Tổng hợp

1 đại đội có bao nhiêu người? Các đại đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu 1 đại đội có bao nhiêu người trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

1 đại đội có bao nhiêu người?

Đại đội là đơn vị của tổ chức đơn vị quân đội, gồm khoảng 50-100 lính, chia thành 3 đến 5 trung đội. Chỉ huy đại đội là đại úy với hạ sĩ quan phụ tá. Hai ba đại đội kết hợp thành một tiểu đoàn.

1 đại đội có bao nhiêu người?
1 đại đội có bao nhiêu người?

Các đại đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Một đại đội bộ binh của Quân đội Nhân dân Việt Nam (ký hiệu là C) bao gồm 3 trung đội bộ binh và chỉ huy đại đội (hay đại đội bộ, gồm chỉ huy đại đội và một số chiến sĩ trinh sát, liên lạc, thông tin). Tổng phiên chế của đại đội bộ binh trong Quân đội Nhân dân Việt Nam vào khoảng 90-100 người). Đại đội tăng thiết giáp có từ 5-10 xe. Đại đội hỏa lực, pháo binh, cao xạ có từ 4-6 khẩu.

Bạn đang xem: 1 đại đội có bao nhiêu người? Các đại đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Đại đội hệ binh chủng bộ binh

Trong thời bình, một đại đội chiến đấu như bộ binh, hải quân đánh bộ, đổ bộ đường không, đặc công, biên phòng… thường chỉ gồm 3 trung đội và Ban chỉ huy đại đội gồm Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, 1 đến 2 phó đại đội trưởng, chính trị viên phó đại đội, nhân viên y tá, nhân viên quân khí.

Trong thời chiến và các tình huống chiến đấu, một đại đội chiến đấu hệ binh chủng có thể được tăng cường từ 1 đến 2 trung đội hỏa lực gồm súng máy hạng nặng, ĐKZ và súng cối. Nếu phải tác chiến trên hướng hoặc địa bàn độc lập, một đại đội có thể có Đại đội bộ gồm Ban chỉ huy đại đội, các trợ lý tham mưu, chính trị, hậu cần kỹ thuật và 1 tiểu đội thông tin.

Đại đội hệ binh chủng sử dụng khí tài kỹ thuật

Đại đội là đơn vị cấp cơ sở của binh chủng pháo binh, pháo cao xạ, tăng thiết giáp, công binh và phòng hóa.

Một đại đội pháo binh (pháo mặt đất) có thể có từ 4 đến 6 khẩu đội pháo tùy theo cỡ nòng từ 152 mm, 130 mm đến 75 mm.

Một đại đội súng cối có thể có từ 6 đến 12 khẩu đội súng cối tùy theo cỡ nòng từ 120 mm đến 81 mm.

Một đại đội pháo cao xạ có thể có từ 4 đến 6 khẩu đội từ cỡ nòng 100 mm đến 37, 23 mm.

Một đại đội công binh, phòng hóa có từ 2 đến 3 trung đội có trang bị đủ phương tiện kỹ thuật kèm theo.

Một đại đội tăng thiết giáp có từ 5 đến 10 xe tùy theo chủng loại, mỗi xe có 2 kíp lái. Khi tác chiến trên một hướng hay địa bàn đọc lập, mỗi đại đội tăng thiết giáp được biên chế bổ sung một trung đội kỹ thuật xe máy, xăng dầu cơ giới hóa.

Đại đội hệ quân chủng

Đại đội là đơn vị cấp cơ sở của Không quân Nhân dân Việt Nam, tương đương với một phi đội trong biên chế của không quân một số nước, được trang bị từ 4 đến 9 máy bay chiến đấu, mỗi chiếc có 3 đến 6 phi công trực chiến theo phiên (tùy theo số lượng nhân sự kíp bay của chúng loại máy bay) và một tổ thợ máy từ 4 đến 6 nhân viên kỹ thuật.

Đại đội cũng là đơn vị cơ bản của Hải quân, Cảnh sát biển (1 đơn vị tàu chiến) và Bộ đội Biên phòng (Đồn biên phòng cấp 2).

