Học TậpLớp 9

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ Bếp lửa lớp 9 hay nhất (8 mẫu)

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa bao gồm hướng dẫn viết cùng 8 bài mẫu tham khảo do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ là nguồn tài liệu hữu ích cho các em học sinh trau dồi thêm vốn từ, rèn luyện kỹ năng viết đoạn văn ngắn ngày một hoàn thiện hơn.

Đề bài: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa
Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa

Dàn ý Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa

1. Mở đoạn

Bạn đang xem: Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài thơ Bếp lửa lớp 9 hay nhất (8 mẫu)

Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khổ 1 bài thơ.

2. Thân đoạn

a. Hình ảnh bếp lửa gợi nhắc kí ức tuổi thơ

– Điệp ngữ “Một bếp lửa” không chỉ gợi ra hình ảnh sống động của bếp lửa mà nó còn thể hiện được những cảm xúc tha thiết, trào dâng trong lòng tác giả.

– Từ láy “chờn vờn” gợi liên tưởng đến ánh sáng lập lòe của bếp lửa khi sáng sớm.

– “Ấp iu” không chỉ gợi ra hơi ấm của bếp lửa mà còn gợi liên tưởng đến đôi tay khéo léo và tấm lòng của người nhóm lửa.

b. Tình cảm của người cháu dành cho bà

– “Nắng mưa” là những gian khó, thử thách trong cuộc sống.

– “thương” tình yêu thương, sự biết ơn, trân trọng với những tần tảo, hi sinh của bà.

→ Bà đã không quản ngại nắng mưa, giãi dầu, bà nhận về mình những vất vả, hi sinh để nuôi cháu lớn khôn, nên người.

3. Kết đoạn

Khẳng định giá trị khổ thơ và bài thơ.

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa- Mẫu 1

Kí ức tuổi thơ là những gì đẹp đẽ, khó quên nhất trong cuộc đời mỗi người. Với nhà thơ Bằng Việt thì những ngày tháng tuổi thơ lại thiêng liêng, đáng quý hơn cả bởi tuổi thơ ấy gắn liền với sự tần tảo, hi sinh và cả tình thương của bà. Trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã mở ra hình ảnh bếp lửa- hình ảnh xuyên suốt tác phẩm và những tình cảm của người cháu dành cho bà. Hình ảnh bếp lửa được gợi nhắc trong khổ thơ như hư như thực, như gần mà như xa. Bếp lửa “Chờn vờn sương sớm” là hình ảnh tả thực, trong đó bếp lửa “ấp iu nồng đượm” lại là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, đó là ngọn lửa được thắp lên bởi đôi tay tần tảo, bởi tình yêu thương của bà. Điệp ngữ “một bếp lửa” không chỉ nhấn mạnh đến đối tượng được gợi nhắc- “bếp lửa” mà còn thể hiện được sự trào dâng của những con sóng cảm xúc trong lòng tác giả. Tuổi thơ bên bà của tác giả là những ngày tháng gian khó nhưng cũng ấm áp và hạnh phúc nhất. Sự ấm áp ấy được thắp lên bởi trái tim, tình thương của bà. Bà đã không quản ngại nắng mưa, giãi dầu, bà nhận về mình những vất vả, hi sinh để nuôi cháu lớn khôn, nên người. Tình thương của người cháu dành cho bà như vỡ òa trong câu thơ cuối của khổ 1 “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Thông qua hình ảnh bếp lửa quen thuộc kết hợp với hệ thống từ láy, điệp ngữ, nhà thơ Bằng Việt đã tái hiện đầy sống động hình ảnh bếp lửa và thành công khơi dậy những tình cảm gần gũi, ấm áp về bà trong trái tim mỗi độc giả.

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa- Mẫu 2

“Bếp lửa” của Bằng Việt là những kỉ niệm về tuổi thơ gian khó, nhọc nhằn nhưng cũng đầy ấm áp bên người bà tần tảo, giàu yêu thương của tác giả. Ngay trong phần đầu của bài thơ, nhà thơ Bằng Việt đã gợi mở ra hình ảnh bếp lửa và cũng là khởi nguồn cho những tình cảm dạt dào, tha thiết của người cháu dành cho bà.

“Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”

Hình ảnh bếp lửa “chờn vờn sương sớm” gợi ra trong tâm trí nhà thơ những gì gần gũi, ấp áp, thân thuộc nhất về tuổi thơ, về những ngày tháng bên bà. Điệp ngữ “Một bếp lửa” không chỉ gợi ra hình ảnh sống động của bếp lửa mà nó còn thể hiện được những cảm xúc tha thiết, trào dâng trong lòng tác giả. Ngọn lửa gọi về những kí ức thân thuộc, sưởi ấm tâm hồn nhà thơ bằng hơi ấm bình dị mà ấm áp bởi nó gắn với tình thương của bà. Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” được thắp lên bởi sự ân cần, kiên nhẫn và bằng tình yêu của bà. Tình thương ấy đã giúp cháu lớn khôn, trưởng thành và giờ đây, ở một nơi xa xôi, người cháu nhớ về bà bằng tất cả sự biết ơn, kính trọng ‘Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Trong những tháng ngày tuổi thơ gian khó, bà đã luôn ở bên, lo cho cháu từng bữa ăn giấc ngủ, bà không quản ngại nắng mưa, gian khó để nuôi cháu lớn khôn. Tình cảm của nhà thơ Bằng Việt dành cho bà cũng đã khơi dậy trong lòng người đọc những cảm xúc gần gũi, thân thương mà trên hết đó chính là tình thương dành cho bà.

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa- Mẫu 3

Bếp lửa là bài thơ hay viết về tình bà cháu. Trong 3 câu thơ đầu tiên, nhà thơ Bằng Việt đã thông qua hình ảnh bếp lửa – hình ảnh quen thuộc trong mỗi gia đình xưa để giãi bày, bộc bạch tình thương của người cháu dành cho bà. Bếp lửa đã trở thành một hình ảnh đặc biệt trong kí ức tuổi thơ của tác giả bởi bếp lửa chứa đựng bao kỉ niệm, chứa đựng cả tình thương và sự ấm áp của bà. Điệp ngữ “Một bếp lửa” được lặp lại hai lần đã thu hút sự chú ý của độc giả để từ đó khơi dậy những hình dung sống động, cảm xúc thân thuộc nhất cho độc giả. Từ láy ‘chờn vờn” gợi liên tưởng đến ánh sáng lập lòe của bếp lửa khi sáng sớm. “Ấp iu” không chỉ gợi ra hơi ấm của bếp lửa mà còn gợi liên tưởng đến đôi tay khéo léo và tấm lòng của người nhóm lửa. Bếp lửa “ấp iu nồng đượm” được thắp lên bởi sự cần mẫn, chăm chút và cả tình thương của bà. Câu thơ đọc lên ta thấy được cả tấm lòng thương yêu, trân trọng của người cháu dành cho bà. “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”, câu thơ giản dị nhưng lại chứa đựng những tình cảm thật mãnh liệt, thiêng liêng. Người cháu không chỉ cảm nhận được tình thương mà còn hiểu được cả những vất vả, gian khó của bà. Chỉ một tiếng “thương” nhưng lại chứa đựng được toàn bộ tình yêu, sự biết ơn, trân trọng của người cháu dành cho bà. “Bếp lửa” đã trở thành kí ức tuổi thơ tươi đẹp, ấm lòng, là biểu tượng đẹp đẽ nhất của tình bà cháu trong trái tim, tâm hồn của nhà thơ.

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa- Mẫu 4

Khổ thơ đầu nói về bếp lửa và lòng cháu thương bà. Bếp lửa được nhóm lên trong sương sớm, ngọn lửa “chờn vờn”rung rinh, hắt ánh sáng lên tường nhà, liếp cửa. Bếp lửa ấm áp “nồng đượm” ấy còn mang tình thương chở che, ôm ấp, “ấp iu” của lòng bà. Bếp lửa của bà là bếp lửa của một cuộc đời đã trải qua “biết mấy nắng mưa”, nghèo khổ và vất vả. Nghĩ về bếp lửa, nhớ về bếp lửa gia đình, mà đứa cháu thương bà khôn xiết kể. Hai câu đầu song hành làm hiện lên hình ảnh bếp lửa của bà. Các chữ: “ấp iu nồng đượm”, “chờn vờn” rất hình tượng, gợi tả; chữ “thương”dùng thật đắt qua vần thơ cảm thán, làm cho cảm xúc lan tỏa, thấm sâu vào hồn người:

Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa- Mẫu 5

Với khổ thơ đầu trong bài “Bếp lửa”, Bằng Việt đã thành công giúp người đọc khái quát được tư tưởng, chủ đề của toàn bộ tác phẩm. Đó chính là tình yêu thương và nỗi nhớ nhung da diết của người cháu dành cho bà, thể hiện qua hình tượng bếp lửa. Hình ảnh ấy vô cùng quen thuộc đối với mọi gia đình ở nông thôn Việt Nam, là công cụ để con người đun nước, nấu cơm và sưởi ấm. Ngọn lửa bập bùng cháy, “chờn vờn” ẩn hiện trong làn “sương sớm” khiến khung cảnh làng quê càng thêm thơ mộng. Dòng hồi tưởng ấy dẫn dắt nhân vật trữ tình đến với nỗi nhớ về người bà thân yêu. Đôi bàn tay bà đã nhóm lên bếp lửa, chăm sóc và nuôi dưỡng đứa cháu thơ ngây. Từ láy “ấp iu” đã diễn tả được sự ân cần, chu đáo của bà. Chính nhờ tình yêu thương của bà mà ngọn lửa “nồng đượm” hơn, sưởi ấm trái tim bé bỏng của cháu. Điệp ngữ “Một bếp lửa” lặp lại đến hai lần như khắc sâu thêm nỗi nhớ da diết nhân vật trữ tình dành cho bà. Để rồi, đứa cháu ấy không kìm được cảm xúc mà thốt lên: “Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”. Chữ “thương” như gói gọn tất cả nỗi nhớ, sự kính yêu cùng lòng biết ơn dành cho người bà kính yêu. Bà không ngại “nắng mưa”, tần tảo nuôi nấng cháu nên người. Chỉ với ba câu thơ ngắn gọn, Bằng Việt đã mang đến cho độc giả bao xúc cảm. Qua đó, thêm trân trọng tình cảm gia đình thiêng liêng, gắn bó.

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa- Mẫu 6

Kỉ niệm tuổi thơ là những gì xinh xắn và khó quên nhất trong cuộc đời mỗi người. Đối với thi sĩ Bằng Việt, những ngày thơ ấu thật thiêng liêng và quý giá, đặc thù bởi tuổi thơ đấy gắn liền với sự chuyên cần, hy sinh và tình nghĩa của bà. Trong khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa, thi sĩ Bằng Việt đã mở ra hình ảnh bếp lửa – hình ảnh xuyên suốt tác phẩm và tình cảm của người cháu dành cho bà. Hình ảnh bếp lửa được gợi lên trong khổ thơ như hư nhưng thực, gần nhưng như xa. Bếp “Chờ sương sớm” là hình ảnh hiện thực, trong đó bếp “ngọt” là hình ảnh tượng trưng, ​​là ngọn lửa được thắp lên bởi những bàn tay cần mẫn, bởi tình mến thương. tình yêu của cô đấy. Điệp ngữ “bếp lửa” ko chỉ nhấn mạnh nhân vật được nhắc – “bếp lửa” nhưng còn trình bày những làn sóng xúc cảm dâng trào trong lòng tác giả. Tuổi thơ của tác giả bên bà ngoại là những tháng ngày khó khăn nhất nhưng cũng ấm áp và hạnh phúc nhất. Hơi ấm đấy được thắp sáng bởi trái tim cô, tình yêu của cô. Bà đã ko quản ngại nắng mưa, dãi dầu, nhận về mình những vất vả, hy sinh để nuôi các cháu lớn khôn, nên người. Tình cảm của người cháu đối với bà như vỡ òa trong câu thơ cuối khổ thơ 1 “Thương bà biết bao nắng mưa”. Thông qua hình ảnh bếp lửa thân thuộc liên kết với hệ thống từ, ngữ, thi sĩ Bằng Việt đã tái tạo một cách sinh động hình ảnh bếp lửa và khơi dậy thành công tình cảm ấm áp, thân thiện về bà trong lòng ông. mọi trái tim của người đọc.

