Nhân sinh quan là gì? Nhân sinh quan người Việt

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Nhân sinh quan là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Nhân sinh quan là gì?

Nhân sinh quan là một phạm trù dùng để chỉ những quan niệm, quan điểm mang tính định hướng của con người về mối quan hệ của họ với gia đình, xã hội và môi trường tự nhiên.

Có rất nhiều cách phân chia các loại hình của nhân sinh quan, có thể phân chia từ góc độ nhân sinh quan cá nhân hay nhân sinh quan cộng đồng, có thể phân chia dựa trên vai trò của nhân sinh quan (tích cực hay tiêu cực), hoặc có thể phân chia theo trình độ nhận thức và tư duy của con người.

Tiếp cận từ cách phân chia dựa trên vai trò của nhận thức và lý tính, chúng tôi nhận thấy, trong quá trình phát triển của mình, nhân sinh quan tồn tại dưới ba hình thức cơ bản: nhân sinh quan thần thoại, nhân sinh quan tôn giáo, nhân sinh quan triết học.

Nhân sinh quan là một khái niệm thuộc phạm trù triết học, có rất nhiều quan điểm, trường phái khái nhau giải thích về khái niệm nhân sinh quan. Trong phạm vi bài viết này, tôi sẽ đề cập đến khái niệm nhân sinh quan và quan niệm về nhân sinh trong triết học phật giáo.

Nhân sinh quan là gì?
Nhân sinh quan là gì?

Trước hiết chúng ta hãy tiếp cận đến khái niệm về “nhân sinh”. Nhân sinh là khái niệm xoay quanh cuộc sống của con người. “Nhân sinh” là từ Hán – Việt, trong đó: Nhân mang nghĩa là con người, còn sinh là sự sống. Chúng ta có thể dịch nghĩa nhân sinh chính là sự sống hay cuộc sống của con người. 

Như vậy, Từ khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu nhân sinh quan là cái nhìn về cuộc sống của con người. Cái nhìn ở đây không phải bề ngoài nói đến sự vật, hiện tượng mà nó đi khai thác cái bên trong, cái ý nghĩa nội tại của các sự vật hiện tượng trong cuộc sống của con người. Từ việc tìm ra các ý nghĩa đó, nhân sinh quan đúc kết nên quan điểm về triết lý sống, lý tưởng sống, mục đích sống của con người,… Nhân sinh quan có thể được lập thành một hệ thống, bởi nó đề cập đến nhiều vấn đề, những vấn đề này đặt trong một xã hội, chúng có sự liên kết, tác động qua lại với nhau. 

Việc nghiên cứu nhân sinh quan là nghiên cứu về con người và cuộc sống của họ. Trong đó, nghiên cứu về tư tưởng, thái độ, hành vi của con người đối với sự vật, hiện tượng xung quanh. Sự thay đổi về quan niệm nhân sinh trong từng thời đại, môi trường sống, xã hội khác nhau cũng là một phương hướng nghiên cứu khá phổ biến.

Nhân sinh quan được đề cập đến trong triết học, đặc biệt là triết học Phật giáo. Triết học Phật giáo đưa ra những quan điểm nổi bật nhất về nhân sinh quan. Nhân sinh quan Phật giáo hướng con người đến sự giải thoát khỏi nỗi khổ trong cuộc sống bằng việc đề ra nguồn gốc của sự khổ não, đưa ra phương hướng giải thoát chúng sinh ra khỏi nghiệp quả của cuộc đời.

Các khái niệm được đề cập đến trong quan niệm về nhân sinh

– Triết lý: Có nhiều quan điểm khác nhau định nghĩa về triết lý, chúng ta có thể hiểu đơn giản, triết lý là hệ thống tư tưởng của con người nhằm nghiên cứu các hiện tượng trong đời sống của con người và vũ trụ mà con người đang sinh sống. Triết lý không chỉ là sản phẩm của quá trình nghiên cứu nhân học, mà phần lớn nó được rút ra thông qua những trải nghiệm. Triết lý được đúc kết một cách ngắn gọn như một nền tảng cốt lõi, cơ bản trên cơ sở nhìn nhận những sự vật, hiện tượng trong cuộc sống. Triết lý có vai trò như kim chỉ nam cho lối sống, phương hướng hành động của một con người.

