Tổng hợp

Vĩnh Diễm là ai? Lý do gì khiến vua Càn Long lại truyền ngôi cho Vĩnh Diễm

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Vĩnh Diễm là ai? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Vĩnh Diễm là ai?

Thanh Nhân Tông Gia Khánh Đế nguyên danh Vĩnh Diễm (永琰), sau khi lên ngôi tên ông đổi thành Ngung Diễm (顒琰) và lấy đó là húy kị. Ông là con trai thứ 15 của Thanh Cao Tông Càn Long Đế, sinh vào năm Càn Long thứ 25 (1760) tại Viên Minh Viên. Thân mẫu là Hiếu Nghi Thuần Hoàng hậu Ngụy Giai thị, con của Nội quản lĩnh Nguỵ Thanh Thái, xuất thân giai cấp Bao y phục vụ hoàng thất Mãn Châu.

Khi còn nhỏ, Vĩnh Diễm được Khánh Cung Hoàng quý phi nuôi dưỡng. Sự giáo dục của Vĩnh Diễm được chỉ định cho Binh bộ Thị lang Phụng Khoan (奉宽) cùng Công bộ Thị lang Tạ Dụng (谢墉). Khoảng năm 7 tuổi, Vĩnh Diễm đến Bành Sơn hành điện (盘山行殿) bái kiến Hoàng tổ mẫu Sùng Khánh Hoàng thái hậu, lễ nghi vẹn toàn, được Thái hậu và Càn Long Đế khen ngợi. Năm 13 tuổi, Vĩnh Diễm chăm chỉ học tập, thuộc làu Ngũ kinh. Năm 15 tuổi, Càn Long chọn Đại học sĩ Chu Khuê làm thầy dạy cho Vĩnh Diễm.

Bạn đang xem: Vĩnh Diễm là ai? Lý do gì khiến vua Càn Long lại truyền ngôi cho Vĩnh Diễm

Vĩnh Diễm là ai?
Vĩnh Diễm là ai?

Trước khi Vĩnh Diễm ra đời, Càn Long Đế đã từng 2 lần bí mật lập Trữ quân là Hoàng nhị tử – Đoan Tuệ Hoàng Thái tử Vĩnh Liễn cùng Hoàng thất tử – Triết Thân vương Vĩnh Tông. Cả hai vị Hoàng đích tử đều do đích thân Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu hạ sinh nhưng bất hạnh qua đời từ sớm. Năm Càn Long thứ 38 (1773), Càn Long Đế bí mật chọn Vĩnh Diễm làm Trữ quân. Khi tế cáo thiên địa, Càn Long Đế đã khấn: “Nếu là người hiền thì cho nó được thành đạt, còn nếu không thể kế thừa Đại Thanh thì cho nó yểu mệnh mà chết. Để không lầm lỡ cơ mệnh quốc gia, cũng là để chọn người khác phù hợp”.

Năm Càn Long thứ 54 (1789), Vĩnh Diễm trong đợt gia ân phong tước (cùng có Hoàng thập nhất tử Vĩnh Tinh), được phong làm Hòa Thạc Gia Thân vương (和碩嘉親王). Năm Càn Long thứ 60 (1795), Càn Long Đế triệu Vương công Hoàng tử vào chầu Cần Chánh điện (勤政殿) tuyên bố lập Trữ quân, tuyên Gia Thân vương Vĩnh Diễm làm Hoàng thái tử.

Theo điển lễ, tân nhiệm Hoàng thái tử Vĩnh Diễm theo Càn Long Đế đến Thanh Đông lăng và Thanh Tây lăng tế cáo tế điện. Đến mộ phần của Đoan Tuệ Hoàng thái tử Vĩnh Liễn, Càn Long Đế bảo Vĩnh Diễm phải hành lễ trước mộ phần, tỏ sự cung kính với lý do:

Đoan Tuệ Hoàng Thái tử khi trước đã được bí mật lập làm Trữ quân, đã có danh phận, rất xứng đáng được (Tân đế) hành lễ quỳ khấu, nhưng không được dùng tư cách em trai bái tế anh lớn
(端慧皇太子先曾密立。已有名分,应行叩跪之礼,非因以弟拜兄).

Vĩnh Diễm là con người thế nào?

Vĩnh Diễm là con trai thứ 15 của vua Càn Long và Lệnh Ý Hoàng quý phi. Càn Long có tổng cộng 17 người con trai. Trong đó, Ngũ a ca Vĩnh Kỳ là người được ông sủng ái nhất. Chỉ tiếc rằng Ngũ a ca cùng với 7 huynh đệ khác qua đời khi còn rất trẻ.

Trong số các hoàng tử của Càn Long, Vĩnh Diễm là người bình thường, không có tài cán gì xuất chúng. Thậm chí, Vĩnh Diễm còn bị nói là người có “tư chất tầm thường”.

Sau khi lên làm vua, Vĩnh Diễm đổi tên thành Ngung Diễm, niên hiệu là Gia Khánh. Hoàng đế Gia Khánh không hoang dâm, không mê muội, là một vị vua ôn hòa, hiền hậu, chuyên tâm cần chính, mộc mạc giản dị.

