Suy nghĩ về sự kì diệu của trái tim lớp 12 chọn lọc hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành bài tập tốt của mình.
Đề bài: Nghị luận về ý kiến Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình
Dàn ý Nghị luận về ý kiến Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình
1. Giải thích:
Bạn đang xem: Nghị luận về ý kiến Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình
– “Thợ rèn”: người tạo tác từ những chất liệu cứng rắn thành những vật dụng hữu ích và chắc chắn.
“Thợ rèn số phận của chính mình”: là cách nói hình ảnh, nhằm khẳng định vai trò chủ động, quyết định của mỗi con người với vận mệnh của bản thân thông qua việc cố gắng, nỗ lực và rèn luyện.
2. Bàn luận:
– Con người có thể là “thợ rèn số phận của chính mình” vì cổ nhân có câu: “Gieo suy nghĩ, gặt hành động; gieo hành động, gặt thói quen; gieo thói quen, gặt tính cách; gieo tính cách, gặt số phận”. Chính con người được phép lựa chọn cách mình suy nghĩ theo hướng tích cực hay tiêu cực, đúng đắn hay sai lầm, con người cũng là chủ thể của những hành động để tạo ra những đổi thay trong cuộc sống, chính những hành động lặp đi lặp lại đó của họ sẽ tạo nên tính cách và quyết định tới vận mệnh trong cuộc đời của họ.
– Để có thể trở thành “thợ rèn số phận của chính mình”, con người cần phải có ý thức và bản lĩnh, không phó mặc cho sự xô đẩy của hoàn cảnh, không đổ lỗi cho các yếu tố khách quan, học cách tự nhận trách nhiệm, dũng cảm đối mặt với những khó khăn, thử thách, những sai lầm, hạn chế của bản thân để nỗ lực vươn lên và rèn luyện.
– Tuy nhiên, chúng ta cũng không phủ nhận sự tác động của các yếu tố khách quan tới số phận của mỗi con người, vấn đề là con người cần học cách thích nghi, khắc phục và chuyển hóa các yếu tố đó theo hướng tích cực.
3. Bài học nhận thức và hành động.
– Câu nói trên có tác dụng cổ vũ con người vươn lên kiến tạo cuộc đời mình, vượt qua nghịch cảnh của số phận; thức tỉnh trách nhiệm của con người với bản thân. Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó.
– Phê phán những người luôn tìm cách thoái thác trách nhiệm và đổ lỗi cho khách quan, ngoại cảnh; ngợi ca những con người có kỷ luật và nghiêm khắc rèn luyện bản thân, chủ động kiến tạo vận mệnh cuộc đời mình.
– Liên hệ bản thân, rút ra bài học.
Nghị luận về ý kiến Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình
Có bao giờ ta tự hỏi chính mình, tại sao những gì ta nhận được ở hiện tại lại không bằng những người khác, họ bằng tuổi ta, nhưng lại đạt được vô số những thành tích mà ta phải mơ ước? Thực ra, cuộc sống chính là vậy, mỗi người có cuộc sống riêng và chẳng ai đảm nhận số phận cho ai cả. Bạn làm gì ở quá khứ sẽ quyết định đến hiện tại và tương lai của bạn. Vì thế mới có câu nói: “Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình”
Có người từng nói, đại ý, nếu bạn sinh ra đã nghèo, đó không phải lỗi của bạn. Nhưng đến 30 tuổi bạn vẫn nghèo, đó chắc chắn là lỗi của bạn. Không sai, con người ta sinh ra vốn không được phép chọn hoàn cảnh địa vị xã hội, vì vậy cũng không thể mong muốn nhiều hơn những gì mà mình được tạo hóa ban tặng ngay từ nhỏ. Nhưng số phận mỗi con người sẽ là do mình tự quyết khi chúng ta bắt đầu lớn lên, tự thân lập nghiệp và sống con đường riêng của mình. Vì thế mới nói: “Ai cũng là thợ rèn số phận riêng của chính mình” thợ rèn là người làm nghề liên quan đến các vật dụng, dụng cụ công cụ được sản xuất bằng kim loại. Chịu đựng nhiều gian khổ, vất vả, bằng tài năng và kĩ thuật, tình yêu của mình và lòng kiên trì bền bỉ mới có thể làm nên những sản phẩm đẹp và có giá trị sử dụng. Cũng hàm ý những ý nghĩa thiết thực và sâu xa như vậy, nên mỗi người trong cuộc sống, không ai có số phận sung sướng nếu không như người thợ rèn kia. Phụ thuộc người thợ rèn kia phải có trình độ, có sự chăm chỉ cần cù, nhẫn nại mới có thể làm ra sản phẩm đẹp, mới cả thể khiến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn, và sung sướng sau này. Vì vậy mỗi người trong cuộc sống phải trải qua những vất vả, gian nan và nỗ lực hết sức mình, kiên trì làm nên số phận, ý nghĩa cuộc sống, hạnh phúc của chính mình. Mỗi mình phải cố gắng tự làm mới mình để cuộc đời mình thêm giá trị và để sống tốt và hữu ích hơn nữa. Cuộc đời không dài, vì thế con người không thể nhu nhược đối với bản thân, mà phải biết làm chủ số phận của mình. Có nhiều bạn trẻ ngay từ khi còn nhỏ, đã không chịu học tập chăm chỉ, làm lụng, lớn lên cuộc sống gặp nhiều bế tắc, khó khăn, và rốt cuộc là nản chí, làm những công việc nặng nhọc, khiến cuộc sống trở nên vất vả hơn rất nhiều. Tuy nhiên lại có những bạn trẻ, cố gắng học tập siêng năng, cần mẫn từ nhỏ, lại có một tinh thần ý chí viết vươn lên hoàn cảnh, nên dù sinh ra trong một gia đình nghèo khó nhưng rốt cuộc lại có một cuộc sống đủ đầy hạnh phúc, do chính mình làm ra và sống trọn vẹn ý nghĩa với những đam mê, khát khao của chính bản thân mình. Những người như vậy đã là người thợ rèn cực kì thành công, và họ xứng đáng nhận được những thành quả như vậy. Ví như chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu không nhờ tinh thần thép, có lẽ Bác đã không tìm ra con đường cứu nước cho nhân dân, và có lẽ ngày hôm nay ta cũng không biết tới một vị lãnh tụ đáng kính như thế, nếu Bác không kiên trì và vượt qua khó khăn. Hay như giáo sư Nguyễn Ngọc Kí, vì bản thân gặp tai nạn, nên không thể viết được bằng tay, nhưng nhờ sự cố gắng nỗ lực phi thường, nay đã trở thành một tấm gương tiêu biểu cho thế hệ trẻ noi theo.
Câu nói: “Ai cũng là thợ rèn số phận riêng của mình” quả thực rất có ý nghĩa đối với mỗi cá nhân. Có những người suốt ngày chỉ biết than thân trách phận và đi ghen tị với những gì người ta có, nhưng không hề biết đằng sau đó là cả một quá trình người khác phấn đấu không biết mệt mỏi và không ngơi nghỉ một phút nào. Bất kì người thợ rèn nào chăm chỉ đều gặt hái được những thành công, có thể còn ngoài mong đợi của bản thân. Con người từ nhỏ đến lớn, phải chịu nhiều tác động từ môi trường bên ngoài, nhưng số phận và tương lai lại phụ thuộc chính bởi suy nghĩ, hành động và mục đích sống của riêng mỗi người. Người chấp nhận thử thách, chấp nhận khó khăn, cái nóng bỏng của cuộc sống, thì sẽ gặt hái được những điều tương xứng với những gì mình bỏ ra, người không dám chấp nhận, nhát gan và luôn thụ động, chờ đợi kết quả có sẵn thì mãi mãi phụ thuộc vào cuộc sống của người khác, và trở thành một con rối của xã hội.
Mỗi người có một số phận riêng, số phận ấy phụ thuộc vào cách chúng ta làm ra điều đó như thế nào ở hiện tại. Vì vậy những gì buồn đau ở quá khứ hãy bỏ qua, làm động lực để ta phấn đấu tốt nhất ở hiện tại. Đừng trở thành một người thợ rèn tham lam, độc ác, bị mờ đi vì vật chất, vì ác giả ác báo, số phận sẽ định đoạt từ chính những gì ta làm.
Câu nói trên thật đúng, xã hội càng phát triển thì con người càng phải rèn luyện mình nhiều hơn. Việc tự rèn luyện mình, tự đổi mới để trở thành người có ích và hạnh phúc là điều cực kì cần thiết. Và cần tu dưỡng rèn luyện mình ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, thì sẽ là người thợ rèn tốt cho số phận của chính mình.
Trên đây là nội dung bài học Nghị luận về ý kiến Ai cũng là thợ rèn số phận của chính mình do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Học tập
- Cảm nhận của anh (chị) về vùng đất và con người miền cực nam của Tổ quốc qua truyện ngắn Bắt sấu rừng U Minh Hạ lớp 12 (9 Mẫu)
- Anh (chị) hãy bày tỏ quan điểm của mình về ý kiến của nhà văn Pháp La Bơ-ruy-e: “Khi một tác phẩm nâng cao tinh thần ta lên và gợi cho ta những tình cảm cao quý và can đảm, không cần tìm một nguyên tắc nào để đánh giá nó nữa: đó là một cuốn sách hay và do một nghệ sĩ viết ra” lớp 12 (10 Mẫu)
- Buy-phông, nhà văn Pháp nổi tiếng, có viết: “Phong cách chính là người”. Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? lớp 12 (12 Mẫu)
- Một trong những bức thư luận bàn về văn chương, Nguyễn Văn Siêu có viết: “Văn chương […] có loại đáng thờ, có loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương. Loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người. Anh chị hãy phát biểu ý kiến của mình về quan niệm trên lớp 12 (7 Mẫu)
- Viết bài văn trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận, theo chủ đề: một tác phẩm văn học mới ra đời và đáng được nhiều người quan tâm bàn luận lớp 12
- Viết bài văn nghị luận trong đó vận dụng tổng hợp ít nhất ba thao tác lập luận khác nhau lớp 12 (3 Mẫu)