Học TậpLớp 7

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc bao gồm 9 bài mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em học sinh lớp 7 có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thành tốt bài tập của mình.

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc
Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc

Từ địa phương phản ánh cách nói của người dân ở một vùng miền nhất định. Trong văn học, từ địa phương tạo ra sự thân thuộc, gần gũi giữa các nhân vật. Để có thể giải nghĩa từ địa phương, các em học sinh cần hiểu được văn hóa ở mỗi vùng đất.

Bạn đang xem: Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc

Mục lục

Hướng dẫn viết đoạn văn khoảng 5-7 dòng trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương

– Mở đoạn: Giới thiệu về văn bản em lựa chọn để nêu tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương

– Thân đoạn:

+ Chỉ ra, phân tích từ ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản

+ Tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương đó trong văn bản

– Kết đoạn: Cảm nhận về văn bản và từ ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản đó.

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc – Mẫu 1

Đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam” đã sử dụng nhiều từ ngữ địa phương tạo cho em ấn tượng sâu sắc. Các từ địa phương được sử dụng như “tía, má, giùm, anh Hai, nhà việc, bả, khám, qua,…” phù hợp với nội dung văn bản, mang đậm sắc thái Nam Bộ khắc họa những đặc trưng trong văn hóa và tính cách con người nơi đây. Phong cách sinh hoạt, sự gần gũi, thân thuộc được tái hiện qua những lời kể, lời nói chuyện hết sức giản dị, mộc mạc của các nhân vật.

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc – Mẫu 2

Trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” có sử dụng nhiều từ ngữ địa phương. Có thể kể đến một số từ như tía, má, vách, bả… Việc sử dụng từ ngữ địa phương nhằm tô đậm sắc thái vùng miền, giúp cho tác phẩm mang đậm chất Nam Bộ và phù hợp với nội dung của tác phẩm. Ngoài ra, các từ ngữ địa phương cũng sẽ góp phần thể hiện tính cách nhân vật một cách chân thực, sống động hơn.

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc – Mẫu 3

Trong văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng, tác giả Đoàn Giỏi đã sử dụng các từ ngữ địa phương Nam Bộ rất phù hợp với nội dung được đề cập đến. Cụ thể, văn bản được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam. Những từ ngữ Nam Bộ đã góp phần tạo nên một không gian Nam Bộ sống động, chân thật. Nói cách khác, là hình thức ngôn ngữ và nội dung được đề cập hoàn toàn phù hợp, bổ trợ cho nhau. Nếu như Đất rừng phương Nam được viết bằng từ ngữ toàn dân, chắc chắn người đọc sẽ không khỏi thắc mắc tại sao viết về phương Nam mà tác giả lại không có chút am hiểu nào về từ ngữ địa phương nơi đây. Điều đó hẳn sẽ không thể tạo được thành công cho tác phẩm Đất rừng phương Nam như nó vốn có.

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc – Mẫu 4

Trong đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng có sử dụng rất nhiều các phương ngữ Nam Bộ. Có thể lấy một số ví dụ tiêu biểu như các từ tía, má, khám, nhà việc,… Việc sử dụng các từ ngữ địa phương như vậy có tác dụng tô đậm màu sắc vùng miền, gợi ra không gian Nam Bộ dân dã, nơi xảy ra câu chuyện và cũng là quê hương sinh sống của các nhân vật. Ngoài ra, các từ ngữ được sử dụng cũng góp phần tô đậm tính cách các nhân vật, thể hiện tâm tư tình cảm và mạch suy nghĩ của từng người. Qua đó, tác giả kể lại câu chuyện một cách chân thực đồng thời bày tỏ tình cảm, tư tưởng của mình.

