Học Tập

Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì? 

Mời các em theo dõi nội dung bài học về Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì?  do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tốt và hoàn thành tốt bài tập của mình.

Lời dẫn trực tiếp là gì?

Lời dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói, suy nghĩ của nhân vật hoặc một người nào đó. Lời dẫn trực tiếp thường được đặt trong dấu ngoặc kép. 

  • Ví dụ: Tục ngữ có câu: “Lá lành đùm lá rách”.
  • Ví dụ: Hoạ sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long)

Lời dẫn gián tiếp là gì?

Lời dẫn gián tiếp là thuật lợi lời nói hay nêu lại ý nghĩ của người hoặc nhân vật. Lời dẫn gián tiếp sẽ có những điều chỉnh thích hợp trong đoạn văn và chúng không đặt trong dấu ngoặc kép. 

Bạn đang xem: Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì? 

  • Ví dụ: Thúy Ngân bảo ngày mai bạn ấy không đến được
  • Ví dụ: Thầy giáo dặn chúng tôi về ôn bài, mai có giờ kiểm ưa.
Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì? 
Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì?

Tác dụng của lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp

Như bạn đã biết về khái niệm lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp ở trên. Dựa vào định nghĩa ta cũng nhận biết được tác dụng của mỗi loại câu này là làm gì. Cụ thể như sau:

  • Lời dẫn trực tiếp sẽ có tác dụng nhắc lại nguyên văn lời nói, ý nghĩa của người hoặc nhân vật. Chúng ta dùng lời dẫn trực tiếp để trích lại toàn bộ những gì nhân vật đã nói.
  • Lời dẫn gián tiếp sẽ có tác dụng thuật lại lời nói và ý nghĩa của người hoặc nhân vật, có điều chỉnh thích hợp trong ngữ cảnh nói. Trường hợp chúng ta muốn tường thuật lại câu chuyện có nhắc đến câu nói của người khác, bạn có thể dùng lời dẫn gián tiếp để diễn tả.

Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp

Dấu hiệu nhận biết lời dẫn trực tiếp rất đơn giản. Bạn chỉ cần quan tâm đến các đặc điểm là câu dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu 2 chấm.

Ví dụ:

  • Hôm nay Nam đến trường rất sớm, bác bảo vệ thấy thế bèn hỏi: “Sao cháu đi sớm thế?”
  • Mẹ ra ngoài và dặn lại các con: “Đừng cho bé Su ra ngoài đường nhé!”

Dấu hiệu nhận biết lời dẫn gián tiếp

Khác với lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp sẽ không được đặt trong dấu ngoặc kép mà sẽ được diễn đạt hài hòa cùng với lời văn người dẫn. Chúng ta không cần trích dẫn y nguyên lời nói của nhân vật. Thay vào đó ta có thể thay đổi, điều chỉnh phù hợp ngay lúc thuật lại.

Ví dụ:

  • Hôm nay Nam đi học rất sớm, đi đến cổng trường bèn bị bác bảo vệ hỏi rằng sao lại đi sớm thế.
  • Mẹ đi ra ngoài và dặn lại các con rằng không cho bé Su chạy ra ngoài đường.

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Trong giao tiếp hằng ngày hoặc khi kể chuyện bằng lời nói, cách dẫn trực tiếp ít được sử dụng hơn. Thay vào đó, việc dùng cách dẫn gián tiếp sẽ trở nên phổ biến và giúp người nói thể hiện được tốt câu chuyện theo cá tính của mình.

Ngược lại, trong các tác phẩm văn chương như truyện, tiểu thuyết, tác giả thường dùng các lời dẫn trực tiếp để dẫn thoại nhân vật. Các lời dẫn này được đánh dấu bằng gạch đầu dòng ở đầu mỗi câu.

Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp

Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp

Khi chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp ta sẽ phải bỏ bớt một số từ cảm thán và dấu câu “đối với văn bản viết”. Ở lời dẫn gián tiếp ta sẽ điều chỉnh một số từ ngữ cho phù hợp với ngữ cảnh nói. Ví dụ chuyển đổi câu sau từ lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp:

Có câu: “Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

– Chuyển câu gián tiếp sẽ là: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.