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa- Mẫu 7

Bếp lửa là một bài thơ hay viết về tình bà cháu. Ở 3 câu thơ đầu, thi sĩ Bằng Việt đã thông qua hình ảnh bếp lửa – hình ảnh thân thuộc trong mỗi gia đình xưa để gửi gắm, trình bày tình mến thương của người cháu dành cho bà. Bếp lửa đã trở thành hình ảnh đặc thù trong kí ức tuổi thơ của tác giả bởi bếp lửa chứa đựng bao kỉ niệm, trong đó có cả tình bà, hơi ấm. Điệp ngữ “Một bếp lửa” được lặp lại hai lần thu hút sự chú ý của người đọc, từ đó khơi dậy những hình ảnh sinh động và những xúc cảm thân thuộc nhất cho người đọc. Từ ‘chờ và chơi’ gợi nhớ tới ánh lửa bập bùng vào buổi sớm mai. “Hầm iu” ko chỉ gợi hơi ấm của bếp lửa nhưng còn gợi tới bàn tay khôn khéo và tấm lòng của người làm ra ngọn lửa. Ngọn lửa “ngọt ngào” được thắp lên bởi sự cần mẫn, tỷ mỉ và yêu nghề của chị. Bài thơ đọc lên ta thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người cháu dành cho bà. “Thương em biết bao nắng mưa” câu thơ tuy giản dị nhưng chứa đựng những xúc cảm vô cùng mạnh mẽ, thiêng liêng. Người cháu ko chỉ cảm thu được tình mến thương nhưng còn hiểu được nỗi vất vả, nhọc nhằn của người bà. Chỉ một chữ “yêu” nhưng chứa đựng tất cả tình mến thương, lòng hàm ơn và sự kính trọng của người cháu dành cho bà. “Bếp lửa” đã trở thành kỉ niệm tuổi thơ xinh xắn và ấm lòng, là biểu tượng đẹp nhất của tình mẫu tử trong trái tim và tâm hồn thi sĩ.

Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa- Mẫu 8

“Bếp lửa” của Bằng Việt là những kỉ niệm của một thời thơ ấu khó khăn, vất vả nhưng cũng ấm áp tình người bên người bà mến thương, cần mẫn của tác giả. Ngay ở đoạn đầu của bài thơ, thi sĩ Bằng Việt đã gợi lên hình ảnh bếp lửa và cũng là nguồn xúc cảm dạt dào, tha thiết của người cháu dành cho bà.

“Ngọn lửa bập bùng sương mai
Một ngọn lửa ấm áp và yên ấm
Anh yêu em, em biết nắng mưa “

Hình ảnh bếp lửa “chực chờ vờn sương sớm” gợi lên trong tâm trí thi sĩ những gì thân thiện, ấm áp, thân thuộc nhất về tuổi thơ, về những tháng ngày bên bà. Điệp từ “Bếp lửa” ko chỉ gợi lên hình ảnh bếp lửa sinh động nhưng nó còn trình bày những xúc cảm thiết tha, dâng trào trong lòng tác giả. Bếp lửa gợi lại những kỉ niệm thân quen, sưởi ấm tâm hồn thi sĩ một sự giản dị nhưng ấm áp bởi nó gắn liền với tình bà con. Ngọn lửa “ngọt ngào” được thắp lên bởi lòng tốt, sự nhẫn nại và tình mến thương của cô. Tình mến thương đấy đã giúp tôi lớn khôn, trưởng thành và giờ đây, ở một nơi xa, người cháu nhớ về bà với tất cả lòng hàm ơn và kính trọng. Những ngày thơ ấu gian lao, mẹ luôn ở bên, chăm lo từng bữa ăn giấc ngủ cho con, ko quản nắng mưa, vất vả nuôi con lớn khôn. Tình cảm của thi sĩ Bằng Việt dành cho bà cũng khơi dậy trong lòng người đọc những tình cảm thân thiện, thân yêu, trong đó nhiều nhất là tình yêu dành cho bà.

*****

Trên đây là hơn 8 mẫu Viết đoạn văn phân tích khổ thơ đầu của bài thơ Bếp lửa lớp 9 do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.

Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tậplớp 9

Rate this post


Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button