Tổng hợp

Áp thấp nhiệt đới là gì? Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Áp thấp nhiệt đới là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Áp thấp nhiệt đới là gì?

Áp thấp nhiệt đới là hiện tượng tự nhiên và thường xảy ra hàng năm. Thực chất áp thấp nhiệt đới là một vùng xoáy, có đường kính lên tới hàng trăm kilomet. Hiện tượng này được hình thành chủ yếu trên những vùng có khí hậu nóng như biển nhiệt đới. Áp suất khí quyển trong những cơn bão sẽ thấp hơn nhiều so với những vùng xung quanh (dưới 1000mb).

Tên Tiếng Anh của áp thấp nhiệt đới là tropical depression. Đây là tên gọi của một hiện tượng thời tiết phức hợp thường diễn ra trên diện rộng ở trên biển. Đôi khi có ở cả đất liền do hiện tượng gió xoáy tập trung quanh một vùng áp thấp nhưng lại chưa đủ mạng để phát triển thành bão nhiệt đới.

Bạn đang xem: Áp thấp nhiệt đới là gì? Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới

Áp thấp nhiệt đới là gì?
Áp thấp nhiệt đới là gì?

Các đặc điểm của áp thấp nhiệt đới

Áp thấp nhiệt đới được xem là một vùng xoáy, có đường kính lớn tới hàng trăm kilomet và được hình thành chủ yếu trên những khu vực có khí hậu nóng. Khi áp thấp nhiệt đới trở nên đủ mạnh sẽ hình thành nên các cơn bão nhiệt đới (tropical storm). Bão nhiệt đới khi tiến vào đất liền sẽ gây ra các thiên tai như lũ lụt, mưa dông khiến cho cuộc sống người dân bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Các đặc điểm của bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới thường gây ra nhiều nhầm lẫn chúng khi vào đất liền. Tuy nhiên, áp thấp nhiệt đới có mức độ nhẹ hơn so với bão nhiệt đới, gió xoáy chỉ từ cấp 6 đến cấp 7 hay có vận tốc chỉ khoảng 63km/h. Còn bão nhiệt đới sẽ có gió xoáy từ cấp 8 đến cấp 13 và gió mạnh từ ít nhất 64km/h. Tuy nhiên, có một điều may mắn là không phải áp thấp nhiệt đới nào cũng sẽ chuyển thành bão, mà áp thấp nhiệt đới có nhiều lúc sẽ suy yếu và tan dần, tạo nên những cơn mưa dông nhẹ.

Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới

Các yếu tố để hình thành nên áp thấp nhiệt đới bao gồm: khí áp, nhiệt độ, hơi nước, gió,… Những điều kiện này trên bề mặt khí quyển vì vậy áp thấp nhiệt đới thường xuất hiện ở những vùng khí hậu nóng, đại dương hay trên vùng biển nhiệt đới. Quá trình hình thành áp thấp nhiệt đới khi một vùng không khí nóng lên các vùng lân cận. Khí áp sẽ bị giảm kéo theo sự hút gió từ các phía có khí áp cao hơn và tạo ra hơi nước

Do tác động của lực lệch hướng do Trái Đất tự quay khiến cho hướng gió hút vào vùng tâm áp thấp tạo thành vùng gió xoáy. Ở khu vực bán cầu Bắc, hướng gió lệch về bên phải tạo thành xoáy nghịch nhiệt đới. Tại bán cầu Nam thì lực lệch hướng làm cho hướng gió lệch sang bên trái so với hướng chuyển động. Quá trình này tạo thành vùng xoáy thuận nhiệt đới. Ở hai bán cầu sự thay đổi hai hướng gió ngược chiều đã hình nên các nhiễu động điện khi ở các vùng khí hậu ôn đới, tạo thành áp thấp nhiệt đới.

Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới
Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới

Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên có thể hình thành bão. Những cơn bão có sức gió giật mạnh, kèm theo mưa, dông lốc gây thiệt hại về người và tài sản, trì trệ hoạt động kinh doanh và ảnh hưởng đến đời sống. Áp thấp nhiệt đới hình thành trên biển Đông có thể gây ra các hiện tượng gió mạnh, kèm theo sóng lớn, mưa giông, tập trung gây lũ lụt cho những vùng mà áp thấp đi qua.