Các đại đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Các đại đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam

Tổ chức của Quân đội nhân dân Việt Nam

1, Biên chế trong quân đội

Trong các tài liệu chính thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam hiện nay, tên gọi các cấp theo thứ tự từ thấp đến cao như sau:Các đơn vị bộ đội được cơ cấu và tổ chức chặt chẽ, biên chế từ cấp tiểu đội đến cấp quân khu.

* Tiểu đội là đơn vị nhỏ nhất của lực lưỡng vũ trang. Một tiểu đội thường gồm từ 6 đến 12 người. Trong phòng không – không quân, tiểu đội tương đương với tổ bay; trong tăng – thiết giáp, tiểu đội tương đương với kíp xe; trong pháo binh, tiểu đội tương đương với khẩu đội v.v…

Kí hiệu: a

* Trung đội: thường gồm từ hai đến bốn tiểu đội. Trung đội thuộc biên chế đại đội. Cũng có những trung đội được tổ chức độc lập trong thành phần của đơn vị cấp tiểu đoàn hay cao hơn.

Kí hiệu: b

* Đại đội: thường gồm ba trung đội. Đại đội thuộc biên chế tiểu đoàn. Cũng có những đại đội được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn (và tương đương trở lên).

Kí hiệu: c

* Tiểu đoàn: là phân đội chiến thuật lớn nhất: Tiểu đoàn thường gồm ba đến bốn đại đội và một số trung đội trực thuộc. Tiểu đoàn nằm trong biên chế trung đoàn, lữ đoàn, huyện đội. Cũng có những tiểu đoàn được tổ chức độc lập trong các đơn vị từ cấp sư đoàn và tương đương sư đoàn trở lên.

Kí hiệu: d

* Trung đoàn: là binh đội chiến thuật cơ bản. Trung đoàn thường gồm ba tiểu đoàn và một số đại đội trực thuộc. Trung đoàn nằm trong biên chế sư đoàn, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. Có một số trung đoàn được tổ chức độc lập trong quân đoàn, quân khu, quân chủng, binh chủng v.v…

Kí hiệu: e

* Sư đoàn: là binh đoàn chiến thuật cao nhất. Sư đoàn thường gồm ba đến bốn trung đoàn (lữ đoàn) và một số đơn vị trực thuộc. Sư đoàn nằm trong biên chế quân đoàn, quân khu, quân chủng, một số binh chủng v.v… Có một số sư đoàn được tổ chức độc lập để có thể hành động độc lập…

Kí hiệu: f

* Quân đoàn: là liên binh đoàn chiến dịch hoặc chiến dịch – chiến thuật. Quân đoàn thường gồm ba đến bốn sư đoàn và một số lữ đoàn, trung đoàn trực thuộc. Quân đoàn có thể độc lập tiến hành chiến dịch hoặc đảm nhiệm một hướng chiến dịch trong đội hình cấp trên.

* Quân khu: là tổ chức quân sự theo lãnh thổ. Quân khu gồm một số binh đoàn, binh đội trực thuộc quân khu, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trực thuộc tỉnh, thành phố trong địa bàn quân khu v.v…

* Bộ Quốc phòng: gồm các quân khu, quân chủng, bộ đội biên phòng, binh chủng, học viện, nhà trường và các cơ quan của Bộ Quốc phòng, do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy.

Về bộ binh, thành phần tổ chức cơ bản nhất của Quân đội Nhân dân Việt Nam là tổ chiến đấu gồm 3 người, thường được gọi là tổ “tam tam”.

Các cấp sau được tổ chức theo nguyên tắc “tam tam chế”.

Tiểu đội có 3 cấp cơ bản là 7, 9 và 12 người. Phổ biến nhất là 9 người chia thành 3 tổ chiến đấu. Vũ khí có thể là 1 B-40/41, 1 M-79, 1 trung liên RPD/RPK hoặc đại liên cá nhân PK (hiếm), còn lại là AK.

Trung đội gồm 3 tiểu đội và trung đội bộ, quân số từ 20-36 người.

Đại đội gồm :

– 3 trung đội bộ binh.

– Đại đội bộ gồm chỉ huy đại đội + một số trinh sát, liên lạc, thông tin.

Quân số đại đội khoảng 80-120 người

Tiểu đoàn gồm :

– Tiểu đoàn bộ, tương đương 1 trung đội gồm chỉ huy tiểu đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.

