Vũ khí công nghệ cao là gì? Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Vũ khí công nghệ cao là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Vũ khí công nghệ cao là gì?
Vũ khí công nghệ cao là vũ khí được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo dựa trên những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, có sự nhảy vọt về chất lượng và tính năng kĩ – chiến thuật.
Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao
Vũ khí công nghệ cao có một số đặc điểm nổi bật đó là:
Bạn đang xem: Vũ khí công nghệ cao là gì? Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao
- Hiệu suất của vũ khí, phương tiện tăng gấp nhiều lần so với vũ khí, phương tiện thông thường ; hàm lượng tri thức, kĩ năng tự động hoá cao; tính cạnh tranh cao, được nâng cấp liên tục, giá thành giảm.
- Vũ khí công nghệ cao hay còn gọi là vũ khí “thông minh”, vũ khí “tinh khôn” bao gồm nhiều chủng loại khác nhau như : vũ khí huỷ diệt lớn (hạt nhân, hoá học, sinh học…), vũ khí được chế tạo dựa trên những nguyên lí kĩ thuật mới (vũ khí chùm tia, vũ khí laze, vũ khí chùm hạt, pháo điện từ…)
- Thế kỷ XXI, vũ khí “thông minh” dựa trên cơ sở tri thức sẽ trở nên phổ biến. Điển hình là đạn pháo, đạn cối điều khiển bằng laze, rađa hoặc bằng hồng ngoại. Bom, mìn, “thông minh” kết hợp với các thiết bị trinh thám để tiêu diệt mục tiêu. Tên lửa “thông minh” có thể tự phân tích, phán đoán và ra quyết định tiến công tiêu diệt. Súng “thông minh” do máy tính điều khiển có thể tự động nhận biết chủ nhân, có nhiều khả năng tác chiến khác nhau, vừa có thể bắn đạn thông thường hoặc phóng lựu đạn. Xe tăng “thông minh” có thể vượt qua các chướng ngại vật, nhận biết các đặc trưng khác nhau của mục tiêu, mức độ uy hiếp của mục tiêu và điều khiển vũ khí tiến công mục tiêu, nhờ đó có hoả lực và sức đột kích rất mạnh,…
Tóm lại, vũ khí công nghệ cao có những đặc điểm nổi bật sau: khả năng tự động hoá cao ; tầm bắn (phóng) xa; độ chính xác cao; uy lực sát thương lớn.
Ưu, nhược điểm của vũ khí công nghệ cao
Ưu điểm
Độ chính xác cao, uy lực sát thương lớn, tầm hoạt động xa.
- Có thể hoạt động trong những vùng nhiễu, thời tiết phức tạp, ngày, đêm, đạt hiệu quả cao hơn hàng chục đến hàng trăm lần so với vũ khí thông thường.
- Một số loại vũ khí công nghệ cao được gọi là vũ khí “thông minh” có khả năng nhận biết địa hình và đặc điểm mục tiêu, tự động tìm diệt…
Nhược điểm
Thứ nhất, sử dụng vũ khí công nghệ cao không thể kéo dài vì quá tốn kém. Một quả tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ có giá khoảng 1 triệu USD. Với giá thành rất cao, khi sử dụng các vũ khí này, người ta sẽ phải lựa chọn những mục tiêu thật sự có giá trị tương xứng.
Thứ hai, vũ khí công nghệ cao dễ bị tác động bởi địa hình, thời tiết, khí hậu dẫn đến hiệu quả thực tế khác với lí thuyết. Hệ thống trinh sát hiện đại khi trinh sát đều thông qua đặc trưng vật lí do mục tiêu bộc lộ để phát hiện.
Tác động của các vũ khí công nghệ cao đến thực tiễn
VKCNC tác động đến phương thức tiến hành chiến tranh xâm lược
Phương thức tiến hành chiến tranh của các nước đế quốc trong các cuộc chiến tranh trước đây là đưa quân đội đến xâm lược một nước khác. Với việc trang bị VKCNC, kẻ xâm lược hoàn toàn có thể tiến công quân sự một nước khác mà không cần đưa quân vào nước đó, thậm chí không cần đưa bộ binh ra khỏi lãnh thổ của mình mà vẫn đạt được mục đích của cuộc chiến tranh.
