Bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường
Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Bạo lực học đường là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.
Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.
Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.
Bạn đang xem: Bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường
Bạo lực học đường trước hết gây tổn hại về thể chất nghiêm trọng cho những người chịu những trận đòn đó, bên cạnh đó là nỗi ám ảnh về tinh thần. Khi trường học không còn là nơi giáo dục nhân cách con người mà là nơi chỉ có những trận đòn roi đáng sợ thì ai cũng sợ phải đến trường.
Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra vấn đề bạo lực học đường, trong đó:
Về nguyên nhân khách quan
Hình thức kỷ luật chưa thật sự hiệu quả, sống trong môi trường có tác động bạo lực ví dụ như cha mẹ đánh, ám ảnh tâm lý hay gia đình thường xuyên tạo áp lực thành tích, điểm số,.. bạn bè rủ rê,…
Về nguyên nhân chủ quan:
Muốn thể hiện bản thân, hiếu thắng, xảy ra mâu thuẫn qua lời nói, ảnh hưởng từ cảnh bạo lực, phụ huynh không quan tâm giáo dục con, do tâm lý phát sinh tuổi dậy thì, giáo viên thường xuyên chê trách trước lớp,…
Từ phía gia đình
Gia đình không quan tâm, để ý tâm tư tình cảm của các em, giao phó trách nhiệm giáo dục cho nhà trường nên trẻ sẽ không có nền tảng giáo dục tốt, từ đó dẫn đến hiện trạng này.
Ngoài ra, việc trẻ bị ảnh hưởng bởi gia đình có xu hướng bạo lực cũng là một nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực của các em.
Từ phía nhà trường
Mô hình giáo dục của nhà trường chưa đúng cách, chưa có hiệu quả, mang quá nhiều tính hàn lâm nhưng bỏ qua các tổ chức các hoạt động ngoại khóa hay chú tâm vào giáo dục nhân cách, văn hóa ứng xử cho các em.
Mặt khác, còn có một số trường có xu hướng chạy theo thành tích dẫn đến việc bao che cho các hành vi bạo lực, không làm gương, răn đe học sinh của mình khiến hiện tượng bạo lực học đường ngày càng phổ biến.
Từ phía xã hội
Môi trường sống xung quanh ảnh hưởng rất lớn đến nhân cách và các hành xử của các em, nhất là trong độ tuổi mới lớn (12 đến 17 tuổi) đầy nhạy cảm. Vậy thì vấn đề từ xã hội là như thế nào?
Đó là việc trẻ bị ảnh hưởng bởi các văn hóa bạo lực trong phim ảnh, sách báo, game có xu hướng bạo lực. Những hình ảnh không qua kiểm duyệt đầy rẫy trên mạng khiến cho các đối tượng tuổi vị thành niên tò mò và khám phá, từ đó sinh ra xu hướng bạo lực với bạn học ở ngoài đời thực.
Học sinh cần làm gì khi bị bạo lực học đường?
– Nếu phát hiện bạo lực học đường biện pháp tốt nhất là cần báo ngay cho thầy cô giáo và ban lãnh đạo nhà trường để ngăn chặn sự việc đang xảy ra.
Trách nhiệm của thầy cô và nhà trường không chỉ là giáo dục về mặt kiến thức mà còn phải uốn nắn, chỉ bảo cho các em về mặt nhận thức xã hội, giúp các em hình thành nên nhân cách lương thiện, trở thành người công dân tốt.
Vì vậy, nếu có mâu thuẫn xảy ra, chính bản thân học sinh, gia đình phải có trách nhiệm với hậu quả gây ra nhưng không thể thiếu đi trách nhiệm của thầy cô, nhà trường.
– Nhà trường phải có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.
– Cha mẹ phía học sinh bị bạo hành cũng cần lý trí, bình tĩnh để tìm hiểu chính xác sự việc xảy ra và xử lý theo đúng quy định của nhà trường và pháp luật.
Khi bị bạn học trêu chọc
Khi bị bạn bè gây hấn, trêu chọc không nên tỏ ra khó chịu, ức chế. Nếu cảm thấy khó chịu, muốn chấm dứt tình trạng này hãy lãng tránh chỗ khác. Càng gay gắt sẽ làm cho các đối tượng trêu chọc này thích thú hơn và có lý do để tác động đến mình.
Nếu hiện tượng vẫn tiếp diễn kéo dài, cần báo phụ huynh hoặc nhà trường để xử lý can thiệp. Tránh việc tự xử lý bằng cách nhờ người ngoài xã hội vì sẽ làm vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn nữa.
Trêu chọc khiến người khác không vui, né tránh, sợ hãi, ức chế cũng là hành vi bạo lực học đường đáng lên án.
Khi bị đe dọa vũ lực
Đe doạ vũ lực cũng là một trong những hành vi bạo lực học đường phổ biến. Thông thường, hành vi này sẽ ép buộc bạn học khác làm theo ý muốn cá nhân của mình ví dụ như bắt đưa tiền, đe doạ làm trộm cắp, bắt làm bài tập về nhà, bắt chở đi học,…
Khi bị đen doạ, nên làm theo và không tỏ thái độ. Và thoát ra khỏi bạo lực này bằng cách báo ngay với nhà trường, cha mẹ để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Nếu vẫn tiếp tục xảy ra tình trạng này và nghiêm trọng hơn là bị cảnh cáo bởi những người ngoài xã hội. Hãy nhờ phụ huynh đưa đón và tạm tránh mặt các đối tượng. Nếu bị ép buộc quá đáng mà cả nhà trường và phụ huynh không giải quyết được hãy báo công an làm việc.
Khi bị đánh đập
Đây là hành vi cần đặc biệt lưu tâm. Hành vi này thường xảy ra tình trạng đánh nhau solo hoặc hội đồng ở cả các bạn nam và các bạn nữ. Các đối tượng thực hiện hành vi này thường sử dụng tay, chân đánh đập hoặc thâm chí sử dụng hung khí như bàn ghế,.. gây thương tích nặng nề cho nạn nhân.
Nếu cảm thấy bị đe doạ, cần bình tĩnh là lùi sát về vách tường hoặc gốc cây và hướng ra cửa tránh bị đánh cả 4 phía. Nếu bị đa doạ bằng vũ khí cần tỏ ra sợ hãi và năn nỉ rồi bỏ chạy.
Nếu xét rằng không có khả năng chạy thoát bởi hội đồng hãy nằm cuộn tròn người và dùng tay che chắn đầu, bụng tránh bị đánh vào các vùng nguy hiểm. Và la hét thật lớn thu hút sự chú ý của những người xung quanh.
Sau khi kết thúc sự việc cần báo với phụ huynh và mời lực lượng chức năng để xử lý ngay, Tuyệt đối không nhờ người trả thù vì chỉ để lại hậu quả nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường?
Trước hết, bạo lực học đường xảy khi học sinh, sinh viên với tuổi đời còn nhỏ nên chưa có nhiều kinh nghiệm sống và kỹ năng xử lý tình huống. Đồng thời, với sự bùng nổ của mạng xã hội, thông tin mà các em được tiếp cận hàng ngày rất đa chiều, và các em lại chưa có khả năng để phân biệt đâu là thông tin đúng, đâu là thông tin sai, dễ xảy ra việc có những hành động tin tưởng, bắt chước làm theo hành vi sai trái.
Đôi khi chỉ vì một vài xích mích nhỏ, đối với trẻ vị thành niên đang ở độ tuổi dậy thì có tâm sinh lý rất nhạy cảm, cái tôi lại quá cao, thì đó lại là sự động chạm quá lớn đến lòng tự trọng. Khi đó, các em chưa biết bình tĩnh để xử lý tình huống, mà có sự đáp trả lại đối phương ngay lập tức bằng lời nói, hay hành động bạo lực thô lỗ, gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng.
– Trách nhiệm của nhà trường:
Nhà trường và gia đình cần chú trọng giáo dục, tuyên truyền về bạo lực học đường, để các em hiểu hành vi này là sai trái. Đồng thời tăng cường thêm các lớp bồi dưỡng về kỹ năng mềm, ứng xử xã hội, kiến thức pháp luật cho các em học sinh, sinh viên.
– Trách nhiệm của gia đình: Khi phát hiện ra con đang bị bạo lực học đường, không nên xem nhẹ, coi điều đó là chuyện thường của con trẻ hay dạy con im lặng và bỏ qua. Lúc này, phụ huynh cần tâm sự với con, để tìm hiểu chính xác điều gì đang diễn ra, từ đó đưa ra phương pháp giải quyết tiếp theo.
- Cha mẹ nên tạo môi trường sống lành mạnh cho trẻ, để các con cảm thấy gia đình luôn đồng hành, thấu hiểu con cái, dạy con không cần phải hành động đáp trả như những gì các bạn đã làm với mình và cách xử lý trong tình huống đó.
- Thông báo cho nhà trường biết đến sự việc bạo lực học đường để nhà trường xử lý, tác động từ phía bạn học có hành vi bạo lực chấm dứt hành động ngay lập tức.
– Trách nhiệm của giáo viên:
- Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống. Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dẫn đến bạo lực đối với học sinh trong lớp mình tham gia giảng dạy.
- Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhăm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.
- Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.
- Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.
– Trách nhiệm của học sinh, sinh viên:
- Tránh xa bạo lực và nói không với bạo lực.
- Học cách kiềm chế cảm xúc.
- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.
Tuy nhiên, khi bạo hành học đường xảy ra, cần hành động như thế nào để xử lý sự việc? Mời bạn đọc tham khảo chi tiết phần dưới đây.
Thực trạng bạo lực học đường hiện nay
Bạo lực học đường vẫn luôn là chủ đề nóng, nguyên nhân mất an toàn học đường. Theo khảo sát và đánh giá thì bạo lực học đường sẽ diễn ra từ lớp 6 đến lớp 12, nghĩa là từ 11 tuổi đến 17 tuổi.
Thế hệ học sinh khi bước lên cấp 2 – cấp Trung học cơ sở là tình trạng bạo lực học đường sẽ diễn ra nhanh và rộng hơn. Độ tuổi này các em có những suy nghĩ tiêu cực và hành động theo cảm xúc khó kiểm soát, từ đó bộc phát thành những suy nghĩ, hành động, lời nói tiêu cực đến bạn khác. Độ tuổi này các em có tính hiếu thắng, chỉ vì đôi chút cãi vã hoặc cái nhìn mà thực hiện hành động đánh bạn bè.
Bạo lực học đường ở độ tuổi này diễn ra vô cùng đa dạng với nhiều hình thức như bạo lực thể chất (tát, đánh, đấm, bạt tai,…); bạo lực tinh thần (mắng, chửi, đe dọa, tung tin đồn, cô lập, sai vặt,…); bạo lực tình dục (nhắn tin khiêu gợi, sờ, hôn, hiếp dâm, sờ bộ phận sinh dục,…). Những hình thức bạo lực này sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu không có sự can thiệp xử lý của gia đình, nhà trường và cả cơ quan chức năng.
Theo các thống kê nghiên cứu, Việt Nam là một trong những nước đứng đầu về tỷ lệ bạo lực học đường và có dấu hiệu gia tằn những năm gần đây. Bạo lực học đường ngày càng tăng hành vi nguy hiểm.
Những hành vi bạo lực bắt nguồn từ những xô xác nhỏ lại làm vấn đề lớn thêm dẫn đến việc đánh nhau. Nghiêm trọng hơn là đánh chém lẫn nhau làm tổn thương thể xác lẫn tinh thần. Tình trạng bạo lực học được xuất hiện từ nông thôn đến thành thị ở nhiều trường học.
Hơn thế nữa, tình trạng bạo lực xảy ra không chỉ ở các bạn nữ mà còn ở các bạn nam đặc biệt ở cấp THT và THCS, thậm chí là có cả xô xác giữa giáo viên và học sinh, học sinh và giáo viên.
Giải pháp phòng tránh tình trạng bạo lực học đường
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý các thông tin bạo lực học đường.
- Triển khai kế hoạch phòng chống bạo lực học đường, tiếp nhận vấn đề qua các kênh làm việc chuyên biệt, tố cáo về bạo lực học đường.
- Sử dụng phương pháp giác giục tích cực, không gây áp lực tâm lý hay tác động vật lý đến học sinh, sinh viên.
- Giáo dục các kỹ năng phòng tránh bạo lực, chống xâm hại, chống cả bạo lực mạng và tăng kỹ năng bảo vệ bản thân của học sinh, sinh viên.
- Ban quản lý nhà trường cần quản lý chặt chẽ, luôn quan tâm học sinh có những biểu hiện khác thường tránh các trường hợp không hay xảy ra.
- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên, ban quản lý nhà trường, giáo viên, gia đình và cả cộng đồng về hậu quả nghiêm trọng của bạo lực học đường.
Quy định về phòng chống bạo lực học đường của Chính phủ
Căn cứ vào Nghị định 80/2017/NĐ-CP, quy định về việc phòng chống bạo lực học đường như sau:
Biện pháp phòng chống bạo lực học đường:
– Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về nguy cơ, hậu quả của bạo lực học đường cho người học, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng.
– Có trách nhiệm phát hiện, tố giác, lên án hành vi bạo lực học đường; Ngăn chặn, can thiệp kịp thời hành vi bạo lực học đường theo khả năng của mình.
– Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại học sinh; phòng, chống bạo lực trong trường học; bạo lực trẻ em trên mạng đối với người học, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của các cơ sở giáo dục và gia đình người học; giáo dục, phổ biến thông tin về tự kiến thức, kỹ năng bảo vệ.
– Công bố kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường và các kênh tiếp nhận, tố giác thông tin về bạo lực học đường.
– Tổ chức kiểm tra, giám sát, thu thập, xử lý thông tin liên quan đến bạo lực học đường;
– Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
Biện pháp hỗ trợ học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường:
– Kịp thời phát hiện những học sinh có hành vi quá khích, có nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường và những học sinh có nguy cơ bị bạo lực học đường.
– Đánh giá mức độ nguy cơ, các hình thức bạo lực có thể xảy ra để có biện pháp ngăn chặn, hỗ trợ cụ thể.
– Tham vấn và tư vấn cho người học có nguy cơ bị bạo lực, bị bạo lực nhằm ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ bị bạo lực.
Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường:
– Giám định sơ bộ mức độ tổn thương của người học và nhận định về tình trạng hiện tại của người học.
– Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế và tư vấn cho học sinh bị bạo lực; theo dõi và đánh giá sự an toàn của nạn nhân.
– Kịp thời thông báo cho gia đình người bị hại để phối hợp xử lý. Trong trường hợp mang tính chất nghiêm trọng cần báo ngay cho các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
***
Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Bạo lực học đường là gì. Mọi thông tin trong bài viết Bạo lực học đường là gì? Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.
Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp