Học TậpLớp 8

Vô tiền khoáng hậu là gì? Soạn bài Thực hành tiếng Việt Ngữ văn 8

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Vô tiền khoáng hậu là gì? Soạn bài Thực hành tiếng Việt Ngữ văn 8 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Vô tiền khoáng hậu là gì?

Vô tiền khoáng hậu là: Điều chưa từng xảy ra trong quá khứ và cũng rất khó xảy ra trong tương lai.

Vô tiền khoáng hậu là gì?
Vô tiền khoáng hậu là gì?

Soạn bài Thực hành tiếng Việt Ngữ văn 8

Câu 1 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Bạn đang xem: Vô tiền khoáng hậu là gì? Soạn bài Thực hành tiếng Việt Ngữ văn 8

Chỉ ra một số yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.

a. Giải nghĩa mỗi yếu tố

b. Tìm một số từ Hán Việt có sử dụng những yếu tố đó (mỗi yếu tố tìm ít nhất hai từ)

Phương pháp giải:

Đọc lại văn bản để tìm các yếu tố Hán Việt.

Lời giải chi tiết:

a. Một số yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu:

– sĩ tử: là những học trò ngày xưa.

– quan trường: là trường thi

– quan sứ: quan người nước ngoài

– nhân tài: người có tài năng và đạo đức; có một sở trường nào đó, những người có tài năng, năng lực vượt trội ở lĩnh vực nào đó như kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học… và có đóng góp cho xã hội

b. Yếu tố “nhân” có 2 cách hiểu:

– nhân: con người (1)

– nhân: tình người (2)

=> Các từ Hán Việt có sử dụng yếu tố nhân: Nhân cách, nhân hậu, nhân loại, thi nhân, cử nhân, nhân viên, phu nhân,…

Câu 2 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Kẻ bảng vào vở theo mẫu sau và tìm từ có yếu tố Hán Việt tương ứng:

Yếu tố Hán Việt

Từ có yếu tố Hán Việt tương ứng

gian1 (lừa dối, xảo trá)
gian2 (giữa, khoảng giữa)
gian3 (khó khăn, vất vả)

Phương pháp giải:

Kẻ bảng theo mẫu và tìm từ Hán Việt có chứa yếu tố theo nghĩa đã cho.

Lời giải chi tiết:

Yếu tố Hán Việt

Từ có yếu tố Hán Việt tương ứng

gian1 (lừa dối, xảo trá)  gian xảo, gian dối, gian trá, gian ô, gian dâm.
gian2 (giữa, khoảng giữa)  nhất gian, không gian
gian3 (khó khăn, vất vả)  gian nan, gian khổ
Soạn bài Thực hành tiếng Việt Ngữ văn 8
Soạn bài Thực hành tiếng Việt Ngữ văn 8

Câu 3 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Xếp các từ ngữ sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó:

a. nam: kim chỉ nam, nam quyền, nam phong, phương nam, nam sinh, nam tính

b. thủy: thủy tổ, thủy triều, thủy lực, hồng thủy, khởi thủy, nguyên thủy

c. giai: giai cấp, giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại, giai đoạn, bách niên giai lão.

Phương pháp giải:

Giải nghĩa các từ ngữ đã cho để xếp thành nhóm tương ứng.

Lời giải chi tiết:

a.

Phân loại

Giải nghĩa

Nhóm 1 (chỉ phương hướng) Kim chỉ nam kim có nam châm dùng để chỉ phương hướng. Khi nói về chủ trương, đường lối … và nói một cách văn vẻ hơn, nó còn có ý “điều chỉ dẫn đường lối đúng”.
Nam phong Chỉ gió thổi từ phía Nam
Phương nam chỉ một phương trong bốn phương, nằm ở phía tay phải của người đang ngoảnh mặt về phía Mặt Trời
Nhóm 2 (chỉ giới tính) Nam quyền khái niệm chỉ các phái võ ở miền Nam Trung Hoa và có nguồn gốc từ Nam Thiếu Lâm ở Toàn Châu và tỉnh Phúc Kiến là chủ yếu.
Nam sinh chỉ học sinh nam
Nam tính chỉ tính nam

b.

