Tổng hợp

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Sự tích về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Theo Phật Giáo Đông Á, Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong những vị Bồ Tát được nhiều người biết đến và tôn thờ. Ngài là người cứu độ cho tất cả chúng sinh ở trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi mà Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và cho tới khi Bồ Tát Di Lặc hạ sinh. Địa Tạng Vương nguyện sẽ không chứng Phật quả nếu như dưới địa ngục vẫn chưa trống rỗng. Do đó Ngài còn được mệnh danh là một Bồ Tát của chúng sinh khi ở dưới địa ngục hay còn được xem là giáo chủ của cõi U Minh.

Nếu xét theo văn hóa tại Nhật Bản, Địa Tạng Vương được xem như là bùa hộ mệnh của trẻ em. Ngài sẽ bảo vệ cho mọi vong linh của trẻ em hay bảo vệ cho những bào thai được xem là yếu ớt nhất. Địa Tạng Vương xuất hiện sẽ giúp an ủi và giảng giải cho các trẻ em, tạo công đức để trẻ em bước qua sông và được đầu thai thành kiếp khác.

Bạn đang xem: Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Sự tích về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Sự tích về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương bồ tát là một trong sáu vị Bồ tát quan trọng của Phật Giáo Đại Thừa. Năm vị còn lại gồm Quán Thế Âm Bồ tát, Đại Thế Chí Bồ tát, Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Phổ Hiền Bồ tát và Di Lặc Bồ tát. Trong các tài liệu Phật giáo có đoạn viết rằng, khi Đức Phật Thích Ca ở cung Trời Đao Lợi, Ngài đã ân cần dặn Ngài Địa Tạng rằng sau khi Ngài viên tịch đến khi Phật Di Lặc giáng sanh thì Ngài Địa Tạng phải đảm nhận trọng trách độ hóa chúng sinh của thế giới Ta Bà. Địa Tạng Bồ Tát đã cam kết sẽ vì chúng sinh trong lục đạo mà hết sức độ hoá, giải thoát hết họ.

Về tiền thân của Ngài Địa Tạng, theo Kinh Địa Tạng Bồ tát thì Ngài có bốn tiền thân.

  • Trong vô lượng kiếp trước, Ngài là một vị Trưởng giả, được Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai chỉ dạy, Ngài đã phát lời nguyện rằng sẽ vì chúng sanh trong lục đạo bày giảng nhiều phương tiện để họ thoát khỏi khổ nạn rồi mới chứng thành Phật quả.
  • Ở thời đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Ngài là một người nữ thuộc dòng dõi Bà La Môn. Mẹ cô là một người đã tạo nhiều ác nghiệp, không tin vào nhân quả nên sau khi chết bị đoạ vào địa ngục. Để giải tìm đường giải thoát cho mẹ, cô đã làm vô số điều lành, đem công đức hồi hướng cho mẹ và mong được sự giúp đỡ của Đức Phật. Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai cho biết mẹ cô đã được thoát khỏi cảnh khổ nơi địa ngục và vãng sanh về cõi trời.
  • Ở thời Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, Ngài Địa Tạng Vương vốn là một vị vua hết mực yêu thương dân chúng. Ngài đã phát nguyện rằng Ngài sẽ độ hết những kẻ tội khổ được chứng quả Bồ đề nếu không nguyện không thành Phật.
  • Ở thời Phật Liên Hoa Mục Như Lai, Ngài là một hiếu nữ có tên là Quang mục. Mẹ nàng Quang Mục là người rất ác, đã tạo vô số ác nghiệp nên bà bị đọa vào địa ngục. Sau khi nàng biết mẹ mình đang chịu khổ ở địa ngục, nhờ phúc duyên cúng dường một vị A La Hán, nàng đã vâng theo lời dạy mà phát tâm đắp vẽ sơn thếp hình ảnh Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai và thành tâm tụng niệm danh hiệu Phật để nhờ cứu độ mẹ mình. Phật cho biết rằng mẹ nàng đã thoát khỏi cảnh địa ngục, được thác sanh vào nhà một đầy tớ trong nhà nàng và còn chịu quả báo là sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, bị chết yểu… Vì lòng hiếu thảo, thương mẹ và lòng thương với chúng sinh, nàng Quang Mục đã phát nguyện cứu vớt chúng sinh thoát khỏi ba ác đạo và cảnh khổ ở địa ngục đến khi tất cả đều thoát khỏi cảnh khổ trở thành Phật thì Ngài mới thành Phật.

Tiền thân và đại nguyện của Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát có 4 tiền thân ứng với 4 đại nguyện. Thông tin chi tiết của từng tiền thân của Ngài đó là:

Ngài là một Trưởng giả

Trong vô lượng kiếp trước, Địa Tạng Vương có tiền thân là một vị Trưởng Giả. Với phước duyên tốt, Ngài đã được đảnh lễ và được Đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai nhận làm đệ tử và chỉ dạy.

Khi là một Trưởng giả, ngài đã có đại nguyện đó là cho tới đời vị lai, ngài sẽ hy sinh vì tất cả chúng sinh lầm than, đau khổ. Ngài trực tiếp giảng dạy với nhiều cách khác nhau hy vọng chúng sanh sẽ được giải thoát. Sau khi đại nguyện này thành hiện thực Ngài sẽ được chứng thành Phật Quả.

Ngài là một nữ nhân

Ở thời đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, Tiền thân của Địa Tạng Vương còn được biết tới là một nữ nhân thuộc vào dòng dõi của bà La Môn. Nữ nhân này là người mang nhiều phức đức và sự oai lực. Thế nhưng mẹ của nữ nhân vì không tin tưởng vào luật nhân quả nên bà đã gây ra nhiều ác nghiệp và lúc chết đã bị đày xuống địa ngục.

Để bày tỏ được sự hiếu thảo của mình, người nữ nhân này đã mang hết điều lành của mình và làm công đức nhằm hồi hướng cho mẹ. Cô cũng đã không quên cầu nguyện cho Đức Phật có thể cứu được mẹ mình. Nhờ vào tấm lòng thành kính và các công đức đó, Phật Giác Hoa Định Tự Tại cũng đã báo cho nữ nhân này biết rằng mẹ cô đã thoát được khỏi cảnh địa ngục và hiện đã vãng sanh để về với cõi trời.

Khi là nữ nhân, đại nguyện của Địa Tạng Vương đó là cô nguyện hy sinh vì những chúng sanh đã mắc tội lỗi để lập ra nhiều phương chước giúp cho các chúng sanh có thể được giải thoát.

Ngài là một thiếu nữ Quang Mục

Theo đời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lại, tiền thân của Địa Tạng Vương Bồ Tát chính là một thiếu nữ và có tên là Quang Mục. Cô là một con người hiền lành và có nhiều phước đức. Mẹ của cô lại là người hay làm những việc ác nên sau khi bà mất đã bị đày xuống địa ngục.

Thiếu nữ Quang Mục rất thương và nhớ mẹ. Do đó để bày tỏ được tấm lòng hiếu thảo của mình cô đã không ngừng tạo ra những công đức để hồi hướng cho mẹ của mình. Một vị A La Hán cũng đã cho cô biết rằng mẹ của cô đã được thoát ra khỏi địa ngục và được sinh vào cõi người. Tuy nhiên bởi mẹ của cô làm quá nhiều điều ác nên khi sinh vào cõi người vẫn phải chịu quả báo và phải bị sinh ra trong một gia đình nghèo khó, hèn nhục hoặc chết yểu.

Đại nguyện của Địa Tạng Vương khi là thiếu nữ Quang Mục đó là phát nguyện cứu vớt cho chúng sinh đến trăm nghìn muôn ức kiếp. Ngài nguyện có thể đưa những chúng sanh đang bị đày ở địa ngục được thoát ra khỏi chốn ác đạo. Cô nguyện khi nào những chúng sanh mắc tội quả báo thành phật cả rồi thì mới thành bậc Chánh Giác.

Ngài là một vị vua

Địa Tạng Vương Bồ Tát còn là một vị vua và đây là vua thuộc vào thời Đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai. Vị vua này có một tấm lòng nhân ái, luôn yêu thương và giúp đỡ dân chúng… Chúng sanh ở thời vị vua này lại tạo ra rất nhiều ác nghiệp nên ngài đã phát đại nguyện đến với Đức Phật đó là nguyện cho những kẻ tội khổ đều có được sự an vui.

Sự tích về Địa Tạng Vương Bồ Tát
Sự tích về Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trên linh thú nào?

Đề Thính là một con chó luôn theo suốt Địa Tạng Vương Bồ Tát từ lâu đời nay. Cho tới khi được trở thành Phật thì ngài vẫn luôn cưỡi trên lưng của nó và được xem như lĩnh thú hỗ trợ đắc lực cho Địa Tạng Vương trong việc cứu độ chúng sinh.

Đề Thính được miêu tả rất mạnh mẽ. Trước khi được trở thành linh thú cho Địa Tạng Vương thì nó có khả năng nghe được mọi điều xung quanh và biết được đó là điều thật, giả, tốt xấu ra sao. Nó sẽ giúp cho Địa Tạng Vương có thể dễ dàng hơn khi phân biệt các điều tốt xấu.

Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải Đường Tam Tạng không?

Có rất nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Đương Tam Tạng hay không. Đồng thời vẫn còn có nhiều người nhầm lẫn hai người này là một. Bởi hiện các bức tượng của Địa Tạng Vương và Đường Tam Tạng được khắc họa có đôi nét giống nhau và pháp danh của hai Ngài nghe cũng dễ gây nhầm lẫn.

Câu trả lời cho thắc mắc trên đó là Địa Tạng Vương Bồ Tát không phải Đường Tam Tạng. Hai vị Bồ Tát này là hoàn toàn khác nhau và cuộc đời luân trải của hai Ngài cũng không giống nhau. Địa Tạng Vương Bồ Tát có cuộc đời đã giới thiệu chi tiết ở phần trên còn với Đường Tam Tạng thì cuộc đời luân trải của ngài lại khác.

Đường Tam Tạng hay còn được người đời gọi là Đường Tăng. Ngài đã phải trải qua 81 kiếp nạn cùng với các đồ đệ của mình đó là Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã. Ngài phải tìm đường tới Thiên Trúc, đánh đổi sinh mạng của mình để có thể thỉnh kinh Phật về quê nhà và sau mới trở thành Phật

Địa Tạng Vương Bồ Tát có thật không?

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị giáo chủ cao quý của cõi U Minh. Là một trong những vị Bồ tát quan trọng bậc nhất của Phật giáo Đại thừa. Ngài từng lập đại nguyện là tế độ cho tất cả chúng sinh chính là “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật Chúng sinh độ tận phương chứng Bồ đề”. Do đó, Ngài được “chư Phật ba đời đồng khen chuộng. Mười phương Bồ Tát chung tin tưởng” là vua trong các vị Bồ Tát.

Theo các tài liệu nghiên cứu Phật giáo cổ Ấn Độ cho thấy, tín ngưỡng thờ Bồ Tát Địa Tạng (Ksitigarbha) đã được khai sinh tại Ấn Độ vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E). Tín ngưỡng này khai sinh cùng một lúc với sự phát triển của khuynh hướng Phật giáo, mà cụ thể chính là Bồ Tát Địa Tạng cũng như những kinh sách liên quan đến Ngài đã được đưa vào chương trình học, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo – đại học nổi tiếng Nalanda của xứ Ma Kiệt Đà. Do đó, Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát có thật trong lịch sử.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là nam hay nữ?

Cũng vậy, ngài Địa Tạng Bồ Tát cũng trải qua nhiều kiếp số, có kiếp người là thân nữ, có kiếp là thân nam, có kiếp lại làm vua,… Khi ngài thành Bồ Tát Địa Tạng, ngài phát nguyện độ hết chúng sanh rồi mới trở thành Phật.

Ngài Địa Tạng vô cùng gần gũi với mọi chúng sinh từ địa ngục ngạ quỷ, súc sinh cho đến những vong linh vừa mất, ngày giỗ ông bà cha mẹ, anh chị em, lục thân quyến thuộc,… Dù ở hoàn cảnh nào, ngài cũng hết mình cứu giúp khổ nạn.

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà?

Vậy rốt cuộc thì có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà không? Câu trả lời chắc chắn là có. Việc thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà sẽ giúp quý Phật tử được nương nhờ vào sự đại bi của Ngài. Được nương vào Ngài mà học theo công hạnh của Ngài.

Và khi học theo công hạnh Địa Tạng Vương Bồ Tát, một cứu độ hết thảy chúng sanh thì tâm của quý vị sẽ bớt phiền não, chuyển thức thành trí, sớm ngày đắc Phật quả. Quý Phật tử nên hiểu và thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà, thờ Ngài ngoài việc được học theo hạnh độ của Ngài còn được Ngài phụ hộ giúp xua đuổi những vong linh quấy phá.

Một số lợi ích khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà:

  • Đối với cuộc sống hiện tại, nếu quý vị thành tâm nguyện cầu, tụng niệm danh hiệu Ngài sẽ được ban cho trí hệ lớn, những ước nguyện sớm ngày đạt được thành tựu. Bản thân cũng như gia đình sẽ được tiêu trừ hoạn nạn, tội chướng lẫn bệnh tật. Được Địa Tạng Vương Bồ Tát phù hộ tai qua nạn khỏi.
  • Đối với kiếp sau, khi thờ Địa Tạng Bồ Tát sẽ được Ngài phù hộ, kiếp sau tránh được khỏi thân nữ, được thân xinh đẹp, thoát khỏi kiếp nô lệ. Cuộc sống của kiếp sau sẽ an nhàn, sung túc, nghèo hèn tự đi xa.
  • Với những người sắp lâm chung, tụng kinh Địa Tạng và làm điều thiện sẽ giúp họ kéo dài thời gian sống. 49 ngày sau khi mất thường xuyên tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp người quá cố sớm ngày siêu thoát.
  • Với những người đã quá vãng, thờ Địa Tạng Vương thì sẽ được siêu độ, gặp lại được người thân đã mất. Trong giấc ngủ thường gặp ma quỷ, người lạ, ác mộng, thì chí tâm tụng Địa Tạng Kinh sẽ được Ngài phù hộ cho an lành.

Cách Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà quý Phật tử cũng nên lưu ý một số điều.

Về tượng Phật, quý vị Phật tử nên chọn những tôn tượng Địa Tạng Bồ Tát có diện mạo cân đối, gương mặt toát lên được sự từ bi hỷ xả. Không chọn những tôn tượng có khuôn mặt cau có, hay những bức tượng sứt mẻ, không hoàn thiện. Vì đây là điều thể hiện sự bất kính đối với Đức Phật.

Trước khi thờ Phật, quý vị cần phải lựa được ngày tốt. Bởi thỉnh Phật về thờ tại gia không phải chuyện đùa, việc này cần phải nghiêm túc, chấp hành đúng những lễ nghi cần thiết trước khi thờ Phật tại gia. Khi đặt Phật Địa Tạng lên bàn thờ thì không được để ngang hàng với bàn thờ gia tiên. Bàn thờ Phật phải được đặt cao hơn bàn thờ gia tiên.

Mỗi gia đình, mỗi nhà chỉ nên thờ tối đa ba vị Phật. Và các vị Phật phải được đặt ở chính giữa và ngang bằng nhau. Cách thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát không khác gì so với cách thờ những vị Phật khác. Quý Phật tử không cần quá cầu kỳ về lễ vật, chỉ cần tâm tốt, hướng thiện, hướng Phật là đủ.

Cách Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà
Cách Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Cúng dường Địa Tạng Bồ Tát

Kinh Địa Tạng chính là bộ Kinh đầu tiên Ngài Tuyên Hóa đọc được, Kinh Địa Tạng cũng là bộ Kinh đầu tiên Ngài ấy giảng và đó cũng là bộ Kinh đầu tiên Ngài ấy quỳ hành trì tụng. Ngài Tuyên Hóa từng nói: “những ai muốn thay đổi cuộc đời số mệnh của mình, những ai muốn được theo tôi qua bên Mỹ học tập ở Vạn Phật Thánh Thành dưới sự dẫn dắt của tôi, mà hiện tại chưa đủ điều kiện, chưa đủ khả năng. Học Kinh Địa Tạng, Ngài Đại Tạng sẽ gia hộ, các vị sẽ được đi theo tôi”. Quý Phật tử nào muốn thay đổi cuộc đời của mình thì hãy học thuộc Kinh Địa Tạng. Đây chính là Pháp cúng dường Địa Tạng Bồ Tát.

Những ai khuyên bảo mọi người theo Ngài Địa Tạng chính là Pháp cúng dường Ngài Địa Tạng. Pháp cúng dường lớn hơn những vật cúng dường gấp trăm ngàn lần. Học 1 phẩm Kinh Địa Tạng cũng là Pháp cúng dường Ngài Địa Tạng, chép Kinh Địa Tạng cũng chính là Pháp cúng dường Ngài Địa Tạng.

Khi con người mất đi, đọa xuống địa ngục, bị Diêm Vương kết tội. Nếu người đó từng học thuộc Kinh Địa Tạng, hay 1 phẩm hoặc 1 bài kệ trong đó thì sẽ được thả và không bị trách tội.

Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 có ghi lại rằng những người chí tâm quy y Ngài Địa Tạng từ kiếp này trở về sau vĩnh viễn không còn bị đọa vào 3 ác đạo, Ngài Địa Tạng sẽ bảo hộ cho.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai. Mọi thông tin trong bài viết Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Sự tích về Địa Tạng Vương Bồ Tát đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (6 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button