Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) SGK Ngữ văn 8 Cánh diều
Chuẩn bị
(trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Đọc trước văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư), tìm hiểu thêm những văn bản nghị luận viết về tác phẩm Nắng mới.
Hướng dẫn giải:
Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm những văn bản viết về tác phẩm Nắng mới
Lời giải:
Một số văn bản nghị luận về tác phẩm Nắng mới:
https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/nang-moi-thi-pham-hay-ve-nguoi-me-709974
https://sachgiai.com/Toan-hoc/binh-giang-bai-tho-nang-moi-cua-luu-trong-lu-13976.html
Đọc hiểu 1
Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Người viết đã bàn về những yếu tố nào của bài thơ ở phần (1)?
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ phần (1)
Lời giải:
Người viết đã bàn về những yếu tố: mô típ bài thơ.
Đọc hiểu 2
Câu 2 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nội dung của các phần (2) và (3) đã làm rõ cho nhan đề của văn bản như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ phần (2), (3)
Lời giải:
Nội dung chính trong bài ở các mục 2, 3 góp phần cụ thể hóa nội dung phần đề cập ở nhan đề bài thơ. Người viết mở ra cho người đọc một cái nhìn cụ thể, chi tiết, để từ đấy, hiểu hơn về cụm từ “nắng mới” trong bài thơ.
Đọc hiểu 3
Câu 3 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Phần (5) đã khái quát vấn đề nghị luận như thế nào?
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ phần (5)
Lời giải:
Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng.
CH cuối bài 1
Câu 1 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là gì? Những yếu tố nào giúp người đọc có thể xác định nhanh vấn đề ấy?
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là làm rõ chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư.
Nhan đề là yếu tố giúp người đọc có thể xác định nhanh vấn đề ấy.
CH cuối bài 2
Câu 2 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hệ thống luận điểm của bài viết được triển khai như thế nào (chú ý tới nhan đề, bố cục bài viết, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng cho từng luận điểm)?
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
– Nhan đề bao quát nội dung toàn bài.
– Bố cục bài viết:
+ Phần 1: Hồn thơ trong bài thơ Nắng mới.
+ Phần 2: Chi tiết “Nắng mới” và cái “áo đỏ” trong bài thơ Nắng mới.
+ Phần 3: Nét cười trong bài thơ Nắng mới.
+ Phần 4: Khái quát lại nội dung toàn bài.
Luận điểm |
Lí lẽ |
Bằng chứng |
Nắng mới đã hội tụ được những vẻ đẹp nơi tâm hồn thơ Lưu Trọng Lư: thành thực phiêu lưu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên mặt giấy. |
Nắng mới đã rọi vào cái tình cảm muôn thuở mà bao giờ cũng mới mẻ. |
– Mô típ bài thơ. – Chủ thể trong bài thơ. |
Hai chữ “nắng mới” vừa ghi nhận một thời điểm đặc biệt trên dòng chảy thời gian vừa diễn tả không gian. |
Thời điểm ấy…..mung lung đến thế. |
Phân tích khổ thơ hai khổ thơ: “Mỗi lần nắng mới hắt bên song… những ngày không.”; “Tôi nhớ mẹ tôi…trước giậu phơi.” |
Mẹ là tâm điểm của nỗi nhớ về tuổi thơ trong nắng mới, là nét son trong “những ngày không” đi suốt cuộc đời với nhà thơ. |
Dáng vào ra của mẹ…đa cảm. |
– Phân tích khổ thơ “Hình dáng mẹ…giậu thưa. – So sánh với bài thơ của Hoàng Cầm. |
CH cuối bài 3
Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Những nhận xét sau đây nói về cách thức thể hiện của văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) là đúng hay sai? Vì sao?
a. Bố cục văn bản mạch lạc, lô gic, giúp cho người đọc tiện theo dõi
b. Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu)
c. Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm
d. Sử dụng đa dạng các phép tu từ tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính biểu cảm cho văn bản
Hướng dẫn giải:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải:
a. Đúng. Bài chia làm các luận điểm cụ thể, lí lẽ, dẫn chứng đầy đủ giúp người đọc dễ dàng theo dõi.
b. Đúng. Ở mỗi luận điểm, tác giả đều trích dẫn các câu thơ cụ thể và phân tích cúng nhằm làm sáng tỏ luận điểm. Trong mỗi bài luận điểm đều để ý phân tích các chi tiết, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ.
c. Đúng. Có so sánh với thơ của Hoàng Cẩm.
d. Sai. Bài phân tích ít sử dụng các biện pháp tu từ.
CH cuối bài 4
Câu 4 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
So với khi đọc bài thơ Nắng mới (Bài 2), văn bản nghị luận này giúp em có thêm hiểu biết gì về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ?
Hướng dẫn giải:
Trả lời theo ý hiểu
Lời giải:
Sau khi đọc văn bản nghị luận này, em thấy mình hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Nắng mới đồng thời thấy rõ hơn tài năng của nhà thơ Lưu Trọng Lư.
CH cuối bài 5
Câu 5 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Hãy nêu đoạn văn mà em thích nhất trong bài nghị luận văn học này và trình bày lí do yêu thích.
Hướng dẫn giải:
Chọn ra đoạn văn mà em thích nhất
Lời giải:
Đoạn văn mà em thích nhất là “Ai từng ở …ngoài nội”. Vì đoạn trích đã phân tích chi tiết khổ thơ “Mỗi lần…những ngày không”, làm nổi bật lên cái tĩnh lặng của làng quê vào buổi trưa, cái nhịp điệu nhẹ nhàng của bài thơ qua việc phân tích từ ngữ, giọng điệu thơ. Đoạn văn này cũng có sự so sánh, mở rộng với các tác phẩm khác giúp bài phân tích trở nên sinh động, thú vị hơn.
Bài đọc
>> Xem chi tiết: Văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư)
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Soạn Văn 8 Cánh diều
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)