Phân loại

Giải nghĩa

Nhóm 1 (nước) thủy triều hiện tượng nước biển, nước sông… lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn
thủy lực môn khoa học lý giải về sự chuyển động cũng như vận chuyển lực của một chất lỏng tồn tại trong môi trường giới hạn nào đó.
hồng thủy đại thảm họa khủng khiếp được nhắc đến trong truyền thuyết của nhiều tôn giáo và nhiều dân tộc trên thế giới. Nó được miêu tả là một trận lụt cực lớn và đối với Kinh Thánh là sự trừng phạt của Thiên Chúa do sự suy đồi đạo đức, thoái hóa biến chất của loài người
Nhóm 2 (thứ tự đầu tiên) thủy tổ là vị tổ đầu tiên, người khai sinh, người sáng lập ra một dòng họ, một cộng đồng tộc người, một dân tộc, một quốc gia thậm chí cả loài người
khởi thủy là đầu tiên, trước hết bắt đầu cho một quá trình nào đó thường là lâu dài
nguyên thủy thuộc về giai đoạn hình thành và phát triển đầu tiên của loài người, cho đến trước khi bước vào xã hội có giai cấp và có nhà nước.

c.

Phân loại

Giải nghĩa

Nhóm 1 (ý nói về dài, nhiều) Giai cấp những tập đoàn người có địa vị khác nhau trong một hệ thống sản xuất nhất định. Giai cấp không phải tồn tại trong tất cả các xã hội khác nhau của lịch sử và nó không thể tồn tại vĩnh viễn hay tuyệt đối
Giai đoạn phần thời gian trong một quá trình phát triển dài, phân biệt với những phần thời gian khác bởi những hiện tượng, những đặc điểm riêng
Bách niên giai lão ngụ ý vợ chồng cùng nhau sống đến trăm tuổi, bên nhau đến già. Dùng để chỉ toàn bộ thời gian mà một người sống trên cõi đời này.
Nhóm 2 Giai điệu một chuỗi nối tiếp của các nốt nhạc (các cấp độ hay tầng dao động sóng âm thanh) mà người nghe nhận thức như một thực thể duy nhất
Giai nhân chỉ người đàn bà đẹp
Giai phẩm một phong trào văn hóa mang xu hướng chính trị của một số văn nghệ sĩ, trí thức sống ở miền Bắc dưới chính quyền Việt Nam
Giai thoại một truyện ngắn và hấp dẫn về một sự việc hoặc nhân vật có thật. Tuy được dựa trên một việc hoặc người có thật, nhưng vì được truyền tải qua nhiều thế hệ, nên giai thoại có thể trở thành “hơi phi lý”

Câu 4 (trang 84, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt một câu với mỗi thành ngữ:

a. vô tiền khoáng hậu

b. dĩ hòa vi quý

c. đồng sàng dị mộng

d. chúng khẩu đồng từ

e. độc nhất vô nhị

Phương pháp giải:

Giải nghĩa từng yếu tố để hiểu nghĩa thành ngữ và đặt câu có thành ngữ đó.

Lời giải chi tiết:

a. vô tiền khoáng hậu: Điều chưa từng xảy ra trong quá khứ và cũng rất khó xảy ra trong tương lai.

Ví dụ: Messi lập kỷ lục “vô tiền khoáng hậu” trong lịch sử bóng đá.

b. dĩ hòa vi quý: Ý nghĩa cả câu khuyên con người ta giao tiếp hòa thuận, hòa nhã khi tiếp xúc lẫn nhau. Việc hòa hợp, nhường nhịn lẫn nhau sẽ giúp cải thiện mối quan hệ giữa hai người.

Ví dụ: Anh em chung sống một nhà nên lấy dĩ hòa vi quý làm đầu.

c. đồng sàng dị mộng: (Nghĩa đen) Cùng nằm một giường mà giấc mơ khác nhau. (Nghĩa bóng) Sống gần nhau, nhưng không cùng một chí hướng.

Ví dụ: Hai đứa nó là vợ chồng với nhau nhưng đồng sàng dị mộng.

d. chúng khẩu đồng từ: Nhiều người cùng nói một ý giống nhau.

Ví dụ: Chúng khẩu đồng từ, ông sư cũng chết.

e. độc nhất vô nhị: Thứ độc đáo, chỉ có một mà không có hai.

Ví dụ: Canh cá lóc mẹ nấu ngon độc nhất vô nhị.

Vô tiền khoáng hậu là cách nói đúng hay sai?

Tiếng Việt có những chữ không bắt nguồn từ một chữ Hán: [空], mà âm Hán Việt cũng là không.

