Học TậpLớp 7

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?” lớp 7 hay nhất (32 mẫu)

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?” bao gồm hướng dẫn viết cùng 32 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”
Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”

Mục lục

Dàn ý Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”

I. Mở bài

Bạn đang xem: Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?” lớp 7 hay nhất (32 mẫu)

– Trong cuộc sống, mỗi người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, thích sang trọng, lộng lẫy, nổi bật. Nhưng vẫn có người chọn cho mình một lối sống giản dị, bình thường.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Giản dị là sống một cách đơn giản, tự nhiên, không cầu kì phô trương trong lối sống.

2. Bàn luận

a) Biểu hiện của lối sống giản dị

– Lối sống giản dị bộc lộ ở nhiều phương diện: trang phục, ăn uống, thói quen, giao tiếp, nói năng, phong cách làm việc…

+ Trang phục phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, loè loẹt.

+ Cách ứng xử lịch sự, đúng mực; cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, không hoa mĩ, cầu kì rắc rối…

+ Cách sinh hoạt: hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử; không tự coi mình là người đặc biệt, khác người mà cần thấy mình bình thường như những người khác.

– Cốt lõi của lối sống giản dị là sự ý thức sâu sắc về mục đích và cách sống sao cho hoà đồng và thoải mái, tự nhiên để tạo thành một phong cách sống. Sống giản dị cũng là biểu hiện của sự sâu sắc trong nhận thức về cuộc sống.

b) Tác dụng của lối sống giản dị

– Giản dị khiến người ta dễ hòa nhập với mọi người, làm cho con người trở nên thân thiện với nhau và giúp ta có thêm bạn bè… góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người.

– Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Khiến con người hòa đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác.

– Sống giản dị là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa.

– Sống giản dị giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, nhân ái.

c) Mở rộng, phản đề

– Lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm, hà tiện… giản dị phù hợp với điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa.

– Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

– Để sống giản dị, con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá.

3. Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức được giản dị là một lối sống đẹp.

– Là học sinh, mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

III. Kết bài

Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn” để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 1

Lối sống giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân và gia đình, không sống xa hoa, lãng phí, không quá cầu kỳ, chạy theo những nhu cầu về vật chất và vẻ bề ngoài.

Lối sống giản dị là lối sống kín đáo, lành mạnh, không phô trương và phù hợp với chuẩn mực của xã hội. Những người sống giản dị sẽ luôn có cuộc sống vui vẻ, thoải mái và tạo ra cảm giác dễ chịu cho những người xung quanh.

Ý nghĩa của lối sống giản dị không bắt buộc, có giá trị đối với một hệ quy chiếu cụ thể nào mà được xem xét từ nhiều góc độ, nhiều yếu tố khác nhau. Chúng ta gặp một con người giản dị cả trong cuộc sống đời thường, trong công việc và trong cách họ ăn mặc. Ở họ toát lên sự giản dị, bình thường nhưng không hề tầm thường.

Sống giản dị được coi là cách sống phù hợp với xã hội xung quanh. Trong một tập thể chất phác, giản dị thì sống giản dị giúp ta phù hợp với họ.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 2

Trong cuộc sống , như chúng ta đã thấy , hầu hết những người vĩ đại trong lịch sử nước nhà lại đều là những người giản dị như: Chủ Tịch Hồ Chí Minh , Đại tướng Võ Nguyên Giáp,….

Giản dị là một đức tính và là một phẩm chất đáng quý của người Việt Nam . Ngày Xưa , khi cuộc sống còn nhiều lam lũ , cực khổ thì sự giản dị luôn được coi trọng trong lối sống. Ngày nay, trong khi xã hội đã phát triển hơn, của cải không còn thiếu thốn như trước nhưng sự giản dị vẫn là một cách sống đáng quý. Trái với giản dị lại là xa hoa , không biết tiết kiệm , ăn chơi . Qua lời nói , cử chỉ thì đó chính là biểu hiện của sự giản dị . Gianr dị tạo nên sự hòa đồng , kết nối , thông cảm lớn đối với mọi người xung quanh , có thể giúp chúng ta hành phúc hơn và giản dị có rất nhiều lợi ích .

Ở đời , giản dị là một phẩm chất cao quý cần có ở mỗi con người . Bác Hồ chính là tấm gương, là vị lãnh tụ vĩ đại của người Việt Nam. Bác cũng là người rõ nét nhất về sự giản dị , Bác Hồ còn là một tấm gương sáng của nhân dân noi theo .

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 3

Dân tộc ta từ xưa đến nay luôn đề cao đức tính giản dị của con người. Nó không những là một phẩm chất cao quý mà còn là lối sống, lối ứng xử in đậm trong văn hóa của người Việt.

Giản dị là một lối sống không trọng vật chất của con người. Giản dị biểu hiện ở lối sống đơn giản, không cầu kì, xa hoa, không phô trương hay lãng phí của cải vật chất. Giản dị còn thể hiện ở tinh thần yêu chuộng cuộc sống bình dị, gần gũi với thiên nhiên. Giản dị còn biểu hiện ở lời ăn tiếng nói hiền hòa, điềm đạm, có tình, có nghĩa của con người.

Người giản dị thường xây dựng một cuộc sống kín đáo, hiền hòa. Họ thích ở làng quê hơn ở phố. Người giản dị cũng yêu thích những cái gì nhỏ nhắn, mộc mạc, đơn sơ. Họ không thích cầu kì một cách hình thức hay lãng phí một cách không cần thiết.

Người giản dị không những giản dị trong cách xây dựng không gian sống. Họ còn giản dị cả trong lời nói, ăn mặc, công việc và ứng xử. Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Những bất đồng ít khi trở thành xung đột, dĩ hòa vi quý. Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ xa hoa, bóng bẩy. Lời nói của họ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, truyền đạt đúng và đầy đủ thông tin mà họ muốn nói. Trong ăn mặc, họ ít khi cầu kì. Cuộc sống giản đơn như đồng quê cây cỏ. Ăn uống đối với họ cũng hết sức đạm bạc. Họ cũng không thích những bộ trang phục lòe loẹt, kiểu cách. Trang phục của họ thường rất bình dị, hòa hợp với hoàn cảnh xung quanh. Trong công việc, họ cầu tiến nhưng không quá tham vọng. Họ sẵn sàng đối đầu với khó khăn thử thách để hoàn thành tốt công việc. Ít khi nào ta thấy họ bỏ cuộc hay chấp nhận thất bại một cách dễ dàng.

Người giản dị có cách giải quyết sự việc nhanh chóng, không dây dưa. Họ quyết liệt trong công việc nhưng không yêu cầu điều gì thái quá. Một người giản dị là một người không bao giờ yêu cầu người khác phải tạo điều gì đó đặc biệt cho mình. Họ luôn bằng lòng với tất cả những gì họ sẵn có. Họ không đòi hỏi thứ vật chất lớn lao hay sự ưu tiên khác dành cho mình.

Sự giản dị không chỉ thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, hành động, trong công việc, trong giao tiếp mà còn cả ngay từ trong suy nghĩ. Nhiều khi sự giản dị thể hiện ngay trong việc con người sống với những gì vốn có của mình, không hoa mĩ, lòe loẹt, chạy theo phong trào, chạy theo mốt, Giản dị ở đây có thể hiểu như là lối sống chân phương vậy.

Đối với mọi người xung quanh, họ hết sức niềm nở, thân ái. Bởi người sống giản dị rất quý trọng tình nghĩa. Một người biết suy nghĩ những điều giản dị sẽ biết phải làm gì để có được điều đó, biết cách sống gần gũi với những người xung quanh. Đối với họ, sự hòa hợp của bản thân với xung quanh quan trọng hơn là nổi bậc.

Người có tính giản dị thường sống tiết kiệm, sử dụng đồng tiền có mục đích đúng đắn. Họ nhìn nhận sự việc đúng mức, không quan trọng hóa vấn đề. Đó là tất cả những đặc điểm nổi bật mà bạn có thể tìm thấy ở một con người giản dị thật sự. Bởi thế mà từ xưa, giản dị luôn là lối sống của các bậc hiền nhân.

Nhưng sự giản dị không thể gò ép, giả dối. Giản dị phải bắt nguồn từ một sự chân thành và những biểu hiện cũng hết sức chân thành, không thể sống giản dị một cách gượng ép, khiên cưỡng. Trước sau gì những người xung quanh cũng sẽ nhận ra điều đó. Giản dị có thể thuộc về bản tính sẵn có. Nhưng phần nhiều là do quá trình rèn luyện trong cuộc sống để có được.

Giản dị không chỉ là một cách sống, nó còn là một quan niệm sống. Từ xưa, lối sống “thanh bần lạc đạo” vốn được thực hành như một triết lí sống của con người. Nguyễn Bỉnh Khiêm xa rời vinh hoa quan trường về mở trường dạy học bên dòng sông Tuyết Giang (sông Hàn), sống an bần đến cuối đời. Nguyễn Khuyến cũng rời chốn phồn hoa về ẩn cư tại quê nhà, vui thú điền viên. Lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương sáng ngời về lối sống giản dị, đáng để chúng ta kính trọng, học tập và làm theo.

Sống giản dị là một lối sống hết sức lành mạnh và tích. Một lối sống không trọng vật chất, thích những điều đơn giản sẽ mang lại cho con người sự trong sạch trong tinh thần. Lối sống giản dị mang lại cho con người một cuộc sống thanh bình, êm ả. Con người không bị ràng buộc bởi những tiện nghi. Tinh thần lúc nào cũng an nhàn, thoải mái. Tính giản dị rất cần thiết trong cuộc sống. Tính giản dị khiến ta tiết kiệm thời gian, không mất thời gian vào các việc vô bổ mà cầu kì. Tính giản dị khiến mọi người xung quanh tôn trọng ta. Sống giản dị giúp biết cách biết cách ứng xử hiền hòa trước cuộc sống. Ta trở nên gần gũi, chan hòa với cuộc sống, với mọi người xung quanh mình. Người có lối sống giản dị luôn được người khác yêu mến và kính trọng.

Mục đích cuối cùng của quá trình học tập và lao động là tạo ra của cải và có được hạnh phúc. trong đó, được sống hạnh phúc là cái con người luôn khao khát có được. Muốn xây dựng và rèn luyện lối sống giản dị, trước hết phải hướng đến những giá trị chân thực ấy trong cuộc sống.

Biết quý trọng tình nghĩa, quý trọng những người xung quanh mình. Vật chất làm đẹp không gian sống nhưng chính tình cảm thân thiện, mến yêu mới làm đẹp con người.

Phải có nghị lực lớn mới dám sống cuộc sống giản dị, đơn sơ. Bởi con người luôn bị lôi cuốn bởi vật chất. Tâm lí xã hội cũng lấy vật chất làm thước đo giá trị cuộc sống con người. Vượt lên trên tâm lí ấy ta mới có đủ dũng khí để sống cuộc sống đúng nghĩa. Phải có một tình yêu lớn đối với thiên nhiên. Yêu hoa mến cảnh là động lực thôi thúc con người tìm về với lối sống hòa hợp với đất trời, lấy vẻ đẹp cỏ cây, sông núi làm đẹp cho cuộc sống và tâm hồn mình.

Quan trọng hơn tất cả, muốn hình thành và xây dựng lối sống giản dị trong cuộc sống này, con người phải có một tâm hồn cao đẹp, một trí tuệ uyên bác, một nghị lực mạnh mẽ để vượt lên trên mọi cám dỗ của cuộc đời, không tham cao sang, quyền quý, trọng tình cảm, thiết tha với các giá trị truyền thống của dân tộc mới có thể có được một lối sống giản dị đích thực. Các bậc hiền nhân luôn sống giản dị, hòa hợp với thiên nhiên là cuộc sống nhằm để di dưỡng và thanh lọc tinh thần.

Trong cuộc sống tiện nghi, nhiều người chỉ biết quý trọng vật chất xa hoa mà quên tình bạc nghĩa. Họ coi giá trị vật chất là trên hết, bất chấp đạo lí, sẵn sàng chà đạp lên tình người để có được nó. Có nhiều người khác lại phô trương, khoe mẽ quá mức hoặc xa hoa lãng phí của cải một cách không cần thiết. Những người như thế thật đáng chê trách.

Sống giản dị mang lại cho con người thư thái trong tinh thần. Đủ nghị lực để vượt lên trên vật chất, đạt đến lối sống thanh cao, giản dị thể hiện vẻ đẹp cao quý của con người. Tuy nhiên, không nên khắt khe, hay xem thường giá trị của vật chất.

Sống giản dị là sống như cha ông ta đã từng sống. Đó không phải là cách ứng xử của con người khi nghèo khổ mà đó là cách sống cao cả, nhằm hướng đến xây dựng một lối sống thắm đượm nghĩa tình, thể hiện sự quý trọng của con người đối với vật chất và sức lao động con người.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 4

Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu – Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Những người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?

Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.

Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rỡ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.

Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điền đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.

Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.

Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tịnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 5

Jean de la Bruyere đã từng nói: “Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách trong cung cách trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị:. Quả đúng như vậy, đức tính giản dị là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với mỗi người. Đây được coi là một trong những đức tính tốt đẹp nhất mà ai cũng cần phải có.

Giản dị là lối sống không cầu kì phô trương, không xa hoa phức tạp mà sống phù hợp với hoàn cảnh của mình, tạo ra lối sống nhẹ nhàng điềm đạm cả về thể chất lẫn tinh thần con người. Lối sống giản dị được thể hiện qua cách ăn mặc, cách nói chuyện, cách sinh hoạt hay cách thể hiện bản thân… Đây là một trong những đức tính vô cùng đáng quý của con người, giúp con người hoàn thiện được bản thân một cách tốt nhất.

Trong văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”, có thể nói người viết đã thể hiện rất rõ đức tính giản dị của Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Mặc dù là một người giữ cương vị cao của đất nước, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc nhưng Người lại có một lối sống giản dị rất đáng ngưỡng mộ. Sự giản dị của Người được thể hiện từ bữa ăn đơn sơ đầy giản dị như canh cà dưa muối đến cả cách ăn mặc của Người ( chỉ hay mặc chiếc áo kaki đã sờn và đi đôi dép cao su)… Cái giản dị của Người gắn liền với sự thanh cao, điềm đạm đầy đáng quý. Như vậy có thể nói Bác Hồ là một tấm gương sáng của sự giản dị trong cuộc sống.

Như vậy có thể nói đức tính giản dị là vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mỗi người đặc biệt là trong cuộc sống ngày nay. Khi tất cả mọi người đều muốn chạy theo dòng đời tấp nập thì sự giản dị lại cần thiết hơn bao giờ hết. Nó giúp chúng ta cảm thấy yên bình, nhẹ nhõm trước cuộc đời, không bắt ta phải suy nghĩ về những thứ quá cầu kỳ phô trương. Chỉ cần chúng ta sống thật với bản thân, sống phù hợp với hoàn cảnh của mình thì đó cũng đã là một sự giản dị đáng quý. Hơn nữa, người có đức tính giản dị thường đi kèm với những phẩm chất tốt đẹp khác như sự chân thành, lòng trung thực, tình yêu thương sẻ chia với người khác… Nhờ vậy mà giá trị của mỗi cá thể sẽ được nâng cao, ngày càng được hoàn thiện. Đồng thời chính đức tính giản dị cũng giúp ta tạo được những mối quan hệ xã hội tốt đẹp, nhận được sự yêu mến và kính trọng từ những người xung quanh.

Đức tính giản dị là vô cùng đáng quý. Đáng tiếc rằng trong xã hội hiện nay vẫn còn tồn tại những con người không ý thức được hoàn cảnh bản thân mà còn đua đòi chạy theo lối sống xa hoa phô trương… rất đáng phê phán và lên án. Vậy tất cả chúng ta hãy cùng tự rèn luyện cho mình có được lối sống giản dị từ những điều nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống. Nhưng hãy nhớ rằng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xuềnh xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt mà nó phải thể hiện được sự tinh tế của ta trong mọi hoàn cảnh đời sống.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 6

Với nhân dân ta nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung thì có lẽ hình ảnh vị cha già kính yêu-Hồ Chí Minh, đã quá vĩ đại và thân quen với mọi tầng lớp và gương mặt. Những người không chỉ nổi tiếng là một vị lãnh tụ vĩ đại, một nhà quân sự tài ba, một danh nhân văn hóa thế giới mà Người còn được cả thế giới kính trọng bởi đức tính giản dị của một người lãnh tụ trên vạn người. Vậy thì thế nào là giản dị?

Giản dị là sự không cầu kì, sang trọng và phô trương khoe mẽ. giản dị thể hiện trong trang phục, lối sống, cách sinh hoạt, cách thể hiện bản thân. Giản dị đối lập hẳn với cách sống cầu kì, kiểu cách theo kiểu vương công quý tộc. Sự giản dị tạo ra cách sống nhẹ nhàng, điềm đạm thích sống hướng nội hơn là sự khoe mẽ ra bên ngoài.