– 3 đại đội bộ binh.

– 1 đại đội hoả lực, thường bao gồm các trung đội : B-41, đại liên (K-53/63), cối (60mm và 82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm).

– Các trung đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.

Quân số tiểu đoàn từ 300-500 người.

Trung đoàn gồm :

  • – Trung đoàn bộ, gồm chỉ huy trung đoàn, bộ phận vệ binh, trinh sát, công binh, thông tin.
  • – 3 tiểu đoàn bộ binh.
  • – 3 đại đội hoả lực : cối (82mm), chống tăng (ĐKZ 75/82mm), phòng không (DShk 12,7mm).
  • – Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, quân y.

Quân số trung đoàn từ 1.500-3.000 người.

Lữ đoàn gồm :

  • – Lữ đoàn bộ.
  • – 4 tiểu đoàn bộ binh.
  • – 1 tiểu đoàn pháo binh.
  • – 1 tiểu đoàn phòng không.
  • – Các đại đội công binh, thông tin, vận tải, trinh sát…

Quân số lữ đoàn khoảng 3.500 người.

Lữ đoàn có thể coi là sư đoàn rút gọn, được biên chế đầy đủ các thành phần binh chủng để đảm bảo khả năng tác chiến độc lập.

Sư đoàn bộ binh gồm :

  • – Sư đoàn bộ.
  • – 3 trung đoàn bộ binh.
  • – 1 trung đoàn pháo binh và 1 tiểu đoàn phòng không (37mm). Trung đoàn pháo này thường gồm các tiểu đoàn
  • lựu pháo (105 hoặc 122mm), pháo nòng dài (76,2 hoặc 85mm), cối nặng (120 hoặc 160mm).
  • – Các tiểu đoàn công binh, thông tin, vận tải…
  • – Các đại đội đặc công, trinh sát, quân y, phòng hoá…

Trong một số trường hợp, sư đoàn còn được biên chế thêm 1 tiểu đoàn xe tăng hoặc pháo tự hành.

Sư đoàn bộ binh cơ giới gồm :

  • – Sư đoàn bộ.
  • – 3 trung đoàn bộ binh cơ giới.
  • – 1 trung đoàn pháo binh và các tiểu đoàn pháo chống tăng, pháo phản lực.
  • – 1 trung đoàn phòng không.
  • – 1 tiểu đoàn xe tăng.
  • – Các tiểu đoàn trinh sát, công binh, quân y, vận tải, sửa chữa.
  • – Các đại đội vệ binh, phòng hoá.

Quân số sư đoàn nói chung từ 8.000-10.000 người.

Quân đoàn , là cấp lớn nhất trong biên chế QĐNDVN, bao gồm :

  • – Quân đoàn bộ.
  • – 3-5 sư đoàn bộ binh.
  • – 1 lữ đoàn xe tăng thiết giáp.
  • – 1 lữ đoàn pháo binh : pháo tầm xa 122, 130, 155mm, pháo phản lực H-12, BM-13/14/21…
  • – 1 lữ đoàn phòng không : cao xạ 37mm, 57mm.
  • – 1 lữ đoàn công binh.
  • – 1 trung đoàn thông tin.

– Các đơn vị khác như đặc công, trinh sát, phòng hoá, vận tải….

Quân số quân đoàn khoảng từ 30.000-50.000 người.

Biên chế cụ thể các Quân đoàn bộ binh và Quân khu của Quân đội Nhân dân Việt Nam như sau:

Quân đoàn 1 – Binh đoàn Quyết thắng:

Sư đoàn bộ binh cơ giới 308 – Sư đoàn Quân tiên phong: e36bb – Trung đoàn Bắc Bắc, e88bb – trung đoàn Tu

Vũ, e102bb – Trung đoàn Thủ đô.