– Triết lý sống: Từ những phân tích nêu trên triết lý sống được hiểu là một quy tắc sống được rút ra từ những trải nghiệm, suy tư trong thực tiễn cuộc sống con người. Để được đưa lên làm triết lý thì quy tắc, quy luật đó phải ứng đươc với mọi trường hợp, mọi hoàn cảnh có tính chất tương tự nhau. Một người hiểu biết về triết lý sống sẽ là một người có tầm suy nghĩ sâu sắc, một người có phong cách sống thông thái.

– Lý tưởng sống, mục đích sống: Lý tưởng sống được hiểu là phương hướng, mục đích tốt đẹp mà mỗi con người muốn hướng tới.  Lý tưởng sống khác với triết lý sống ở chỗ mỗi người có một lý tưởng sống khác nhau, bởi mỗi con người đều có một mục tiêu mà mình mình hướng tới. Mục tiêu này tạo ra động lực để họ có thể cố gắng và vượt qua những vấn đề khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Các khái niệm được đề cập đến trong quan niệm về nhân sinh
Các khái niệm được đề cập đến trong quan niệm về nhân sinh

– Lối sống: Lối sống là khái niệm chỉ những nét tiêu biểu trong cuộc sống của từng người hay nhóm người trong xã hội. Những nét tiêu biểu này phải được lặp đi lặp lại trở thành một thói quen, phong cách sống. Điều này không chỉ ứng với cá nhân mà cao hơn nó còn thể hiện trong các hình thức của hoạt động sống mang giá trị phổ quát phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của một dân tộc, quốc gia hay nền văn hóa.

– Triết lý Phật giáo: Giáo lý của Phật giáo được hiểu là những học thuyết cơ bản của Phật giáo. Trong đó, Tứ thánh đế là một trong những cơ sở và tư tưởng cốt lõi trong triết lý của Phật giáo. Tứ thánh đế được hiểu là bốn chân lý lý giải về nguyên nhân và bản chất của “cái khổ” trong thế sự luận hồi. Từ đó, Phật giáo hướng con người tới những phương pháp để giải quyết hoặc giảm trừ sự đau khổ ấy.

Nhân sinh quan người Việt

Một là, đặc thù nhân sinh quan người Việt thường gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc, các triết lý nhân sinh của người Việt đều giải đáp những vấn nạn mà người Việt gặp phải trên con đường dựng nước và giữ nước của họ.

Hai là, nhân sinh quan người Việt luôn gắn liền với các điều kiện sinh tồn của họ, đó là nông nghiệp (lúa nước), nông thôn (thiết chế làng – xã) và con người (nông dân), được triển khai trong một hệ thống hoàn chỉnh trên mọi chiều kích của các mối quan hệ: lao động – sản xuất, môi trường thiên nhiên, môi trường xã hội, gia đình, dòng tộc, họ hàng…

Ba là, nhân sinh quan người Việt là mẫu số chung của phép cộng các triết lý nhân sinh của các tộc người – mà các tộc người này trong quá trình cộng cư lâu dài, đã diễn ra sự đan xen văn hóa, với dòng chủ lưu, cốt lõi là văn hóa Việt/Kinh, hấp lực các nền văn hóa của các tộc người khác xung quanh mình nhưng không phá vỡ diện mạo riêng có của nó.

Bốn là, nhân sinh quan người Việt thường được biểu đạt qua hai dòng: văn hóa dân gian (Folklore) và văn hóa bác học hàn lâm (Academic). Cả hai dòng ấy đều có sự đan xen, thẩm thấu, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo ra những giá trị và những bản sắc cho nhân sinh quan người Việt.