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc – Mẫu 5

Trong văn bản Dọc đường xứ Nghệ tác giả đã sử dụng rất nhiều từ ngữ ở vùng Nghệ An: ni, mi, nhể,…. Sử dụng từ ngữ địa phương sẽ giúp cho văn bản mang đậm màu sắc địa phương vùng miền, nơi xảy ra câu chuyện và cũng là nơi sinh sống của các nhân vật. Qua đó ta cũng hiểu được phần nào cuộc sống của Bác lúc còn niên thiếu. Khi sử dụng phương ngữ câu chuyện cũng hiện lên một cách sinh động, chân thực.

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc – Mẫu 6

Theo em, việc sử dụng từ địa phương trong một văn bản giúp văn bản có thể chạm đến trái tim người đọc, tạo sự gần gũi cũng như thể hiện sự tôn trọng đối với ngôn ngữ của quê hương mình. Ví dụ như trong văn bản “Dọc đường xứ Nghệ”, ta có thể dễ dàng cảm thấy sự gần gũi, thân thương qua từng lời văn, hình ảnh trong bài. Đồng thời, nó giúp truyền tải đúng ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc, người nghe.

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc – Mẫu 7

Như chúng ta đã biết, mỗi địa phương đều có một số ngôn ngữ đặc trưng, riêng biệt của vùng miền đó. Nhờ có từ địa phương mà ngôn ngữ dân tộc trở nên đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc hơn. Ngoài ra từ địa phương còn mang đậm dấu ấn của một địa phương nào đó, tạo nên nét đẹp rất riêng biệt, gợi ra những sắc thái khác nhau. Chính vì vậy chúng ta cần phải giữ gìn, tôn trọng nét đẹp văn hóa của từng vùng, từng địa phương.

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc – Mẫu 8

Từ ngữ địa phương là những từ chỉ được sử dụng ở một hoặc một số địa phương nhất định. Song những từ ngữ ấy khi được sử dụng trong tác phẩm văn học nghệ thuật lại góp phần thể hiện rõ tình cảm, tô đậm ý đồ nghệ thuật của tác giả và làm cho tác phẩm trở nên chân thật, sống động hơn. Như cách mà Tố Hữu đã làm trong hai câu thơ: “Nỗi niềm chi rứa Huế ơi – Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”. Hai từ “chi rứa” tạo nên giọng điệu đậm chất Huế, thể hiện được sự nỗi lòng của người con xứ Huế với quê hương của mình.

Viết một đoạn văn trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc – Mẫu 9

Bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu có câu “Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn; Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non”. Bốn câu thơ nói riêng và bài thơ nói riêng là hình ảnh người mẹ hết lòng thương con, lo lắng, hi sinh vì các con (các chiến sĩ) và để diễn tả tình cảm đó nhà thơ sử dụng từ địa phương “bầm”, theo nghĩa toàn dân là “mẹ”. Từ “bầm” được sử dụng rộng rãi ở khu vực phía Bắc (Phú Thọ, Tuyên Quang…), khi đi vào trong thơ Tố Hữu nó thể hiện được tình cảm thân mật gần gũi, thân mật giữa người lính/ các con và bầm. Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động, trong một buổi sáng mưa phùn tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau. Chúng ta thử thay từ “bầm” bằng từ “mẹ” vào các câu thơ trên: “Mẹ ơi có rét không mẹ/ heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn”. Khi thay như vậy mặc dù ý nghĩa không đổi nhưng câu văn mất đi sự vần vè nhịp nhàng, mất đi sự gần gũi thân thương giữa bầm và các con. Như vậy bằng việc sử dụng từ địa phương “bầm” Tố hữu không chỉ khắc họa hình ảnh người mẹ tảo tần vất vả vì các con mà còn thể hiện mối quan hệ gần gũi thân thương và câu thơ trở nên uyển chuyển nhịp nhàng dễ đi vào lòng người.

*****

Trên đây là 9 bài mẫu Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) trình bày ý kiến của em về tác dụng của việc sử dụng các từ ngữ địa phương trong một văn bản mà em đã học hoặc đã đọc do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng, dựa vào đây các em sẽ có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình.

Bài học được biên soạn bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học Tậplớp 7

5/5 - (45 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button