Tổng hợp

Cát lợn là gì? Cát lợn có tác dụng gì?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Cát lợn là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Cát lợn là gì?

Cát lợn, còn gọi là trư cát, trư sa cát lợn hay trứng vàng, là một loại sỏi mật lành tính được tích tụ theo thời gian trong cơ thể lợn, được dân gian đánh giá là có giá trị đối với y học.

Nhưng trên thực tế trong đông y không sử dụng bất cứ vị thuốc nào từ dạ dày của lợn, hiện chưa có tài liệu, bằng chứng, thông tin chính thống nào nói về giá trị kinh tế cũng như y khoa của cát lợn.

Bạn đang xem: Cát lợn là gì? Cát lợn có tác dụng gì?

Vật này có hình bầu dục, dài gần một gang tay, nặng khoảng 0,9kg, trông rất giống hình dạng quả trứng. Bên ngoài, vật này được bao phủ bởi một lớp lông màu xanh rêu, rất mềm. Cát lợn có mùi thảo mộc dễ chịu, không bốc mùi hôi thối dù được lấy trong nội tạng của lợn.

Cát lợn là gì?
Cát lợn là gì?

Đặc điểm của cát lợn

Cát lợn được tích tụ theo thời gian, nên thường gặp ở lợn nái sinh sản lâu năm, có khối lượng đến vai trăm gram, có vị ngọt, tính mát, để khô có mùi thảo mộc (thuốc bắc). Có nhiều thông tin chưa được xác thực cho rằng Cát lợn có giá trị trong chữa bệnh nên có giá thành cao, từ vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể nào về những giá trị y học cũng như kinh tế mang lại của cát lợn.

Ngoài lợn, ở một số loài vật khác cũng có hiện tượng kết tinh thành sỏi trong cơ thể và được cho là có giá trị y học như: sỏi mật trâu (ngưu hoàng), sỏi mật ngựa (mã bảo), sỏi mật khỉ (hầu táo), sỏi mật chó (cẩu bảo)…

Cát lợn có tác dụng gì?

Có nhiều thông tin cho rằng, cát lợn có giá trị kinh tế cao lên tới hàng chục nghìn USD, có giá trị y học, chữa bệnh.

Tuy nhiên, theo các nhà khoa học cát lợn là một loại sỏi mật lành tính ở lợn được tích tụ theo thời gian. Thực tế, những con heo nái nuôi trong dân trong lâu năm vẫn thường xuất hiện những vật thể này trong bụng.

Cát lợn có tác dụng với sức khỏe không?

Theo quan niệm dân gian, cát lợn có giá trị rất lớn trong việc chữa bệnh, chính vì thế nó thường được “thổi giá” lên tới vài trăm triệu đồng thậm chí hàng tỷ đồng.Tuy nhiên, đó hoàn toàn là quan niệm trong dân gian. Thực chất chưa hề có một nghiên cứu nào khẳng định cát lợn có tác dụng y học, có thể dùng để chữa bệnh như nhiều người vẫn thường “kháo” nhau.

Cũng có rất nhiều chuyên gia, bác sĩ lên tiếng về vấn đề này và tựu chung lại, họ đều cho rằng trong Đông y không hề có định nghĩa nào về trư sa hay cát lợn, đồng thời họ cũng cho biết Đông y không hề sử dụng bất cứ vật gì trong dạ dày của lợn để làm thuốc.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cho biết, hiện nay theo các tài liệu y học thì chỉ có sỏi mật của trâu, bò (ngưu hoàng), sỏi mật của ngựa (mã bảo) hoặc sỏi mật của chó (cẩu bảo) mới được sử dụng như những vị thuốc có tác dụng giải nhiệt, trị co giật, giải độc…

Giải thích về vấn đề “cát lợn” có mùi thơm, các chuyên gia cho rằng có thể do lợn nái thường ăn tạp, thậm chí nuốt luôn cả các loại lông, tóc vào dạ dày nên cát lợn mới có dạng “lông lá” như vậy. Bên cạnh đó, mùi hương tỏa ra từ cát lợn cũng có thể là mùi của rau, dây khoai lang… bị quấn, bám vào các sợi lông, tóc…

Như vậy, hiện nay theo Đông y thì cát lợn hoàn toàn không có tác dụng như nhiều lời đồn thổi. Bạn cần tìm hiểu thật kỹ để tránh bị kẻ xấu lợi dụng, đẩy giá nhé.

Cát lợn có tác dụng với sức khỏe không?
Cát lợn có tác dụng với sức khỏe không?

Cát lợn có phải là thuốc chữa bệnh?

Cát lợn là thứ được thổi giá hàng tỷ đồng có công dụng chữa bệnh “thần kỳ”, nhưng thực tế có chữa được bệnh hay không đến nay vẫn mơ hồ.

Thời gian gần đây, trong nước xuất hiện nhiều vụ mổ lợn phát hiện vật thể lạ được cho là “cát lợn”. Loại vật này được cho là có giá trị cả tỷ đồng.

Gần đây nhất, ngày 20/4, gia đình bà Trần Thị Mai (Trung Châu, Đan Phượng, Hà Nội) khi mổ lợn đã phát hiện một vật rất cứng, nặng khoảng 0,55kg và có lông mọc xung quanh.

Con bà Mai khi tìm thông tin trên mạng đã phát hiện vật thể này gọi là “cát lợn” có giá trị hàng tỷ đồng. Ngoài ra, bà này cho biết, vật thể này có mùi thơm dịu, như mùi thuốc bắc.

Trước đó, đầu tháng 1/2016, gia đình anh Phan Lạc Hùng (Ba Trại, Bà Vì, Hà Nội) cũng phát hiện một vật thể tương tự.

Vợ chồng anh Hùng cho hay, khi phát hiện “cát lợn” một thời gian dài thì nó vẫn không hề bị thối rữa mà vẫn có mùi thơm.

Tương tự, tháng 10/2015, truyền thông Trung Quốc đưa tin, Huang Wuzhi (Phúc Kiến) sau khi mổ thịt con lợn nái 5 tuổi đã phát hiện một quả trứng màu vàng nhạt, xung quanh toàn lông.

Quả trứng này được người dân địa phương gọi là “zhusha” – có nghĩa là “cát lợn”. Đây được cho là một loại sỏi mật quý ở lợn có giá bán lên tới 35 triệu đồng/gram. Như vậy, với quả trứng nặng 620gram, Huang Wuzhi có thể có 21 tỷ đồng.

Nhiều người cho rằng, “cát lợn” quý hiếm như thế dùng để làm thuốc chữa bệnh và những công dụng của nó có thể “cải tử hoàn sinh”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, Đông y không sử dụng bất cứ vị thuốc nào từ dạ dày của lợn. Do đó, thông tin cát lợn là thuốc quý có giá trị hàng tỷ đồng chỉ là tin đồn nhảm.

Các chuyên gia Đông y cũng cho biết, chỉ sử dụng sỏi mật của trâu và bò để làm thuốc trị đột quỵ ở người, có tên là ngưu hoàng – một vị thuốc quý, đắt tiền. Riêng lợn, người ta không sử dụng sỏi này để làm thuốc.

Vật thể lạ tìm thấy gần dạ dày lợn ở Hà Nội có thể là do thức ăn không tiêu tích tụ lại.

Trước đó, trả lời báo chí, PGS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ sinh học – Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), cho biết chưa có công trình nghiên cứu về vật thể này. Song, ông khuyến cáo người dân không nên thổi phồng sự việc, tin vào những thông tin không chính xác để mất tiền và sử dụng không đúng mục đích.

Sự thật về công dụng của cát lợn giá hàng tỷ đồng

Thời gian gần đây, liên tiếp nhiều gia đình tìm được cát lợn trị giá tiền tỷ, những thông tin trái chiều về giá trị và công dụng thực sự của nó khiến dư luận xôn xao bàn tán.