Những vùng áp thấp chưa mạnh do tốc độ gió còn ở mức trung bình sẽ chủ yếu gây hậu quả mưa lớn, đổ bộ vào bờ biển. Đặc biệt gây ảnh hưởng lớn đến các thuyền đánh cá của ngư dân. Các tàu nhỏ thì ảnh hưởng của áp thấp là rất đáng kể. Chính vì vậy những người đi tàu biển phải trang bị đầy đủ các phương tiện thông tin liên lạc, đồ cứu hộ để dễ dàng theo dõi thời tiết cũng như kịp thời thông báo tìm cách ứng phó.

Áp thấp nhiệt đới ở Việt Nam thường diễn ra khi nào?

Việt Nam nằm trong khu vực chịu tác động của áp thấp nhiệt đới và các cơn bão ở Tây Bắc – Thái Bình Dương. Mùa mưa bão nước ta thường bắt đầu khoảng tháng 5-6 tại miền Bắc, tháng 9-12 ở miền Trung. Trong đó, các thời gian tháng 9, 10, 11 là thường hay xảy ra nhiều cơn bão nhất. Trung bình, hàng năm nước ta có từ 4 – 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển.

Vì vậy Việt Nam chịu ảnh hưởng rất nhiều từ những đợt áp thấp nhiệt đới này. Điển hình trong số đó là gây gió to, sóng lớn, mưa lớn gây lũ lụt, dông lốc,… Ví dụ 2020, nước ta chịu thiệt hại nặng nề từ nhiều đợt áp thấp nhiệt đới mạnh thành bão đổ bộ vào miền Trung.

Biển Đông một năm có bao nhiêu áp thấp?

Ở nước ta, mùa bão thường bắt đầu từ miền Bắc vào tháng 5, tháng 6 và di chuyển vào miền Nam cho đến hết tháng 12. Trong đó, tháng 3, tháng 9, tháng 10 và 11 thường có nhiều cơn bão nhất.

Trung bình mỗi năm có từ 4 – 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới vào bờ biển nước ta. Khi chưa hình thành bão, nếu tốc độ của gió còn dưới 63 km/h, thì gọi là áp thấp nhiệt đới. Mỗi khi có bão với gió mạnh trên 63 km/h, bão sẽ được đặt tên bởi Cơ quan Khí Tượng Nhật Bản (Japanese Meteorological Agency) ở Tokyo.

Tác hại do áp thấp nhiệt đới gây ra

Áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới gây ra những hậu quả vô vùng nghiêm trọng

Tác hại do áp thấp nhiệt đới gây ra
Tác hại do áp thấp nhiệt đới gây ra

Gây ra nhiều thiệt hại về con người và vật chất

Các cơn mưa dông do áp thấp nhiệt đới gần bờ kéo đến sẽ khiến cho nhà cửa và các vật dụng trong nhà bị hư hỏng, làm cho gia súc, gia cầm bị chết. Đối với những hộ gia đình ở gần biển thì có thể làm chìm tàu, khiến cho các ngư dân bị mất đi công cụ lao động quý giá nhất. Khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, các cơn mưa lớn, lốc xoáy ở gần tâm bão sẽ gây ra lũ lụt, có thể gây thương vong về người. Đặc biệt, đối với những ngư dân, khi đi đánh bắt hải sản xa bờ, khi gặp phải áp thấp nhiệt đới sẽ vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.

Gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường, nguồn nước

Bên cạnh những thiệt hại to lớn về người và của, thì áp thấp nhiệt đới hay bão nhiệt đới còn là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Việc lũ, lụt nước dâng lên cao dài ngày sẽ kéo theo lượng rác thải lớn ngoài môi trường và xác động thực vật ngâm trong nước, khiến môi trường và nguồn nước bị ảnh hưởng nặng nề.

Gây ra tình trạng thiếu lương thực, nước sạch sinh hoạt

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông xảy ra thường xuyên và làm cho nước biển dâng lên, khiến cho nguồn nước ngọt ở đất liền bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, việc mưa lớn gây ra lũ lụt khiến cho người dân không thể di chuyển, các công trình giao thông bị hư hại, chia cắt, gây nên tình trạng thiếu hụt lương thực, thực phẩm và nước uống, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe người dân.

Gây ảnh hưởng lớn tới tình hình sản xuất nông nghiệp

Áp thấp nhiệt đới kéo dài, gây ra những cơn mưa dông, khiến cho nước biển dâng lên, gây ra tình trạng ngập lụt ven biển, làm cho đồng ruộng bị nhiễm mặn, gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình canh tác nông nghiệp hay nuôi trồng thủy sản.

Hàng năm, đất nước ta phải gánh chịu rất nhiều đợt bão và áp thấp nhiệt đới, thiệt hại do 2 hiện tượng này gây ra là không thể đong đếm được

Khác nhau giữa áp thấp nhiệt đới và bão

Áp thấp nhiệt đới và bão nhiệt đới là những cụm từ khá quen thuộc với người dân nước ta, vì đây là những hiện tượng thiên nhiên thường xuyên xảy ra hàng năm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa 2 loại hình này do đặc điểm của chúng khá giống nhau khi vào đất liền.

Bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới gọi chung là xoáy thuận nhiệt đới. Xoáy thuận nhiệt đới là một vùng gió xoáy hình thành trên vùng biển nhiệt đới, đường kính có thể lên tới hàng trăm kilômét.

  • Áp thấp nhiệt đới hình thành khi một vùng áp thấp kèm theo giông bão tạo ra luồng gió tròn với sức gió duy trì tối đa dưới 39 dặm/giờ.
  • Việc nâng cấp thành bão nhiệt đới xảy ra khi hoàn lưu xoáy thuận trở nên có tổ chức hơn và sức gió duy trì tối đa trong khoảng 39 dặm/giờ đến 73 dặm/giờ.

Như vậy, sự khác nhau lớn nhất giữa bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới là cấp gió. Theo định nghĩa quốc tế:

  • Khi gió xoáy mạnh từ cấp 6-7 (từ 10,8 – 17,2m/s) được gọi là áp thấp nhiệt đới.
  • Gió giật hơn cấp 8 (> 64 km/h) gọi là bão nhiệt đới.

Nên làm gì khi có áp thấp nhiệt đới xuất hiện?

Thường xuyên cập nhật thông tin về đợt áp thấp nhiệt đới

Khi xảy ra áp thấp nhiệt đới, việc cập nhật thông tin thời tiết thường xuyên sẽ giúp cho bạn nắm rõ về sức gió, hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới, bão, những thông tin dự báo áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, từ đó có những biện pháp phòng tránh hiệu quả nhất. Có rất nhiều kênh để bạn có thể cập nhật thường xuyên tình hình thời tiết, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên ghé thăm website của chúng tôi để theo dõi những thông tin dự báo thời tiết áp thấp nhiệt đới biển nhanh chóng và chính xác nhất nhé

Nên làm gì khi có áp thấp nhiệt đới xuất hiện?
Nên làm gì khi có áp thấp nhiệt đới xuất hiện?

Tích cực trồng rừng, phủ xanh đất trống

Tình trạng chặt phá rừng đang diễn ra rất phổ biến hiện nay, đây chính là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng xói mòn, khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Chính vì thế, việc trồng rừng sẽ giúp hạn chế được những cơn bão nhiệt đới, giảm thiểu thiệt hại cả về người và của..

Sử dụng các đồ vật có thể tái chế hoặc dễ dàng phân hủy

Để có thể giảm thiểu những tác động do biến đổi của khí hậu gây ra thì bạn có thể bảo vệ môi trường sống của mình bằng cách hạn chế tối đa lượng rác thải thải ra bên ngoài. Hạn chế sử dụng các túi nilon hay đồ vật bằng nhựa, thay vào đó, bạn nên sử dụng những đồ vật dễ dàng tái chế hoặc phân hủy như túi giấy, ống hút giấy, để giúp bảo vệ môi trường tốt hơn.

Xây dựng nhà cửa chắc chắn, kiên cố

Áp thấp nhiệt đới thường có thể mạnh lên thành bão, gây ra nhiều thiệt hại vô cùng to lớn về tính mạng con người. Chính vì thế, sau khi biết bão nhiệt đới và áp thấp nhiệt đới là gì, bạn nên xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, kiên cố, để có thể đảm bảo an toàn cho chính mình khi có bão

Đảm bảo an toàn bằng các phương án cứu hộ bổ sung

Khi gặp phải các cơn bão hay áp thấp nhiệt đới, thì bạn nên chuẩn bị các thiết bị cứu hộ, dự trữ đầy đủ lương thực, nhu yếu phẩm cần thiết nhất và đừng quên ngắt hết các nguồn điện trong nhà để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chuẩn bị các thiết bị liên lạc với các đội cứu hộ khi xảy ra tình trạng nguy cấp hoặc phải cần phải di tản đến những nơi an toàn.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Áp thấp nhiệt đới là gì. Mọi thông tin trong bài viết Áp thấp nhiệt đới là gì? Nguyên nhân hình thành áp thấp nhiệt đới đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button