Vô tiền khoáng hậu là cách nói đúng hay sai?
Vô tiền khoáng hậu là cách nói đúng hay sai?

Không (1) là cách đọc chữ số “0”, đặc biệt là khi nói về giờ giấc, tỷ số, ví dụ: Kết quả trận chung kết đơn nam giải Roland Garros 2020 giữa Rafael Nadal và Novak Djokovic là “sáu – không” (6-0) ở set 1.

Không (2) là phó từ dùng để phủ định tính chất hoặc hành động do vị từ hoặc ngữ vị từ đi liền sau nó biểu hiện; ví dụ: Ở đây cửa Phật là không hẹp gì (Truyện Kiều, câu 2076); Năm nay (2020), Roger Federer không tham dự giải Roland Garros… Trong sáu chữ không thì không (2) có tần số sử dụng cao nhất.

Không (3) được Từ điển tiếng Việt 2008 của Trung tâm Từ điển học do Hoàng Phê chủ biên ghi chú là tính từ (tức vị từ tỉnh – NV) và giảng là: “1 ở trạng thái hoàn toàn không có những gì thường thấy: cái hộp không, vườn không nhà trống […]. ở trạng thái hoàn toàn rỗi rãi, không có việc gì làm hoặc không chịu làm việc gì: chỉ độc ngồi không; ăn không ngồi rồi. 3 ở trạng thái hoàn toàn không có thêm những gì khác như thường thấy hoặc như đáng lẽ phải có: ăn cơm không; làm công không […]. 4 ở trạng thái hoàn toàn không kèm theo một điều kiện gì: cho không […]. 5 [khẩu ngữ] ở mức độ gây cảm giác như là không có gì cả: cái thùng nhẹ không, việc dễ không”.

Không (4) là danh từ mà Từ điển tiếng Việt 2008 giảng là: “khoảng không gian ở trên cao, trên đầu mọi người: bay lượn trên không; vận tải đường không”.

Không (5) là một thuật ngữ Phật giáo mà Từ điển tiếng Việt 2008 giảng là: “cái không có hình dạng, con người không ý thức được, theo quan niệm của đạo Phật [nói khái quát]; đối lập với sắc: quan niệm sắc sắc không không của đạo Phật”. Còn Từ điển Phật học Hán Việt của Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Kim Cương Tử chủ biên (NXB Khoa học xã hội, 2002) thì giảng: “Trống không, không có thật, không có cảnh, không có thể. Tất cả các sự vật trong tam giới đều không phải là thật. Nhận ra điều đó tức là Không”.

Không (6) là một hình vị Hán Việt phụ thuộc mà chúng tôi muốn nói rõ vì nó thường bị thay bằng vô [無] trong thành ngữ không tiền khoáng hậu [空前曠後] thành “vô tiền khoáng hậu”. Đây là một lối nói sai so với hình thức gốc do sự đánh đồng ngữ nghĩa giữa không [空] và vô [無]. Thực ra thì vô [無] có nghĩa là “không”, còn không [空] thì lại có nghĩa là “trống” cả về không gian lẫn thời gian như: không bạch [空白] là “trống trơn, để trống, để trắng (tờ giấy)”; không địa [空地] là “đất trống, chỗ trống”; không tử [空子] là “chỗ trống, lúc rảnh”; sáp không [揷空] là “tranh thủ lúc rảnh rỗi”; điền không [塡空] là “điền vào chỗ trống; lấp chỗ trống”…

Trong thành ngữ không tiền khoáng hậu [空前曠後] thì không [空] cùng thuộc một trường nghĩa với khoáng [曠] vì khoáng là “rộng rãi, trống trải”. Còn vô [無] là một hình vị dùng để phủ định, có nghĩa là “không”, như: vô biên, vô cảm, vô can, vô danh, vô địch, vô lý… Có một số người hiểu sai không trong không tiền khoáng hậu là “không có”, đồng nghĩa với vô, nên đã làm một thao tác “bác học” mà đổi không tiền khoáng hậu thành vô tiền khoáng hậu. Đây chỉ là hậu quả của một sự siêu chỉnh (hypercorrection) do thiếu hiểu biết mà ra.

***

Trên đây là nội dung bài học Vô tiền khoáng hậu là gì? Soạn bài Thực hành tiếng Việt Ngữ văn 8 do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (11 bình chọn)


Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button