Bác Hồ của chúng ta, người vốn nổi tiếng với đức tính giản dị. Giản dị trong nhu cầu ăn uống, Bác thường quen với những món giản dị, đạm bạc như canh cà, dưa muối. Trong ăn mặc Bác cũng không quá phô trương, Bác hay mặc chiếc áo ka-ki đã sờn màu và đi đôi dép lốp cao su. Tất cả những gì thuộc về Bác đều là sự giản dị đến tối đa, có ai nghĩ một vị chủ tịch nước của một dân tộc lại sống trong một căn nhà sàn đơn sơ, đạm bạc đến vậy thay vì những cung điện nguy nga, tráng lệ của vua chúa hay các vị nguyên thủ trên thế giới. Sự giản dị của Bác gợi ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Sự giản dị phải chăng cũng đi liền với những quan niệm thẩm mĩ về cái đẹp, đó là cái đẹp giản dị, tự nhiên, chân chất và mộc mạc thay vì cái đẹp cầu kì, kiểu cách. Cái đẹp ấy đi liền với sự thanh cao, giản dị, cái đẹp tự nhiên, điềm đạm, cân đối hài hòa. Sự giản dị giúp tâm hồn ta thanh thản và nhẹ nhõm, không quá đề cao những gì thuộc về vật chất. đồng thời sự giản dị giúp ta sống không theo kiểu chạy theo xu hướng, không quá a dua, đua đòi theo lối sống của người khác. Cũng chính nhờ sự giản dị, tâm hồn ta tăng thêm vẻ đẹp mộc mạc, hài hoa tránh phát sinh những ham muốn rất dễ trở thành dục vọng tầm thường, thấp kém. Đôi khi con người ta hay vì ưa những cái rực rỡ, chói lóa sang trọng mà a dua, học đòi, bắt chước nhưng kì thực họ không biết rằng chỉ có sự giản dị về chất từ bên trong mới tạo ra vẻ đẹp ngời rạng, trong sáng và thanh cao từ chính tâm hồn mình.

Nhưng sự giản dị không đồng nghĩa với sự dễ dãi, xoàng trong tác phong và cách thức sinh hoạt. sự giản dị ở đây là không màu mè, kiểu cách còn sự dễ dãi kia lại rất dễ gây ra sự thô tục, thiếu lịch sự, gây mất thiện cảm với người xung quanh. Sống giản dị là biết tạo ra một sự tĩnh tại và an nhiên, điền đạm trong tâm hồn mình để không bị cuốn theo những cám dỗ về vật chất ở bên ngoài. Đó dường như đã là vẻ đẹp truyền thống, rất riêng, rất dân tộc của người dân Việt Nam ta từ bao đời nay.

Có một nhà văn nào đó đã từng nói như này: Quần áo giản dị là y phục đúng kiểu của kẻ thô tục; chúng được may cho họ, và phù hợp hoàn toàn với tiêu chuẩn của họ, nhưng đối với những người đã đổ đầy cuộc đời mình với những hành động lớn lao thì chúng lại là đồ trang trí lộng lẫy. Tôi ví chúng như cái đẹp trong sự xuềnh xoàng, nhưng khiến người ta mê mẩn. Vậy thì thật đáng quý biết bao là cái đẹp giản dị, cái đẹp sang trọng trong những gì bình dị nhất.

Trong tất cả mọi thứ: trong tính cách, trong cung cách, trong phong cách, cái đẹp nhất là sự giản dị. Chính sự giản dị làm nên cái chuẩn mực và thanh tịnh cho tâm hồn, không để ta cứ luôn phải chạy theo những toan tính và tham vọng về vật chất để khoe mẽ và phơi bày cho thiên hạ trông thấy. Chính vì thế, giản dị cũng là một trong những đẹp thanh lịch và quý báu mà chúng ta cần phát huy.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 7

Tôi không tự nhận mình là người có lối sống giản dị bởi mẹ tôi đã đôi lần nhắc nhở vì sự cầu kỳ, trau chuốt cho hình thức bên ngoài của bản thân. Nhưng tôi nghĩ chúng ta, ai cũng có một quan niệm của riêng mình vì mọi điều trong cuộc sống. Với những gì đã tự rút cho bản thân và những bài học học được từ mẹ, tôi muốn thể hiện một vài suy nghĩ của mình về lối sống giản dị.

Từ xưa, giản dị là một nếp sống đáng quý, trân trọng và cần được gìn giữ. Có thể, giờ đây lối sống giản dị đã phần nào mai một nhưng nó vẫn là truyền thống lâu đời của người phương Đông.

Trước hết, giản dị được thể hiện rõ nét trong cách ăn mặc ở hình thức bên ngoài của mỗi người. Đừng cố tỏ ra mình là người sành điệu, hợp thời trang mà đánh mất đi nét bình dị, đời thường của mình! Chỉ cần có một bộ cánh gọn gàng, sạch đẹp là bạn đã có thể khiến cho mọi người ấn tượng tốt. Tôi biết, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ sống xa hoa, lãng phí và không biết trân trọng tiền bạc của bố mẹ để có thể bằng bạn, bằng bè, điện mốt này mốt kia. Tại sao, chúng ta lại phải quá cầu kỳ, chăm chút cho hình thức bên ngoài đến vậy? Nếu bạn diện quần áo quá sành điệu, không đúng chủ đề lại thiếu văn minh, lịch sự thì nó chẳng còn là nét bình dị thân thương mà lại trở thành những kẻ lố bịch, thiếu tôn trọng những người xung quanh.

Bạn là bạn, tôi là tôi, mỗi người đều có một nét đẹp riêng nhưng điểm chung nhất của chúng ta đó là mang nét giản dị vốn có của người Việt Nam. Vậy nên, đừng bao giờ để cho đức tính đẹp đó bị phai mờ. Chủ tịch Hồ Chí Minh, tấm gương vĩ đại của dân tộc, người không chỉ khiến cho chúng ta nể phục vì tài năng mà còn nể phục, trân trọng hơn nữa vì một lối sống giản dị, văn minh. Liệu trên thế giới này, có một vị lãnh tụ nào vẫn mặc những bộ quần áo ka ki đã sờn vải, bạc màu, vẫn ăn những bữa cơm chỉ có vài ba món đơn giản?

Không chỉ là cách ăn mặc, giản dị còn được thể hiện rất nhiều trong cách ứng xử hằng ngày. Mẹ tôi đã từng dạy rằng, đừng bao giờ anh nói cầu kỳ, qua Mỹ mà hãy diễn tả những lời nói, Ý hiểu của mình bằng ngôn từ dễ hiểu, trong sáng. Đúng như vậy, dù khi lời nói của bạn chị làm cô bình dị nhưng chân thành thì nó sẽ trở thành ánh bình minh trong lòng mọi người bởi nó rất đáng yêu. Nhưng, không phải vì thế mà chúng ta trở nên hồn nhiên và vô tư một cách khiếm nhã, làm mất đi nét thanh lịch của con người. Sự cư xử trang nhã, lễ phép của bạn sẽ khiến cho những người xung quanh càng ngày càng yêu quý. Trong lối sống hằng ngày cũng vậy, chẳng cần cầu kỳ mà bạn vẫn có thể thể hiện rõ được mình là người giản dị, đáng mến, văn minh và lịch sự.

Chắc hẳn, bạn không thể quên được hình ảnh một lão nông chân quê, mộc mạc trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn Kim Lân? Đó là ông Hai – . một nhân vật văn học đã để lại cho chúng ta bao ấn tượng sâu sắc. Tâm hồn ông vốn đã người sáng bị lòng yêu quê hương, đất nước nồng nàn lại càng đẹp hơn nữa bởi vẻ đẹp đôn hậu, thật thà, rất đỗi hồn nhiên giản dị chân quê. Tâm trí tôi vẫn thường mường tượng tới hình ảnh của ông khi ngồi sẵn quần, kể chuyện bên nhà hàng xóm về cách mạng. Nhân vật ông Hai trở nên đáng yêu, đáng nhớ hơn có lẽ cũng chính nhờ vẻ đẹp tâm hồn giản dị của người nông dân Việt Nam…

Đôi khi, ta còn đánh giá sự giản dị của mỗi người qua cách suy nghĩ của họ. Khi bạn đứng trước một vấn đề, đừng vội lúng túng, mất phương hướng mà hãy giữ cho mình sự bình tĩnh. Đơn giản hóa mọi chuyện sẽ khiến bạn cảm thấy việc giải quyết khó khăn sao quá dễ dàng. Vậy tại sao bạn không chứng tỏ mình là người giản dị qua cách nghĩ?

Mở cánh cửa tâm hồn để suy tư về cuộc sống, tôi nghĩ: giản dị chính là một nét đẹp đáng quý mà mỗi người cần phải gìn giữ và nâng niêu.

Có thể tôi không hề giản dị theo nghĩa đơn thuần trong mắt mọi người, nhưng hôm nay, dù sao tôi cũng đã trở thành người giản dị trong suy nghĩ của riêng mình. Chẳng cần rườm rà, lan man, tôi đang thẳng thắn trình bày ý kiến và tất nhiên, điều không thể tránh khỏi đó chính là sự nghèo nàn, vụng về trong hiểu biết. Nhưng dù sao đó là giản dị theo cách của tôi.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 8

Việt Nam vốn là một đất nước nông nghiệp nên con người thường sống gần gũi với thiên nhiên. Lại thêm con người Việt Nam rất trọng tình mến nghĩa, hướng đến đời sống thanh cao. Bởi thế, đức tính giản dị vốn cũng rất được đề cao ở mỗi con người. Không những thế, nó còn được xem là một đức tính cần có trong thời đại ngày nay.

Giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Sống giản dị còn là không lãng phí, không cầu kì, kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu vật chất và hình thức bề ngoài. Người có đức tính giản dị thường biết quý trọng tình nghĩa, giữ gìn nhân cách trong sạch. Lối sống của họ hòa hợp với thiên nhiên và mọi người xung quanh. Người giản dị còn hiền hòa trong cả lời nói, cung cách ứng xử với mọi người. Lúc nào họ cũng chân tình, cởi mở và thân thiện với mọi người.

Giản dị vốn là một đức tính cao đẹp của dân tộc ta. Không những thế, nó còn là lối sống lành mạnh, được nhân dân thực hành từ bao đời nay. Sống giản dị góp phần tiết kiệm được của cải, vật chất cho bản thân và xã hội, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Người có giản dị luôn tìm được niềm vui và hạnh phúc. Cuộc sống đối với họ lúc nào cũng đầy ý nghĩa. Bởi thế, họ là người lạc quan, yêu đời và sáng suốt.

Người có đức tính giản dị luôn được mọi người yêu thương, kính trọng và giúp đỡ. Từ đức tính giản dị hình thành nên lối sống giản dị ở họ. Không gian sống của người giản dị thường đơn sơ, mộc mạc, không cầu kì, kiểu cách. Nó luôn tạo nên nét thanh bình và thân thiện với thế giới xung quanh.

Bởi những giá trị ấy mà người xưa thường sống rất giản dị. Trong sự thanh bình và hiền hòa của cuộc sống, con người tìm thấy được mối quan hệ của mình và vũ trụ. Thiên nhiên tươi đẹp giúp tâm hồn họ được an tịnh, mẫn tuệ và sáng suốt. Sống giản dị là cách để di dưỡng cái đẹp của tâm hồn.

Dù ở bất kì thời đại nào, đơn sơ, giản dị là luôn cần thiết. Bởi nó tiết kiệm được của cải. vật chất và giúp con người có được sự an bình trong cuộc sống và tâm hồn. Đặc biệt là trong cuộc sống ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế, đời sống vật chất lên ngôi, để đảm bảo xã hội phát triển ổn định, rèn luyện đức tính giản dị và thực hành lối sống giản dị cần thiết hơn bao giờ hết.

Trước hết là phải ra sức học tập và rèn luyện nhân cách, nhân phẩm tốt đẹp. Hình thành ở bản thân những phẩm chất tốt đẹp, nâng cao bản lĩnh sống, sẵn sàng thực hành lối sống giản dị ngay trong cuộc sống đầy tiện nghi này.

Biết tiết kiệm của cải, vật chất của bản thân và của xã hội. Không được phung phí hay làm tổn hại bất kì tài sản nào trong xã hội, Không nên đua đòi hình thức hay chạy theo lối sống thời thượng hào nhoáng, xa hoa, lãng phí. Vật chất chỉ là hình thức bề ngoài. Bởi giá trị đích thực của đời người đó là tình yêu thương và cuộc sống hạnh phúc. Đừng vì vật chất mà tách mình ra khỏi xã hội, quên đi nghĩa tình ở đời.

Biết bồi dưỡng tâm hồn trong sạch, thanh cao. Biết xây dựng không gian sống bình dị, hiền hòa, thân thiện với thiên nhiên xung quanh và làm cho lối sống ấy được phổ biến trong đời sống.

Đối với mọi người phải nhẹ nhàng, thân thiện. Lời nói đúng mực. Ứng xử lịch sự, nhã nhặn, tế nhị. Vật chất chỉ mua được niềm vui nhất thời và mau chóng chìm vào lạnh leo. Chỉ có tình người mới giữ ấm trái tim ta mãi mãi.

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không có đức tính giản dị. Họ xem của cải, vật chất là trên hết. Họ phô trương, khoe mẽ vật chất hoặc chú trọng hình thức quá mức cần thiết. Trong lời nói, họ kiêu ngạo, hợm hĩnh. Chỉ vì lợi ích, họ sẵn sàng bất chấp thủ đoạn để đoạt lấy. Bởi thế, họ thường bị mọi người xa lánh, khinh thường và thù ghét. Những người như thế thật đáng chê trách.

Đức tính giản dị làm nên cái đẹp đích thực có ở con người. Mỗi người cần rèn luyện cho mình đức tính cao quý ấy.

Không phải là phép màu nhưng sống giản dị có thể giúp con người được thanh thản, nhẹ nhàng, xóa bỏ được ưu tư, phiền muộn. Hãy rèn luyện đức tính giản dị và thực hành lối sống ấy ngay từ bây giờ.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 9

Xã hội là một môi trường để con người rèn luyện các đức tính tốt đẹp. Trong đó đức tính giản dị là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện và học hỏi không ngừng.

Vậy giản dị là gì? Trong cuộc sống thì mỗi con người có một tính cách, một lối sống riêng. Có người ưa sự giàu sang, sang trọng, thích lộng lẫy nổi bật. Tuy vậy vẫn có những người chọn cho mình một lối sống giản dị bình thường. Và đức tính giản dị dù trong thời kì lịch sử giai đoạn nào của xã hội đều được con người đề cao và trân trọng. Giản dị được xem là một đức tính cao đẹp mà con người cần phải tôi luyện rèn giũa trong cuộc sống.

Đức tính giản dị là một đức tính tốt đẹp, là một cách sống tự nhiên trong lối sống không cầu kì phô trương. Đó là cách sống sử dụng các điều kiện vật chất phù hợp với điều kiện riêng của cá nhân, điều kiện chung của xã hội và điều kiện cụ thể của hoàn cảnh giao tiếp. Lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó là những điều kiện mà khả năng chúng ta làm được. Trong cuộc sống ta luôn khiêm nhường hòa đồng với mọi người về phong cách sống và lối sống, không kiêu ngạo, bon chen hay tỵ nạnh, sống xa hoa đua đòi những thứ vật chất vô nghĩa. Lối sống giản dị là không nghĩ nhiều cho bản thân và sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Trong cuộc đời vẫn còn những người còn đang có những cuộc sống rất khó khăn, có người không có đủ cơm no áo ấm. Vì vậy trong chi tiêu chúng ta cần phải biết tính toán sao cho không rơi vào cảnh thiếu thốn và sao cho phù hợp nhất với điều kiện của mình. Có người nói cái giản dị tiết kiệm ấy chỉ có thể là của giai cấp công nhân nhưng thật ra không phải thế. Không phải chỉ những giai cấp bần cùng của xã hội mới phải tôi luyện đức tính này mà tất cả mọi tầng lớp trong xã hội đều phải rèn luyện nó. Nhưng ta cũng thấy rằng không phải cứ lộng lẫy xa hoa là xa hoa và tiết kiệm là giản dị. Ta cũng thấy rằng trong cuộc sống rất nhiều lúc ta không thể giản dị được. Ví như khi ta được tham dự các bữa tiệc quốc tế thì không thể ăn mặc giản dị được. Tuy nước ta còn nghèo còn nhiều hạn chế thế nhưng khi tham dự tiệc hay lễ hội quốc tế ta cũng cần phải ăn mặc cho đúng cách.

Và không phải cứ tiết kiệm là giản dị. Chắc chúng ta vẫn chưa quên câu chuyện về một anh chàng có tính hà tiện. Khi đi thuyền trên sông anh tiết kiệm đủ đường rồi cuối cùng ngã xuống sông. Để cầu cứu người khác giúp đỡ anh đã mặc cả số tiền mà anh sẽ cho họ. Và chính sự tiết kiệm ấy đã khiến cho anh mất mạng bởi chẳng ai hà tiện đến mức mặc cả sự sống của mình. Nếu chúng ta quá tiết kiệm thì sẽ trở thành hà tiện và đó không được coi là giản dị. Nhưng theo quan điểm của tôi, sống giản dị không phải là lối sống theo kiểu lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu do ai đó đặt ra. Bạn cũng như mọi người, không phải cứ nhốt mình vào một cái khuôn để rồi làm theo nó như một chú rô bốt. Trong khi chúng ta là con người, có cảm xúc và biết suy nghĩ cần làm gì và nên làm gì để bản thân trở nên hoàn thiện hơn. Cũng như mọi cái trong tự nhiên, tất cả đều phải bắt đầu từ từ. Mỗi chúng ta, đầu tiên phải giản dị ở cách ăn mặc. Bởi cái đập vào mắt của người đối diện bao giờ cũng là cách ăn mặc. Tiếp đến là lời nói, tác phong làm việc và mọi quan hệ xung quanh. Giản dị phải bắt nguồn từ tấm lòng, từ lối sống quen thuộc của mình mà ra. Không nên giản dị theo cách giả tạo để rồi chỉ để lại một chút gì đó thoáng qua và vội bay đi khi nó chưa kịp đọng lại.

Có rất nhiều tấm gương sáng mà chúng ta cần phải học tập về đức tính giản dị. Đầu tiên ta phải kể đến Bác Hồ đức tính giản dị của Bác được cả thế giới ngợi ca và khâm phục. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở mức tối thiểu và cần thiết nhất. Còn nơi ở chỉ là một ngôi nhà cũ được sửa chữa lại, vỏn vẹn chỉ có hai phòng một phòng đủ để kê một chiếc giường đơn và một phòng đủ để kê một chiếc bàn làm việc và một tủ sách nhỏ. Hàng ngày, Người thường dùng bữa với vài ba món ăn dân dã, đơn giản. Trang phục Người thường mặc nhất là bộ bà ba nâu, bộ kaki vàng và đôi dép cao su… Sự giản dị của Người còn thể hiện ở trong từng lời nói luôn luôn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ. Nói về chủ nghĩa xã hội, Người nói một cách thật dễ hiểu là “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh…”. Đó là những đức tính của Bác mà ta khó tìm được một người như thế. Đó còn là một tỷ phú mang tên Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. Thành công nhờ sự tự học và niềm đam mê công việc. Dù điều kiện nhưng ông cũng không bao giờ sống trong một cuộc sống xa hoa hào nhoáng mà rất bình thường khiến ta cảm thấy rất khâm phục. Đó là những tấm gương về lối sống giản dị không xa hoa mà chúng ta rất cần phải học tập tôi luyện.

Với người học sinh, việc luyện rèn lối sống giản dị rất quan trọng bởi từ đây chúng sẽ trở thành lối sống suốt đời thành nhân cách của con người. Vì vậy mỗi người học sinh phải ý thức sâu sắc việc rèn luyện này. Còn là học sinh chưa làm ra tiền, còn phải xin bố mẹ, chúng ta nên chi tiêu tiết kiệm, chỉ dùng tiền vào những việc cần thiết; trang phục, ăn uống phải đúng nơi, đúng lúc. Có những bạn mặc váy ngắn đi chùa, không mặc đồng phục khi đi học theo quy định của nhà trường vì chê “vừa xấu, vừa nóng, vừa nhà quê”… Như vậy là không nên. Giản dị giúp mỗi con người đẹp hơn, thanh thoát hơn, tích lũy được của cải làm giàu cho xã hội, tạo cho xã hội sự hòa đồng, bình đẳng, thân ái. Xây dựng lối sống giản dị là điều cần thiết đối với mọi người.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 10

Cuộc sống chúng ta có rất nhiều những điều quan trọng và nó tạo dựng nên những điều có ý nghĩa cho cuộc sống của mình, trong đó cuộc sống của chúng ta cần rất nhiều những điều cần thiết và một trong số đó phẩm chất đạo đức của con người là những điều đáng được quan tâm đặc biệt là đức tính giản dị.

Đức tính giản dị là một đức tính có ý nghĩa quan trọng đối với con người, nó mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn và mang lại cuộc sống tràn đầy ý nghĩa. Đức tính giản dị đó là luôn luôn biết khiêm tốn, và một lối sống đơn giản, thông bạch và luôn luôn biết khiêm nhường không khoe khoang.

Đức tính này từ xưa đến nay đã được nhân dân ta đúc kết và lưu giữ thành kinh nghiệm sống để lại cho nhiều người, những điều đó để lại cho chúng ta nhiều kinh nghiệm và bài học quý báu, những truyền thống đó luôn luôn được lưu giữ và trải nghiệm một cách thực tế và có nhiều ý nghĩa nhất.

Giản dị là một đức tính quan trọng, nó có ý nghĩa góp phần làm nên một con người giàu tình yêu thương và nhiều ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống, mỗi chúng ta đều có thể thấy đức tính giản dị là một phẩm chất vô cùng đáng khen ngợi. Và từ xưa đến nay chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói 5 điều mà Bác đúc kết thành 5 điều Bác Hồ dạy, những ý nghĩa đó tác động mạnh mẽ và vang vọng, có nhiều suy nghĩ to lớn đối với cuộc sống của mỗi con người.

Trong cuộc sống của chúng ta, những hình ảnh đó có tác động mạnh mẽ và nó vang vọng trong tâm hồn của mỗi người. Đức tính giản dị dạy con người chúng ta biết khiêm tốn, khiêm nhường và làm nên những điều có ý nghĩa, giá trị cho chính cuộc sống của mình, những điều đó có tác động mạnh mẽ và to lớn đối với cuộc sống cũng như đời thường của chúng ta. Học hỏi và phát huy được đức tính giản dị chúng ta sẽ cảm thấy cuộc đời của mình có nhiều ý nghĩa to lớn và mang lại nhiều giá trị cho chính bản thân mình, những điều đó không chỉ làm nên một cuộc sống ngập tràn sự sống mà nó còn đem lại được những ý nghĩa mạnh mẽ khi cuộc sống có nhiều điều vô cùng phức tạp, chính vì vậy nên giản dị, khiêm nhường để học hỏi và phát huy được nhiều kinh nghiệm sống cho chính cuộc sống của mình.

Những điều trên không chỉ để lại cho con người những nỗi nhớ thương mạnh mẽ, nó còn vang vọng và mang lại nhiều ý nghĩa to lớn từ cuộc sống, giá trị của nó để lại cho nhân loại là vô cùng to lớn, nó thúc đẩy cuộc đời của chúng ta, biết giản dị là đang biết làm nên những điều có ý nghĩa. Sống một cuộc đời có ý nghĩa, nó vang vọng mà đem lại nhiều ý nghĩa to lớn cho chính cuộc sống của mình, luôn luôn giản dị yêu đời và lạc quan đó là những điều to lớn và quan trọng nhất.

Mọi niềm tin và sự yêu thương đã làm cho chúng ta những điều có ý nghĩa và bài học có nhiều giá trị sống mạnh mẽ và to lớn nhất, cuộc đời của chúng ta sẽ ngày càng được nở rộ và mang lại nhiều ý nghĩa to lớn, chính những điều đó để lại những nỗi nhớ thương sâu sắc cho cuộc đời của mỗi con người. Luôn biết giản dị đó là điều đem lại được ý nghĩa vô cùng mạnh mẽ và có tác động cao cả đến cuộc đời của mỗi con người, giá trị sống của nó cũng để chúng ta cảm thấy thấu hiểu và hiểu được giá trị của cuộc đời và ý nghĩa từ chính cuộc sống của mình.

Sự giản dị có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp chúng ta biết sống giản dị, tiết kiệm và có sự cư xử đúng đắn với mọi người xung quanh, những điều đó làm nên một cuộc sống nhiều ý nghĩa và đậm đà lòng tin đối với tất cả mọi người xung quanh, trong cuộc sống chúng ta đã thấy rất nhiều người cho dù có rất nhiều tiền bạc, và danh vọng lớn, nhưng họ không bao giờ khoa trương mà vô cùng giản dị, luôn biết yêu thương và luôn có những điều có giá trị và ý nghĩa nhất đối với chính họ, cảm xúc đó đang ngày càng dâng trào và làm nên những niềm tin to lớn đối với tất cả con người hôm nay và mai sau. Những cảm xúc đó đang dần lan tỏa trong cuộc sống này, nó vang vọng và để lại nhiều bài học có giá trị và ý nghĩa vô cùng to lớn đối với tất cả mọi người, giá trị đó không chỉ làm nên sự sống mãnh liệt mà nó còn có ý nghĩa tạo dựng nên sự sống và những tác phong cần thiết đối với tất cả con người.

Giản dị giúp chúng ta có nhiều thứ có ý nghĩa từ chính cuộc sống của mình, những điều đó đem lại một niềm tin và sự sống và có ý nghĩa vô cùng quan trọng, những điều đó không chỉ làm nên một cuộc sống giàu ý nghĩa và nó tươi đẹp hơn, sự sống của chúng ta đều được vun đắp từ những điều giản dị, không cầu kì trang trọng và hoa mĩ, sống một cuộc sống an nhàn và bình dị.

Như chúng ta đều thấy chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, một người sống và ăn mặc vô cùng giản dị, trong những bộ trang phục tàn di và những cách sống vô cùng bình dị, mang lại cho Người cảm giác thoải mái và hạnh phúc nhất. Một người có rất nhiều quyền nhưng không bao giờ nghĩ tới lợi ích của mình, mà luôn luôn nghĩ tới lợi ích của người khác, những điều đó đem lại cho chúng ta những sự sống lớn và một tấm gương vô cùng có ý nghĩa đối với sự nghiệp và tầm quan trọng của cuộc sống này.

Giá trị đó để lại một ý nghĩa quan trọng nhưng cũng vô cùng bình dị đối với tất cả con người, những niềm tin và sự yêu thương đó để lại cho chúng ta nhiều cuộc sống có giá trị và mang tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự nghiệp và lối sống của chính mình.

Bên cạnh những con người luôn có sự giản dị, sống chan hòa thì lại có nhiều người thích khoe khoang phô trương lên, và làm nên những điều cầu kì. Điều đó thực sự gây ra nhiều sự phiền toái và phức tạp cho mọi người, làm cho cuộc sống của họ có nhiều điều cầu kì và văn hoa.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 11

Mỗi con người trong cuộc đời đều tìm cho mình một lối sống khác nhau, mưu cầu hạnh phúc khác nhau. Có người thì tìm kiếm sự giàu sang, thể diện bản thân. Cũng có những người muốn sống một cuộc sống hưởng thụ tất cả. Chọn cho mình lối sống như thế nào là việc tự bản thân chúng ta quyết định. Nhưng lối sống giản dị trong xã hội hiện đại mới là một điều khó.

Lối sống giản dị là lối sống không mưu cầu danh lợi, địa vị, là lối sống chấp nhận với hoàn cảnh, chấp nhận với những gì mình đạt được, không đòi hỏi quá xa vời, phi thực tế. Người giản dị là người có cách ứng xử với người khác vô cùng hòa nhã, có một phong thái hòa đồng, rất dễ dàng nhận biết.

Giản dị trong cách ăn mặc hàng ngày, những bộ quần áo chẳng có gì là mốt thời thượng, nhưng không hề bẩn thỉu. Giản dị trong cách ăn uống, thức ăn cũng rất bình thường, không hề tiêu pha bừa bãi. Giản dị trong sinh hoạt vật chất, những chi tiêu của người có lối sống giản dị hết sức hài hòa, không hề vượt quá một phạm vi nào lớn. Giản dị còn thể hiện không chỉ ở vẻ bề ngoài mà còn ở cái bên trong của mỗi người. Cử chỉ, lời nói của người có lối sống giản dị cũng hết sức đơn giản, thấu tình, đạt lí. Không có quanh co, hay có những lời nào thiếu suy nghĩ cả.

Giản dị là một đức tính tốt, và cần có trong cuộc sống. Những người giản dị là những người tiếp kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc. Cuộc đời chỉ có một, họ biết sống sao cho đúng, làm sao cho đúng để không uổng phí cuộc sống của họ.

Một người, có thể xem là ví dụ tiêu biểu nhất của lối sống giản dị. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta. Người giản dị từ lời ăn, tiếng nói tới hành động cử chỉ của mình. Kể cả khi đã làm chủ tịch của một nước, Người vẫn không hề sống một cuộc sống xa hoa. Người vẫn luôn giữ cho mình một đức tính giản dị. Người được rất nhiều người nể phục, tin tưởng, yêu thương. Sự giản dị của Người như là một chuẩn mực cho các thế hệ tiếp theo noi gương. Những đức tính giản dị của Người là một trong những di sản mà người để lại cho thế hệ sau này, một đức tính tuyệt vời từ một nhà lãnh đạo tối cao của dân tộc.

Nhiều người cho rằng, sống làm việc vất vả thì phải hưởng thụ. Đúng, chúng ta làm ra của cải vật chất để cho chúng ta có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn. Cũng chính vì vậy, nhiều người lệ thuộc vào đồng tiền, bán mạng vì đồng tiền, sống buông tha, vô trách nhiệm với cuộc đời. Họ khoác lên mình những trang phục sành điệu, đắt đỏ, rồi chụp hình khoe mẽ. Hay ăn những món ăn ở những khách sạn đắt tiền. Họ khoe với đời vì sự sa hoa của mình. Nhưng ẩn sâu bên trong lớp vỏ hào nhoáng ấy lại là rỗng tuếch. Nhiều người vì chạy theo thời đại mà đua đòi với người khác. Không có tiền nhưng cũng thích sĩ diện với bản thân. Để rồi hậu quả đi theo là vô cùng lớn.

Sống giản dị không hề khó, nó chẳng phải là thứ gì cao siêu. Nhưng con người, sống trong một xã hội đầy dục vọng. Có mấy ai hiểu được giá trị cốt lõi của cuộc sống cơ chứ. Có ai hiểu được cách sống giản dị là như thế nào. Chỉ đơn giản là sống một cuộc đời bình dị, hài hòa, làm những việc mà chúng ta cho là đúng chuẩn mực. Sống một cách có văn hóa, có trách nhiệm với người khác.

Nhịp sống luôn đập không ngừng, con người vận động thì mới có thể tồn tại được. Nhưng không hẳn cứ phải chạy đua với thời đại, chạy theo cái mới mới là tồn tại. Bình dị, nhẹ nhàng bước chúng ta vẫn có thể bước kịp thời đại và hòa nhập với con người. Hơn nữa, chúng ta còn giữ cho mình một lối sống làm cho người khác phải tôn trọng không tốt hay sao. Lối sống bình dị, là điều cốt lõi mà truyền thống văn hóa của chúng ta bao đời vẫn nói. Sống sao cho có trách nhiệm với cuộc đời, để cuộc đời mãi ngày càng đẹp tươi.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 12

Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được.

Theo quan niệm của một số người khác: Đa số lối sống giản dị, mộc mạc thể hiện rõ nét nhất ở người dân nông thôn. Ở họ quanh năm với tấm áo nâu sồng, chân đất, họ bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng vẫn vui vẻ bên điếu cày, bát nước chè xanh khi nghỉ ngơi. Hay đêm về, với mảnh chiếu thô sơ, bạn bè người thân quay quần bên ấm trà bàn chuyện thời tiết, cầu mong mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu. Trong cuộc sống, họ không cầu kỳ xa hoa, không kiêu căng hợm hĩnh mà họ lấy chân chất, hiền hòa, trung thực để đối nhân xử thế, họ giúp đỡ lẫn nhau hoặc thăm viếng nhau khi có người thân quen bị hoạn nạn, ốm đau. Trái lại, ở thành phố, nơi đô thị đông đúc, cuộc sống bon chen, vội vã, thời gian rượt công việc, công việc đuổi theo con người. Họ sống vội sống vàng, đôi khi không kịp thở. Chỉ có một ít người già cả hay những người về nghỉ hưu, cuộc sống của họ tuy giản dị nhưng không thoải mái như không khí trong lành ở miền quê. Họ bị bao bọc bởi những bức tường cao ngất hay ồn ào bụi bặm, hoặc bị đinh tai nhức óc bởi những âm thanh hỗn tạp nơi đô thị. Đa số họ ao ước có một cuộc sống đơn sơ giản dị nơi miền thôn dã tĩnh lặng với bầu không khí trong lành.

Nhưng tóm lại, lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp, ko nhất thiết chỉ có người ở nông thôn mới sống giản dị hay người ở thành phố thì ko thể sống giản dị. Lối sống đó là một cách sống ko khoa trương, ko chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng ko có nghĩa là cứ ăn mặc luộm thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản dị một cách giả tạo. Nhưng “bản chất rồi sẽ lộ ra”, nếu giản dị ko phải là đức tính của họ thì họ sẽ ko thể sống mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị ko phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử…

Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi. Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như:

Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo kaki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo kaki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xứng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người ngày hôm nay.

Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 13

Làm người như thế nào là câu hỏi lớn day dứt bao nhiêu thế hệ xưa nay. Câu hỏi của các cô con gái của Các Mác đối với cha mình chính là như thế. Câu hỏi “Đức tính mà cha quý nhất là gì” cũng tức là hỏi cha thích một con người như thế nào, thích sống như thế nào.

Câu trả lời của Các Mác đã nêu lên một đức tính quan trọng của con người: giản dị. Giản dị là một đức tính về phong cách sống. Người ta thường nói: con người giản dị, tác phong giản dị, ăn mặc giản dị, lời văn giản dị… Đức tính giản dị đối lập với thói xa hoa, thói phô trương, kiểu cách, làm bộ làm tịch, bày vẽ ra nhiều thú tục rườm rà, rắc rối. Giản dị là sống tự nhiên, tìm một con đường ngắn nhất để đến với mọi người, mọi việc.

Bác Hồ của chúng ta là một tấm gương sáng lớn về đức tính giản dị. Phạm Văn Đồng từng nói: Bình sinh Hồ Chủ Tịch là một người rất giản dị, lão thực. Vĩ nhân, thật vĩ nhân bao giờ cũng giản dị, lão thực. Hồi còn sống ở chiến khu, Chủ tịch Hồ Chí Minh sống chung, ăn chung với cán bộ, bộ đội. Đến bữa cơm, Người lấy thìa chia thức ăn cho mọi người. Giờ giải lao, Người đánh bóng chuyền với mọi người, về Hà Nội, Người vẫn thích mặc bộ bà ba, đi dép lốp, ở nhà sàn, về ngôn ngữ, tuy Người rất giỏi tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc và nhiều thứ tiếng khác, nhưng Người chủ trương nói tiếng Việt, không thích dùng từ nước ngoài khi không cần thiết, không chủ trương nói tiếng Việt, không thích dùng từ nước ngoài khi không cần thiết, không ai hiểu. Bác Hồ rất ghét phô trương, xa hoa. Đến thăm nơi nào, Người không muốn báo trước để người ta tổ chức đón rước, mất công mất việc. Trong Di chúc, Người không muốn sau khi mình mất, nhân dân phải tổ chức điếu phúng linh đình.

Nhưng giản dị không phải là đơn giản, thô sơ. Thơ của Bác Hồ chẳng hạn, là giản dị, nhưng không giản đơn chút nào. Ví như bài Đi đường, dễ hiểu, gợi cảm, không dùng điển cổ, nhưng rất sâu sắc. Giản dị là hình thức của cách sống, cách suy nghĩ chân thật, trung thực của con người.

Không nên hiểu giản dị là không ăn mặc đẹp, không đi giày dép, nói năng không cần thưa gửi, uống nước lã, ăn quả xanh. Có bạn hiểu giản dị là ăn nói tùy tiện, thậm chí nói tục ở trong lớp, trước mặt mọi người. Như thế không phải là giản dị, mà là thiếu văn hóa, thiếu tôn trọng người khác. Một người học sinh giản dị là người sống khiêm nhường, không phô trương, không khoe khoang. Một học sinh giản dị là học sinh biết ăn mặc đẹp, lịch sự, sạch sẽ, nhưng không lố lăng. Đó là người hòa nhã, gần gũi với mọi người trong học tập và vui chơi. Đó là người hồn nhiên, học hết mình, chơi hết mình, không có thái độ giả tạo. Chẳng hạn, không hiểu mà không hỏi bạn, sợ mang tiếng là dốt, hoặc biết mà bạn hỏi thì không bảo, giữ kẽ, giữ tủ. Che đậy mình hoặc khoe khoang mình tức là giả tạo, không giản dị.

Tóm lại, câu trả lời của Các Mác đối với các con gái của ông có một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đức tính mà Các Mác quý nhất cũng chính là đức tính mà chúng em yêu quý. Giản dị là một đức tính quý báu, đồng thời cùng là một phương hướng tu dưỡng, rèn luyện. Đẹp biết bao khi mọi người sống với nhau giản dị, chân thật, ấm áp và đầy lòng tin cậy, như M. Go-rơ-ki đã nói: “Cái đẹp là ở cái giản dị”.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 14

Trong cuộc sống đức tính giản dị là một đức tính luôn luôn được đề cao, đức tính đó từ xưa đến nay đã được ông ta đúc kết và truyền dạy cho con cháu.

Đức tính giản dị đó là một phẩm chất của con người, đó là một thái độ sống bình dị, biết khiêm nhường, sống bình dân, không xa hoa, lãng phí, giản dị từ cách ăn mặc, lối sống, cũng như cách ứng xử với mọi người xung quanh. Giản dị từ xưa đến nay luôn được coi trọng bởi nó đem lại cho con người rất nhiều lợi ích to lớn, xưa kia khi xã hội chưa phát triển, giản dị giúp cho con người có thể tiết kiệm được tiền bạc để lo cho cuộc sống của gia đình, nhưng khi đến ngày nay xã hội phát triển hơn, con người có nhu cầu cao hơn, thì đức tính đó vẫn không hề bị mất đi, mà thay vào đó nó vẫn luôn luôn được đề cao, và trở thành một chuẩn mực sống cho tất cả mọi người.

Sống giản dị không đồng nghĩa với việc là sống ki bo, tiết kiệm, mà giản dị ở đây được hiểu là không phô trương, không xa hoa, ăn chơi, lãng phí, biết sống giản dị để phù hợp với hoàn cảnh cũng như con người của mình. Giản dị cũng là một đức tính giúp chúng ta rèn luyện được bản thân nhiều hơn, phẩm chất đó đã trở thành một tư tưởng sống cho tất cả mọi người, từ người giàu sang đến những người nghèo khổ. Lối sống giản dị, từ xưa đến nay đã trở thành một căn nguyên cho mọi lối sống khác.

Sống giản dị không có nghĩa là không hưởng thụ mà ở đây giản dị là làm cho mọi thứ, từ cách ăn uống, sinh hoạt, ăn mặc, hay cách cư xử trở nên đơn giản và bình dị hơn, không quá phức tạp hóa vấn đề lên nhiều, để từ đó chúng ta thấy được lối sống này có rất nhiều lợi ích, bởi nó đem lại cho chúng ta rất nhiều những bài học, qua cách ứng xử, và cách coi trọng tiền bạc mà mình đã kiếm được.

Người sống giản dị luôn luôn được quý trọng, bởi cách sống của họ dễ hòa đồng và thân thiện với mọi người hơn, cách sống đơn giản, nhưng đem lại cho họ nhiều lợi ích, không cần phô trương để khoe khoang, tiền và tài mà mình có, dù giàu sang nhưng họ vẫn sống một cách đơn giản và dễ dàng nhất, họ suy nghĩ về lối sống của mình nhanh gọn, không quá cầu kì, không rắc rối, nó đơn giản theo một mạch sống riêng.

Như xưa Bác Hồ, mặc dù là một vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, nhưng cả cuộc đời Bác vẫn luôn luôn biết khiêm nhường và sống giản dị với mọi người, đó là một phẩm chất rất đáng khen ngợi trong con người của Bác, từ việc Bác sinh hoạt đến những bộ trang phục, trang phục đơn sơ giản dị, với đôi dép xốp, và bộ quần áo tàn ri, tất cả chỉ bó gọn trong những bộ trang phục đơn giản, nhưng Bác lại được mọi người quý mến, dù địa vị cao nhưng trong cách sinh hoạt và ứng xử, Bác vẫn là người rất bình dị, và lỗi lạc. Đức tính giản dị được thể hiện ngay cả trong cách Bác ứng xử với mọi người xung quanh, từ những bộ trang phục đó, Bác luôn sống hết mình với dân tộc, hòa nhập với nhân dân, Bác còn sống chung với cả những chú bộ đội, hết mình chia sẻ và động viên những hoàn cảnh khó khăn.

Bác là một tấm gương sáng, phải nói rằng Bác là một người có tấm lòng nhân hậu, trong sáng và một người có đức tính giản dị. Bác luôn luôn biết lo cho dân tộc Việt Nam, Bác không ăn mặc những bộ đồ sang trọng vì Bác nghĩ đến lợi ích của nhân dân, một người luôn luôn biết lo cho dân tộc, biết sống và quý trọng tất cả mọi người, Bác là một tấm gương, một vị lãnh tụ mà cả dân tộc Việt Nam phải học hỏi.

Đức tính giản dị nó nằm trong toàn bộ cách ứng xử, lối sống của một con người, nhiều người xuất thân rất cao trong xã hội, là một người có địa vị, nhưng trong cách ứng xử họ vẫn nhã nhặn, trong cách ăn mặc, họ giản dị, gọn gàng, điều đó không làm mất đi giá trị của họ, mà còn làm tăng thêm phẩm chất quý giá của họ.

Nhưng bên cạnh những người luôn luôn biết sống giản dị, khiêm nhường và đơn giản đến bình dị lại có những người luôn thích khoe khoang, sống xa hoa đua đòi mặc dù hoàn cảnh không có nhưng họ vẫn thích sống một lối lai căng, nửa ta, nửa tây, đây là những người rất đáng chê trách, và phê phán.

Sống trong một xã hội hiện đại như ngày nay, đức tính giản dị vẫn luôn được đề cao và nó trở thành một tiêu chuẩn sống đúng đắn nhất, mỗi người chúng ta luôn luôn phải biết đề cao và rèn luyện cho mình đức tính giản dị, bởi nó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, và tạo nên một xã hội văn minh, hiện đại.

Mỗi chúng ta cần rèn luyện bản thân mình, theo lời dạy của Bác, cần sống giản dị, khiêm nhường, luôn luôn biết phê và tự phê để bản thân mình ngày càng phát triển tốt hơn, chính những điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc hình thành phẩm chất cao cả và đáng khen ngợi của mỗi con người.

Chúng ta cần phải rèn luyện cho mình đức tính giản dị, có như vậy chúng ta mới cảm thấy cuộc sống của mình chứa chan nhiều điều có giá trị.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 15

Có đôi khi, vì mải chạy theo những cái hào nhoáng bên ngoài, người ta dần đánh mất đi chính bản thân mình, mà không hề biết rằng những cái hào nhoáng thường nhanh nhàm chán và chỉ có giản dị mới chính là cốt lõi của mọi vẻ đẹp.

Giản dị là sống phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Nó biểu hiện ở chỗ: không xa hoa lãng phí, không cầu kì, kiểu cách trong ăn mặc, giao tiếp hàng ngày. Những người sống giản dị thường là những người hòa đồng, sẽ luôn được mọi người xung quanh yêu mến, cảm thông và giúp đỡ. Qua một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta sẽ trình bày rõ hơn quan niệm về lối sống tích cực này.

Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc, người để lại cho người dân Việt Nam và thế giới về một tấm gương “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”. Cả cuộc đời người là minh chứng cho một lối sống giản dị đã đạt đến độ thanh cao. Cả cuộc đời vì nhân dân, vì dân tộc, người được cả thế giới biết đến nhưng ai có thể quên được hình ảnh quen thuộc của người trong bộ quần áo bộ đội, đôi dép cao su đi nhiều đến mòn vẹt… Ngay cả trong cuộc sống hàng ngày Bác cũng không dành cho mình một sự ưu đãi đặc biệt nào. Những ngày trên chiến khu Việt Bắc, ấn tượng biết bao hình tượng một vị lãnh tụ “cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”, hình tượng một vị cha già tham gia tập thể dục với bộ đội để cỗ vũ cho mọi người đều tập thể dục, nâng cao sức khỏe, hình ảnh Hồ Chí Minh với chiếc áo treo trên đầu gậy, tranh thủ vừa đi đường vừa hong nắng, hong gió cho khô… Những ngày đầu mới giành được chính quyền, Bác vẫn ăn cơm cùng với anh em trong cơ quan ở Bắc Bộ phủ, cũng vẫn một suất ăn bình thường như các đồng chí khác.

Trở về Hà Nội, sau kháng chiến chống Pháp, là Chủ tịch nước, nhưng bác không ở dinh toàn quyền cũ, lộng lẫy, khang trang, mà ở ngôi nhà của một người thợ điện cũ chỉ có ba phòng nhỏ đơn sơ. Cho đến ngày 17/5/1958 thì chuyển sang ở hẳn ngôi nhà sàn gỗ giàn dị mà ngày nay đã đi vào huyền thoại trong huyền thoại chung đẹp đẽ của cuộc đời Người. Và ngày ngày, người làm vườn, trồng rau, bất sâu, nuôi cá,… vị Chủ tịch nước ấy đã chọn chỗ ở của mình là ngôi nhà sàn gỗ với hai buồng nhỏ. Mỗi phòng chỉ vỏn vẹn chưa đầy 10m2, không phải là không mang một ý nghĩa sâu sắc. Cũng như đôi dép lốp, chiếc quạt lá cọ, bộ quần áo kaki đã sờn, những bữa cơm thanh đạm đậm đà mùi vị quê hương, cuộc đời Bác chính là cả một bài học lớn cho mọi thế hệ về đức giản dị, điều cần thiết đối với con người mọi thế hệ. Bác là thế đấy! Giản dị khiêm nhường nhưng ai dám phủ nhận rằng cái khiêm nhường ấy lại không góp phần làm nên sự vĩ đại và đặc biệt trong hình ảnh Người?

Từ tấm gương giản dị của bậc lãnh tụ ta suy nghĩ về lối sống giản dị của mỗi con người. Giản dị không chỉ là một cách sống, nó còn là một quan niệm sống. Sự giản dị không chỉ thể hiện trong sinh hoạt hàng ngày, từ cách ăn mặc, lời nói, cử chỉ, hành động, trong công việc, trong giao tiếp mà còn cả ngay từ trong suy nghĩ. Nhiều khi sự giản dị thể hiện ngay trong việc con người sống với những gì vốn có của mình, không hoa mĩ, lòe loẹt, chạy theo phong trào, chạy theo mốt, Giản dị ở đây có thể hiểu như là lối sống chân phương vậy. Một người biết suy nghĩ những điều giản dị sẽ biết phải làm gì để có được điều đó, biết cách sống hòa hợp và gần gũi với những người xung quanh. Nhưng sự giản dị không thể gò ép, giả dối, nó phải bắt nguồn từ một sự chân thành và những biểu hiện cũng hết sức chân thành, Không thể sống giản dị một cách gượng ép; trước sau gì những người xung quanh cũng sẽ nhận ra điều đó. Giản dị có thể thuộc về bản chất nhưng phần nhiều là do quá trình rèn luyện trong cuộc sống để có được.

Để có được lối sống giản dị cần bắt đầu từ những điều rất nhỏ. Trước hết, cần phải biết quý trọng những gì ta đang có trong tay, đánh giá được đúng giá trị của chúng cũng như sự vất vả để làm ra chúng. Con cái cần phải biết quý trọng những đồng tiền do cha mẹ làm ra, học cách chi tiêu một cách tiết kiệm. Thể hệ sau phải biết quý trọng những giá trị mà đời trước để lại. Chỉ khi làm được điều đó người ta mới có ý thức sống tiết kiệm, giản dị. Trước khi bắt tay vào làm công việc gì, hãy cố gắng suy nghĩ xem có thể tìm ra một cách giải quyết nào khác đơn giản và tiết kiệm hơn nhưng vẫn đạt được những kết quả tương tự hay không? cố gắng biết suy xét giữa những điều mình cần và những điều mình muốn, cũng như khả năng có thể thực hiện để tìm ra được cách giải quyết tối ưu. Giản dị mang lại cho ta vẻ đẹp không khoa trương nhưng có sức thu hút lòng người. Rèn luyện cho mình thói quen sống giản dị, con người sẽ có khả năng thích nghi tốt hơn trong mọi hoàn cảnh. Biết quý trọng những gì mình đang có để có thể san sẻ và cảm thông với cuộc sống của người khác.

Sự giản dị là một lối sống đẹp cần được mỗi người trong thế hệ chúng ta phấn đấu rèn luyện để có được. Xung quanh ta có biết bao bạn trẻ vì được sinh ra trong hoàn cảnh sung túc, được sự nuông chiều của gia đình mà quen với lối sống phung phí, xa hoa, coi tiền như rác. Họ không biết thế nào là sự giản dị và càng không nhận thức được rằng giản dị mới là đức tính cần thiết, đáng quý để được gần gũi với những người xung quanh, được mọi người yêu quý. Những cái xa hoa, phù phiếm, chạy theo mốt thường là những cái chóng chán. Chỉ có những cái đơn giản, giản dị mới là những cái mãi giữ được vẻ đẹp dài lâu.

Hãy sống giản dị như những gì ta đang có, hãy sống giản dị như những gì ta có thể làm. Hãy sống giản dị để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh. Bạn sẽ thấy mình và cuộc sống thật hài hòa, tươi đẹp.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 16

Cuộc sống chúng ta cần trau dồi rất nhiều điều và nó tạo dựng nên những ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Một trong số đó phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người mà ta cần rèn luyện chính là đức tính giản dị.

Đức tính giản dị là một đức tính có ý nghĩa quan trọng to lớn đối với con người, nó mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn. Giản dị là luôn luôn biết khiêm tốn, và một lối sống đơn giản, thông bạch và biết khiêm nhường, không khoe khoang. Đức tính này từ xưa đến nay đã được nhân dân ta đúc kết và lưu giữ thành kinh nghiệm sống để lại cho con người những bài học quý báu.

Giản dị là một phẩm chất vô cùng đáng khen ngợi. Nó dạy con người chúng ta biết khiêm tốn, nhường nhịn và làm nên những điều có ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Học hỏi và phát huy được đức tính giản dị chúng ta sẽ cảm thấy bản thân mình trở nên tốt hơn rất nhiều. Sự giản dị có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp chúng ta biết tiết kiệm và có sự cư xử đúng đắn với mọi người xung quanh. Khi chúng ta có lối sống giản dị, chúng ta sẽ tiết kiệm được những khoản chi tiêu không đáng có từ đó hạn chế được sự lãng phí của cải, vật chất góp phần làm cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn. Bên cạnh đó, người sống giản dị sẽ được mọi người yêu thương, quý mến, kính trọng và là tấm gương để chúng ta học tập và noi theo.

Bên cạnh những con người luôn có sự giản dị, sống chan hòa thì lại có nhiều người thích khoe khoang phô trương, cầu kì, gây ra nhiều sự phiền toái và phức tạp cho mọi người. Những người này đáng bị xã hội thẳng thắn chỉ trích.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 17

Cuộc sống là muôn vàn phong phú và đa dạng với mỗi cá nhân là một nét đẹp riêng của tạo hóa. Việc ta lựa chọn lối sống cũng phần nào thể hiện tính cách con người của chính mình. Một trong số đó có một lối sống vẫn luôn được ngợi ca trân trọng đó là sống giản dị. Và qua văn bản “ Phong cách Hồ Chí Minh”, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về sự giản dị trong cuộc sống con người.

Giản dị là lối sống đơn giản không quá cầu kì phức tạp cũng như không bao giờ khai trương hay sống xa hoa, sống phù hợp với hoàn cảnh của bản thân. Đây là một lối sống hết sức lành mạnh đề cao khẳng định giá trị con người. Trong “ Phong cách Hồ Chí Minh”, Bác Hồ- vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc đã thể hiện rõ lối sống giản dị của Người trong mọi khía cạnh đời sống. Từ bữa ăn đơn sơ đầy giản dị như canh cà dưa muối, hay trong cả cách ăn mặc của Người ( chỉ hay mặc chiếc áo kaki đã sờn và đi đôi dép cao su)…. Mặc dù là một vị lãnh tụ vĩ đại nhưng Người không hề sống một cuộc đời sa hoa mà hòa nhập với thiên nhiên, sống một cách đầy đơn sơ giản dị. Cái giản dị của Người gắn liền với sự thanh cao, điềm đạm đầy đáng quý. Như vậy có thể nói Bác Hồ là một tấm gương sáng của sự giản dị trong cuộc sống.

Có thể nói sống giản dị là một lối sống rất cần thiết đối với con người đặc biệt là với xã hội ngày nay. Khi tất cả mọi người đều bị che mắt bởi một lối sống xa hoa thì lối sống giản dị đem lại cho con người sự thanh thản thư thái trong tâm hồn. Chúng ta không phải bận tâm xem nay phải mặc gì, mai phải ăn gì… miễn là phù hợp với hoàn cảnh mỗi người và hoàn cảnh xã hội thì đó cũng được coi là một sự giản dị đáng quý. Giản dị mà đầy tinh tế, đem lại cuộc sống ta sự bình yên, không cần quá phô trương hay cầu kì. Hơn nữa nếu chúng ta có lối sống giản dị thì ta còn được mọi người yêu quý kính trọng đầy nể phục, nâng cao giá trị bản thân lên để hoàn thiện bản thân mình hơn. Và hầu hết giản dị thường đi liền với những đức tính tốt đẹp khác như trung thực, tiết kiệm,…

Như vậy sống giản dị là một lối sống vô cùng cần thiết và quan trọng đối với mọi người. Tuy nhiên vẫn có một số người chưa ý thức được điều đó mà cứ mãi chạy theo lối sống xa hoa quyền quý mà không biết giới hạn của mình đến đâu, không phù hợp với hoàn cảnh bản thân… rất đáng phê phán. Vậy tất cả chúng ta hãy tạo cho mình một lối sống giản dị theo cách riêng của mỗi người nhé.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 18

Mỗi người là một phiên bản khác nhau không ai giống ai, vì thế mà mỗi người sẽ có một tính cách, một lối sống riêng: có người thích sống ở phố, chạy theo xu hướng mới, có người thích thôn quê dân dã yên bình, thích những gì đơn giản. Xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh thì lối sống giản dị lại càng trở nên cần thiết. Vậy giản dị là gì và lối sống giản dị được biểu hiện như thế nào?

Trước hết, hiểu ngắn gọn giản dị là sống đơn giản bỏ qua những sự cầu kì và không chạy đua theo xu hướng xã hội, sống phù hợp với hoàn cảnh của mình, không sống xa rời thực tại. Lối sống giản dị được biểu hiện qua muôn mặt đời sống trên các phương diện như lời ăn tiếng nói, lối sống, ăn mặc, hành động, bằng lòng với thực tại, không đòi hỏi cao từ phía người khác….Giản dị trong cách ăn mặc đó là mặc đơn giản, không lòe loẹt cầu kì và đặc biệt là phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Đơn cử khi tham gia một đám hiếu không nên mặc váy mà nên mặc quần áo trơn, ít họa tiết nhất có thể, tối màu; còn khi tham gia đám hỉ có thể mặc váy sáng màu nhạt, không nên quá cầu kì kiểu cách, miễn sao tạo được sử thoải mái trong hoạt động và giao tiếp. Còn trong lời ăn tiếng nói, giản dị được biểu hiện ở chỗ nói với âm thanh vừa đủ nghe, lời lẽ ngắn gọn đơn giản, dễ hiểu tránh lời thô lỗ dung tục và nói đúng, trúng vấn đề giao tiếp. Giản dị trong hành động, sinh hoạt được biểu hiện ăn đủ chất, đủ lượng, không làm thừa và đổ bỏ lãng phí, sống hòa đồng với mọi người xung quanh, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử….

Sống giản dị không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mà còn đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội Khi sống giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Sống giản dị còn giúp cho con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác và là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa. Đơn cử như khi ăn nói giản dị, văn phong nhẹ nhàng, chân thật thường được mọi người xung quanh yêu quý. Cách nói chuyện nhanh gọn, đi đúng vấn đề sẽ chiếm được cảm tình từ đối phương. Giản dị trong cách ăn nói khiến cho mục đích giao tiếp thành công hơn. Nội dung ngôn từ ngắn gọn súc tích tiết kiệm được nhiều thời gian giao tiếp. Từ đó mang lại thành công cho người giản dị… Tuy nhiên chúng ta không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong. Ăn nói giản dị, dễ hiểu khác với ăn nói cộc lốc, thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng người khác. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng ngời về lối sống giản dị. Đứng đầu một đất nước nhưng người vẫn mang dép cao su, áo vải, ăn những bữa cơm chỉ vài ba món, ở nhà sàn mái lá… Vì thế sự nghiệp, sức sống của Người đã vượt mọi giới hạn thông thường về không gian, thời gian, còn tiếng thơm muôn đời. Hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến rất giàu trách nhiệm, nặng tình đời song không tham đua chen chốn quan trường mà chọn thanh bần đế chan hoà với không gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và thanh thản trong tâm hồn…

Như vậy có thể thấy, giản dị là một trong những phẩm chất cao quý của con người, mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất ấy trước hết là giúp ích cho bản thân, sau là giúp ích cho cộng đồng, xã hội. Để sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá. Bản thân em cũng cố gắng học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 19

Cuộc sống chúng ta có rất nhiều những điều quan trọng và nó tạo dựng nên những điều có ý nghĩa cho cuộc sống của mình, trong đó cuộc sống của chúng ta cần rất nhiều những điều cần thiết và một trong số đó phẩm chất đạo đức của con người là những điều đáng được quan tâm đặc biệt là đức tính giản dị.

Đức tính giản dị là một đức tính có ý nghĩa quan trọng to lớn đối với con người, nó mang lại rất nhiều ý nghĩa to lớn. Đức tính giản dị đó là luôn luôn biết khiêm tốn, và một lối sống đơn giản, thông bạch và biết khiêm nhường, không khoe khoang. Đức tính này từ xưa đến nay đã được nhân dân ta đúc kết và lưu giữ thành kinh nghiệm sống để lại cho con người những kinh nghiệm và bài học quý báu.

Giản dị là một đức tính quan trọng, nó có ý nghĩa góp phần làm nên một con người giàu tình yêu thương. Mỗi chúng ta đều có thể thấy đức tính giản dị là một phẩm chất vô cùng đáng khen ngợi. Đức tính giản dị dạy con người chúng ta biết khiêm tốn, nhường nhịn và làm nên những điều có ý nghĩa và giá trị cho chính cuộc sống của mình. Học hỏi và phát huy được đức tính giản dị chúng ta sẽ cảm thấy bản thân mình có giá trị.

Mọi niềm tin và sự yêu thương đã làm cho chúng ta những điều có ý nghĩa và bài học có giá trị. Luôn biết giản dị làm cho giá trị sống của ta ngày càng nâng cao và được người khác tôn trọng. Sự giản dị có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp chúng ta biết tiết kiệm và có sự cư xử đúng đắn với mọi người xung quanh. Trong cuộc sống chúng ta đã thấy rất nhiều người cho dù có nhiều tiền bạc, và danh vọng lớn nhưng họ không bao giờ khai trương mà vô cùng luôn luôn sống giản dị, luôn biết yêu thương. Những thông điệp đó đang dần lan tỏa trong cuộc sống này.

Như chúng ta đều thấy chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ thiên tài của đất nước Việt Nam, một người sống và ăn mặc vô cùng giản dị, trong những bộ trang phục tàn di và những cách sống vô cùng bình dị, mang lại cho người cảm giác thoải mái và hạnh phúc nhất. Một người có rất nhiều quyền nhưng không bao giờ nghĩ tới lợi ích của mình, mà luôn luôn nghĩ tới lợi ích của người khác, những điều đó đem lại cho chúng ta một tấm gương sáng để học tập và noi theo.

Bên cạnh những con người luôn có sự giản dị, sống chan hòa thì lại có nhiều người thích khoe khoang phô trương, cầu kì, gây ra nhiều sự phiền toái và phức tạp cho mọi người. Những người này đáng bị xã hội thẳng thắn chỉ trích.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 20

Trong cuộc sống, có rất nhiều người thường bị cuốn theo bởi những thứ xa hoa, cầu kì. Đối với họ, những thứ cầu kì, xa hoa ấy chính là biểu hiện của một đẳng cấp nào đó. Tuy nhiên, những thứ đó xét đến cùng cũng chỉ là hình thức bề ngoài và có phần phù phiếm. Sự giản dị có thể coi là một thái cực đối ngược với xa hoa, cầu kì. Sự giản dị rất dễ đi vào lòng bất cứ ai.

Giản dị là một tính từ chỉ trạng thái, tính chất đơn giản một cách tự nhiên, không có gì rắc rối. Khi nói đến giản dị, người ta thường ngầm nói đến lối sống của con người. Cũng có khi giản dị được dùng cho những vấn đề hay lĩnh vực khác. Lối sống giản dị là một lối sống không trọng vật chất, cầu kì, xa hoa hay phô trương lãng phí.

Tôi được biết đến sự giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cách ăn mặc. Chúng ta vẫn thường quen thuộc với hinh ảnh Bác Hồ mặc bộ kaki trắng, bộ quần áo màu nâu hay đôi dép cao su. Tôi cũng được biết đến Mark Zuckerberg – ông chủ Facebook thường mặc áo phông xám hàng ngày. Đó là những ví dụ điển hình về sự giản dị trong cách ăn mặc. Tuy nhiên, tôi không có ý nói bất cứ ai cũng chỉ nên mặc một kiểu đồ hay áo một màu. Vì như vậy khiến cho cuộc sống thật đơn điệu, nhàm tẻ. Sự giản dị trong lối sống chỉ nhằm để con người tránh sự xa xỉ, cầu kì, lãng phí.

Biểu hiện của một lối sống giản dị còn nằm trong cách nói, giao tiếp hay cách viết. Khi nói đến sự giản dị trong cách viết, tôi lại nhớ đến Nguyễn Khuyến với bài thơ Khóc Dương Khuê. Dương Khuê là một người bạn của Nguyễn Khuyến, là một tiến sĩ, vị quan nhà Nguyễn. Khi Dương Khuê mất, Nguyễn Khuyến đã viết một bài thơ chữ Hán với nhan đề: Vãn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương thượng thư. Việc viết một bài thơ bằng chữ Hán khi xưa thể hiện sự trang trọng, điển chương. Thế nhưng, chính Nguyễn Khuyến đã tự dịch bài thơ chữ Hán của mình sang thơ Nôm thành bài thơ Khóc Dương Khuê. Tại sao Nguyễn Khuyến lại phải dịch sang thơ chữ Nôm? Đó phải chăng là vì thơ chữ Nôm dễ hiểu hơn thơ chữ Hán, biểu đạt được những tâm tình của người Việt hơn thơ chữ Hán? Chính Nguyễn Khuyến đã dịch một bài thơ mang tính điển chương thành một bài thơ giản dị, dễ đi vào lòng người.

Ngày nay, dù cuộc sống của con người có tốt đẹp hơn, hiện đại hơn, giàu sang hơn thì giản dị vẫn là một lối sống nên có. Nó giúp cho con người tránh được những thứ phù phiếm của cuộc đời, biết hướng tới chân, thiện, mĩ. Những thứ xa hoa chưa chắc đã là cái đẹp, tinh tế. Khi ai đó buồn, nếu giàu có, ta có thể dẫn họ đi đến những nơi mà tiền bạc có thể mua được. Nhưng ta cũng có thể lựa chọn cho họ một cái ôm thật chặt, chân thành, cảm thông, chia sẻ. Sự giản dị lúc này trở thành một sự an ủi hữu hiệu. Khi ai đó mệt, ta có thể để cho họ nghỉ ngơi chỉ bằng cách cho họ có không gian yên tĩnh. Ta sẽ nhẹ nhàng khép cánh cửa lại. Sự giản dị ấy thật tinh tế biết bao.

Như vậy, có thể thấy lối sống giản dị đã có từ xưa, và đến nay vẫn còn tồn tại, vẫn còn phát huy những giá trị của nó. Tôi không phải một người cả tuần đều mặc áo phông màu xám, không phải người sẽ sống theo phong cách tối giản của người Nhật, nhưng tôi biết rằng, tự bản thân tôi cũng có một lối sống giản dị, không chạy theo thị hiếu của tha nhân, ngay cả đó là thị hiếu về “lối sống giản dị”.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 21

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng vì nước, vì dân, dù ở bất kỳ cương vị nào, từ một người phụ bếp trên con tàu “Amiran Latouche Tre ville” lúc ra đi tìm đường cứu nước, cho đến khi trở thành Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bác Hồ vẫn giữ một nếp sống vô cùng giản dị. Đó cũng chính là điểm nổi bật trong phong cách, đạo đức của Người.

Theo lời kể của những người từng được sống gần Bác hoặc qua những tư liệu còn lưu trữ được, chúng ta thấy việc ăn, mặc, ở cũng như sinh hoạt, chi tiêu hàng ngày Bác đều hết sức tiết kiệm. Mỗi bữa ăn, Bác quy định không quá 3 món và thường là các món dân tộc như: tương cà, dưa, cá kho… Bác bảo ăn món gì phải hết món ấy, không được để lãng phí. Có quả chuối hơi “nẫu”, nhiều người ngại không ăn, Bác bảo lấy dao gọt phần nẫu đi để ăn. Khi đi công tác các địa phương, Bác thường bảo các đồng chí phục vụ chuẩn bị cơm nắm, thức ăn từ nhà mang đi. Chỉ khi nào công tác ở đâu lâu, Bác mới chịu ăn cơm, nhưng trước khi ăn, bao giờ Bác cũng dặn “chủ nhà” là: Đoàn đi có từng này người, nếu được, chỉ ăn từng này, từng này…

Có thể dẫn ra nhiều câu chuyện về cách ăn uống chắt chiu, tiết kiệm của Bác. Thậm chí liên hoan chào mừng Ngày thành lập Đảng cũng chỉ có bát cơm, món xào, tô canh và đĩa cá. Khi tiếp đãi khách, Bác thường nói: “Chủ yếu là thật lòng với nhau”. Chiêu đãi đồng chí Lý Bội Quần, người Trung Quốc đã giúp Bác mua chiếc máy chữ từ Hải Phòng mang về, Bác cũng chỉ “khao” một món canh và hai đĩa thức ăn, có thêm chén rượu gạo, tổng cộng chưa hết một đồng bạc, thế mà vẫn đậm đà tình cảm giữa chủ và khách.

Bác nói: Ở đời ai chẳng thích ăn ngon, mặc đẹp, nhưng nếu miếng ngon đó lại đánh đổi bằng sự mệt nhọc, phiền hà của người khác thì không nên. Hơn nữa, Bác luôn nghĩ đến người khác, có món gì ngon không bao giờ Bác ăn một mình. Bác sẻ cho người này, sẻ cho người kia rồi sau cùng mới đến phần mình và phần Bác thường là ít nhất.

Trong trang phục hàng ngày, Bác chỉ có bộ quần áo dạ màu đen mặc khi đi ra nước ngoài; chiếc mũ cát Bác đội khi đi ra ngoài trời; chiếc áo bông, áo len Bác mặc trong mùa lạnh và một vài bộ quần áo gụ Bác mặc làm việc mùa hè. Nói về sự giản dị trong cách ăn mặc của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka-ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ. Còn bộ quần áo ka-ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”.

Về chỗ ở, khi Bác mới về nước là một hang đá thuộc Pắc Pó, Cao Bằng. Sau này vì bí mật nên Bác phải ở nhà riêng nhưng rất đơn giản. Nhà làm nhỏ, bốn bề với tay được vì tiết kiệm nguyên vật liệu. Đến năm 1954, Chính phủ chuyển về thủ đô Hà Nội, nhiều người đề nghị Bác ở Phủ Toàn quyền Đông Dương tráng lệ, nhưng Bác đã từ chối và chỉ chọn căn phòng nhỏ của người thợ điện đơn sơ bên ao cá để ở. Mãi đến ngày 17-5-1958, Bác mới chuyển về ở căn nhà sàn chỉ vẻn vẹn có 23,14 m2 cho đến lúc qua đời.

Nhận xét về nếp sống giản dị của Bác, một tờ báo nước Pháp đã viết: “Sự ăn ở giản dị đến cực độ, như một nhà ẩn sĩ, đó là một đức tính rõ rệt nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một tuần lễ ông nhịn ăn một bữa, không phải là để hạ mình cho khổ sở, mà là để nêu một tấm gương dè xẻn gạo cho đồng bào đặng làm giảm bớt nạn đói trong nước. Hết thảy mọi người xung quanh đều bắt chước hành động đó của ông…”.

Như vậy, nếp sống giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là tiết kiệm mà mang ý nghĩa rất cao đẹp. Người tiết kiệm nhưng không ki bo, kiệt xỉ, không lãng phí, phô trương. Noi gương Người, học tập, làm theo tấm gương đạo đức của Người, thiết nghĩ mỗi cán bộ, đảng viên cần rèn luyện, tu dưỡng mình theo Chỉ thị 06 của Bộ Chính trị (khóa X). Điều này tưởng dễ nhưng lại rất khó. Dễ vì nếp sống của Bác rất bình thường, đơn giản nếu quyết tâm thì ai cũng làm được. Còn khó vì nếu không có tâm trong sáng, không có chí hướng, có lý tưởng, không có lòng yêu thương con người thực sự thì không thể làm được. Ngày nay, xã hội phát triển, mức sống đã cao hơn trước rất nhiều nên chúng ta đang dần được ăn ngon mặc đẹp. Song là cán bộ, đảng viên – “người đầy tớ” của dân, chúng ta phải biết hy sinh lợi ích, tham vọng của cá nhân mình để phấn đấu xây dựng một đất nước mạnh giàu theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lựa chọn.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 22

Trong bao nhiêu con đường có thể hình thành nên nhân cách của con người, tự rèn luyện cho mình một lối sống là cả một quá trình bạn tìm hiểu xã hội và chính bản thân. Bởi vì xã hội là môi trường còn bản thân bạn là hạt giống. Cũng không khó để bắt gặp trong cuộc sống này một lối sống mà ta thường gọi là “lối sống giản dị” của con người. Có bao giờ bạn tự hỏi: Thế nào là lối sống giản dị chưa?

Theo quan niệm của tôi, lối sống giản dị là biết chấp nhận cuộc sống hiện tại nhưng vẫn có những ước mơ. Ước mơ đó chỉ là những điều mà khả năng của ta có thể làm được. Trong cuộc sống, ta luôn khiêm nhường, hòa đồng với mọi người cả về phong cách và lối sống. Không kiêu ngạo, bon chen, ghen tị hay sống xa hoa, đua đòi những của cải vật chất vô nghĩa. Ta không nghĩ nhiều cho bản thân và luôn sẵn sàng giúp đỡ người khác khi cần thiết.

Nhưng tóm lại, lối sống giản dị luôn là điều cần có ở mỗi con người, đó là một đức tính tốt đẹp, ko nhất thiết chỉ có người ở nông thôn mới sống giản dị hay người ở thành phố thì ko thể sống giản dị. Lối sống đó là một cách sống ko khoa trương, ko chú trọng quá nhiều ở hình thức bên ngoài. Nói như thế cũng ko có nghĩa là cứ ăn mặc luộm thuộm lôi thôi rồi tự xưng là người sống giản dị được. Giản dị trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh lại có những cách biểu hiện khác nhau. Có người sống giản dị chân chính đúng với bản chất của mình và tất nhiên cũng có người sống giản dị một cách giả tạo. Nhưng “bản chất rồi sẽ lộ ra”, nếu giản dị ko phải là đức tính của họ thì họ sẽ ko thể sống mãi với cái vỏ bọc đó được. Lối sống giản dị ko phải là cuộc sống đơn giản, cứ lặp đi lặp lại, nhàm chán như nhiều người đã nghĩ. Trái lại, sống giản dị giúp người ta có thể thoải mái, thư thái về mặt tâm hồn. Bởi lẽ khi ta đã sống đơn giản thì sẽ có nhiều thời gian để suy nghĩ cho nhiều vấn đề khác quan trọng hơn trong cuộc sống. Ngoài ra, ta còn được nhiều người yêu mến, kính trọng. Lối sống giản dị bao gồm nhiều phương diện khác nhau: ăn mặc, giao tiếp, sở thích cá nhân, cách cư xử…

Giản dị trong cách ăn mặc là không bận những trang phục quá cầu kì hay trở nên khác người khi đi ra đường. Ăn mặc đúng theo thời đại và đơn giản như quần jean, áo thun hay quần tây, áo sơ mi. Trang phục ấy phải luôn hòa hợp với mọi người xung quanh. Giản dị trong cách ăn mặc cũng không có nghĩa là trở nên quá bê tha, cẩu thả và lôi thôi. Khi giao tiếp hay cư xử với người khác, ta luôn dùng từ ngữ dễ hiểu và lời lẽ đầy thiện cảm. Cư xử một cách đúng đắn và chuẩn mực đạo đức. Không nên “trọng phú khinh bần” hay cư xử một cách thô bạo. Khi nói chuyện với người lớn hơn mình như ông bà, cha mẹ, thầy cô thì nên “gọi dạ bảo vâng” cũng như khi nói chuyện với bạn bè, những người đồng trang lứa hay những người nhỏ hơn mình thì nên chọn từ ngữ và cách cư xử thích hợp nhất…Từ xưa ông cha ta cũng đã có nhiều câu ca dao, tục ngữ hay danh ngôn nói về điều này như:

Lời nói chẳng mất tiền mua,

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Khi nói đến lối sống giản dị thì không ai lại không nghĩ tới chủ tịch Hồ Chí Minh. Vì thế ta có thể học tập rất nhiều ở Bác kính yêu lối sống ấy. Nói về sự giản dị của Bác, có lẽ ấn tượng nhất phải kể đến đôi dép cao su và bộ quần áo ka ki. Đôi dép cao su được Bác dùng hơn 20 năm đến khi mòn gót phải lấy một miếng cao su khác vá vào, các quai hay bị tuột phải đóng đinh giữ lại. Còn bộ quần áo ka ki Bác mặc đến khi bạc màu, sờn cổ áo. Những người giúp việc xin Bác thay bộ quần áo mới thì Bác bảo: “Bác mặc như thế phù hợp với hoàn cảnh của dân, của nước, không cần phải thay”. Thế đấy, cuộc sống giản dị của Bác tuy rất đơn sơ, mộc mạc nhưng toát lên vẻ thanh thoát, lịch lãm mà không kiểu cách của một con người sống vì dân vì nước suốt cả cuộc đời. Và Bác cũng rất xưng đáng là một tấm gương sáng cho mọi người ngày hôm nay.

Người xưa có câu: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.” dùng để chỉ hình thức bên ngoài không quan trọng bằng bản chất bên trong của con người. Sống khiêm tốn, thật thà, giản dị hay sống xa hoa, bon chen, đua đòi theo vật chất, danh lợi là tùy cách nhận thức của mỗi người. Nhưng sống sao cho đẹp lòng người, sống có ích và không cảm thấy hối tiếc thì thật sự là một điều rất khó. Bởi thế chúng ta hãy chọn cho mình một cách sống tốt nhất bằng cách cùng tạo dựng cho bản thân một “lối sống giản dị” riêng.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 23

Bác Hồ – vị cha già kính yêu của dân tộc, Người là ánh sáng, là con đường của những thế hệ con cháu noi theo gương của Bác. Người là một tấm gương của việc tự rèn luyện bản thân để làm những việc quan trọng với những đức tính đáng quý. Tất cả những đức tính mà Người có đều do Người tự học tập lấy mà không hề nhờ có ai nhắc nhở. Và trong những đức tính đáng quý của Người thì có lẽ đức tính giản dị và thanh bạch là hai đức tính quan trọng và đáng quý nhất của Người.

Nhắc tới Bác – một vị lãnh tụ, người đứng đầu cả một đất nước nhưng chưa bao giờ Bác Hồ chi tiêu một cách hoang phí. Bởi lí do thật đơn giản, Người thương những người con, người cháu luôn vất vả lao động hay những người chiến sĩ phải chịu nằm gai nếm mật mong bảo vệ sự bình yên của Tổ quốc. Bởi thế mà hình ảnh của Người mỗi khi đi thăm đồng bào hay đi ra ngoài chỉ là hình ảnh một ông cụ có chòm râu bạc cùng đôi mắt sáng, trên người mặc bộ quần áo vải nâu sòng, chân đi đôi dép cao su mà thôi. Hình ảnh của Bác, con người của Bác sao thật giản dị và gần gũi tới nhường nào!

Vẫn còn nhớ những câu chuyện về Bác: vào tháng sáu năm 1954 sau chiến thắng Điện Biên Phủ vang danh cả thế giới thì những Bác cùng với đoàn đại biểu Việt Nam đi dự hội nghị tại quốc tế. Trên đường trở về, Việt Nam được phái đoàn của Trung Quốc mời ở lại nghỉ chân. Hôm đó Bác đã nghỉ tại nhà nghỉ dành cho khách của Đảng cộng sản nhân dân trung hoa. Buổi sáng Bác đi họp, sau đó có cán bộ của bạn đi kiểm tra các phòng, thấy có một tấm vải bản nhỏ cũ bị rơi ở dưới đất anh ta đã nghĩ chắc đó là đồ bỏ đi và không ai còn dùng nữa nên đã đem nó vứt đi. Buổi chiều khi Bác đã quay trở lại thì không thấy chiếc thắt lưng của mình đâu. Hỏi ra Bác mới biết rằng mọi người tưởng Bác không dùng sợi dây cũ ấy nên đã vứt đi Bác không đồng ý và đã tiếp tục dùng. Thế mới biết – một chiếc thắt lưng làm bằng dây dù không đắt là bao thế nhưng nó lại rất đáng quý đối với Bác. Mọi người khuyên Bác nên mua chiếc thắt lưng mới nhưng Bác không đồng ý. Bác cảm thấy điều đó là không cần thiết bởi khi nhân dân ta còn đang kham khổ thì những vật chất bên ngoài những thứ gì cần thì Bác mới mua còn những vật gì mà vẫn còn dùng được thì Bác thường sử dụng chúng tới khi nào hỏng mới bỏ chúng đi. Thế mới biết đức tính giản dị của Bác đều là xuất phát từ lòng yêu thương nhân dân của Bác, những hành động tưởng rằng rất nhỏ nhưng nó lại mang những ý nghĩa vô cùng to lớn.

Không chỉ giản dị, cuộc đời của Bác còn là một cuộc đời thanh bạch, không chen đua với đời.

Sáng ra bờ suối tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang

Vâng, chỉ là những bát “cháo bẹ”, “rau măng” nhưng qua những vần thơ của bác thì mọi thứ như được bừng sáng. Niềm tin yêu và những lạc quan của Bác luôn được thể hiện một cách hóm hỉnh và vui vẻ, không hề có những ý nghĩ gì, tất cả chỉ vì bác có một lối sống của những nhà cư sĩ đáng kính trọng, như đã nhìn thấy hết những đắng cay trên thế gian và vượt lên trên cả nó. Tất cả chỉ còn lại những lí tưởng của dân tộc của đất nước mà thôi.

Tóm lại, “học tập và noi gương làm theo tầm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những điều mà tất cả chúng ta đều cần học tập. Những hành động của Bác, những suy nghĩ của Bác dù lúc nào cũng vẫn luôn là những lý tưởng mà chúng ta cần phải học tập.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 24

Giản dị là một lối sống tốt đẹp của con người. Vậy cần hiểu được rằng thế nào là lối sống giản dị?

Đầu tiên, giản dị được hiểu là một lối sống đơn giản, bỏ qua mọi sự cầu kì và không phô trương. Những người sống giản dị thường sống phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bản thân, không chạy theo xu hướng hay sống xa vời thực tại.

Biểu hiện của lối sống giản dị có thể dễ dàng thấy được trong cuộc sống hằng ngày. Người sống giản dị thường không ăn diện cầu kì. Trang phục của họ thường đơn giản nhưng vẫn lịch sự, phù hợp với từng hoàn cảnh. Việc ăn uống cũng không quá lãng phí, cần bổ ích cho sức khỏe. Người giản dị thường ăn nói điềm đạm, ứng xử lịch sự, nhã nhặn. Họ ít khi có lời gắt gỏng hay xung đột với ai. Họ lấy nghĩa tình làm nguyên tắc ứng xử của mình. Một người giản dị thường không khoa trương, không dùng lời lẽ bóng bẩy. Lời nói của họ đơn giản, ngắn gọn nhưng dễ hiểu, truyền đạt đúng và đủ thông tin.

Trong công việc, họ sẽ xử lý một cách đơn giản, nhưng phải hiệu quả. Người sống giản dị rất quý trọng tình nghĩa, biết sống hòa hợp với mọi người xung quanh, đem đến sự thoải mái cho những người bên cạnh. Họ cũng không suy nghĩ quá nhiều, phức tạp vấn đề hay để ý những điều nhỏ nhặt. Người giản dị thường sống vị tha và bao dung.

Giản dị phải bắt nguồn từ một sự chân thành và những biểu hiện cũng hết sức chân thành, không thể sống giản dị một cách gượng ép, khiên cưỡng. Trước sau gì những người xung quanh cũng sẽ nhận ra điều đó. Giản dị có thể thuộc về bản tính sẵn có. Nhưng phần nhiều là do quá trình rèn luyện trong cuộc sống để có được.

Con người cần rèn luyện đức tính giản dị. Bởi điều đó sẽ đem đến những điều tích cực, giúp bản thân trở nên hạnh phúc, vui vẻ hơn.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 25

Giản dị là một lối sống cần thiết trong xã hội hiện đại. Vậy thế nào là lối sống giản dị?

Giản dị được hiểu là một lối sống đơn giản, bỏ qua mọi sự cầu kì và không phô trương. Những người sống giản dị thường sống phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bản thân, không chạy theo xu hướng hay sống xa vời thực tại.

Lối sống giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện, không bị bó hẹp ở bất cứ phương diện nào. Giản dị có thể biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ như giản dị trong cách ăn mặc. Một người giản dị thường có cách ăn mặc đơn giản nhưng vẫn lịch sự, phù hợp với hoàn cảnh nơi họ xuất hiện. Hay giản dị trong lời nói và cử chỉ, không cần phải sử dụng ngôn từ hoa mĩ, người giản dị vẫn khiến mọi người xung quanh bị thuyết phục bởi phong thái nhẹ nhàng. Từ ngữ được sử dụng phải phù hợp với từng đối tượng nghe. Cách diễn đạt cũng hết sức rõ ràng, mạch lạc…

Vậy sống giản dị sẽ đem lại những giá trị gì? Đầu tiên, lối sống giản dị giúp con người sống tiết kiệm. Chúng ta không cần đầu tư tiền bạc, tâm sức vào những điều phù phiếm, xa xỉ. Cùng với đó, giản dị giúp người ta dễ hòa nhập hài hòa với thế giới xung quanh, làm cho người với người thân thiện hơn và có thêm nhiều mối quan hệ cao đẹp trong cuộc sống. Đồng thời, lối sống này cũng góp phần làm sáng lên nhân cách của chúng ta. Người sống giản dị luôn được kính trọng và yêu mến. Giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Nhìn xa hơn, giản dị là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự bình đẳng, nhân ái.

Có thể kể đến một tấm gương sáng về lối sống giản dị. Đó chính là chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Trên thế giới, chắc hẳn không một vị lãnh tụ nào có lối sống giản dị như Hồ Chủ tịch. Dù là trong những năm kháng chiến trường kỳ gian khổ hay khi cách mạng đã thành công – Người đã trở thành một vị chủ tịch nước thì vẫn luôn giữ được lối sống giản dị từ cách ăn mặc, cách làm việc và quan hệ với mọi người. Chiếc nhà sàn nơi bác sống chỉ “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Bữa ăn hằng ngày thường có vài ba món hết sức đơn giản. Toàn là món ăn dân tộc không chút cầu kỳ như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa. Trang phục hằng ngày của Bác là bộ áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Nơi làm việc của Người lúc nào cũng được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Đối với những người xung quanh, Bác luôn đối xử bình đẳng và tôn trọng. Bác luôn quan tâm và yêu quý nhân dân như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, nên Bác cũng giản dị trong cách nói và viết. Những câu nói, bài viết của Bác luôn gần gũi, dễ hiểu.
Mỗi học sinh cần rèn luyện lối sống giản dị, không chạy theo những xu hướng hay lối sống vật chất. Chúng ta cần sống đúng với lứa tuổi học trò trong sáng, hoàn thiện bản thân để trở thành một công dân tốt của đất nước.

Giản dị là một phẩm chất cao quý cần có ở mỗi người. Chính vì vậy, chúng ta cần biết sống giản dị, để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 26

Khi xã hội ngày càng phát triển, con người dễ chạy theo những giá trị vật chất, thích phô trương cuộc sống xa hoa. Giản dị là một

Trước tiên, giản dị có thể hiểu là lối sống đơn giản, bỏ qua mọi sự cầu kì và không phô trương. Những người sống giản dị thường sống phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của bản thân, không chạy theo xu hướng hay sống xa vời thực tại.

Lối sống giản dị được thể hiện qua nhiều phương diện. Giản dị trong cuộc sống hằng ngày được biểu hiện ra bên ngoài từ nơi ở, trang phục, ăn uống… Hay giản dị trong công việc, lời nói và mối quan hệ với mọi người.

Người sống giản dị có cách ăn mặc đơn giản nhưng vẫn lịch sự, phù hợp với từng hoàn cảnh. Nơi ở của họ luôn ngăn nắp, sạch sẽ cũng như đơn giản nhưng vẫn có tính thẩm mĩ. Việc ăn uống hằng ngày sẽ theo chế độ dinh dưỡng, phù hợp với cơ thể. Giản dị trong lời nói hay hành động, không cần phải sử dụng ngôn từ hoa mĩ, người giản dị vẫn khiến mọi người xung quanh bị thuyết phục bởi phong thái nhẹ nhàng, đơn giản…

Sống giản dị giúp con người sống tiết kiệm. Chúng ta không cần đầu tư tiền bạc, tâm sức vào thứ vật chất xa xỉ. Sống giản dị giúp con người dễ hòa nhập hài hòa với thế giới xung quanh, làm cho người với người thân thiện hơn và có thêm nhiều mối quan hệ cao đẹp trong cuộc sống. Giản dị còn tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống.

Bác Hồ là một tấm gương tiêu biểu về lối sống giản dị. Điều đó được thể hiện trong cuộc sống hằng ngày của Bác. Bác sống trong một chiếc nhà sàn chỉ “vỏn vẹn có vài phòng dùng làm nơi tiếp khách, nơi họp Bộ chính trị, nơi làm việc và ngủ”. Hằng ngày, bữa ăn của Người có vài ba món hết sức đơn giản. Đó là các món ăn dân tộc không chút cầu kì như kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa… Cách ăn mặc của Bác cũng hết sức giản dị: bộ áo nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ. Bác Hồ còn là một người say mê lao động: Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho đồng chí… Trong quan hệ với mọi người, Bác luôn quan tâm và yêu quý như người thân trong gia đình. Giản dị trong đời sống, nên Hồ Chí Minh cũng giản dị trong lời nói và bài viết. Cách nói, cách viết của người đều dễ hiểu với mục đích cho quần chúng hiểu được, nhớ được và làm được. Lối sống giản dị của Bác Hồ thật đáng ngưỡng mộ, noi theo.

Như vậy, giản dị là một phẩm đẹp đẽ, cao quý. Mỗi người hãy sống giản dị để bản thân trở nên tốt đẹp hơn.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 27

Cách đây hơn ba trăm năm, một nhà văn Pháp đã đưa lên sân khấu vở hài kịch bất hủ Trưởng giả học làm sang, một phần để mang lại tiếng cười mua vui cho khán giả, nhưng quan trọng hơn là phê phán những con người hào nhoáng phô trương mà vô tình bỏ quên một lối sống vô cùng cao đẹp: Sống giản dị.

Giản dị là sống một cách đơn giản, không cầu kì phô trương. Nhắc đến lối sống giản dị, ta thường hiểu đó là lối sống lấy tự nhiên làm mục đích, tránh những phức tạp, khoe khoang, những điều không cần thiết. Đây là một đức tính cao quý cần có và đáng trân trọng ở mỗi người. Lối sống giản dị được biểu hiện ở nhiều phương diện khác nhau trong đời sống con người: trang phục, việc ăn uống, cách giao tiếp, thói quen, hay phong cách làm việc… Cụ thể hơn, người sống giản dị thường lựa chọn trang phục phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, gọn gàng và tiện dụng, tránh cầu kì, lòe loẹt. Còn trong cách sinh hoạt, họ hòa đồng với mọi người, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử, không coi mình là hơn người. Người giản dị lựa chọn cách sống coi trọng tiện ích và giá trị sâu sắc bên trong hơn là sự phô trương, hào nhoáng bề ngoài. Cũng cần khẳng định cốt lõi của lối sống giản dị là ý thức về mục đích, ý nghĩa cuộc sống. Chính những nhận thức, suy nghĩ đúng đắn sẽ chi phối con người lựa chọn cho mình sự giản dị về vật chất.

Sống giản dị đem lại cho ta những giá trị gì? Trước hết, đây là một lối sống giúp con người tiết kiệm, không cần đầu tư tiền bạc, tâm sức vào những điều phù phiếm, xa xỉ. Thêm vào đó, giản dị giúp người ta dễ hòa nhập hài hòa với thế giới xung quanh, làm cho người với người thân thiện hơn và có thêm nhiều mối quan hệ cao đẹp trong cuộc sống. Sống giản dị cũng góp phần làm sáng lên nhân cách của mỗi con người. Hơn nữa, giản dị còn tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Con người không cần gắng gượng phô trương những điều không cần thiết, vì thế mà có thể sống thật, sống ý nghĩa hơn. Nhìn xa hơn, giản dị là một trong những nhân tố quan trọng giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và tạo cho xã hội sự bình đẳng, nhân ái.

Có lẽ bất kì người con Việt Nam nào cũng biết đến tấm gương giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy là một lãnh tụ vĩ đại, là người đứng đầu một đất nước nhưng cuộc sống của bác tự nhiên, giản dị và gần gũi vô cùng với cuộc sống của nhân dân vào những năm tháng khó khăn. “Người là cha, là bác, là anh” với lối sống “cháo bẹ, rau măng” chứ không hề xa xôi, lạ lẫm.

Như vậy giản dị là lối sống hợp lí, cao đẹp. Tuy nhiên giản dị hoàn toàn khác với lối sống gò bó, lạc hậu; giản dị cũng không đồng nghĩa với cách sống hà tiện, tối giản hóa chi tiêu. Con người sống và làm việc phải đi đôi với hưởng thụ. Vì vậy hãy biết giản dị phù hợp với từng hoàn cảnh, điều kiện để vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, có văn hóa. Đề cao lối sống giản dị đồng nghĩa với việc phê phán lối sống xa hoa, đua đòi, chạy theo xu hướng đám đông mà không phù hợp với hoàn cảnh của mình. Để có lối sống giản dị, con người cần trải qua rèn luyện, tự sống và cảm nhận, gạt bỏ mọi cám dỗ và lòng tham để nâng cao giá trị sống bản thân.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 28

Kính thưa thầy/ cô và các bạn, em tên là….lớp….trường…

Như chúng ta thấy xã hội ngày càng phát triển, càng văn minh, con người ngày càng sống hướng ngoại mà dần lãng quên đi những lối sống tốt đẹp của cha ông, trong đó có lối sống giản dị. Vậy giản dị là gì và lối sống giản dị được biểu hiện như thế nào, kính mời thầy/ cô và các bạn cùng lắng nghe bài nói về lối sống giản dị.

Mỗi người là một phiên bản khác nhau không ai giống ai, vì thế mà mỗi người sẽ có một tính cách, một lối sống riêng: có người thích sống ở phố, chạy theo xu hướng mới, có người thích thôn quê dân dã yên bình, thích những gì đơn giản, giản dị. Trước hết, hiểu ngắn gọn giản dị là sống đơn giản bỏ qua những sự cầu kì và không chạy đua theo xu hướng xã hội, sống phù hợp với hoàn cảnh của mình, không sống xa rời thực tại.

Lối sống giản dị được biểu hiện qua muôn mặt đời sống trên các phương diện như lời ăn tiếng nói, lối sống, ăn mặc, hành động, bằng lòng với thực tại, không đòi hỏi cao từ phía người khác….Giản dị trong cách ăn mặc đó là mặc đơn giản, không lòe loẹt cầu kì và đặc biệt là phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Đơn cử khi tham gia một đám hiếu không nên mặc váy mà nên mặc quần áo trơn, ít họa tiết nhất có thể, tối màu; còn khi tham gia đám hỉ có thể mặc váy sáng màu nhạt, không nên quá cầu kì kiểu cách, miễn sao tạo được sử thoải mái trong hoạt động và giao tiếp. Còn trong lời ăn tiếng nói, giản dị được biểu hiện ở chỗ nói với âm thanh vừa đủ nghe, lời lẽ ngắn gọn đơn giản, dễ hiểu tránh lời thô lỗ dung tục và nói đúng, trúng vấn đề giao tiếp. Giản dị trong hành động, sinh hoạt được biểu hiện ăn đủ chất, đủ lượng, không làm thừa và đổ bỏ lãng phí, sống hòa đồng với mọi người xung quanh, tự nhiên và gần gũi trong cách cư xử….

Sống giản dị không chỉ đem lại nhiều lợi ích cho bản thân mà còn đem lại lợi ích cho cộng đồng, xã hội. Khi sống giản dị tạo nên sự thanh thản, bình yên trong tâm hồn và sự nhàn nhã, thư thái trong nhịp sống. Sống giản dị còn giúp cho con người hoà đồng với tự nhiên, gắn bó sâu sắc với các cá nhân khác và là một trong những cách để mỗi người sống thật, sống có hứng thú, có ý nghĩa. Đơn cử như khi ăn nói giản dị, văn phong nhẹ nhàng, chân thật thường được mọi người xung quanh yêu quý. Cách nói chuyện nhanh gọn, đi đúng vấn đề sẽ chiếm được cảm tình từ đối phương. Giản dị trong cách ăn nói khiến cho mục đích giao tiếp thành công hơn. Nội dung ngôn từ ngắn gọn súc tích tiết kiệm được nhiều thời gian giao tiếp. Từ đó mang lại thành công cho người giản dị… Tuy nhiên chúng ta không nên nhầm lẫn sống giản dị với sống xuề xoà, dễ dãi, cẩu thả, vì trong những trường hợp này, cái giản đơn bên ngoài là biểu hiện của sự thiếu ý thức ở bên trong. Ăn nói giản dị, dễ hiểu khác với ăn nói cộc lốc, thiếu lễ độ, thiếu tôn trọng người khác. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là một trong những tấm gương sáng ngời về lối sống giản dị. Đứng đầu một đất nước nhưng người vẫn mang dép cao su, áo vải, ăn những bữa cơm chỉ vài ba món, ở nhà sàn mái lá… Vì thế sự nghiệp, sức sống của Người đã vượt mọi giới hạn thông thường về không gian, thời gian, còn tiếng thơm muôn đời. Hay Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến rất giàu trách nhiệm, nặng tình đời song không tham đua chen chốn quan trường mà chọn thanh bần đế chan hoà với không gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và thanh thản trong tâm hồn…

Như vậy có thể thấy, giản dị là một trong những phẩm chất cao quý của con người, mỗi người cần tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất ấy trước hết là giúp ích cho bản thân, sau là giúp ích cho cộng đồng, xã hội. Để sống giản dị, cần một năng lực sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cao bản lĩnh văn hoá. Bản thân em cũng cố gắng học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

Trên đây là bài nói của em về giản dị, lối sống giản dị cùng với biểu hiện và tác dụng của lối sống ấy. Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy cô và các bạn về bài nói.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 29

Xã hội là tiền đề phát triển suy nghĩ nhận thức của mỗi người, rèn cho ta những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Một trong số đó con người ta đã và đang rèn luyện đức tính sống giản dị bởi sống giản dị là một lối sống đẹp của con người.

Vậy sống giản dị là gì? Là sống phù hợp với điều kiện với hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội, không sống xa hoa lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu về vật chất và hình thức bên ngoài.

Lối sống giản dị được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc trong việc sinh hoạt hàng ngày mà còn thể hiện ở cả lời ăn tiếng nói, ở cả quan điểm sống, cách cư xử của con người trong mọi hoàn cảnh trước mọi vấn đề. Một người giản dị là một người ăn nói cẩn thận, không khoa trương, ăn nói ngắn gọn dễ hiểu. Hay là người luôn giải quyết mọi công việc một cách nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả của nó. Đó cũng là những người sống hòa đồng với tất cả mọi người không quá cầu kỳ trong cách cư xử. Hơn thế nữa những người sống giản dị là những người không lãng phí, sử dụng tiền đúng mục đích, không sử dụng vào những công việc vô bổ, biết nhìn nhận mọi vấn đề đúng với chuẩn mực và không làm quan trọng hóa vấn đề. Trong cách ăn mặc, họ không cần mặc những trang phục hàng hiệu mà chỉ cần những bộ quần áo giản đơn thôi nhưng họ cũng làm cho mình trở nên đẹp hơn lịch sự hơn. Tất cả những đặc điểm trên là biểu hiện của những người sống giản dị.

Quả thật sống giản dị là một lối sống đẹp vì nó không phải là lối sống đơn giản thô sơ mà là một phong cách sống cao đẹp. Không những thế mà lối sống giản dị còn giúp cho con người ta không bị lệ thuộc vào những ham muốn về mặt vật chất và tinh thần. Nó giúp ta biết tự điều hòa kiềm chế bản thân vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống. Sống giản dị giúp ta tiết kiệm thời gian, không bị chi phối bởi những việc vô bổ, cũng giúp con người có khả năng hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới mọi người xung quanh nhiều hơn. Nhờ có vậy mà con người được sống một cuộc sống vui vẻ bình yên hạnh phúc và thanh thản.

