Học TậpKHTN 6 Chân trời sáng tạoLớp 6

KHTN 6 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Đo khối lượng | Giải Khoa học tự nhiên 6

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải KHTN 6 Bài 5: Đo khối lượng

Giải KHTN 6 trang 22

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Đo khối lượng | Giải Khoa học tự nhiên 6

Mở đầu trang 22 KHTN 6: Hai cốc giống nhau chứa cùng một thể tích chất lỏng: Một cốc chứa nước và một cốc chứa dầu ăn. Khối lượng của hai chất lỏng trong hai cốc có bằng nhau không? Làm sao để biết chính xác được điều đó?

Lời giải:

– Khối lượng của hai chất lỏng là không bằng nhau. 

– Để biết chính xác được điều đó ta cần đo khối lượng của từng chất lỏng và so sánh chúng với nhau. 

Câu hỏi thảo luận 1 trang 22 KHTN 6: Hãy kể tên những đơn vị đo khối lượng mà em biết?

Lời giải:

Một số đơn vị đo khối lượng mà em biết là: tấn (t), tạ, yến, kilogam (kg), hectogam, decagam (dag), gam(g).

Giải KHTN 6 trang 23

Câu hỏi thảo luận 2 trang 23 KHTN 6: Ngoài những loại cân được liệt kê ở các hình 5.2 a, b, c, hãy nêu thêm một số loại cân mà em biết và nêu ưu thế của từng loại cân đó. 

 Bài 5: Đo khối lương

Lời giải:

Ngoài ra, có nhiều loại cân khác nhau như:

– Cân đồng hồ: dùng để đo các vật có khối lượng nhỏ đến vừa.

Bài 5: Đo khối lương

– Cân Rôbecvan: Dùng trong phòng thí nghiệm, dùng để cân hóa chất hoặc các vật có khối lượng nhỏ.

Bài 5: Đo khối lương

– Cân điện tử: Cân điện tử có nhiều loại với GHĐ và ĐCNN khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng từ cân các vật có khối lượng rất nhỏ như cân hóa chất, cân vàng đến cân hàng hóa…

Bài 5: Đo khối lương

– Trạm cân điện tử: Dùng để đo khối lượng ô tô có tải trọng và không có tải trọng, khối lượng hàng hóa lớn như công-ten-nơ.

Bài 5: Đo khối lương

Câu hỏi thảo luận 3 trang 23 KHTN 6: Có các cân như hình 5.3, để đo khối lượng cơ thể ta nên dùng loại cân nào? Đo khối lượng hộp bút ta nên dùng loại cân nào? Tại sao?

Bài 5: Đo khối lương

Lời giải:

– Ta sử dụng cân b để đo khối lượng cơ thể và cân a để đo khối lượng hộp bút.

– Bởi vì:

+ Cân a có GHĐ là 5kg nên không thể đo khối lượng cơ thể người được.

+ Cân b có ĐCNN là 1kg nên đo khối lượng hộp bút sẽ không chính xác.

Luyện tập 1 trang 23 KHTN 6: Em hãy đọc tên loại cân dưới đây và cho biết GHĐ và ĐCNN của cân.

Bài 5: Đo khối lương

Lời giải:

– Loại cân trên là cân đồng hồ.

+ GHĐ của cân (là số lớn nhất ghi trên cân) là: 5 kg.

+ ĐCNN của cân (là khoảng cách giữa 2 vạch chia liên tiếp trên cân) là: 20 g.

Giải KHTN 6 trang 24

Câu hỏi thảo luận 4 trang 24 KHTN 6: Em hãy quan sát hình 5.4 và nhận xét về cách hiệu chỉnh cân ở hình nào thì thuận tiện cho việc đo khối lượng của vật.

Bài 5: Đo khối lương

Lời giải:

– Cách hiệu chỉnh cân ở hình 5.4a thuận tiện hơn cho việc đo khối lượng của vật vì mũi kim đang dừng ở vạch số 0.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 24 KHTN 6: Quan sát hình 5.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc khối lượng như thế nào là đúng.

Bài 5: Đo khối lương

Lời giải:

– Đặt mắt nhìn theo hướng của bạn gái là chính xác nhất để đọc khối lượng của một vật. – – Khi đọc, ta phải đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với mặt cân.

Luyện tập 2 trang 24 KHTN 6: Hãy cho biết khối lượng mỗi thùng hàng trong hình 5.6 là bao nhiêu kilogam? (Biết ĐCNN của cân này là 1kg).

Bài 5: Đo khối lương

Lời giải:

Cách đọc kết quả đo: đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân, do đó: 

– Khối lượng thùng hàng trong hình 5.6a là 39 kg.

– Khối lượng thùng hàng trong hình 5.6b là 39 kg (vì đọc theo vạch chia gần nhất so với vị trí của kim chỉ).

Giải KHTN 6 trang 25

Câu hỏi thảo luận 6 trang 25 KHTN 6:

Thực hiện lần lượt đo khối lượng của viên bi sắt và cặp sách. Hoàn thành theo mẫu bảng 5.2.

Bài 5: Đo khối lương

Lời giải:

Vật cần đo

Khối lương ước lượng (g)

Chọn dụng cụ đo

khối lượng

Kết quả đo (g)

Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Lần 1:

m1

Lần 2:

m2

Lần 3:

m3

Bài 5: Đo khối lương 

Viên bi sắt

50 g

Cân điện tử

30 kg

5 g

50 g

49 g

51 g

Bài 5: Đo khối lương 

Cặp sách

1000 g

Cân đồng hồ

60 kg

100 g

900 g

1100 g

1000 g

Bài 5: Đo khối lương 

Vận dụng trang 25 KHTN 6: Mô tả cách đo, tiến hành đo khối lượng hộp đựng bút của em và so sánh kết quả đo được với kết quả ước lượng của em.

Lời giải:

                         Bài 5: Đo khối lương  

Bài 5: Đo khối lương

– Đầu tiên, em hãy ước lượng khối lượng hộp bút của em, ví dụ khối lượng hộp bút của em là 50 g.

– Sau đó, em dùng cân để đo khối lượng của hộp đựng bút, em thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Ước lượng khối lượng hộp bút.

+ Bước 2: Chọn cân có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

+ Bước 3: Hiệu chỉnh cân về mức 0.

+ Bước 4: Đặt hộp bút lên cân hoặc treo hộp bút vào móc cân.

+ Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

– Cuối cùng, em so sánh với kết quả ước lượng ban đầu. Ví dụ, em dùng cân đo được khối lượng hộp bút là 48g. Vậy, kết quả đo nhỏ hơn kết quả đã ước lượng ban đầu.

Giải KHTN 6 trang 26

Bài 1 trang 26 KHTN 6: Nêu đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta và các ước số, bội số thường dùng của đơn vị này.

Lời giải:

– Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường của nước ta là kilogam(kg) và các ước số, bội số thường dùng là: 

+ Tấn (t) : Ta có 1 tấn = 10 tạ = 1000 kg

+ Tạ: Ta có 1 tạ = 10 yến = 100 kg

+ Yến: Ta có 1 yến = 10 kg

+ Kilogam (kg): Ta có 1 kg = 10 hg = 100 dag = 1000 g

+ Hectogam (hg) : Ta có 1 hg = 10 dag = 100 g = 0,1 kg

+ Dacagam (dag) : Ta có 1 dag = 10 g = 0,01 kg

+ Gam (g) : Ta có 1 g = 0,001 kg

+ Miligam (mg) : Ta có 1mg = 0,000001kg

Bài 2 trang 26 KHTN 6:

Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là

A. cân tạ.                                           B. cân Roberval.    

C. cân đồng hồ.                                 D. cân tiểu li.

Lời giải:

Khi mua trái cây ở chợ, loại cân thích hợp là cân đồng hồ vì:

– Cân tạ: là cân dùng để cân những vật có khối lượng lớn nên nó có GHĐ và ĐCNN lớn. 

Mà hoa quả có khối lượng nhỏ nên dùng cân tạ để cân hoa quả kết quả sẽ không chính xác.

Bài 5: Đo khối lương

– Cân Roberval: là cân có 2 đĩa cân, có mặt cân nhỏ, cách cân phức tạp hơn các loại cân khác và có GHĐ nhỏ nên phù hợp với đo ở phòng thí nghiệm hơn.

Bài 5: Đo khối lương

– Cân tiểu li: có mặt cân nhỏ, mà hoa quả cồng kềnh nên sử dụng sẽ khó và không cho kết quả chính xác.

Bài 5: Đo khối lương

Chọn đáp án C

Bài 3 trang 26 KHTN 6: Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là

A. cân tạ.                                 B. cân Roberval.    

C. cân đồng hồ.                        D. cân tiểu li.

Lời giải:

Loại cân thích hợp để sử dụng cân vàng, bạc ở các tiệm vàng là cân tiểu li vì cân tiểu li có GHĐ và ĐCNN nhỏ, độ chính xác sẽ cao hơn.

Chọn đáp án D

Bài 4 trang 26 KHTN 6: Người bán hàng sử dụng cân đồng hồ như hình đưới đây để cân hoa quả. Hãy cho biết GHĐ, ĐCNN của cân này và đọc giá trị khối lượng của lượng hoa quả được đặt trên đĩa cân.

Bài 5: Đo khối lương

Lời giải:

– GHĐ của cân (là số lớn nhất ghi trên cân) là: 3 kg.

– ĐCNN của cân (là khoảng cách giữa 2 vạch chia liên tiếp trên cân) là: 20 g.

– Khối lượng của lượng hoa quả là: 240 g

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học tự nhiên lớp 6 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 6: Đo thời gian

Bài 7: Thang nhiệt độ Celsius. Đo nhiệt độ

Bài 8: Sự đa dạng và các thể cơ bản của chất. Tính chất của chất

Bài 9: Oxygen

Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: KHTN 6 Chân trời sáng tạo

5/5 - (2 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button