháng chiến vẫn đang trường kì. Tôi mong đợi một ngày bọn Tây nó chết hết đi, dám cướp nước, cướp làng ta, làm bao kiếp khổ. Buổi trưa hôm ấy, tôi ở nhà một mình, con bé lớn thì gánh hàng cho mẹ nó ngoài chợ bán. Còn hai đứa nhỏ, tôi cho nó ra vườn chơi, vừa trông bọn gà không cho chúng phá rau. Tôi thì từ sáng tới giờ vỡ được mấy luống đất rồi, đang tính là trồng thêm mấy luống rau. Nhà mỗi người một việc, việc lớn thì người lớn làm, việc nhỏ thì người nhỏ làm. Đang mệt nằm giường nghỉ một lát, thế nào tôi lại nghĩ đến làng mình. Nghĩ tới làng, tôi vui lắm, như trẻ ra vậy. Tôi lại lẩm nhẩm mấy câu hát ngày xưa, sao mà nhớ làng đến lạ. Muốn về với anh em đồng cam cộng khổ đánh nhau với bọ Tây cướp nước. Ngày trước tôi có muốn đi đâu, mà bà nó giục quá, cứ bảo con nhỏ dại, tôi không đi thì mẹ con chúng biết chông cậy vào ai, thế là thương gia đình tôi đi di tản, chứ có một mình, tôi quyết không bao giờ bỏ làng mà đi. Nghĩ linh tinh, tôi đứng dậy ra khỏi nhà. Ghét cái bọn Tây, tôi chửi đổng.

– Nắng thế này bỏ mẹ chúng nó.

Người đi đường thấy tôi nói vậy quay lại hỏi

– Bọn nó nào?

Tôi chỉ tay về chỗ có tiếng súng

– Tây chứ còn bọn nào nữa. Ngồi trong vị trí giờ bằng ngồi tù.

Rồi tôi lại đi tiếp, hôm nào cũng vậy, tôi lại ra phòng thông tin nghe tin tức. Tuy tôi không biết mặt chữ in nhưng cũng muốn ra nghe tin tức kháng chiến lắm. Chả phải hóng hớt nhưng tôi thích nghe tin hôm nay mình đánh được bao nhiêu thằng, thắng ở đâu, như thế làm tôi vui lắm. Ra đây nghe tin tức, tôi ghét là ghét mấy anh cậy chữ đọc thầm, chẳng cho ai nghe với. May sao hôm nay có anh bạn đọc to cho mọi người cùng nghe. Cao ôi bao nhiêu là tin tức hay, có tìm một em nhỏ trong ban truyền tin dũng cảm cắm lá cờ quốc kì lên nóc hồ gươm. Tuổi nhỏ mà dũng cảm vậy đó. Một anh đội trưởng sau khi giết bảy tên giặc đã tự sát bằng một quả lựu đạn cuối cùng. Cứ cái đà này, thì kháng chiến rồi cũng kết thúc thôi, bọn Tây cũng phải đầu hàng.

Rời khỏi phòng thông tin, tôi ra gốc đa xù xì nơi mọi người hay ngồi nghỉ, làm điếu thuốc lào, uống ngụm nước chè tươi nóng. Bao suy nghĩ vui mưng cứ múa lên trong đầu tôi. Thấy mấy ông bà từ dưới lên. Thì ra là mấy ông bà từ gia lâm lên, cũng hỏi chuyện thóc lúa đồng áng xem như thế nào. Mấy hôm nay thấy súng bắn nhiều, tôi hỏi

– Này bác có biết mấy hôm nay súng bắn ở đâu mà rát thế.

– Nó rú từ Bắc Ninh qua chợ Dầu khủng bố ông ạ. Một người đàn bà đang cho con bú nói sang

Thấy tin quê mình bị địch bắn, tôi vừa lo, vừa sợ, lắp bắp hỏi:

– Nó…nó vào chợ Dầu hả bác? Thế giết được bao nhiêu người

– Có giết được thằng nào đâu. Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây.