VKCNC làm thay đổi không gian và thời gian tác chiến.
Ngày nay, VKCNC với tính ưu việt của nó đã cho phép đối tượng sử dụng có thể mở rộng không hạn chế không gian tác chiến, cả trên bộ, trên biển, trên không và trong vũ trụ, trong điện từ trường.
VKCNC làm thay đổi ranh giới giữa tiến công và phòng ngự.
Tiến công và phòng ngự là hai loại hình tác chiến cơ bản của bất cứ một cuộc chiến tranh nào. Trong tác chiến trước đây, thường bên này tiến công thì bên kia phòng ngự và ngược lại.
VKCNC thúc đẩy sự phát triển các hình thức, phương pháp tác chiến mới.
Để hiện thực hoá Học thuyết an ninh quốc gia, Mỹ đã và đang tích cực tìm kiếm những hình thức, phương pháp tác chiến mới sao cho phát huy hết tính năng của VKCNC, đặc biệt là các phương tiện vũ trụ trong các cuộc chiến tranh cũng như các chiến dịch chống khủng bố
VKCNC tác động đến quan hệ của các thành tố cấu thành nghệ thuật quân sự.
Nghệ thuật quân sự gồm ba thành tố cấu thành, đó là: chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.
VKCNC chi phối đến việc tổ chức quân đội.
Trước kia, quân đội các nước thường tổ chức một đội quân đông người, chấp nhận một cuộc chiến tranh tiêu hao. Nhưng giờ đây, đứng trước thách thức của chiến tranh sử dụng VKCNC, nhiều nước đã tiến hành tổ chức lại quân đội theo hướng gọn, mạnh (giảm quân số, tăng cường trang bị vũ khí, phương tiện kỹ thuật hiện đại) để sẵn sàng đối phó với cuộc chiến tranh cục bộ công nghệ cao, cường độ lớn, thời gian ngắn
Top 10 vũ khí công nghệ cao của thế kỷ XXI
Laser năng lượng cao HELLADS
Các loại máy bay quân sự không người lái của Mỹ thế hệ mới sẽ không chỉ mang theo một số hỏa tiễn nhất định, mà còn được gắn loại súng laser siêu nhẹ, có khả năng hủy diệt các vật thể liên tục. Trong vòng 4 năm qua, Cơ quan Nghiên cứu Vũ khí Tối tân (DARPA) đã chuyển cho nhà thầu General Atomics trên 60 triệu USD để phát triển và quy hoạch HELLADS trở thành một tia năng lượng cường độ 150kW với một sự khác biệt.
DARPA nói rằng trong ‘giai đoạn phát triển cuối cùng’, hệ thống này sẽ nhẹ hơn rất nhiều. Nó chỉ nặng 750kg, tức là còn chưa bằng một chiếc xe siêu nhẹ. Tiềm lực của tia laser có thể được khuếch đại bởi chính năng lượng của chiếc UAV Predator. Mặc dù được mệnh danh là ‘tia hủy diệt’, vũ khí laser giúp làm giảm thiệt hại phụ với độ chính xác cao.
Thiết bị bay siêu thanh Falcon HTV-2
Chiếc máy bay không người lái Phương tiện kỹ thuật siêu thanh Falcon (HTV-2) được thiết kế cho việc bay qua vùng từ trung lưu trở lên. Nó có vận tốc Mach 20, tương đương 25.000 km/h (tương đương với 20 lần tốc độ âm thanh trong bầu khí quyển.). Mục đích của thiết kế là tấn công các mục tiêu ở bất cứ đâu trên Trái đất với vũ khí thông thường. Với tốc độ này, Falcon HTV-2 có thể bay từ New York tới Los Angeles trong vòng 12 phút.
Theo Lầu Năm Góc, HTV-2 là đại diện cho quân sự Mỹ trong khả năng đáp trả với bất kỳ tín hiệu cảnh báo, dù ở mức độ nào. Nó có thể thay thế tên lửa đạn đạo mang đầu đạn mà không gây ra sự hiểu nhầm của Nga hay Trung Quốc về một vụ tấn công hạt nhân.