=> Có sự khác biệt (lược bỏ) so với câu gốc trực tiếp của chủ tịch Hồ Chí Minh, đó là loại bỏ cụm động từ  “chúng ta phải”.

Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp
Cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp

Ứng dụng thực tế lời dẫn trực tiếp và gián tiếp

Qua những thông tin về khái niệm lời dẫn trực tiếp là gì, lời dẫn gián tiếp là gì, chắc chắn các bạn đã hiểu rõ hơn về phần kiến thức này. Trong giao tiếp hằng ngày hoặc khi kể chuyện bằng lời nói thì cách dẫn trực tiếp cũng ít được sử dụng hơn. Thay vào đó, việc dùng cách dẫn gián tiếp trở nên phổ biến hơn và giúp người nói truyền đạt tốt câu chuyện theo cá tính riêng của mình.

Ngược lại, trong các tác phẩm văn chương như truyện, tiểu thuyết thì tác giả thường dùng lời dẫn trực tiếp để dẫn thoại lời nói của nhân vật. Các lời dẫn này thường được đánh dấu bằng gạch đầu dòng ở đầu của mỗi câu.

Bài tập vận dụng về lời dẫn gián tiếp, trực tiếp

Bài 1: Đọc các đoạn trích sau và trả lời câu hỏi.

a) Lão tìm lời lẽ giảng giải cho con trai hiểu. Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này, để dùi giắng lại ít lâu, xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu; chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác; làng này đã chết hết gái đâu mà sợ.

(Nam Cao, Lão Hạc)

b) Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.

(Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại).

Trong đoạn trích (a), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Nó có được ngăn cách với bộ phận đứng trước bằng dấu gì không?

Trong đoạn trích (b), bộ phận im đậm là lời nói hay ý nghĩa? Giữa bộ phận in đậm và bộ phận đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì?

Trả lời:

Trong đoạn trích (a), bộ phận in đậm là lời nói của nhân vật. Đây là nội dung của lời khuyên như có thể thấy ở từ “khuyên” trong phần lời của người dẫn. Nó không được ngăn cách với phần câu đứng trước bằng một loại dấu cụ thể nào. Trước phần này có thể đặt thêm từ rằng hoặc từ là sau từ nó.

Trong đoạn trích (b), bộ phận in đậm là ý nghĩ của nhân vật, vì trước đó có từ “hiểu”. Giữa phần ý nghĩa được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. Có thể thay từ “là” vào vị trí của từ “rằng” trong trường hợp này.

Bài 2: Tìm lời dẫn trong những đoạn trích (trích từ truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ được dẫn, là lời dẫn trực tiếp hay gián tiếp?

Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với Lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”.

Sau khi thằng con đi, lão tự bảo rằng : “Cái vườn là của con ta. Hồi còn mồ ma mẹ nó, mẹ nó cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu. Hồi ấy, mọi thứ còn rẻ cả…”

Trả lời

– Đoạn (a): Phần trong ngoặc kép

(“A! lão già… thế này à?”)

là lời dẫn trực tiếp – dẫn lời (qua ý nghĩ của nhân vật gắn cho con chó).

– Đoạn (b): Phần trong ngoặc kép

(“Cái vườn… còn rẻ cả…”)

là lời dẫn trực tiếp – dẫn ý.

Bài 3. Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xé cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn giữa dòng mà nói vọng vào:

– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang loáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

(Nguyễn Dữ, Chuyện người con gái Nam Xương)

a) Xác định lời dẫn trong đoạn văn và cho biết đó là cách dẫn nào? Vì sao?

b) Viết lại đoạn văn với cách dẫn khác.

c) Từ lời dẫn em hiểu gì về nhân vật.

d) Từ đó em hãy rút ra vai trò của lời dẫn khi xây dựng văn bản tự sự.

Bài 4. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Nghe mẹ bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

– Thì má kêu đi.

Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng:

– Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “Ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

– Cơm chín rồi!

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

a) Các lời nói của nhân vật được dẫn bằng cách nào? Giải thích

b) Viết lại đoạn văn bằng cách dẫn khác.

c) Viết một văn bản không dài quá một trang giấy có sử dụng lời dẫn trực tiếp nêu suy nghĩ về lời dặn dò của người mẹ ở đoạn kết văn bản cổng trường mở ra của Lý Lan:

– Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra.

Gợi ý

Bài 3:

Lời dẫn trong đoạn văn:

– Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Đó là cách dẫn trực tiếp vì trích nguyên văn lời nói của Vũ Nương, hình thức trình bày bằng cách xuống hàng và phía trước có dấu gạch đầu dòng.

Bài 4: Viết lại đoạn văn với cách dẫn gián tiếp:

Chàng bèn theo lời, lập một đàn tràng ba ngày đêm ở bến Hoàng Giang. Rồi quả thấy Vũ Nương ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, theo sau có đến năm mươi chiếc xe cờ tán, võng lọng, rực rỡ đầy sông, lúc ẩn, lúc hiện.

Chàng vội gọi, nàng vẫn giữa dòng mà nói vọng vào rằng nàng luôn nhớ cứu mạng của Linh Phi nên đã nguyện thề sống chết cũng không bỏ. Nàng còn nói nàng đa tạ tình cảm chân tình của Trương Sinh nhưng nàng chẳng thể trở về nhân gian được nữa.

Rồi trong chốc lát, bóng nàng loang lọáng mờ nhạt dần mà biến đi mất.

– Từ câu nói Thiếp cảm ơn đức của Linh Phi, đã thề sống chết cũng không bỏ. Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa, cho chúng ta hiểu nhiều điều về Vũ Nương:

– Tính cách, phẩm chất của Vũ nương: nàng là con người sống thuỷ chung, ân nghĩa, nhân hậu, vị tha.

– Số phận xót xa, đau đớn, bi thảm của Vũ Nương: nàng hoàn toàn bị cướp mất quyền được sống, quyền được hưởng hạnh phúc.

– Lên án, phê phán xã hội đương thời không có chỗ nương thân cho những con người tốt đẹp.

Từ đó có thể rút ra vai trò của lời dẫn khi xây dựng văn bản tự sự:

Khi xây dựng văn bản tự sự, sử dụng lời dẫn sẽ góp phần làm cho lời kể sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú cho người đọc. Qua lời dẫn cũng sẽ làm nổi bật đặc điểm, tính cách nhân vật… trong văn bản tự sự.

Các lời nói của nhân vật được dẫn bằng cách hai cách:

– Dẫn gián tiếp lời nói của mẹ bé Thu: gọi ba vào ăn cơm.

Lời dẫn này không trích nguyên văn và không bỏ trong dấu ngoặc kép.

– Dẫn gián tiếp lời nói của bé Thu: – Vô ăn cơm!, “Ba vô ăn com”, – Cơm chín rồi!

Các lời dẫn này được trích nguyên văn, bỏ trong dấu ngoặc kép hoặc phía trước có dấu gạch đầu dòng.

Viết lại đoạn văn bằng cách dẫn khác:

Nghe mẹ bảo: “con gọi ba vào ăn cơm” thì nó bảo má nó kêu. Mẹ nó nổi giận quơ đũa bếp doạ đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trổng, nó chỉ gọi kêu vô ăn com. Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi anh vô ăn com. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra thông báo com đã chín rồi!

Yêu cầu về kĩ năng:

– Bài viết có kết cấu ba phần: mở bài, thân bài, kết bài dài không quá một trang giấy; có văn phong nghị luận xã hội; có sử dụng lời dẫn trực tiếp (chú ý cách trình bày lời dẫn).

– Yêu cầu về kiến thức: Bài viết hướng đến những nội dung sau:

– Đây là lời dặn dò, cũng là lời động viên khích lệ của người mẹ dành cho con mình trong ngày đầu tiên đi học.

– Được đến trường là một niềm hạnh phúc. Nơi đây là một thế giới với bao điều kì diệu: thế giới của tình yêu thương, của tri thức, của ước mơ khát vọng…

***

Trên đây là nội dung bài học Lời dẫn trực tiếp là gì? Lời dẫn gián tiếp là gì?  do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn và tổng hợp. Hy vọng sẽ giúp các em hiểu rõ nội dung bài học và từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình. Đồng thời luôn đạt điểm cao trong các bài thi bài kiểm tra sắp tới. Chúc các em học tập thật tốt.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập

5/5 - (10 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button