Sư đoàn bộ binh 312 – Sư đoàn Chiến thắng: e141bb (đơn vị Ba Vì), e165bb (đơn vị Thành đồng biên giới), e209bb (đơn vị sông Lô)

Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 390: e3bb, e4bb, e5bb

Lữ đoàn pháo binh 368 – Đoàn pháo binh B68

Lữ đoàn phòng không 241 – Đoàn phòng không H41

Trung đoàn xe tăng 202 – Đơn vị xe tăng H02

Trung đoàn công binh 299 – Đơn vị công binh H99

Trung đoàn thông tin 240

Quân đoàn 2 – Binh đoàn Hương Giang

Sư đoàn bộ binh cơ giới 304 – Sư đoàn Vinh quang: e9bb – Trung đoàn Ninh Bình, e24bb, e66bb – Trung đoàn

Đông Sơn, e68pb

Sư đoàn bộ binh khung thường trực (KTT) 306: e111bb, e421bb, e422bb

Sư đoàn bộ binh 325 – Đoàn Bình Trị Thiên: e18bb, e95bb, e101bb

Lữ đoàn 164 pháo binh – Đoàn pháo binh Bến Hải

Lữ đoàn phòng không 673

Trung đoàn xe tăng 203

Trung đoàn công binh 219

Tiểu đoàn 1 trinh sát

Tiểu đoàn 46 vệ binh

Tiểu đoàn 32 ô tô vận tải (thuộc Cục hậu cần Quân đoàn)

Tiểu đoàn 5 hóa học (thuộc Bộ tham mưu Quân đoàn)

Trung đoàn thông tin 463

Tiểu đoàn sửa chữa 51 (thuộc Cục kỹ thuật Quân đoàn)

Viện Quân y 43

Trường Quân sự của Quân đoàn.

Quân đoàn 3 – Binh đoàn Tây nguyên

Sư đoàn bộ binh 10 – Sư đoàn Đắc Tô: e66 (trung đoàn Playme), e 24 (Trung đoàn Trung dũng), e28bb

Sư đoàn bộ binh cơ giới 320 – Sư đoàn Đồng bằng: e48bb, e52bb, e64bb

Lữ đoàn 40 pháo binh

Lữ đoàn phòng không 234 – Đoàn phòng không H34

Trung đoàn xe tăng 273 – Đơn vị xe tăng Sơn Lâm

Trung đoàn công binh 7 – Đơn vị công binh 7

Trung đoàn thông tin 29

Viện Quân y 211

Trường Quân sự của Quân đoàn

Quân đoàn 4 – Binh đoàn Cửu Long

Sư đoàn bộ binh 7 – Đoàn bộ binh 7

Sư đoàn bộ binh 9 – Đoàn bộ binh 9

Sư đoàn bộ binh 309 – Đoàn bộ binh 309

Lữ đoàn phòng không 71 – Đoàn phòng không 71

Lữ đoàn pháo binh 24 – Đoàn pháo binh H4

Trung đoàn xe tăng 22 – Đơn vị xe tăng H2

Trung đoàn 550 công binh – Đơn vị công binh N50

Trung đoàn thông tin 29

Trường Quân sự của Quân đoàn

Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội

Cục chính trị

Bộ Tham mưu

Cục Hậu cần

Cục Kỹ thuật

Văn phòng Bộ tư lệnh

Sư đoàn bộ binh 301

Trung đoàn Pháo binh 452 KTT

Trung đoàn Tăng- Thiết giáp 47

Tiểu đoàn Thông tin 610

Quân khu 1:

  • Sư đoàn bộ binh 3 – Sư đoàn Sao Vàng: e2bb – Trung đoàn An Lão, e12bb – Trung đoàn Tây Sơn, e148bb, d20 pháo binh, d19 vận tải.
  • Sư đoàn 338 – Đoàn kinh tế quốc phòng B38: e196bb
  • Sư đoàn 399 – Đoàn kinh tế quốc phòng B99:
  • Sư đoàn bộ binh 346 – Đoàn bộ binh B46: e246bb,
  • Lữ đoàn pháo binh 382 – Đoàn pháo binh B82
  • Lữ đoàn phòng không 210 – Đoàn phòng không H10
  • Lữ đoàn công binh 575 – Đoàn công binh N75
  • Trung đoàn xe tăng 409 – Đơn vị xe tăng B09
  • Trung đoàn thông tin 601 – Đơn vị S01
  • Trung đoàn vận tải 651 – Đơn vị vận tải S51
  • Kho K22 thuộc Cụm kho CK21 (Cục Kỹ thuật)
  • Trường Quân sự Quân khu

Quân khu 2:

  • Sư đoàn bộ binh 316: e98bb, e148, e174bb
  • Sư đoàn 313 – Đoàn kinh tế quốc phòng B13
  • Sư đoàn 314 – Đoàn kinh tế quốc phòng B14
  • Sư đoàn 326 – Đoàn kinh tế quốc phòng B26
  • Sư đoàn 345 – Đoàn kinh tế quốc phòng B45
  • Sư đoàn 379 – Đoàn kinh tế quốc phòng B79
  • Lữ đoàn phòng không 297 – Đoàn phòng không H97
  • Lữ đoàn công binh 543 – Đoàn công binh N43
  • Trung đoàn bộ binh 82
  • Trung đoàn xe tăng 406 – Đơn vị xe tăng B06
  • Trung đoàn thông tin 604 – Đơn vị thông tin S04
  • Trung đoàn vận tải 652 – Đơn vị vận tải S52
  • Viện quân y 6.
  • Kho K814 (Cục Kỹ thuật)
  • Trường Quân sự Quân khu 2
  • Xưởng X78 (Cục kỹ thuật, Quân khu 2)

Quân khu 4:

  • Sư đoàn 324 – Đoàn Ngự Bình: e1bb, e3bb, e335bb, d24 quân y, d25 vận tải, (Nghệ An, Thanh Hóa)
  • Sư đoàn 341 – Sư đoàn Sông Lam
  • Sư đoàn 968 – Đoàn bộ binh C68: e19bb, e176bb
  • Sư đoàn 337 – Đoàn kinh tế quốc phòng B37
  • Lữ đoàn phòng không 283 – Đoàn phòng không H83
  • Lữ đoàn pháo binh 16 – Đoàn Pháo binh Thuận An
  • Lữ đoàn công binh 414 – Đoàn công binh Hải Vân
  • Trung đoàn xe tăng 206 – Đơn vị xe tăng H06
  • Trung đoàn thông tin 80
  • Trung đoàn vận tải 654 – Đơn vị vận tải S54
  • Tiểu đoàn đặc công 41 – Phân đội đặc công B1
  • Tiểu đoàn trinh sát 12 – Phân đội trinh sát 12
  • Viện quân y 104

Quân khu 5

  • Sư đoàn bộ binh 2 – Đoàn bộ binh H: e1 (trung đoàn Ba Gia), e38
  • Sư đoàn bộ binh 305 – Đoàn bộ binh B05:
  • Sư đoàn bộ binh 315 – Đoàn bộ binh B15: e143bb
  • Sư đoàn 92 – Đoàn kinh tế quốc phòng 92
  • Lữ đoàn pháo binh 572 – Đoàn pháo binh N72
  • Lữ đoàn phòng không 573 – Đoàn phòng không N73
  • Trung đoàn công binh 270 – Trung đoàn công binh H70
  • Trung đoàn công binh 280 – Trung đoàn công binh H80
  • Trung đoàn xe tăng 574 – Đơn vị xe tăng N74
  • Trung đoàn thông tin 575 – Đơn vị thông tin N75
  • Tiểu đoàn đặc công 409 – Liên đội đặc công B09
  • Tiểu đoàn phòng hóa 48 – Phân đội phòng hóa B8
  • Viện quân y 17

Quân khu 7

  • Sư đoàn bộ binh 5 – Đoàn bộ binh 5: e4bb, e5bb, e271bb, d24 pk, d25 cb
  • Sư đoàn bộ binh 302 – Đoàn bộ binh B02: e28bb
  • Sư đoàn bộ binh 317 – Đoàn bộ binh B17: e
  • Lữ đoàn pháo binh 75 – Đoàn pháo binh 75
  • Lữ đoàn phòng không 77 – Đoàn phòng không 77
  • Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5
  • Trung đoàn xe tăng 26 – Đơn vị xe tăng H6
  • Trung đoàn thông tin 23 – Đơn vị thông tin H3
  • Công ty Dệt may 7 (Cục Hậu cần Quân khu)

Quân khu 9

  • Sư đoàn bộ binh 4 – Đoàn bộ binh 4: e10bb
  • Sư đoàn bộ binh 8 – Đoàn bộ binh 8: e9
  • Sư đoàn bộ binh 330 – Đoàn bộ binh B30: e3bb, e20bb, e820bb,
  • Sư đoàn 959 – Đoàn kinh tế quốc phòng 959
  • Lữ đoàn pháo binh 6 – Đoàn pháo binh S
  • Lữ đoàn phòng không 226
  • Lữ đoàn công binh 25 – Đoàn công binh H5
  • Trung đoàn thông tin 29 – Đơn vị thông tin H9
  • Trung đoàn vận tải 659 – Đơn vị vận tải S59
  • Viện quân y 121

Đối với tăng thiết giáp :

  • – Trung đội : 2-5 xe.
  • – Đại đội : 2-3 trung đội, 5-10 xe.
  • – Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, 15-30 xe.
  • – Trung đoàn : 2-4 tiểu đoàn, 60-80 xe.
  • – Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, 80-100 xe.
  • Trong biên chế trung và lữ đoàn thường có ít nhất 1 tiểu đoàn xe bọc thép chở bộ binh.

Đối với pháo binh, phòng không, hoả lực :

  • – Khẩu đội : 1 khẩu.
  • – Trung đội : 2-3 khẩu.
  • – Đại đội : 2-3 trung đội, gồm 4-6 khẩu.
  • – Tiểu đoàn : 2-3 đại đội, gồm 8-12 khẩu.
  • – Trung đoàn : 2-3 tiểu đoàn, gồm 20-36 khẩu.
  • – Lữ đoàn : 3-5 tiểu đoàn, khoảng 40-50 khẩu.
  • – Sư đoàn : gồm một số trung đoàn cao xạ và/hoặc TLPK.

Riêng tiểu đoàn tên lửa phòng không có 6 dàn phóng.

Trung đoàn TLPK gồm 4-6 tiểu đoàn hoả lực và 1-2 tiểu đoàn đảm bảo kỹ thuật.

Lữ đoàn TLPK gồm 8 tiểu đoàn hoả lực, 2 tiểu đoàn kỹ thuật cùng các đơn vị thông tin, radar, sở chỉ huy tự động…

Có 1 điểm cần lưu ý, tiếng Anh có từ battery để chỉ 1 cụm súng/pháo/tên lửa gồm 6-9 khẩu, từ điển thông thường dịch thành “khẩu đội” là sai. Battery tương đương đại đội súng/pháo hoặc tiểu đoàn TLPK, khẩu đội thì chỉ duy nhất có 1 khẩu.

Đối với Không quân :

  • – Biên đội : 4-6 máy bay.
  • – Tiểu đoàn : 8-12 máy bay.
  • – Trung đoàn : 20-30 máy bay.
  • – Sư đoàn : gồm một số trung đoàn.

Sau năm 1975, biên chế KQNDVN được tổ chức lại, 1 trung đoàn KQ chiến đấu có 3 phi đội. Như vậy mỗi phi đội sẽ có khoảng 8-12 máy bay.

Biên chế cụ thể của các Sư đoàn Phòng không-Không quân như sau:

Sư đoàn không quân 370

  • Trung đoàn không quân 935 – Đoàn không quân Đồng Nai
  • Trung đoàn không quân 937 – Đoàn không quân Hậu Giang
  • Trung đoàn không quân 917 – Đoàn không quân Đồng Tháp

Sư đoàn không quân 371 – Đoàn không quân Thăng Long:

  • Trung đoàn không quân 921 – Đoàn không quân Sao Đỏ
  • Trung đoàn không quân 927 – Đoàn không quân Lam Sơn
  • Trung đoàn không quân 931 – Đoàn không quân C31
  • Trung đoàn không quân trực thăng 916 – Đoàn không quân Ba Vì

Sư đoàn không quân 372 – Đoàn không quân Hải Vân

  • Trung đoàn không quân 923 – Đoàn không quân Yên Thế
  • Trung đoàn không quân 929 – Đoàn không quân C29
  • Trung đoàn không quân trực thăng 954 – Đoàn không quân C54

Trung đoàn không quân vận tải 918 – Đoàn không quân C18

  • Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật không quân:
  • Trung đoàn không quân 910 (Đông Tác)
  • Trung đoàn không quân 920 (Nha Trang)
  • Trung đoàn không quân 940 (Phù Cát)

