Tổng hợp

Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu?

Câu hỏi: Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu?

Trả lời: Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.

Bạn đang xem: Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu?

Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu?
Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu?

Giải thích: Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập

Bí mật nghỉ tại ngôi nhà ở làng Gạ (Phú Thượng, Hà Nội), sau đó về làm việc tại nhà số 48 Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945.

Ngày 19/8/1945, Hà Nội giành được chính quyền, tin thắng lợi nhanh chóng được báo lên Tân Trào. Cuốn Lịch sử cảnh vệ công an nhân dân Việt Nam giai đoạn 1941-1954 ghi, ông Nguyễn Lương Bằng khi đó được Trung ương cử về phối hợp với Thành ủy Hà Nội chuẩn bị nơi ăn nghỉ, làm việc để đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về Hà Nội.

Ngày 23/8/1945, đoàn bảo vệ Chủ tịch Hồ Chí Minh rời thị xã Thái Nguyên về xã Phú Thượng, huyện Từ Liêm (nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội). Xe về đến Phúc Yên, Hồ Chủ tịch và các cán bộ đi bộ dọc đê sông Hồng về làng Canh, đối diện bên kia sông là bến đò Gạ của thôn Phú Gia (Phú Thượng). Trong ảnh là khu vực bến đò Gạ bên sông Hồng, hướng nhìn về phía Phúc Yên.

Từ làng Canh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi thuyền vượt sông Hồng, đến bến đò Gạ. Qua 70 năm, dòng nước ăn lở vào gần mép đê, dấu tích xưa không còn, bến mới được người dân Phú Thượng xây ngay tại khu vực bến đò Gạ trước đây.

Đò cập bến, Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn tùy tùng về nghỉ ở nhà ông Công Ngọc Kha (tức Trần Lộc) tại làng Gạ. Từ đầu năm 1945, gia đình ông Công Ngọc Kha đã là cơ sở ăn ở đi lại của cán bộ.

Ngôi nhà ông Kha được xây dựng năm 1931, có năm gian xây gạch lợp ngói, hai bên có hai gian buồng và ba gian phòng giữa. Nhà cách đê sồng Hồng khoảng 100 m, từ sân nhà cũng có lối đi sang các nhà khác trong làng rất thuận tiện.

Ba gian giữa trong nhà ông Công Ngọc Kha là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh nghỉ và làm việc từ chiều 23 đến 25/8/1945. Chiếc sập giữa nhà là nơi Hồ Chủ tịch nằm nghỉ, bộ bàn ghế phía sau là nơi Người làm việc, tiếp cán bộ từ nội thành ra báo cáo, bàn bạc công việc.

Hành lang phía trước ngôi nhà của ông Công Ngọc Kha vừa thoáng mát, vừa kín đáo che chắn nơi Hồ Chủ tịch nghỉ và làm việc. Trải qua 70 năm, ngôi nhà tại làng Gạ cùng đồ đạc vẫn giữ gần như nguyên trạng. Con trai ông Công Ngọc Kha trông coi ngôi nhà, hàng ngày lau dọn và mở cửa tiếp đón mỗi khi có đoàn khách tới thăm.

Nắm bắt tình hình chính trị – xã hội ở nội đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định vào nội thành Hà Nội sớm hơn dự định. Sáng 25/8/1945, các ông Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Trần Đăng Ninh từ nội thành ra làng Gạ báo cáo tình hình và đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh về nội thành. Trên ôtô, Hồ Chủ tịch cùng ông Võ Nguyên Giáp và hai cận vệ đều hóa trang. Xe về đến ngôi nhà số 35 Hàng Cân thì dừng lại. Đây chính là mặt phía sau của ngôi nhà số 48 Hàng Ngang.

Căn nhà 48 Hàng Ngang của gia đình ông Trịnh Văn Bô, một tư sản dân tộc được giác ngộ cách mạng sớm và trở thành Đảng viên cộng sản. Ông là thành viên tích cực tham gia phong trào Việt Minh và là cơ sở bí mật của ông Nguyễn Lương Bằng. Vì ở giữa phố buôn bán sầm uất, nhà có cửa hàng buôn bán tơ lụa nhiều người ra vào nên dễ bề che mắt mật thám, chỉ điểm.

Chủ nhà mời Chủ tịch Hồ Chí Minh và đoàn tùy tùng cùng lên ở tầng hai. Tầng hai khá rộng, phòng ngoài được bố trí làm nơi Hồ Chủ tịch tiếp khách, phòng phía trong để nghỉ và làm việc.

Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập
Nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Tuyên ngôn độc lập

Trong những ngày ở ngôi nhà số 48 Hàng Ngang, Chủ tịch Hồ Chí Minh dành tâm huyết để soạn thảo bản tuyên ngôn độc lập. Trên chiếc bàn làm việc nhỏ trên gác hai này, bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được hoàn thành.

Cũng trong ngôi nhà của gia đình ông Trịnh Văn Bộ tại số 48 Hàng Ngang, một căn phòng trên gác hai phía sau phòng nghỉ được bố trí làm nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh họp với Thường vụ Trung ương Đảng và Ủy ban dân tộc giải phóng. Tại căn phòng này, cuộc họp của Ủy ban dân tộc giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị thi hành chính sách đoàn kết rộng rãi, thành lập Chính phủ thống nhất quốc gia. Cuộc họp của Thường vụ Trung ương nhất trí lấy 2/9/1945 là ngày tổ chức cuộc mít tinh lớn tại quảng trường Ba Đình và tuyên bố bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sau lễ Tuyên ngôn Độc lập ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh về Bắc Bộ phủ (số 12 Ngô Quyền, Hà Nội). Tại một căn phòng nhỏ bài trí giản đơn trên tầng hai, Hồ Chủ tịch đã nghỉ và làm việc từ 2/9/1945 đến tháng 12/1946, trước khi tạm rời thủ đô Hà Nội lên Việt Bắc bắt đầu cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp.

Thông tin tham khảo: Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập

Ngày 2/9/1945, tại cuộc mít tinh ở vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập.

Bản Tuyên ngôn độc Lập do Người khởi thảo, được Ban Thường vụ Trung ương Đảng đóng góp ý kiến và nhất trí thông qua.

Nhân kỷ niệm 76 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 (2/9/1945 – 2/9/2021), VietNamNet xin trân trọng đăng toàn văn bản Tuyên ngôn độc lập.

Hỡi đồng bào cả nước,

“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền  ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.

Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói:

“Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”.

Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.

Thế mà hơn tám mươi năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa.

Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.

Chúng thi hành những luật pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết.

Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.

Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân.

Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược.

Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều.

Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu.

Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.

Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn, trở nên bần cùng.

Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn.

Mùa thu năm 1940, phát-xít Nhật đến xâm lăng Đông – Dương để mở thêm căn cứ đánh Đồng minh, thì bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật. Từ đó dân ta chịu hai tầng xiềng xích: Pháp và Nhật. Từ đó dân ta càng cực khổ, nghèo nàn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng trị đến Bắc kỳ hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói.

Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy hoặc đầu hàng. Thế là chẳng những chúng không “bảo hộ” được ta, trái lại, trong 5 năm, chúng đã bán nước ta hai lần cho Nhật.

Trước ngày mồng 9 tháng 3, biết bao lần Việt minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt minh hơn nữa.

Thậm chí đến khi thua chạy, chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đông tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng.

Tuy vậy, đối với nước Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo. Sau cuộc biến động ngày mồng 9 tháng 3, Việt minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thùy, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ.

Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa. Khi Nhật hàng Đồng minh thì nhân dân cả nước ta đã nổi dậy giành chính quyền lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần một trăm năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỷ mà lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Bởi thế cho nên, chúng tôi, Lâm thời Chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam, tuyên bố thoát ly hẳn quan hệ với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã ký về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập
Toàn văn Bản Tuyên ngôn độc lập

Toàn dân Việt Nam, trên dưới một lòng, kiên quyết chống lại âm mưu của bọn thực dân Pháp.

Chúng tôi tin rằng các nước Đồng minh đã công nhận những nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các Hội nghị Tê-hê-răng và Cựu-kim-sơn, quyết không thể không công nhận quyền độc lập của dân Việt Nam.

Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát-xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do ! Dân tộc đó phải được độc lập !

Vì những lẽ trên, chúng tôi, Chính phủ Lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng:

Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu?. Mọi thông tin trong bài viết Bác Hồ kí bản Tuyên ngôn Độc lập ở đâu? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button