Học TậpLớp 4

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 lớp 4 (9 Mẫu)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4  bao gồm hướng dẫn viết cùng 9 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là tài liệu hữu ích cho các em học sinh lớp 4 trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết đoạn văn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện "Người thu gió" đã học ở bài 4.
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4.

Mục lục

Hướng dẫn Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 lớp 4

– Giới thiệu về cậu bé Uy-li-am:

Bạn đang xem: Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 lớp 4 (9 Mẫu)

+ Sinh ra và lớn lên ở nơi đất đai cằn cỗi.

+ Gia đình nghèo khó, không có điều kiện cho cậu đi học.

– Tính cách: Hiếu học, cần cù, chăm chỉ, có ý chí vươn lên trong cuộc sống, yêu quê hương.

– Kết quả:

+ Chế tạo điện, bơm nước cho đồng ruộng, cải thiện đời sống người dân.

+ Được bảo trợ để tiếp tục đi học.

+ Trở thành người truyền cảm hứng cho giới trẻ tham gia sáng tạo khoa học kĩ thuật.

– Cảm xúc, suy nghĩ của em về cậu bé Uy-li-am: Khâm phục, yêu mến, học hỏi,…

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 – Mẫu 1

Uy-li-am trong câu chuyện Người thu gió là một cậu bé thông minh, nhanh trí và có trái tim tràn ngập tình yêu thương. Cậu sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở châu Phi. Cuộc sống ở đó vừa thiếu thốn, lại phải chịu đựng sự khắc nghiệt của thời tiết. Uy-li-am nghỉ học từ năm 14 tuổi nhưng khát khao với tri thức trong cậu chưa từng bị dập tắt. Cậu tự mình học tập qua những cuốn sách tiếng anh tại thư viện làng. Với vốn từ vựng ít ỏi đã được học ở trường, Uy-li-am vừa đọc sách vừa tra từ điển. Nhờ vậy, mà cậu đã tìm được tài liệu về cách làm ra điện và thực sự tự tạo ra được một chiếc máy phát điện gió từ ống nhựa và các bộ phận của ô tô, máy kéo, xe đạp cũ. Điều đó đã khẳng định được trí tuệ và sức sáng tạo hơn người của Uy-li-am. Nhưng khi tạo thành công máy phát điện để giúp ích cho cuộc sống, Uy-li-am đã không dùng một mình mà còn tạo ra thêm ba chiếc máy khác để cho cả làng cùng sinh hoạt. Tinh thần chia sẻ, quan tâm đến người khác ấy của cậu thật vô cùng đáng nể. Với các phẩm chất tuyệt vời và đáng quý ấy, Uy-li-a đã được ghi tên vào danh sách Những người dưới 30 tuổi thay đổi thế giới. Em rất ngưỡng mộ và kính phục tài năng, trí tuệ và đạo đức hơn người ấy của Uy-li-am.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 – Mẫu 2

Em rất khâm phục cậu bé Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió”. Tuy sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, bị cản trở học tập nhưng niềm yêu học luôn chan chứa trong lòng. Nhìn thấy sự nghèo khó của quê hương, Uy-li-am luôn muốn làm gì đó để giúp đỡ mọi người có cuộc sống tốt hơn. Cậu quyết định chế tạo ra một máy điện gió để bơm nước từ dưới lòng đất lên tưới tiêu cho đồng ruộng. Chính tinh thần hiếu học, sáng tạo đã giúp Uy-li-am thay đổi bộ mặt của quê hương và thay đổi chính cuộc đời mình.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 – Mẫu 3

Uy-li-am trong câu chuyện” Người thu gió ” đã bất chấp sự nghèo khổ, thiếu thốn với bản tính tò mò, và lòng ham học hỏi của mình, Uy-li-am đã vươn lên trong mọi việc. Câu chuyện” Người thu gió” đã cho thấy sự sáng tạo của con người cũng như sức mạnh của niềm tin để vượt qua nghịch cảnh. Uy-li-am chính là tấm gương về sự vượt khó luôn phấn đấu tìm tòi và học hỏi để chống lại nghịch cảnh.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 – Mẫu 4

Sống trong cảnh nghèo đói và thiếu thốn, lại phải bỏ học năm mười bốn tuổi nhưng lại có thể tạo ra điện từ một guồng gió thủ công. Cậu bé Uy-li-am trong câu chuyện” Người thu gió ” đã bất chấp sự nghèo khổ, thiếu thốn với bản tính hay tìm tòi và sự ham học hỏi của mình đã vươn lên trong mọi việc. Mơ ước của William Kamkwamba không chỉ là xây dựng một chiếc cối xay gió, mà còn đi xa hơn, lớn hơn là mang điện về cho dân làng, thay đổi đất nước của chính cậu. Qua câu chuyện” Người thu gió” đã cho thấy sự sáng tạo của con người cũng như sức mạnh của niềm tin để vượt qua nghịch cảnh.>

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 – Mẫu 5

Cậu bé Uy-li-am trong câu chuyện” Người thu gió ” phải sống trong cảnh nghèo đói và thiếu thốn. Bỏ học năm mười bốn tuổi vì không có tiền đóng học phí, nhưng cậu đã bất chấp sự nghèo khổ, thiếu thốn cùng với sự ham học hỏi của mình nên Uy-li-am có mới thể tự chế tạo ra chiếc máy điện gió thủ công. Nhờ sự chăm chỉ, cần cù cùng với lòng hiếu học của Uy-li-am mà cậu đã lọt vào danh sách người dưới ba mươi tuổi thay đổi thế giới. Uy-li-am là tấm gương sáng cho không chỉ sinh viên ở các trường đại học mà mọi người đều cần phải noi theo.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 – Mẫu 6

Uy-li-am là một cậu bé sinh ra trong hoàn cảnh nghèo khó. Cậu phải bỏ dở việc học vì bố mẹ không thể lo nổi 80 đô la học phí một năm. Thế nhưng cậu vẫn không từ bỏ việc học. Uy-li-am đã đến thư viện ở làng và tìm ra cuốn sách hướng dẫn cách làm ra điện. Bằng sự chăm chỉ, nỗ lực, ưa học hỏi, cậu đã chế tạo ra máy điện gió, giúp bơm nước cho cánh đồng ở khắp làng. Từ đó, đời sống người dân được cải thiện. Cậu nhận được nhiều học bổng để được tiếp tục đi học, trở thành người nổi tiếng truyền cảm hứng cho nhiều bạn trẻ tham gia sáng tạo phát triển ngành khoa học kĩ thuật.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 – Mẫu 7

Trong câu chuyện “Người thu gió”, cậu bé Uy-li-am không chỉ thể hiện niềm đam mê học tập mà còn rất chăm chỉ, chịu khó sáng tạo để làm ra máy phát điện. Bắt đầu từ chiếc máy phát nhỏ, cậu đã thành công chế tác ra chiếc máy lớn, bơm nước cho cả đồng ruộng. Tình yêu quê hương chính là động lực để thôi thúc cho cậu bé nhỏ cố gắng tìm tòi học hỏi để tìm cách cứu lấy cả làng. Từ đó em nhận ra rằng khoa học kĩ thuật sẽ giúp con người thay đổi cuộc đời của chính mình và của cả một cộng đồng. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này lớn lên có thể trở thành nhà khoa học, có nhiều phát minh giúp ích cho xã hội.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 – Mẫu 8

Bằng tinh thần hiếu học, đam mê tìm tòi sáng tạo mà cậu bé Uy-li-am đã thay đổi cuộc sống của chính mình và của cả dân làng. Từ một cậu bé nhà nghèo phải bỏ học, cậu đã tìm cách chế tạo ra máy phát điện, bơm nước từ dưới lòng đất lên tưới tiêu đồng ruộng. Từ đó, Uy-li-am đã nổi tiếng, nhận học bổng đi học trở lại, tốt nghiệp đại học và trở thành người truyền cảm hứng cho giới trẻ. Dân làng và gia đình cậu cũng không còn đói ăn nữa. Những cánh đồng xanh tốt trở lại nhờ có máy phát điện chạy bằng gió của Uy-li-am. Đây quả thực là một câu chuyện cảm động, thúc đẩy tinh thần học tập của em tăng cao.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 – Mẫu 9

Uy-li-am là cậu bé được sinh ra và lớn lên ở làng quê nghèo cằn cỗi. Khi đó, khoa học kĩ thuật chưa phát triển, đời sống người dân luôn bị thời tiết khắc nghiệt cản trợ. Họ không thể trồng trọt, thiếu nước, thiếu ăn,… rất nhiều người đã thiệt mạng. Đứng trước tình cảnh đó, Uy-li-am đã tự học và chế tạo ra máy điện gió để bơm nước cho đồng ruộng. Nhờ vậy, hoa màu được tươi tốt, cuộc sống người dân được cải thiện. Tình yêu quê hương và tinh thần hiếu học đã giúp cậu bé Uy-li-am bé nhỏ vô danh trở nên nổi tiếng thế giới.

*****

Trên đây là 9 bài mẫu Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về nhân vật Uy-li-am trong câu chuyện “Người thu gió” đã học ở bài 4 lớp 4 do thầy cô trường Bình Chánh biên soạn. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để hoàn thành tốt bài tập của mình. Chúc các em hoàn thành tốt bài tập của mình với điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh 

Chuyên mục: Học tập, Lớp 4

Rate this post


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button