Sư đoàn phòng không 361 – Đoàn phòng không Hà Nội:

  • Trung đoàn pháo phòng không 218 – Đoàn phòng không H18
  • Trung đoàn pháo phòng không 280 – Đoàn phòng không Hồng Lĩnh
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 236 – Đoàn tên lửa Sông Đà
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 250 – Đoàn tên lửa Thăng Long
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 257 – Đoàn tên lửa Cờ Đỏ
  • Trung đoàn radar 293 – Đoàn radar Phù Đổng

Sư đoàn phòng không 363 – Đoàn phòng không Hải Phòng:

  • Trung đoàn pháo phòng không 240 – Đoàn phòng không H40
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 213 – Đoàn tên lửa H13
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 238 – Đoàn tên lửa H38
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 285 – Đoàn tên lửa H85
  • Trung đoàn radar 295

Sư đoàn phòng không 365:

  • Trung đoàn pháo phòng không 228 – Đoàn phòng không H28
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 253 – Đoàn tên lửa H53
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 267 – Đoàn tên lửa H67
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 284 – Đoàn tên lửa sông La
  • Trung đoàn radar 291

Sư đoàn phòng không 367 – Đoàn phòng không thành phố Hồ Chí Minh:

  • Trung đoàn pháo phòng không 214 – Đoàn phòng không H14
  • Trung đoàn pháo phòng không 230 – Đoàn phòng không Thống Nhất
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 261 – Đoàn tên lửa Thành Loa
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 263 – Đoàn tên lửa Quang Trung
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 276 – Đoàn tên lửa H76
  • Trung đoàn radar 294

Sư đoàn phòng không 375:

  • Trung đoàn pháo phòng không 224 – Đoàn phòng không H24
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 275 – Đoàn tên lửa H75
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 282 – Đoàn tên lửa H82
  • Trung đoàn radar 290

Sư đoàn phòng không 377:

  • Trung đoàn pháo phòng không 591 – Đoàn phòng không N91
  • Trung đoàn tên lửa phòng không 274 – Đoàn tên lửa H74

Bảng lương sĩ quan quân đội từ tháng 7/2023

Tăng lương cơ sở đối với 9 nhóm đối tượng

Theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP ngày 14/5/2023 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, từ ngày 01/7/2023, áp dụng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng đối với 9 nhóm đối tượng. Người hưởng lương, phụ cấp quy định tại Nghị định này bao gồm:

1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

2. Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

3. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức năm 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019).

4. Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ-CP của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

5. Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 33/2012/NĐ-CP).

6. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam.

7. Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.

8. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.

9. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Theo Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp úy, cấp tá, cấp tướng.

Bảng lương sĩ quan Quân đội theo cấp bậc quân hàm được thực hiện theo Mục 1 Bảng 6 ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP. Mức lương cơ sở hiện hành là 1.490.000 đồng/tháng (theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP).

Theo Nghị quyết của Quốc hội, từ ngày 1/7/2023 sẽ thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1.800.000 đồng/tháng – tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành.

Do đó, bảng lương của sĩ quan quân đội từ ngày 1/7/2023 sẽ tăng so với quy định cũ.

Tiền lương sĩ quan quân đội theo cấp bậc quân hàm từ 1/7/2023

Cấp bậc quân hàm Hệ số lương Mức lương đến 30/6/2023
(Đơn vị: VNĐ)
Mức lương từ 1/7/2023
(Đơn vị: VNĐ)
Đại tướng 10,40 15.496.000 18.720.000
Thượng tướng 9,80 14.602.000 17.640.000
Trung tướng 9,20 13.708.000 16.560.000
Thiếu tướng 8,60 12.814.000 15.480.000
Đại tá 8,00 11.920.000 14.400.000
Thượng tá 7,30 10.877.000 13.140.000
Trung tá 6,60 9.834.000 11.880.000
Thiếu tá 6,00 8.940.000 10.800.000
Đại úy 5,40 8.046.000 9.720.000
Thượng úy 5,00 7.450.000 9.000.000
Trung úy 4,60 6.854.000 8.280.000
Thiếu úy 4,20 6.258.000 7.560.000
Bảng lương sĩ quan quân đội từ tháng 7/2023
Bảng lương sĩ quan quân đội từ tháng 7/2023

Tiền lương, phụ cấp, nhà ở đối với sĩ quan Quân đội nhân dân thế nào?

