Viết đoạn văn cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi bao gồm hướng dẫn viết cùng 5 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.
Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
Viết đoạn văn cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi- Mẫu 1
Thầy bói xem voi là truyện ngụ ngôn mang đầy tính giải trí và khuyên răn con người khi đánh giá về một sự vật sự việc nào đó ta không nên chỉ nhìn ở một khía cạnh mà đánh giá. Thầy bói xem voi kể về 5 ông thầy mù cả 5 ông đều chưa biết con voi như thế nào, do các ông bị mù cho nên không thể biết nó như thế nào cho nên sờ vào các bộ phận của nó rồi phán. Các lời nhận xét mỗi ông về con voi lại khác nhau vì vậy lại dẫn tới xung đột, tranh luận và ẩu đả. Từ những đánh giá phiến diện diện bên ngoài thì các thầy bói mù đã đưa ra những lời nhận xét không đúng. Vì vậy qua câu truyện này muốn để lại cho con người bài học nhân sinh về sự việc, cần phải tìm hiểu rõ về sự vật hiện tượng và cả những tính chất bên trong chứ không nên đánh giá phiến diện từ bên ngoài dẫn tới sai lệch không đúng với sự thực. Khi 5 ông thầy bói này đều xem voi bằng việc sờ vì cả 5 ông mù, ông thì sờ vòi ông thì sờ ngà, ông thì sờ tai và có ông thì sờ chân , thầy khác lại sờ đuôi. Do các ông thầy bói khi sờ ở các bộ phận khác nhau cho nên con voi qua cảm nhận phán xét của các ông có sự khác nhau. Truyện ngụ ngôn thầy bói xem voi để lại người đọc những tiếng cười đặc sắc, thú vị bởi vì tình tiết câu chuyện thực sự rất hấp dẫn, qua câu chuyện này người đọc còn rút ra được nhiều bài học trong cuộc sống khi đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó cần trung thực, khách quan và nhìn nhận thật thấu đáo.
Bạn đang xem: Viết đoạn văn cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi (5 mẫu)
Viết đoạn văn cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi- Mẫu 2
Truyện nói về một cuộc hội ngộ của năm ông thầy bói nhân buổi chợ ế hàng. Họ tranh luận về con voi mà họ xem bằng “tay”; tất cả đều mù nên mỗi “thầy” nhận diện con voi một cách khác nhau. Thầy bói sờ vòi voi thì bảo “sun sun như con đỉa”. Thầy bói sờ ngà lại phán con voi “chần chẫn như cái đòn càn”. Lão thầy bói sờ tai voi lại khẳng định nó “bè bè như cái quạt thóc”. Lão thầy bói thứ tư sờ chân voi, lại cãi là voi “sừng sững như cái cột nhà”. Thầy bói thứ năm sờ đuôi lại nói con voi “tun tủn như cái chổi sể cùn”. Cả năm ông thầy bói đều thuộc thế giới mù, nên thầy nào cũng dùng cách ví von so sánh tả con voi thật hóm hỉnh, buồn cười. Năm thầy bói đều có nhận xét đúng nhưng chỉ đúng một bộ phận của con voi. Vì mù quen nói mò, nhưng thầy bói nào cũng tin là mình tuyệt đối đúng, đắp tài trước chân lí, trước sự thật. Cuộc cãi vã của năm ông thầy bói trở nên ồn ào. Cuộc đấu khẩu thành cuộc xô xát. Màn hài kịch trở thành màn bi – hài kịch. Năm lão thầy bói đã “đánh nhau toác đầu, chảy máu” làm cho thiên hạ được một bữa ôm bụng mà cười! Từ câu chuyện cười thầy bói xem voi mà nhân dân ta có câu tục ngữ: Thầy bói nói mò. Truyện cười này nhằm chế giễu bọn thầy bói mắt đã mùa mà còn giở trò bịp bợm, kiếm ăn bằng trò mê tín dị đoan. Truyện Thầy bói xem voi còn mang tính ngụ ngôn sâu sắc. Nhân dân nêu lên bài học về cách nhìn và cách đánh giá sự vật, hiện tượng, không được chủ quan, phiến diện, phải có quan điểm toàn diện. Trong học tập và cuộc sống hàng ngày, bài học ấy rất cần thiết đối với mỗi người.
Viết đoạn văn cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi- Mẫu 3
Khi đọc truyện “Thầy bói xem voi”, tôi đã học được một bài học giá trị. Truyện được xây dựng với tình huống đơn giản, hài hước. Năm ông thầy bói nhân buổi ế hàng đã ngồi tán gẫu với nhau. Họ phàn nàn rằng không biết hình thù con voi thế nào. Chợt nghe người nói có voi đi qua, cả năm đã chung tiền biếu người quản tượng, xin cho voi dừng lại để xem. Các thầy, mỗi người chỉ sờ duy nhất một bộ phận của con voi. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Mỗi người có một ý kiến khác nhau, không ai chịu nhường ai, thành ra đánh nhau toác đầu chảy máu. Kết thúc câu chuyện khiến cho tôi cảm thấy dở khóc dở cười. Nhưng có lẽ chắc hẳn, ai cũng đều sẽ nhận ra được ý nghĩa đằng sau đó. Ngay từ cách “xem voi” của năm thầy đã là sai lầm, thể hiện sự phiến diện trong cách suy nghĩ, đánh giá. Có thể khẳng định rằng, Thầy bói xem voi là một truyện ngụ ngôn thú vị, sâu sắc.
Viết đoạn văn cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi- Mẫu 4
“Thầy bói xem voi” là một truyện ngụ ngôn đặc sắc. Câu chuyện được kể mang tính hài hước, nhưng lại gửi gắm bài học giá trị. Nội dung kể về việc xem voi của năm ông thầy bói nọ. Nhân buổi ế hàng , năm thầy ngồi tán gẫu với nhau. Các thầy phàn nàn không biết hình thù con voi thế nào. Khi nghe có người quản tượng đi qua, cả năm đã chung tiền biếu để xin cho voi dừng lại để xem. Mỗi thầy sờ một bộ phận khác nhau của con voi. Thầy thứ nhất sờ vòi bảo nó sun sun như con đỉa. Thầy thứ hai sờ ngà bảo nó chần chẫn như cái đòn càn. Còn thầy thứ ba bảo nó bè bè như cái quạt thóc. Đến thầy thứ tư sờ chân bảo nó sừng sững như cái cột đình. Cuối cùng, thầy thứ năm sờ đuôi lại bảo nó tun tủn như cái chổi sể. Năm thầy ai cũng cho là mình đúng, không ai chịu ai thành ra xô xát đánh nhau toác đầu chảy máu. Kết thúc của truyện khiến cho người đọc phải bật cười. Có thể thấy rằng, cách xem voi của năm ông thầy bói là sai lầm. “Xem voi” mà chỉ dùng tay “sờ” thì kết quả sẽ không chính xác, chỉ cảm nhận được bộ phận mà mình sờ, không có cái nhìn toàn diện về hình dáng của con voi. Truyện mang đầy đủ những đặc điểm của truyện ngụ ngôn, với tình huống được xây dựng rất thú vị, gợi mở ra bài học nhân văn.
Viết đoạn văn cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi- Mẫu 5
Truyện thầy bói xem voi là 1 câu chuyện phê phán những hạng người chưa tìm hiểu kĩ càng mà đã vội đánh giá những sự việc xung quanh.Từ việc chế giễu cách xem voi và cách nhận xét về voi rất kiến diện của 5 ông thầy bói mù,người xưa khuyên chúng ta khi tìm hiểu,quan sát, đánh giá và nhận xét hiện tượng xung quanh thì phải thận trọng để tránh những đánh giá lệch lạc,sai lầm.Câu chuyện tuy ngắn gọn nhưng rất hấp dẫn bởi hàng loạt các yếu tố đặc biệt:nhân vật đặc biệt và cách cảm nhận sự việc của từng người lại càng đặc biệt hơn.Người xưa muốn thông qua truyện để nhắc nhở mọi người,tìm hiểu chưa thấu đáo thì không nên thể hiện quá rõ quan điểm của mình,vì ko thể nào đánh giá một cách hoàn toàn chính xác sự vật,sự việc xung quanh.Từ đây ta có thể kết luận rằng:nên tìm hiểu, xem xét kĩ sự vật sự việc trước khi đánh giá nó.
*****
Trên đây là hơn 5 mẫu Viết đoạn văn cảm nhận của em về truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi lớp 7 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập, lớp 7
- Giải Bài 9.29 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 9.30 trang 81 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.33 trang 21 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.27 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.28 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống
- Giải Bài 6.29 trang 20 Toán 7 tập 2 SGK Kết nối tri thức với cuộc sống