Học TậpLớp 11Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành đọc Ca nhạc ở Miệt Vườn SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Nội dung chính

Đoạn trích đã cho độc giả hiểu biết hơn về một nét đặc sắc của văn hoá, đó là âm nhạc miệt vườn, hay là tiền thân của nhạc cải lương.

Câu 1

Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành đọc Ca nhạc ở Miệt Vườn SGK Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Xác định chủ đề, các ý chính, ý phụ và cách trình bày dữ liệu trong văn bản. 

Hướng dẫn giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này. 

Lời giải:

 * Chủ đề: ca nhạc Nam Bộ

 * Các ý chính, ý phụ

 – Lịch sử hình thành của ca nhạc Nam Bộ

+ Được in ấn bởi một chủ tiệm bán và sửa xe đạp

+ Nhà xuất bản và một số tác phẩm được xuất bản đầu thế kỷ XX

– Đờn ca tài tử

+ Giới thiệu về đờn ca tài tử

+ Đờn ca tài tử trở thành món ăn tinh thần của người dân Nam Bộ

* Cách trình bày dữ liệu của tác giả trong truyện rất độc đáo. Trình tự được tác giả sắp xếp theo trình tự thời gian và mỗi một giai đoạn, một sự kiện đều được tác giả gắn với một câu chuyện đời thực, gần gũi, thân thương. Dẫn chứng cụ thể gồm năm, tên nhân vật và sự kiện gì nhằm tạo sự tin tưởng cho người đọc. Cách sử dụng từ ngữ mang đậm phong cách địa phương Nam Bộ, tạo sự gần gũi, thân thuộc cho tác phẩm.  

Câu 2

Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Hiểu được mục đích viết và quan điểm, thái độ của tác giả.

Hướng dẫn giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.

Lời giải:

 Tác giả muốn nhấn mạnh sự hình thành và phát triển của ca nhạc Nam Bộ từ buổi sơ khai cho đến khi hình thành một nền ca nhạc chân chính, mang đậm bản sắc của vùng đó là cải lương. Quá trình đó diễn ra lâu dài, trải qua khó khăn rồi chịu ảnh hưởng, tác động của bên ngoài… để rồi tạo ra một loại hình âm nhạc đặc sắc, mang đậm hương vị âm nhạc của vùng quê Nam Bộ. Bởi vậy, mỗi khi cất câu hát lên, chúng ta phải biết trân trọng, nâng niu và biết ơn những người đã tạo ra nó, thể hiện sự hiếu kính với thế hệ cha ông – những người đã tạo ra loại hình âm nhạc đặc trưng của dân tộc mình. 

Câu 3

Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ Văn 11, tập hai):

Rút ra được thông điệp trong văn bản 

Hướng dẫn giải:

Đọc kỹ văn bản để trả lời câu hỏi này.

Lời giải:

Thông điệp của văn bản: mọi kết quả đều phải trải qua quá trình gian khổ. Chúng ta không thể chỉ nhìn mỗi kết quả mà quên đi quá trình, quên đi những người đã tạo ra nó. Bởi vậy. mỗi người chúng ta phải biết trân trọng những giá trị văn hóa xưa và nay của dân tộc, phải biết ơn thế hệ ông cha đã tạo ra nó và phải có trách nhiệm lưu giữ, truyền lại cho thế hệ sau về lịch sử, vẻ đẹp của nền nghệ thuật ấy. 

Bài đọc

>> Xem chi tiết: Văn bản Ca nhạc ở Miệt Vườn

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Soạn Văn 11 Kết nối tri thức

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button