Theo các tài liệu về Đông y: Cát lợn còn được gọi là “Trư cát” hoặc “Trư sa cát lợn” theo các nhà khoa học nó là một loại kết tụ vật chất trong hệ tiêu hóa của con lợn như trong dạ dày, trong ruột, trong mật được tích tụ theo thời gian. Đặc tính của Cát lợn là vị ngọt, tính mát, mùi thảo mộc có tác dụng đối với tâm và can được cho là có giá trị kinh tế, giá trị y học, chữa bệnh. Do sự kết tụ lâu ngày trong những điều kiện bất lợi nên loại vật chất này giống như một loại ngọc quý.

Trư Sa được tạo thành nếu thời gian đủ dài sẽ có mùi thơm thảo mộc nhẹ nhàng, đặc biệt khi để trong không khí. Đông Y cổ xưa đã sử dụng Trư Sa để hỗ trợ điều trị các bệnh như an thần, động kinh, hốt hoảng lo âu, trị mất ngủ, hôn mê, thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm và nhiều tác dụng khác.

Nhiều người nghĩ rằng không hề có Trư sa, mà chỉ là tin đồn nhảm. Nhìn bề ngoài Trư Sa có một lớp lông bảo vệ, có người lại cho rằng đó chỉ là đám lông do heo cắn nhau và nuốt phải rồi không tiêu hóa được hoặc chỉ là một khối u gì đó…

Tuy nhiên có điều lạ là lông Trư Sa mọc “rất chuẩn”, các đầu nhọn đều hướng ra ngoài. Hơn nữa, nếu đây là khối u thì phải có mối liên kết mạch máu để nhận dinh dưỡng và phát triển. Đằng này, Trư Sa là một khối độc lập.

Sự thật về công dụng của cát lợn giá hàng tỷ đồng
Sự thật về công dụng của cát lợn giá hàng tỷ đồng

Tại sao Trư Sa lại có giá trên trời như vậy?

Trư Sa rất hiếm gặp do thời gian những con heo nuôi thường ngắn, ít khi có Trư Sa hoặc có thì bị non do không đủ tuổi. Cho nên việc sử dụng Trư Sa rất ít người biết, chỉ có những thầy thuốc gia truyền (kiểu bí truyền) mới sử dụng trong những bài thuốc riêng của họ.

Thông tin về Trư Sa rất ít, hiện nay các tài liệu hiện đại đều không có ghi chép về Trư Sa, cũng như chưa có nghiên cứu nào trên diện rộng về nó. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà Trư Sa không có giá trị. Đông y có những loại được liệu rất quý hiếm và cực đắt tiền nhưng cũng không hề có tài liệu công bố, ví dụ như Ngải đen, Kỳ nam…

Theo dân gian Trung quốc, Trư Sa là dược liệu cực kì quý hiếm, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu đàm, an thần, trị mất ngủ, hôn mê, động kinh … Những con heo có Trư Sa thường ít lông, ăn ít, thân nhiệt cao, thân mình gầy gò, hai mắt có lúc đỏ, liên tục kêu réo suốt ngày đêm, rất ít ngủ.

Theo Giáo sư Đặng Tuấn Lương, công tác tại Viện Y Học động vật thuộc đại học Nông Nghiệp Tứ Xuyên (Trung Quốc) cho rằng, Trư Sa được kết tụ trong cơ thể con lợn và trong một số gia súc khác cũng có hiện tượng này. Thời gian sinh trưởng càng dài thì hình dạng vật thể được kết tụ càng lớn.

Nhiều loài động vật cũng có “ngọc” hay được dùng để làm thuốc như Ngưu hoàng, Mã bảo, Hầu táo, Cẩu bảo và một số loài động vật khác cũng có “ngọc” trong hệ tiêu hóa (mật, dạ dày hoặc ruột). Chúng đều có tác dụng chữa được nhiều bệnh.

Cơn sốt cát lớn ở Việt Nam

Vật thể lạ này được đồn đoán là rất quý hiếm, có khả năng chữa bệnh thần kỳ.

Cát lợn giá cao ngất ngưởng tại Trung Quốc

Theo tờ Metro, vào năm 2017, ông Bo Chunlou (51 tuổi) đến từ Trung Quốc đã tìm thấy một vật thể lạ dài 10cm, rộng 6,8cm khi làm thịt con lợn nái 8 tuổi trong trang trại ở thành phố Nhật Chiếu, tỉnh Sơn Đông.

Vật thể lạ này nằm trong túi mật của con lợn. Những người hàng xóm nói với Bo rằng nó có giá trị y học rất cao.

Bán tín bán nghi, ông Bo cùng con trai 26 tuổi Bo Mingxue đã tới Thượng Hải và chi gần 40.000 NDT để thuê chuyên gia thẩm định.

Hai cha con được các chuyên gia thông báo rằng, vật thể này gọi là “cát lợn” (hay trư cát, trư sa cát lợn, trứng vàng). Giá trên thị trường dành cho viên “cát lợn” có kích cỡ như của nhà ông Bo lên tới gần 4 triệu NDT (hơn 13 tỷ đồng).

Theo Metro, những người hành nghề y học cổ truyền Trung Quốc gọi cát lợn là “báu vật” và tin rằng nó có thể giúp loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Tuy nhiên, cát lợn chỉ có giá trị nếu tìm thấy trong túi mật của lợn, còn nếu ở trong dạ dày lợn thì không có giá trị gì.

Trước đó, theo trang tin Sina, vào năm 2015, có 2 nông dân Trung Quốc cũng tìm thấy cát lợn. Theo mô tả, cát lợn có hình bầu dục, bên ngoài bao phủ một lớp lông màu vàng xanh dài khoảng 2-3cm, bên trong có màu vàng và phát ra mùi thảo mộc. Khi cắt ra, cát lợn trông giống như lòng đỏ trứng.

“Cơn sốt” cát lợn ở Việt Nam

Tại Việt Nam cũng từng ghi nhận “cơn sốt” cát lợn. Trong giai đoạn 2016-2017, nhiều người dân trên cả nước khi mổ bụng lợn liên tục phát hiện những vật thể lạ nghi là “cát lợn”, được cho là quý hiếm, có giá lên đến cả tỷ đồng.

Có thể kể đến một số trường hợp tiêu biểu như vào năm 2016, bà Mai – một người dân ở xã Trung Châu B, Đan Phượng, Hà Nội đã phát hiện ra vật thể giống như “cát lợn” từ bụng con lợn nái mới mổ thịt, khiến cả làng xôn xao.

Gia đình bà Mai cho biết, viên “cát lợn” này nặng 0.6kg, rất giống với cát lợn được người dân Trung Quốc tìm thấy và bán với giá gần 21 tỷ đồng.

Cũng trong năm này, khi mổ con lợn nái nuôi 13 năm, nặng 150kg, gia đình ông Lương Văn Linh ở Nghệ An đã phát hiện viên cát lợn nặng 0.5kg. Theo ông Linh, có người Hồng Kông (Trung Quốc) đã hỏi mua với giá 3 tỷ đồng nhưng ông chưa đồng ý bán.

Năm 2017, anh Hà Quang Vinh, trú tại huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đã phát hiện cát lợn nặng 1,1kg, dài gần 0.3m trong dạ dày con lợn nái của gia đình. Anh Vinh cho biết, ngay sau khi nghe tin nhà anh mổ được cát lợn, nhiều người đã liên lạc để hỏi mua với giá hàng trăm triệu đồng.