Mặc dù có rất nhiều cố gắng như xử tử Hòa Thân – một đại tham quan trong lịch sử Trung Quốc, thực hiện cuộc cải cách quy mô lớn để khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân, chống nạn buôn thuốc phiện ở Trung Hoa, nhưng tài trị quốc của hoàng đế Gia Khánh vẫn bị đánh giá là kém cỏi. Dưới thời ông trị vì, mâu thuẫn xã hội xảy ra gay gắt, nha phiến lưu nhập Trung Quốc, nạn tham nhũng không những không khởi sắc mà còn nghiêm trọng hơn, triều đình thối nát.

Lý do gì khiến vua Càn Long lại truyền ngôi cho Vĩnh Diễm

Vĩnh Diễm là con trai thứ 15 của vua Càn Long và Lệnh Ý Hoàng quý phi. Trong các hoàng tử, Vĩnh Diễm là người bình thường, không có tài cán gì xuất chúng. Thậm chí, Vĩnh Diễm còn bị nói là người có “tư chất tầm thường”.

Sau khi lên làm vua, Vĩnh Diễm đổi tên thành Ngung Diễm, niên hiệu là Gia Khánh. Hoàng đế Gia Khánh không hoang dâm, không mê muội, là một vị vua ôn hòa, hiền hậu, chuyên tâm cần chính, mộc mạc giản dị.

Mặc dù có rất nhiều cố gắng như xử tử Hòa Thân – một đại tham quan trong lịch sử Trung Quốc, thực hiện cuộc cải cách quy mô lớn để khôi phục lại triều Thanh sau một thời gian dài bị lũng đoạn bởi Hòa Thân, chống nạn buôn thuốc phiện ở Trung Hoa, nhưng tài trị quốc của hoàng đế Gia Khánh vẫn bị đánh giá là kém cỏi. Dưới thời ông trị vì, mâu thuẫn xã hội xảy ra gay gắt, nha phiến lưu nhập Trung Quốc, nạn tham nhũng không những không khởi sắc mà còn nghiêm trọng hơn, triều đình thối nát.

Vậy tại sao một người đa mưu túc trí như Càn Long lại lựa chọn Vĩnh Diễm là người kế vị ngai vàng?

Nguyên nhân dễ thấy là do đến khi gần thoái vị, vua Càn Long chỉ còn lại 5 người con trai. Các vị hoàng tử khác phần lớn đều chết yểu. Do đó, phạm vi lựa chọn ít đi.

Lý do gì khiến vua Càn Long lại truyền ngôi cho Vĩnh Diễm
Lý do gì khiến vua Càn Long lại truyền ngôi cho Vĩnh Diễm

Trong 5 người con ấy, Thập thất a ca mới chào đời nên không thích hợp làm trữ quân. Vĩnh Tuyền là người lớn tuổi nhất, ông là một nhà nghệ thuật tinh thông về thư họa, đặc biệt là thư pháp Triệu Mạnh Phủ đạt tới cảnh giới vô cùng cao. Tuy nhiên, tính cách ông lại rất hời hợt, làm việc cẩu thả, bướng bỉnh ham chơi, thậm chí còn phóng túng tới mức ham mê tửu sắc, thêm vào đó là bị tật ở chân, đi lại bất tiện, Càn Long vốn dĩ không có ý định chọn ông làm người kế nhiệm.

Vĩnh Lân từ nhỏ đã không thích học hành, tính cách cũng bồng bột, hấp tấp, lớn lên lại càng hay trốn ra ngoài cung đi trêu hoa ghẹo nguyệt, hành vi bất nhã, bản thân ông cũng tự biết rõ về mình, chẳng bao giờ có ý nghĩ muốn làm hoàng đế, chỉ làm chuyện mà mình thích sống qua ngày.

Vĩnh Tinh tuy giỏi thư pháp nhưng tính tình keo kiệt, bủn xỉn. Vĩnh Cơ là đích tử lại có tài trí, thông minh hơn người, thích hợp nhất để kế vị ngai vàng nhưng lại là con trai của Kế Hoàng hậu – người bị Càn Long ghẻ lạnh suốt những năm tháng cuối đời. Vĩnh Cơ thậm chí còn không được phong làm thân vương, chỉ có danh xưng Bối lặc.

Nguyên nhân sâu xa hơn là do Càn Long “yêu quyền lực hơn cả sinh mệnh”. Ông thoái vị sau 60 năm cai trị không phải vì tuổi già sức yếu mà vì không muốn vượt qua số năm cai trị của ông nội Khang Hi đế, người Càn Long rất ngưỡng mộ.

Với tính cách hướng nội, trầm lặng, thật thà và coi trọng nhân hiếu của Vĩnh Diễm, đây là người phù hợp để Càn Long thực hiện được mục đích của mình. Quả thực, sau khi Vĩnh Diễm lên ngôi, ông trở thành vị hoàng đế bù nhìn. Càn Long dù lui về làm Thái Thượng hoàng vẫn điều khiển và thao túng mọi việc quốc gia đại sự.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Vĩnh Diễm là ai? Mọi thông tin trong bài viết Vĩnh Diễm là ai? Lý do gì khiến vua Càn Long lại truyền ngôi cho Vĩnh Diễm đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (32 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button