Từ xưa tới nay có rất nhiều tấm gương về đức tính giản dị mà chúng ta cần phải học tập. Đầu tiên là phải nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh người được cả thế giới khâm phục và ngưỡng mộ. Mặc dù là chủ tịch nước nhưng Người lại sống một cuộc sống hết sức giản dị chứ không như những vị chủ tịch khác. Trang phục thường ngày của Bác chỉ là bộ bà ba nâu đã phai màu, bộ kaki đã cũ và đôi dép lốp cao su. Nơi làm việc của Bác cũng chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé đơn sơ chỉ vỏn vẹn có hai phòng. Ngay cả trong cách ăn nói người cũng rất giản dị ngắn gọn và dễ hiểu như “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh”. Hay chúng ta có thể kể đến Nguyễn Trãi cũng có lối sống giản dị bởi ông đã từng nói:

“Bữa ăn giàu có dưa muối

Áo mặc này chi gấm là”

Bên cạnh những tấm gương cho lối sống giản dị cũng không ít những người sống phung phí xa hoa. Trong thời hiện đại ngày nay có rất nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng lại nhuộm tóc rồi ăn mặc phá cách không đúng với tư cách của một người học sinh. Hay là những người hoàn cảnh gia đình khá giả lại ăn mặc một cách khoa trương mặc toàn hàng hiệu.

Chính vì thế nên để sống giản dị thì cần phải có bản lĩnh và trí tuệ để biết đủ biết dừng chứ không phải sống khổ hạnh hay ép mình. Là một học sinh em cần phải tu dưỡng đạo đức rèn luyện bản thân. Khi tới trường chỉ cần phải ăn mặc đúng đồng phục không cầu kỳ kiểu cách. Hơn thế nữa em sẽ tuyên truyền để bạn bè cùng hiểu rõ sự cần thiết và tác dụng của lối sống giản dị.

Quả thật sống giản dị giúp con người thanh thoát hơn không tiêu tốn tiền bạc của cải tạo cho xã hội sự hòa đồng bình đẳng thân ái. Chính vì vậy mà mỗi người chúng ta cần tạo cho mình một lối sống giản dị và lan tỏa lối sống giản dị đến những người xung quanh để cuộc sống luôn tươi đẹp và hài hòa.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 30

Như chúng ta đã biết, giản dị là một đức tính, một phẩm chất đáng quý của người Việt Nam. Ngày xưa khi cuộc sống còn lam lũ, sự giản dị luôn được đề cao trong nếp sống. Ngày nay, khi xã hội đã phát triển hơn, không còn thiếu thốn như ngày xưa nhưng giản dị vẫn là nếp sống đáng quý. Vậy thế nào là sống giản dị? Sống giản dị đem lại ý nghãi gì cho mỗi người?

Giản dị chính là cách sống đơn giản, khống cầu kì. Là cách sống phù hợp với hoàn cảnh của bản thân, gia đình và xã hội. Lối sống giản dị được xem là lối sống đáng quý không phô trương, lành mạnh và đúng chuẩn mực xã hội.

Sự giản dị được thể hiện ở nhiều khái cạnh khác nhau. Từ cách ăn nói đến cách sử dụng các như cầu vật chất hằng ngày. Một người giản dị thường ăn mặc đơn giản, đúng lức đúng chỗ, phù hợp với bản thân.Đi đứng cử chỉ nhẹ nhàng dung dị. Có thể nói giản dị trong ăn mặc là điều dễ nhận biết nhất. Những người sống giản dị thường không quá quan tâm đến bề ngoài. Nhu cầu ăn mặc của họ không cầu kì. Họ thường không ăn mặc theo mốt, chỉ thay đổi trang phục theo thời tiết, công việc. Thông thường , những người giản dị không bị đồng tiền chi phối. Các nhu cầu trong cuộc sống của họ đôi khi thấp hơn mức xã hội đang có. Họ biết tiết kiệm và sử dụng tiền đúng mục đích. Từ đó không gây lãng phí.

giản dị trong lời nói cử chỉ: Với văn phong nhẹ nhàng chân thật, không dùng lời lẽ cao xa khác với sự thật. Người giản dị trong lời ăn tiếng nói thường được mọi người xung quanh yêu quý. Ccahs nói chuyện nhanh gọn, đi đúng vẫn đề sẽ chiếm được cảm tình từ đôi phương. Giản dị trong cách ăn nói khiến cho mục đích giao tiếp thành công hơn. Nội dung ngôn từ ngắn ngọn súc tích tiết kiệm thời gian giao tiếp. Từ đó mang lại thành công cho người giản dị.

Trong cuộc sống có rất nhiều tấm gương có lối sống giản dị. Người mà ta không thể kể đến đó chính lầ bác Hồ- người là tấm gương sáng trong lòng dân tộc Việt Nam. Khi mà Bác được cả một dân tộc tôn vinh, Bác vẫn không hề tỏ ra xa lạ với người dân. Bác ăn ở đi lại như bao nhiêu người bình thường khác. Chính vì thế, đi đến đâu Bác cũng được mọi người yêu quý và ghi nhớ.

Lối sống gainr dị sẽ giúp con ngườita thanh thản. Khi nhu cầu phù hợp vưới bản thânhay thấp hơn mức xã hội, con người sẽ không cần phải đau đầu để làm sao bằng người ta.

Tính giản dị giúp chúng ta tiết kiệm thời gian khi không cần suy nghĩ đến những nhu cầu không cần thiết. Chúng ta sẽ không mất thời gian vào những việc vô bổ. Tính giản dị sẽ đucojw mọi người xung quanh yêu quý và tôn trọng, đồng thời tạo thành thói quen tốt để mọi người noi theo. Sống giản dị giúp chúng ta hòa đồng hơn, vhan hòa gần gũi hơn với thiên nhiên, cuộc sống của chúng ta cảm thấy được hạnh phúc hơn.

Tuy nhiên nên hiểu lối sống giản dị hoàn toàn khác với lối sống cẩu thả, lạc hậu, gò bó, khuôn mẫu; giản dị cũng không đồng nghĩa với tiết kiệm hà tiện…giản dị phù hợp vưới điều kiện, với hoàn cảnh vẫn thể hiện được sự tao nhã, thanh lịch, văn hóa. Phê phán lối sống xa hoa, đua đòi hay giản dị một cách giả tạo.

Vì vậy để sống giản dị con người phải trải qua sự rèn luyện, cần một năng lực sống, quyết tâm cao, cũng cần hòa mình vào cuộc sống để sống và cảm nhận, cần loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cáh để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần và nâng cai bản lĩnh văn hóa. La học sinh,mỗi chúng ta cần học tập phong cách sống giản dị, chân thành. Ở tuổi học đường, nên chú ý đến việc học tập và tu dưỡng, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản.

Khi xã hội phát triển một ách chóng mặt, con người giản dị thường không bị ảnh hưởng hay chi phối quá nhiều. Điều đó giúp chúng ta làm chủ được chính mình, làm chủ được cuộc sống. Chứ không phải cuộc sống làm chủ chúng ta

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 31

Xã hội là tiền đề phát triển suy nghĩ nhận thức của mỗi người, rèn cho ta những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Một trong số đó con người ta đã và đang rèn luyện đức tính sống giản dị bởi sống giản dị là một lối sống đẹp của con người.

Vậy sống giản dị là gì? Là sống phù hợp với điều kiện với hoàn cảnh của bản thân gia đình và xã hội, không sống xa hoa lãng phí, không cầu kỳ kiểu cách, không chạy theo những nhu cầu về vật chất và hình thức bên ngoài.

Lối sống giản dị được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó không chỉ thể hiện ở cách ăn mặc trong việc sinh hoạt hàng ngày mà còn thể hiện ở cả lời ăn tiếng nói, ở cả quan điểm sống, cách cư xử của con người trong mọi hoàn cảnh trước mọi vấn đề. Một người giản dị là một người ăn nói cẩn thận, không khoa trương, ăn nói ngắn gọn dễ hiểu. Hay là người luôn giải quyết mọi công việc một cách nhanh nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính hiệu quả của nó. Đó cũng là những người sống hòa đồng với tất cả mọi người không quá cầu kỳ trong cách cư xử. Hơn thế nữa những người sống giản dị là những người không lãng phí, sử dụng tiền đúng mục đích, không sử dụng vào những công việc vô bổ, biết nhìn nhận mọi vấn đề đúng với chuẩn mực và không làm quan trọng hóa vấn đề. Trong cách ăn mặc, họ không cần mặc những trang phục hàng hiệu mà chỉ cần những bộ quần áo giản đơn thôi nhưng họ cũng làm cho mình trở nên đẹp hơn lịch sự hơn. Tất cả những đặc điểm trên là biểu hiện của những người sống giản dị.

Quả thật sống giản dị là một lối sống đẹp vì nó không phải là lối sống đơn giản thô sơ mà là một phong cách sống cao đẹp. Không những thế mà lối sống giản dị còn giúp cho con người ta không bị lệ thuộc vào những ham muốn về mặt vật chất và tinh thần. Nó giúp ta biết tự điều hòa kiềm chế bản thân vượt qua những cám dỗ trong cuộc sống. Sống giản dị giúp ta tiết kiệm thời gian, không bị chi phối bởi những việc vô bổ, cũng giúp con người có khả năng hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm tới mọi người xung quanh nhiều hơn. Nhờ có vậy mà con người được sống một cuộc sống vui vẻ bình yên hạnh phúc và thanh thản.

Từ xưa tới nay có rất nhiều tấm gương về đức tính giản dị mà chúng ta cần phải học tập. Đầu tiên là phải nhắc đến Chủ tịch Hồ Chí Minh người được cả thế giới khâm phục và ngưỡng mộ. Mặc dù là chủ tịch nước nhưng Người lại sống một cuộc sống hết sức giản dị chứ không như những vị chủ tịch khác. Trang phục thường ngày của Bác chỉ là bộ bà ba nâu đã phai màu, bộ kaki đã cũ và đôi dép lốp cao su. Nơi làm việc của Bác cũng chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé đơn sơ chỉ vỏn vẹn có hai phòng. Ngay cả trong cách ăn nói người cũng rất giản dị ngắn gọn và dễ hiểu như “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành, ốm đau được chữa bệnh”. Hay chúng ta có thể kể đến Nguyễn Trãi cũng có lối sống giản dị bởi ông đã từng nói:

“Bữa ăn giàu có dưa muối

Áo mặc này chi gấm là”

Bên cạnh những tấm gương cho lối sống giản dị cũng không ít những người sống phung phí xa hoa. Trong thời hiện đại ngày nay có rất nhiều bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nhưng lại nhuộm tóc rồi ăn mặc phá cách không đúng với tư cách của một người học sinh. Hay là những người hoàn cảnh gia đình khá giả lại ăn mặc một cách khoa trương mặc toàn hàng hiệu.

Chính vì thế nên để sống giản dị thì cần phải có bản lĩnh và trí tuệ để biết đủ biết dừng chứ không phải sống khổ hạnh hay ép mình. Là một học sinh em cần phải tu dưỡng đạo đức rèn luyện bản thân. Khi tới trường chỉ cần phải ăn mặc đúng đồng phục không cầu kỳ kiểu cách. Hơn thế nữa em sẽ tuyên truyền để bạn bè cùng hiểu rõ sự cần thiết và tác dụng của lối sống giản dị.

Quả thật sống giản dị giúp con người thanh thoát hơn không tiêu tốn tiền bạc của cải tạo cho xã hội sự hòa đồng bình đẳng thân ái. Chính vì vậy mà mỗi người chúng ta cần tạo cho mình một lối sống giản dị và lan tỏa lối sống giản dị đến những người xung quanh để cuộc sống luôn tươi đẹp và hài hòa.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 31

Lối sống giản dị là một cách sống đơn giản và không quá xa hoa, không theo đuổi những thứ không cần thiết và không cố gắng để đạt được những thứ mà không thực sự quan trọng. Người ta có thể sống giản dị bằng cách tiết kiệm, thực hiện công việc mà mình yêu thích và tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống nhỏ bé.

Để có lối sống giản dị, chúng ta không cần phải có nhiều tiền, chỉ cần học cách sử dụng tài nguyên và tiền bạc của mình một cách khôn ngoan. Hãy tập trung vào những thứ mà chúng ta thật sự cần và tránh điều không cần thiết.

Ngoài ra, sống giản dị còn có nghĩa là chúng ta không cần phải ngạc nhiên hay quan tâm đến những thứ khác. Nhiều người sống giản dị tập trung vào gia đình, bạn bè, và những người xung quanh họ, thay vì những thứ xa hoa hay vật dụng. Họ tận hưởng cuộc sống và thấu hiểu rằng những thứ quan trọng nhất trong cuộc sống đôi khi không phải là những thứ đắt tiền.

Trong nhiều trường hợp, lối sống giản dị sẽ giúp chúng ta giảm thiểu căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống. Khi chúng ta không cố gắng để đạt được những thứ không cần thiết, chúng ta sẽ có thời gian và tâm trí để tập trung vào những điều quan trọng hơn, giúp chúng ta có được cuộc sống hạnh phúc và cân bằng hơn.

Với sự quan tâm đến môi trường và tình trạng khó khăn của thế giới, sống giản dị có thể là một cách để giảm thiểu lượng chất thải và tiền bạc – góp phần vào sự bền vững của trái đất.

Tóm lại, lối sống giản dị không đơn giản chỉ là về tiền bạc, mà là một cách sống đơn giản hơn, đơn giản hóa cuộc sống, tập trung vào những điều cần thiết và quan trọng trong cuộc sống và giúp chúng ta có được cuộc sống bình yên và hạnh phúc hơn.

Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?”- Mẫu 32

Trong thế giới muôn hình muôn vẻ, mỗi người có một cá tính, một tư duy và lối sống khác nhau. Là những con người văn minh hiện đại, chúng ta nên tôn trọng phong cách của mọi người. Tuy nhiên, có rất nhiều người cho rằng ăn mặc, sinh hoạt hằng ngày giản dị là biểu hiện của lối sống lạc hậu, quê mùa. Em rất không đồng ý với ý kiến này, em cho rằng đây là một ý kiến phiến diện, không đúng đắn.

Đầu tiên, chúng ta phải hiểu giản dị và lạc hậu quê mùa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Giản dị là cách sống không xa hoa, cầu kì, còn lạc hậu là những điều cũ kĩ, không còn phù hợp với thời đại. Vậy nên không thể đánh đồng giản dị là lạc hậu, quê mùa vì hai điều này hoàn toàn khác nhau.

Ăn mặc, sinh hoạt giản dị là một lối sống tốt đẹp. Sống giản dị sẽ giúp chúng ta tiết kiệm rất nhiều thứ. Những vật dụng trong nhà cũng sẽ được cân nhắc cẩn thận trước khi mua, tránh việc mua về rồi không dùng đến gây lãng phí tiền, làm cho không gian sống thêm phần chật chội. Thời trang và thực phẩm là hai nền công nghiệp gây lãng phí nhiều nhất. Trong khi trẻ em châu Phi vẫn chết vì nạn đói thì chúng ta thường mua rất nhiều thực phẩm để lâu ngày không ăn hết rồi lại vứt đi. Thời trang cũng vậy, những món đồ hợp mốt giá rẻ thường có chất lượng vải thấp, mặc vài lần là hỏng. Các món đồ ấy thải ra môi trường trong thời gian ngắn gây ô nhiễm rất nặng nề. Chính vì vậy, ăn mặc, sinh hoạt giản dị không chỉ giúp bản thân tiết kiệm, mà còn có lợi ích lâu dài cho mọi người.

Cách đánh giá con người không phải nằm ở việc bạn có mặc những món đồ hợp mốt, có ăn đồ ăn đắt tiền hay sở hữu iphone, máy tính đắt đỏ hay không. Nó nằm ở việc những món đồ bạn mặc có sạch sẽ, phẳng phiu hay không, không gian sống của bạn có gọn gàng ngăn nắp không, thức ăn bạn sử dụng có tốt cho sức khỏe của bạn không. Đó mới là tiêu chuẩn sống thực thụ mà chúng ta nên theo đuổi. Như vậy, sống giản dị là một lối sống thông minh mà mọi người nên hướng đến.

Trong đời sống hiện đại, có rất người chạy theo lối sống xa hoa, lãng phí, gây hại cho bản thân nhưng lại khoác cho nó tấm áo “YOLO” với tuyên ngôn “chỉ sống một lần trong đời nên phải ăn ngon mặc đẹp”. Hoặc có những người ăn mặc, sinh hoạt xuề xòa, lôi thôi, không chịu cập nhật và phát triển, sống núp dưới cái bóng “sống giản dị” khiến cho mọi người có suy nghĩ lệch lạc về lối sống của giới trẻ. Đây là một thực trạng đáng buồn nhưng vẫn diễn ra rất nhiều.

Xu hướng sống tối giản bắt nguồn từ Nhật Bản đang được lan tỏa rộng rãi và cực kì mạnh mẽ. Khi có lối ăn mặc, sinh hoạt giản dị, ta sẽ tiết kiệm được cho bản thân và cho mọi người, đó không phải là quê mùa, lạc hậu mà là lối sống đúng đắn, phù hợp với thời đại.

*****

Trên đây là hơn 32 mẫu Viết bài văn trả lời cho câu hỏi: “Thế nào là lối sống giản dị?” lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 7

Rate this post


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button