Tại Điều 31 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 2008) quy định về tiền lương, phụ cấp, nhà ở và điều kiện làm việc đối với sĩ quan tại ngũ như sau:

1. Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định;

Bảng lương của sĩ quan căn cứ vào cấp bậc quân hàm và chức vụ được quy định phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt;

Thâm niên tính theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ.

Sĩ quan được hưởng phụ cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp, trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;

2. Đủ tiêu chuẩn, đến thời hạn xét thăng quân hàm nhưng đã có bậc quân hàm cao nhất của chức vụ đang đảm nhiệm hoặc đã có bậc quân hàm Đại tá, cấp tướng 4 năm trở lên mà chưa được thăng cấp bậc quân hàm cao hơn thì được nâng lương theo chế độ tiền lương của sĩ quan;

3. Giữ nhiều chức vụ trong cùng một thời điểm thì được hưởng quyền lợi của chức vụ cao nhất và phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo theo quy định của pháp luật;

4. Khi được giao chức vụ thấp hơn chức vụ đang đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 21 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam thì được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ;

5. Khi có quyết định miễn nhiệm chức vụ thì được hưởng các quyền lợi theo cương vị mới;

6. Được bảo đảm điều kiện để thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

7. Được bảo đảm nhà ở, đăng ký hộ khẩu theo quy định của Chính phủ.

Tiền lương quân đội sẽ được xây dựng theo chức vụ, chức danh, cấp bậc quân hàm

Liên quan đến cải cách chính sách tiền lương, phụ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, Bộ Quốc phòng đã trả lời kiến nghị của cử tri về nội dung: “Điều chỉnh mức lương đối với cán bộ, chiến sĩ quân đội, quân nhân chuyên nghiệp, bảo đảm tiền lương có tính ưu đãi tương xứng với mức độ đặc thù của quân đội” và nội dung: “Chuyển đổi hình thức trả lương theo cấp bậc quân hàm và phụ cấp chức vụ sang trả lượng theo vị trí, chức vụ và phụ cấp quân hàm, phù hợp với chủ trương của Đảng và Nhà nước”.

Theo đó, thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, Ban Chỉ đạo cải cách chính sách tiền lương lực lượng vũ trang đã nghiên cứu, đề xuất xây dựng bảng lương mới đối với các đối tượng trong Quân đội theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Trong đó, tiền lương của sĩ quan Quân đội sẽ được xây dựng theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm phù hợp với Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được sửa đổi, bổ sung.

Bên cạnh đó, các chế độ phụ cấp nói chung cũng được nghiên cứu cải cách cho phù hợp với thực tiễn.

Riêng đối với các đối tượng trong Quân đội được thực hiện chế độ phụ cấp đặc thù quân sự và được nghiên cứu điều chỉnh theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng, tăng mức hưởng để bảo đảm tương xứng với tính chất, hoạt động đặc thù trong Quân đội.

Nghiên cứu, cải cách các chế độ phụ cấp theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW

Đối với nội dung: “Có chế độ, chính sách đồng bộ với những người công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo; chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao”:

Các đối tượng trong Quân đội công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo đang được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của Nhà nước như: Phụ cấp đặc biệt, phụ cấp khu vực, phụ cấp thu hút…

Hiện nay, Bộ Quốc phòng đang phối hợp với các Bộ, ngành của Nhà nước nghiên cứu, cải cách các chế độ phụ cấp theo tinh thần Nghị quyết số 27-NQ/TW.

Trong đó, chế độ phụ cấp đối với đối tượng công tác ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo sẽ được nghiên cứu để điều chỉnh theo hướng mở rộng đối tượng được hưởng và tăng mức hưởng, góp phần ổn định cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển đảo yên tâm công tác, phục vụ lâu dài trong Quân đội.

Bộ Quốc phòng nêu rõ: Thông qua việc cải cách chính sách tiền lương sẽ góp phần đáp ứng được yêu cầu về thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao vào phục vụ trong Quân đội.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 1 đại đội có bao nhiêu người. Mọi thông tin trong bài viết 1 đại đội có bao nhiêu người? Các đại đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (127 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button