Năm là, thái độ trọng nghĩa – tình là truyền thống của văn hóa Việt Nam, nó được phản ánh khá đậm nét trong nhân sinh quan người Việt. Trong ứng xử, người Việt luôn nêu cao triết lý nhân nghĩa, thuỷ chung, quý trọng con người, trọng tình làng nghĩa xóm

Sáu là, vì nằm giữa hai nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ, trong quá trình phát triển, nhân sinh quan người Việt đã tiếp thu (dù cưỡng bức hay chủ động) nhiều yếu tố trong triết lý nhân sinh của hai nền văn hóa trên qua hệ thống các học thuyết triết học của nó như Phật giáo,  Đạo giáo, Nho giáo.

Nhân sinh quan người Việt
Nhân sinh quan người Việt

Khái quát về Phật giáo

Sự ra đời của Phật giáo xuất phát từ tồn tại xã hội. Cũng như quan điểm của Angghen về tốn giáo: “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào đầu óc của con người của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế”. Chính vì vậy, khi nghiên cứu Phật giáo và hệ thống tư tưởng của nó phải căn cứ vào những điều kiện kinh tế – xã hội thời điểm Phật giáo ra đời.

Người sáng lập ra Phật giáo là Thái tử Thất Đạt Đa – con trai của Vua Thịnh Phạn thuộc vùng Bắc Ấn (nay thuộc Nepan). Ông đã đi nhiều nơi, tận mắt chứng kiến đời sống cực khổ và sự bất lực của con người trong xã hội đương thời đã khiến Tất Đạt Đa có ý định từ bỏ cuộc sống giàu sang để đi tìm đạo lý cứu đời.

Cũng giống như các học thuyết phương Đông khác, Phật pháp lấy con người, giá trị con người làm đối tượng nghiên cứu và mục tiêu cuối cùng muốn hướng tới. Giáo lý Phật giáo là một hệ thống các quan niệm về nhận thức luận, thế giới quan và nhân sinh quan những yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau. Nhân sinh quan Phật giáo bắt nguồn từ thế giới quan. Tuy nhiên, mục đích của Phật giáo là thoát khổ, giải phóng con người. Chính vì thế mà Phật pháp mang giá trị nhân sinh sâu sắc.

Ra đời vào xã hội chiếm hữu nô lệ ở Ấn Độ. Sự ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng duy tâm tôn giáo và chế độ phân biệt đẳng cấp hà khắc. Căn nguyên của Phật giáo là cứu khổ cứu nạn, giải thoát con người khỏi nỗi khổ trần thế

Nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo

Nhân sinh quan Phật giáo được hiểu là hệ thống quan điểm của Phật giáo về con người, đời sống của con người. Hệ thống quan điểm về nhân sinh quan của Phật giáo chịu sự chi phối của thế giới quan và bởi các ý thức xã hội khác.

Nhân sinh quan Phật giáo đề cập đến con người và cuộc sống của con người. Trong đó, nội dung chủ yếu là xuay quanh nỗi khổ của thế gian, vấn đề giải trừ cái khổ.

– Đối với con người Phật giáo đưa ra những quan điểm về sự sống, ý nghĩa của sự sống và sinh mạng của con người.

– Đối với “cái khổ” nhân sinh quan Phật giáo đề cập đến các vấn đề sau đây:

+ Nhận thức về “cái khổ” trong thế gian;

+ Nhận thức về việc giải trừ “cái khổ” của con người;

+ Nhận thức về vấn đề lìa xa, thoát khỏi “cái khổ” của con người;

+ Răn dạy, hướng con người tới thiện tâm “cứu khổ, cứu nạn” chúng sinh.

Nhân sinh quan phật giáo về sự sống của con người

Phật giáo luôn cho rằng cuộc sống vô thường. Mọi sự vật luôn luôn biến đổi và phát triển. Nhưng mạng sống của con người có thể kết thúc bất cứ lúc nào mà ta không thể biết trước được. Mạng sống của con người theo thời gian sẽ tiến dần đến điểm kết của sự sống.