Gần đây nhất, vào tháng 5/2022, gia đình chị Nguyễn Thị Thu Hiền tại Tuy Hòa, Phú Yên đã phát hiện ra một viên cát lợn nặng 1,1kg trong dạ dày của con lợn rừng nái mổ lấy thịt. Sau khi chị Hiền đăng ảnh viên cát lợn tìm được lên mạng xã hội, nhiều người đã vào hỏi mua, giá trả cao nhất là 500 triệu đồng.

Cơn sốt cát lớn ở Việt Nam
Cơn sốt cát lớn ở Việt Nam

Thực hư tác dụng của cát lợn

Tại Trung Quốc có khá nhiều ý kiến trái chiều về tác dụng của cát lợn trong y học.

Theo trang tin Sina, cát lợn thực chất là sỏi mật của lợn, có thể tìm thấy trong túi mật, ống mật hoặc một số cơ quan khác trong cơ thể lợn. Nó được cho là có tác dụng chữa bệnh tương tự như ngưu hoàng, chủ yếu được dùng để thanh nhiệt, giải độc, tiêu đờm, làm dịu chứng co giật, điều trị nhịp tim, mất ngủ…

Quá trình hình thành sỏi mật lợn kéo dài trên 1 năm nhưng khá hiếm thấy. Thường thì người ta chỉ tìm thấy cát lợn ở một số con lợn nái già khi xuất chuồng.

Tuy nhiên, cũng theo Sina, trong các tài liệu y học cổ của Trung Quốc không có ghi chép rõ ràng về tác dụng của cát lợn.

Theo ông Deng Jun Liang, giáo sư ngành dược của trường Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên, một số loại sỏi của động vật đã được chứng minh có giá trị đối với y học, như sỏi mật trâu (ngưu hoàng), sỏi mật ngựa (mã bảo), sỏi mật khỉ (hầu táo) hoặc sỏi mật chó (cẩu bảo).

Song, hiện chưa có ai dám khẳng định tác dụng của cát lợn. Chỉ có một số rất ít tư liệu cho biết nó là một vị thuốc hiếm trong Đông y.

Trong khi đó, theo ông Zhang Li, Trưởng khoa y học cổ truyền tại Bệnh viện Thành phố Lạc Sơn, có thể do đồng âm nên nhiều người đã nhầm lẫn “chu sa” với “trư cát”. Chu sa (hay thần sa) là một loại khoáng màu đỏ với thành phần chính là sulfua thủy ngân (HgS), có sẵn trong tự nhiên và được sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc.

Tại Việt Nam, các chuyên gia cũng lên tiếng cảnh báo người dân về thực hư tác dụng của cát lợn.

Trả lời báo giới, GS.TS Dương Trọng Hiếu, chuyên gia đầu ngành y học cổ truyền Việt Nam, người từng có 40 năm công tác tại viện nghiên cứu Đông y, bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương khẳng định:

“Đông y chỉ có vị thuốc ngưu hoàng là sỏi mật của trâu và bò. Ngưu hoàng là một vị thuốc quý, đắt tiền, dùng để làm thuốc trị đột quỵ ở người. Vị thuốc này đã có trong y văn từ hàng ngàn năm trước. Ngược lại, cho đến bây giờ, tôi chưa thấy cát lợn có mặt trong tài liệu y khoa nào”.

Cùng quan điểm trên, GS.TS Trần Quốc Bình (cựu Giám đốc Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương) cho biết, trong Đông Y không có vị thuốc nào gọi là “cát lợn” hay được lấy từ dạ dày lợn để chữa bệnh.

“Người dân không nên tin vào những thông tin thổi phồng, không có căn cứ trên. Vật thể mà người dân cho là “cát lợn giá chục tỷ đồng” có thể chữa bách bệnh chỉ là một khối sỏi bệnh, giống như sỏi ở con người do những chất thải tích không được thải ra ngoài tích tụ lại trong cơ thể con lợn và gây bệnh cho lợn mà thôi” – Ông Bình nhấn mạnh.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cát lợn là gì. Mọi thông tin trong bài viết Cát lợn là gì? Cát lợn có tác dụng gì? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button