Như sét đánh ngang tai, cổ họng tôi nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân. Tôi tưởng như không thở được. Tôi lắp bắp mãi mới hỏi lại được

– Có thật không hay chỉ là…

– Thì chúng tôi từ đây lên. Việt gian từ thằng chủ tịch đi ông ạ. Tây nó vào chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hô. Thằng chánh Bệu khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc vác lên cam nhông, đưa cả vợ con lên vị trí giặc mà ngồi mà.

Bầu trời như tối đi ngay trước mắt, tôi đứng dậy trả tiền nước đi về. Bao suy nghĩ cứ nhảy múa trong đầu tôi. Hai chữ việt gian mà người đàn bà nói nó vẫn vong vỏng bên tai tôi. Đằng sau có tiếng chửi làng, tim tôi như quặn lại. Về nhà lũ trẻ thấy tôi khắc, chúng chả dám hỏi, nhìn chúng tôi lại thương. Nó là con nhà Việt gian sao, chúng nó sẽ bị mọi người xa lánh sao. Tôi nắm chặt hai tay mà rít lên.

– Chúng mày ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm Việt gian bán nước nhục nhã thế này.

Chiều hôm ấy, bà nó đi chợ về, thấy nét mặt khác, là tôi biết lại vì cái tin đồn làng tôi theo Tây rồi. Từ lúc biết tin, tôi chẳng dám ra ngoài, tôi buồn và xấu hổ vì sao dân làng mình lại làm như vậy. Không khí trong nhà tôi như năng lề hơn bao giờ hết. Bà nó đêm đấy quay sang bảo tôi hay về làng, tôi bực lắm gắt.

– Không về làm gì cái làng ấy nữa, chúng nó theo Tây cả rồi, về làng tức bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ. Về làm tức chịu làm nô lệ cho Tây.

Yêu làng bao nhiêu giờ nghe tin làng theo giặc tôi buồn bấy nhiêu. Chẳng biết tâm sự cùng ai, quay ra ôm thằng út vào lòng. Thằng bé mạnh dạn dơ tay bảo .

– Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm.

Nó làm tôi vui hơn, tôi tin vào con người làng mình hơn. Rồi khoảng lúc ấy chắc 3h chiều, có một anh bạn tôi cũng ở làng chợ Dầu qua nhà, tôi quyết định phải đi cùng anh về quê xem tình hình thế nào. Và mọi thứ được sáng tỏ, tôi vui mừng rạng rỡ hẳn lên, khác hẳn với mấy ngày hôm trước. Tôi còn mua cho bọn trẻ nhà tôi í kẹo bánh cơ. Tôi vui lắm, đi khoe khắp làng.

– Bác Thứ đâu rồi? Bác Thứ làm gì đấy? Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ, đốt nhẵn, ông chủ tịch chỗ tôi mới lên cải chính, ông ấy cho biết, cải chính cái tin làng chợ Dầu chúng tôi theo Tây, láo, quá láo.

Tôi đi khoe hết bà con lối xóm, khoe nhà tôi bị đốt, nhà bị đốt mà tôi vẫn vui, tôi vui vì làng tôi trong sạch, mọi người không ai làm việc gian. Mọi người khó mà hiểu lòng tôi, thế mà đến tài ông Kim Lân ông ý biết.

Đấy, chuyện là như thế, tôi yêu làng mình và sẽ mãi tin tưởng mọi người trong làng tôi. Cũng phải cảm ơn cái ông nhà văn Kim Lân đã viết được tác phẩm làng hay như thế, để tôi hôm nay được kể lại cho mọi người nghe.

Trên đây là nội dung bài học Tưởng tượng gặp gỡ và trò chuyện với ông Hai trong truyện Làng (6 mẫu) do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập

5/5 - (3 bình chọn)



Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button