Trên thế gian này không gì là bất biến, “thế gian vô thường”, “nhân tâm vô thường”. Thế gian này không có gì là vĩnh hằng, bất biến. Mạng sống con người chỉ là một phần nhỏ trong thế gian này. Phật giáo đã sớm biết rõ điều này, đã nhận chân được cuộc đời vốn vô vọng.

Theo Phật giáo “tất cả cả các hành động, tạo tác, truy cầu ở thế gian đều là khổ”. Sinh mạng là điều đáng quý, vạn vật sinh ra đều có sứ mạng. Con người sinh ra đều có thể xác và linh hồn. Theo quan niệm phật giáo, tuy rằng sinh mạng sẽ kết thúc nhưng con người sau khi chết đi sẽ không phải là sự kết thúc. Phật giải thích quy luật sau khi chết đi của con người theo thuyết Nhân quả, Nghiệp báo, Luân hồi. Vạn vậy được kết nối nhờ nhân duyên của nhau, cứ thể tự sinh rồi tự diệt là luân hồi.

Trong đó, thân xác con người thuộc về thuyết Danh sắc, Lục đại, Ngủ uẩn trong Phật giáo. Khi con người tồn tại đều sẽ có ba hoạt động chính, trong đó:

– Các hoat động thông qua hành vi. Những hành vi này sẽ tạo ra hậu quả, Phật giáo gọi đó là thân nghiệp;

– Các hoạt động bằng lời nói, phát ngôn. Hậu quả của lời nói là khẩu nghiệp;

– Các hoạt động tạo nên do suy nghĩa của con người. Hậu quả là ý nghiệp.

Theo Luật Nhân quả tất cả các hoạt động trên xoay quanh hai phạm trù thiện và ác, điều này tạo ra nghiệp lực, báo ứng hay còn gọi là “gieo nhân nào, gặt quả nấy”. Phật còn cho rằng, con người ở kiếp này phải chịu quả báo về những việc làm ở kiếp trước của họ.

Nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo
Nhân sinh quan theo quan điểm Phật giáo

Quan niệm về “khổ” trong nhân sinh quan Phật giáo

xuyên suốt trong toàn bộ thuyết nhân sinh quan của Phật giáo đều hướng con người đến sự giải thoát khỏi nỗi khổ. Phật quan niệm “Đời là bể khổ”. Để đat được sự giải thoát, Phật giáo đề ra bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người cần phải thực hiện, đó là tứ diệu đế: Khổ đế, tập đế, diệt đế và đạo đế.

Khổ đế là một triết lý nhân sinh tương ứng với quan điểm bản chất của con người là sự “khổ”. Có thể nói, quan điểm này có phần tiêu cực. Trong đó, tất cả nỗi khổ trong cuộc đời con người được thể hiện thông qua “sinh-lão-bệnh-tử”.

Để thoát khỏi sự khổ, Phật giáo đề ra quan điểm từ bỏ “tham-sân-si” để từ bỏ điều ác, khi ấy con người sẽ thoát khỏi nghiệp quả, báo ứng từ đó giải thoát về mặt tâm hồn trước nỗi khổ của chúng sinh. Phật giáo lấy việc giải thoát đau khổ làm trọng tâm tư tưởng trong giáo lý của mình.

Không chỉ từ bỏ điều ác, Phật giáo còn đòi hỏi trách nhiệm về đạo đức làm người, không được ngơ ngác trước nỗi khổ của người khác. Phật giáo không lấy giáo lý làm trọng mà chỉ cho rằng đó là các phương tiện để đạt đến chân lý cuối cùng.

Điểm tương đồng trong quan niệm của Phật giáo với tư tưởng Mác – Lê nin là việc cũng lấy con người làm điểm xuất phát, đồng thời cũng sẽ hướng đến cuộc sống tốt đẹp cho con người.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Nhân sinh quan là gì. Mọi thông tin trong bài viết Nhân sinh quan là gì? Nhân sinh quan người Việt đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *