Học Tập

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ

Mời các em theo dõi nội dung bài học Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ là tài liệu tham khảo hay môn Hóa học được THCS Bình Chánh.com sưu tầm và đăng tải. Mời quý thầy cô giáo và các em học sinh tham khảo nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình giáo dục phổ thông.

THCS Bình Chánh.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ để bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp bộ câu hỏi trắc nghiệm về môn Hóa học hữu cơ lớp 12. Bài tập có đáp án đi kèm theo. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Bạn đang xem: Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ

I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ

1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon

A. với hiđro.

B. với oxi.

C. với hiđro, oxi và nhiều nguyên tố khác.

D. trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua,…

2. Theo thành phần nguyên tố, hợp chất hữu cơ được chia thành

A. hiđrocacbon và các chất không phải hiđrocacbon.

B. hiđrocacbon và các hợp chất chứa oxi.

C. hiđrocacbon và dẫn xuất của hiđrocacbon.

D. hiđrocacbon và các hợp chất có nhóm chức.

3. Trong thành phần phân tử chất hữu cơ nhất thiết phải có

A. nguyên tố cacbon và hiđro.

B. nguyên tố cacbon.

C. nguyên tố cacbon, hiđro và oxi.

D. nguyên tố cacbon và nitơ.

4. Các chất hữu cơ có điểm nào sau đây chung?

A. Tan tốt trong nước.

B. Bền với nhiệt.

C. Khả năng phản ứng cao.

D. Dễ bay hơi.

5. Liên kết hoá học trong phân tử chất hữu cơ

A. chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.

B. chủ yếu là liên kết ion.

C. chủ yếu là liên kết cho nhận.

D. chỉ gồm các liên kết cộng hoá trị.

6. Các chất hữu cơ có điểm chung là

A. phân tử luôn có cacbon, hiđro và oxi.

B. nhiệt độ nóng chảy cao.

C. khả năng phản ứng cao.

D. phân tử luôn có cacbon.

7. Phản ứng hoá học của các chất hữu cơ thường

A. xảy ra nhanh và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

B. xảy ra chậm và tạo ra một sản phẩm duy nhất.

C. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm.

D. xảy ra chậm và tạo ra hỗn hợp sản phẩm đồng phân của nhau.

8. Các chất hữu cơ có điểm chung là

A. phân tử luôn có cacbon, hiđro và oxi.

B. nhiệt độ nóng chảy cao.

C. khả năng phản ứng chậm và không theo một hướng xác định.

D. phân tử luôn có cacbon, nitơ và hiđro.

9. Nhóm chất nào dưới đây đều là dẫn xuất của hiđrocacbon ?

A. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, NaCl, CH3Br, CH3CH2Br.

B. CH2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCOOH, CH3Br, CH3CH2OH.

C. FeCl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCl, CH3Br, CH3CH2Br.

D. Hg2Cl2, CH2Br–CH2Br, CH2=CHCl, Na2SO4, CH3CH2Br.

10. Mục đích của phân tích định tính là

A. tìm công thức phân tử của chất hữu cơ.

B. tìm công thức đơn giản nhất của chất hữu cơ.

C. xác định phân tử khối của chất hữu cơ.

D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

11. Mục đích của phân tích định lượng là

A. tìm công thức phân tử của chất hữu cơ.

B. xác định thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

C. xác định phân tử khối của chất hữu cơ.

D. xác định các nguyên tố trong phân tử chất hữu cơ.

12. Công thức đơn giản nhất cho biết

A. số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

B. tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

C. phân tử khối của chất hữu cơ.

D. thứ tự liên kết giữâ các nguyên tử trong phân tử.

13. Công thức phân tử cho biết

A. số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

B. tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.

C. phân tử Khối của chất hữu cơ.

D. thứ tự liên kết giữâ các nguyên tử trong phân tử.

14. Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2. Điều đó chứng tỏ:

A. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.

B. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.

C. Phân tử chất X chỉ có các nguyên tố C, H.

D. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O.

15. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Các chất có cùng công thức đơn giản nhất sẽ có cùng công thức phân tử.

B. Nhiều chất khác nhau có công thức đơn giản nhất giống nhau.

C. Các chất khác nhau có thể có cùng công thức đơn giản nhất nhưng sẽ có công thức phân tử khác nhau.

D. Các chất đồng phân của nhau sẽ có công thức đơn giản nhất khác nhau.

16. Hai chất CH3COOH và HCOOCH3 khác nhau về

A. công thức phân tử.

B. công thức cấu tạo.

C. loại liên kết hoá học.

D. số nguyên tử hiđro.

17. Hai chất CH3COOH và HCOOCH3 giống nhau về

A. công thức phân tử.

B. công thức cấu tạo.

C. loại nhóm chức.

D. mạch cacbon.

18. Hai chất CH3COOH và CH2=CHCH2COOH giống nhau về

A. công thức phân tử.

B. công thức cấu tạo.

C. loại liên kết hoá học.

D. loại nhóm chức.

19. Hai chất CH3COOH và CH3CH2CH2COOH khác nhau về

A. công thức phân tử.

B. loại nhóm chức.

C. loại liên kết hoá học.

D. loại mạch cacbon.

20. Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch

A. thẳng có nhánh, thẳng không nhánh hoặc mạch vòng.

B. hở (không nhánh, có nhánh) hoặc mạch vòng.

C. thẳng hoặc mạch vòng.

D. mạch vòng hoặc mạch không vòng, có nhánh.

21. Đồng đẳng là hiện tượng các chất

A. Có công thức phân tử khác nhau một số nhóm CH2, nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau do chúng có cấu tạo hoá học giống nhau.

B. Có cùng công thức phân tử và có tính chất hoá học tương tự nhau do chúng có cấu tạo hoá học giống nhau.

C. Có công thức phân tử khác nhau một số nhóm CH2, có tính chất hoá học khác nhau mặc dù chúng có cấu tạo hoá học giống nhau.

D. có công thức phân tử khác nhau một số nhóm CH2, nhưng có tính chất hoá học tương tự nhau mặc dù chúng có cấu tạo hoá học không giống nhau.

22. Các chất CH3COOH và CH3CH2CH2COOH là

A. đồng phân của nhau.

B. đồng đẳng của nhau.

C. đồng dạng của nhau.

D. đồng hình của nhau.

23. Đồng phân là hiện tượng các hợp chất khác nhau

A. có công thức phân tử khác nhau nhưng có tính chất giống nhau.

B. có cùng công thức phân tử.

C. có công thức cấu tạo khác nhau, có tính chất giống nhau.

D. có công thức phân tử khác nhau và có công thức cấu tạo khác nhau.

24. Các chất CH3CH(CH3)COOH và CH3CH2CH2COOH là

A. đồng phân nhóm chức của nhau.

B. đồng đẳng của nhau.

C. đồng dạng của nhau.

D. đồng phân cùng chức, khác nhau về mạch cacbon.

25. Các chất CH3CH2COOCH3 và CH3CH2CH2COOH là

A. đồng phân cùng chức, khác nhau về mạch cacbon.

B. đồng đẳng của nhau.

C. đồng phân khác chức của nhau.

D. đồng phân về vị trí nhóm chức.

26. Để tách các chất rắn ra khỏi hỗn hợp có thể dùng phương pháp

A. chưng cất thường.

B. chưng cất phân đoạn.

C. kết tinh lại.

D. chưng cất

27. Đồng phân cấu tạo gồm

A. đồng phân mạch cacbon, đồng phân nhóm chức và đồng phân không gian.

B. đồng phân khác nhau về vị trí không gian.

C. đồng phân mạch cacbon, đồng phân nhóm chức và đồng phân vị trí nhóm chức.

D. đồng phân nhóm chức và đồng phân vị trí nhóm chức.

28. Các chất đồng phân mạch cacbon của nhau

A. hoàn toàn khác nhau về tính chất hoá học.

B. chỉ khác nhau về tính chất hoá học.

C. có tính chất hoá học tương tự nhau.

D. có các tính chất hoàn toàn khác nhau.

29. Cho các chất có công thức cấu tạo sau
Trắc nghiệm hóa học hữu cơ
Các công thức biểu diễn các chất đồng phân của nhau là

A. X, Z, Q.

B. X, Z, M, Q.

C. X, M, Q. D. X, Z, M, T.

30. Cho các chất CH4O, C2H6O,….Công thức chung của các chất trong dãy đồng đẳng của X là

A. CnH2n+2O.

B. CnH2n+2O2.

C. CnH2n+4O.

D. CnH2nO2.

31. Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng C, H bằng 53,33%, 6,67 % còn lại là oxi. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 30. Công thức phân tử của X là

A. CH2O.

B. C2H4O2.

C. C3H8O.

D. C3H6O.

32. Cho các chất sau :
Bài tập trắc nghiệm hóa học hữu cơ
Kết luận nào sau đây đúng ?

A. Ba chất là đồng đẳng của nhau.

B. Ba chất là đồng phân của nhau.

C. Ba chất thuộc ba dãy đồng đẳng khác nhau.

D. Z là đồng đẳng của X và Y ; X và Y là đồng phân của nhau.

II. HIĐROCACBON

ANKAN

1. Ankan là hiđrocacbon trong phân tử có

A. liên kết đơn C–C dạng mạch hở và C–H.

B. liên kết đơn C–C dạng mạch hở hoặc mạch vòng.

C. liên kết đôi cacbon –cacbon.

D. liên kết ba cacbon –cacbon.

2. Hiđrocacbon no là những hiđrocacbon

A. trong phân tử chỉ có liên kết đơn.

B. trong phân tử chỉ có một liên kết đôi.

C. trong phân tử có một vòng no.

D. trong phân tử có ít nhất một liên kết đôi.

3. Ankan là hiđrocacbon có công thức phân tử dạng

A. CnH2n.

B. CnH2n+2.

C. CnH2n–2.

D. CnH2n–6.

4. Ankan có đồng phân cấu tạo

A. mạch cacbon không nhánh và mạch cacbon có nhánh.

B. mạch vòng và không vòng.

C. khác nhau về vị trí liên kết đôi.

D. mạch vòng và mạch hở.

5. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 83,33%. Công thức phân tử của Y là

A. C2H6.

B. C3H8.

C. C4H10.

D. C5H12.

6. Phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan Y bằng 82,76%. Công thức phân tử của Y là

A. C2H6.

B. C3H8.

C. C4H10.

D. C5H12.

7. Theo chiều tăng số nguyên tử cacbon trong phân tử, phần trăm khối lượng cacbon trong phân tử ankan

A. không đổi.

B. giảm dần.

C. tăng dần.

D. biến đổi không theo quy luật.

8. Cho công thức cấu tạo của ankan X:

CH3CHCH2CH3
      CH3

Tên của X là:

A. neopentan.

B. isobutan.

C. 2–metylbutan.

D. 3–metylbutan.

9. Cho hợp chất X có công thức cấu tạo :

CH3
CH3CH-CH2C CH2CH3
       CH2CH3CH2CH3

Tên gọi của hợp chất X là :

A. 2,4–đietyl–4–metylhexan

B. 3–etyl–3,5–đimetylheptan

C. 5–etyl–3,5–đimetylheptan

D. 2,2,3–trietylpentan.

10. Có bao nhiêu ankan đồng phân cấu tạo có công thức phân tử C5H12?

A. 3 đồng phân.

B. 4 đồng phân.

C. 5 đồng phân.

D. 6 đồng phân.

11. Ankan 2–metylbutan tạo được bao nhiêu gốc ankyl (gốc hoá trị I)?

A. Hai gốc.

B. Ba gốc.

C. Bốn gốc.

D. Năm gốc.

12. Khi cho butan tác dụng với brom thu được sản phẩm monobrom nào sau đây là sản phẩm chính?

A. CH3CH2CH2CH2Br.

B. CH3CH2CHBrCH3.

C. CH3CH2CH2CHBr2.

D. CH3CH2CBr2CH3.

13. Khi nhiệt phân một ankan X trong điều kiện không có không khí thu được khí hiđro và muội than, thấy thể tích khí thu được gấp 5 lần thể tích ankan X (đo ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất). Công thức phân tử của X là

A. CH4.

B. C2H6.

C. C3H8.

D. C4H10

14. Khi đốt cháy chất hữu cơ X bằng oxi không khí thu được hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O, N2.

Điều đó chứng tỏ:

A. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O, N.

B. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, có thể có các nguyên tố O, N.

C. Phân tử chất X chỉ có các nguyên tố C, H.

D. Phân tử chất X chắc chắn phải có các nguyên tố C, H, O.

15. Kết luận nào sau đây đúng?

A. Các chất có cùng công thức đơn giản nhất sẽ có cùng công thức phân tử.

B. Nhiều chất khác nhau có công thức đơn giản nhất giống nhau.

C. Các chất khác nhau có thể có cùng công thức đơn giản nhất nhưng sẽ có công thức phân tử khác nhau.

D. Các chất đồng phân của nhau sẽ có công thức đơn giản nhất khác nhau.

16. Hai chất CH3COOH và HCOOCH3 khác nhau về

A. công thức phân tử.

B. công thức cấu tạo.

C. loại liên kết hoá học.

D. số nguyên tử hiđro.

17. Hai chất CH3COOH và HCOOCH3 giống nhau về

A. công thức phân tử.

B. công thức cấu tạo.

C. loại nhóm chức.

D. mạch cacbon.

18. Hai chất CH3COOH và CH2=CHCH2COOH giống nhau về
A. công thức phân tử.

B. công thức cấu tạo.

C. loại liên kết hoá học.

D. loại nhóm chức.

19. Hai chất CH3COOH và CH3CH2CH2COOH khác nhau về

A. công thức phân tử.

B. loại nhóm chức.

C. loại liên kết hoá học.

D. loại mạch cacbon.

20. Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử cacbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch

A. thẳng có nhánh, thẳng không nhánh hoặc mạch vòng.

B. hở (không nhánh, có nhánh) hoặc mạch vòng.

C. thẳng hoặc mạch vòng.

D. mạch vòng hoặc mạch không vòng, có nhánh.

Mời các bạn tải file đầy đủ về tham khảo.

Trên đây THCS Bình Chánh.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hóa học phần Hóa học hữu cơ, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 12. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 12, Ngữ văn 12, tiếng Anh 12, đề thi học kì 1 lớp 12, đề thi học kì 2 lớp 12

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 12 của THCS Bình Chánh.com để có thêm tài liệu học tập nhé.

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Học Tập

5/5 - (4 bình chọn)

Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button