Tàu ngầm thế hệ mới SSBN-X
Bộ chỉ huy đóng tàu và vũ khí hải quân Mỹ NAVSEA đã ký với phân hãng Electric Boat của công ty General Dynamics hợp đồng thiết kế và đóng tàu ngầm hạt nhân chiến lược SSBN(X) mà trong tương lai sẽ thay thế các tàu ngầm lớp Ohio. Hợp đồng này trị giá 1,849 tỷ USD.
Các chi tiết của SSBN(X) hiện được giữ kín. Dự đoán, ở giai đoạn 1, tàu sẽ được trang bị các tên lửa đường đạn tăng hạn Trident II D5LE (Life Extension) mang đầu đạn hạt nhân, cũng như các tên lửa hành trình đa nhiệm Tomahawk. Các lò phản ứng hạt nhân mới của các tàu sẽ không đòi hỏi nạp lại nhiên liệu trong suốt thời gian sử dụng SSBN(X). Mỗi tàu ngầm lớp này có 16 giếng phóng tên lửa đường đạn SSBN(X) bố trí trong khoang CMC mà Mỹ và Anh hợp tác phát triển.
Robot săn tàu ngầm ACTUV
Lầu Năm góc đã sẵn sàng kết liễu kỷ nguyên thống trị của tàu ngầm trên đại dương bằng robot săn ngầm ACTUV. Bộ Quốc phòng Mỹ đã chi 58 triệu USD cho dự án ưu tiên cao này.
Robot săn ngầm có thể độc lập ở chế độ tự động săn tìm các tàu ngầm trong vòng 60-90 ngày đêm. Phương tiện chủ yếu của ACTUV sẽ là thiết bị định vị thủy âm. Khi phát hiện được tàu ngầm đối phương, ACTUV tiến lại gần nó và truyền thông tin phát hiện tàu ngầm đến tàu chiến Mỹ ở gần nhất. Tàu robot này cũng có thể bám theo một tàu ngầm cho đến khi tàu ngầm rời khỏi khu vực tuần tra hay bị tiêu diệt. Hơn nữa, robot không nhất thiết phải ẩn giấu, nó có thể công khai càn quét đại dương bằng cách sử dụng chế độ bức xạ hiệu quả nhất của thiết bị thủy âm.
các chuyên gia của SAIC cho rằng, ACTUV sẽ có thể phát hiện mọi loại mục tiêu nổi và ngầm: từ tàu ngầm hạt nhân cho đến các mô tô nước.
Đạn bắn tỉa có khả năng thay đổi quỹ đạo bay
Cục các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến DARPA, Bộ Quốc phòng Mỹ, đã bắt đầu phát triển loại đạn có điều khiển cho súng trường bắn tỉa trong khuôn khổ dự án EXACTO (EXtreme ACcuracy Tasked Ordnance). Mục đích của chương trình là chế tạo loại đạn cho phép các xạ thủ bắn tỉa nâng cao độ chính xác xạ kích trong điều kiện có gió thay đổi hay sơ tốc đạn khác nhau giữa các phát bắn.
Đạn mới sẽ có khả năng thay đổi đường bay của mình ở mức độ nhất định, còn tốc độ đạn sẽ cao hơn so với đạn 12,7 mm tiêu chuẩn. Theo đánh giá của DARPA, đạn mới sẽ cho phép các xạ thủ bắn tỉa tiêu diệt các mục tiêu chuyển động với tốc độ cao hơn nhiều, trong điều kiện phức tạp như gió mạnh và với tầm bắn xa hơn nhiều so với hiện nay.
Vỏ giáp tàng hình trên xe tăng
BAE Systems là công ty nghiên cứu công nghệ vũ khí, quân sự của Anh. Mới đây công ty này đã công bố 2 công nghệ mới nhất giúp chiếc xe tăng có thể vô hình trước radar hồng ngoại cũng như mắt thường.
Họ chế tạo một loại vật liệu nhiệt điện có khả năng thay đổi nhiệt độ cực nhanh. Vật liệu nhiệt điện là những chất có khả năng biến nhiệt thành điện. Trong trường hợp cần thiết, bộ vi xử lý sẽ điều chỉnh nhiệt độ của vỏ xe tăng bằng nhiệt độ của các vật thể khác, nhờ đó người quan sát bằng ống nhòm hồng ngoại sẽ không thể phát hiện ra mục tiêu là xe tăng.
Một công nghệ khác có thể giúp lớp vỏ bên ngoài của chiếc xe tăng đổi màu như tắc kè để ngụy trang. Với những cảm biến điện tử gắn bên ngoài vỏ, loại xe tăng mới sẽ có khả năng ghi lại hình ảnh môi trường xung quanh. Sau đó nó phân tích dữ liệu để tái tạo màu sắc, hình dạng, họa tiết phổ biến nhất của môi trường trên vỏ nhờ một loại mực điện tử có khả năng đổi màu
Hệ thống vệ tinh theo dõi hồng ngoại SBIRS
SBIRS ra đời thay thế hệ thống vệ tinh DSP, sử dụng vệ tinh trong quỹ đạo địa tĩnh và quỹ đạo hình elip, có khả năng quét liên tục các vùng trên mặt đất để phát hiện các vụ phóng tên lửa ngay khi kích hoạt. Nó được dùng để phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo và cung cấp những cảnh báo về các cuộc tấn công hạt nhân tiềm năng cho Mỹ.
Sự có mặt của SBIRS GEO-1 trên quỹ đạo tiếp tục là một bước tiến dài của Mỹ trong chương trình nâng cao năng lực cảnh báo tên lửa. Cùng với hệ thống chiến đấu Aegis mới đang phát triển kết hợp với các tên lửa SM-6 giúp Mỹ tiếp tục là quốc gia dẫn đầu thế giới về hệ thống cảnh báo và phòng thủ tên lửa đạt được hiệu quả cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
Khí tài phát hiện máy ngắm
Là các thiết bị được trang bị các camera quang học và hồng ngoại, dùng để “sục sạo tìm kiếm, định vị và tiêu diệt hệ thống vũ khí đang bắn hay người bắn, cũng như để đối phó với nhiều mối đe dọa khác, như các viên đạn, rocket chống tăng, tên lửa và pháo cối đang bắn thẳng”. Tức là các mục tiêu có thể là tĩnh cũng như động.
Ý tưởng là làm sao phát hiện và nhận dạng mối đe dọa đủ nhanh để các hệ thống tự động hay binh lính trên xe kịp phản ứng.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Jeteye cho máy bay
Hệ thống mới mang tên Jeteye, được hãng BAE Systems (Anh)thiết kế, sử dụng các bộ cảm biến và tia laze trong quá trình hoạt động. Khi dò tìm thấy mục tiêu, Jeteye sẽ bắn ra một tia laze màu đỏ trực tiếp tới bộ phận quang học của tên lửa, làm mù tên lửa một cách hiệu quả và hất nó ra khỏi quỹ đạo.
Với công nghệ này, Jeteye có thể bảo vệ hiệu quả các máy bay khi bị tên lửa tấn công trên bầu trời, đặc biệt là các loại tên lửa tầm nhiệt cầm tay.
Trực thăng phản lực
Dự án máy bay trực thăng thế hệ mới của DARPA là sự kết hợp giữa hệ thống cánh quạt của máy bay trực thăng và hệ thống phản lực của máy bay chiến đấu, tạo nên một chiếc máy bay có khả năng tác chiến đa dạng. Chiếc trực thăng thế hệ mới sẽ có khả năng cất cánh thẳng đứng trên nhiều dạng địa hình khác nhau, sau khi đã đạt vận tốc cần thiết các cánh quạt sẽ được thu lại vào bên trong và hệ thống phản lực bắt đầu hoạt động.
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Vũ khí công nghệ cao là gì? Mọi thông tin trong bài viết Vũ khí công nghệ cao là gì? Đặc điểm của vũ khí công nghệ cao đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp