Tổng hợp

Chân Hoàn là ai? Cuộc đời của nguyên mẫu Chân Hoàn phi tần sủng ái nhất của vua Ung Chính

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Chân Hoàn là ai trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Mục lục

Chân Hoàn là ai?

Chân Hoàn là một nhân vật trong cuốn tiểu thuyết Hậu cung Chân Hoàn truyện của nhà văn Lưu Liễm Tử sau này được chuyển thể thành phim cùng tên do Tôn Lệ thủ vai đã tạo được thành công rất lớn.

Nhân vật Chân Hoàn lấy nguyên mẫu từ Sùng Khánh hoàng thái hậu Nữu hỗ lộc thị, bà là thân mẫu của Càn Long hoàng đế. Bà chưa từng làm hoàng hậu mà chỉ được truy phong khi đã qua đời do là thân mẫu của Càn Long đế, thụy hiệu hoàng hậu của bà là Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu. Bà sinh năm 1692 và mất năm 1777, bà là người Mãn Châu chứ không phải là người Hán như trong phim và tiểu thuyết.

Bạn đang xem: Chân Hoàn là ai? Cuộc đời của nguyên mẫu Chân Hoàn phi tần sủng ái nhất của vua Ung Chính

Chân Hoàn là ai?
Chân Hoàn là ai?

Nội dung bộ phim Chân Hoàn truyện

Chân Hoàn truyện (phồn thể: 甄嬛傳; giản thể: 甄嬛传, tiếng Anh: Empresses in the Palace), thường được gọi luôn theo tên tiểu thuyết gốc thành Hậu cung Chân Hoàn truyện (後宮甄嬛传), là một bộ phim truyền hình cổ trang Trung Quốc.

Đây là bộ phim cung đình ăn khách nhất trên màn ảnh Đại lục năm 2012 và được đánh giá là tác phẩm cổ trang kinh điển của Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây. Bộ phim tạo nên cơn sốt tương tự như Tây du ký (1986) hay Hoàn Châu cách cách (1997). Chân Hoàn truyện có mặt trong danh sách những bộ phim được khán giả đón xem lại hằng năm.

Kết thúc của bộ phim là nguồn cảm hứng cho tác giả Lưu Liễm Tử viết nên Hậu cung Như Ý truyện năm 2018 và chuyển thể thành phim cùng tên rất thành công.

Xuất xứ

Phim được chuyển thể từ tiểu thuyết ngôn tình tên Hậu cung Chân Huyên truyện của nhà văn trẻ Lưu Liễm Tử. Về tên gọi, hiện có bản dịch là “Hậu cung Chân Huyên truyện”, vì chữ 嬛 có ba âm Hán-Việt là [Huyên], [Hoàn] và [Quỳnh]. Bộ phim mua bản quyền tiểu thuyết khi tác giả mới chỉ hoàn thành một phần ba tác phẩm, lên kế hoạch sản xuất và công chiếu lần đầu vào cuối năm 2011. Đây cũng là lần đầu tiên đạo diễn Trịnh Hiểu Long – đạo diễn của phim – thử sức với dòng phim cổ trang.

Tuy là dùng cốt truyện của tiểu thuyết, song thực tế nội dung tiểu thuyết hoàn toàn khác với phim. Thể loại của tiểu thuyết được gọi là giá không tiểu thuyết (架空小说), theo tiếng Anh gọi là Alternate History, đặt bối cảnh hư cấu tại một quốc gia Đại Chu (大周), hoàn toàn không có trong lịch sử Trung Quốc. Cũng vì lý do này, rất nhiều câu thoại và bối cảnh của bộ phim không phù hợp lịch sử, các phi tần cũng như các con cái của Ung Chính không có thật trong lịch sử, vì tuy là lấy triều đại cụ thể có thật là nhà Thanh nhưng vẫn tuân theo nội dung tiểu thuyết, mà nội dung tiểu thuyết lại đặt trong bối cảnh triều đại hư cấu tưởng tượng.

Nội dung phim

Bộ phim “Chân Hoàn truyện” được đặt vào triều đại nhà Thanh thời kỳ Ung Chính, kể về cô gái người Hán tên gọi Chân Hoàn, là con gái của Đại lý tự Thiếu khanh Chân Viễn Đạo. Trong kì Tuyển tú đầu tiên sau khi lên ngôi của Ung Chính Đế, dù đã cố tình ăn mặc và trang điểm đơn giản nhưng Chân Hoàn vẫn lọt vào mắt xanh của Thiên tử vì có dung mạo đến năm phần giống Hoàng hậu quá cố của ông là Thuần Nguyên Hoàng hậu.

Cùng trúng tuyển đợt Tuyển tú này còn có người chị thân thiết với cô là Thẩm Mi Trang, sau khi bất bình ra tay trượng nghĩa thì cô lại kết nghĩa chị em với một Tú nữ xuất thân không cao là An Lăng Dung. Cả ba đều được chọn làm phi tần mới vào hậu cung, riêng Chân Hoàn còn được phong hiệu là 「Hoàn; 莞」, là người duy nhất trong các phi tần mới tuyển có được phong hiệu. Được sự chỉ dẫn tận tình của các Trưởng sự cô cô, ba người hiểu được những phe cánh trong hậu cung với một bên là Hoa phi Niên Thế Lan trẻ đẹp đắc sủng, gia thế hơn người, kiêu căng ngạo mạn và Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp Nghi Tu lúc nào cũng tỏ ra đức độ hiền từ. Ban đầu, Chân Hoàn luôn muốn đứng ngoài cuộc tranh chấp giữa các phi tần, nhưng khi cô được Hoàng đế sủng hạnh cũng là lúc cô không thể không bước chân vào cuộc chiến, từng bước học cách tính kế để bảo vệ mạng sống của bản thân và gia tộc. Thế nhưng tưởng như mình đã hoàn toàn chiến thắng sau khi đánh bại Niên Thế Lan, Chân Hoàn đau đớn đối diện sự thật rằng Hoàng đế từ tước đến nay vẫn chỉ xem cô là một thế thân của Thuần Nguyên Hoàng hậu, đồng thời cũng nhận ra vị Hoàng hậu mà cô luôn nghĩ là đồng minh của mình hóa ra lại là bậc thầy ném đá giấu tay. Tuyệt vọng vì cảm thấy bị sỉ nhục, sau khi hạ sinh con gái của mình với Hoàng đế, Chân Hoàn xuất gia làm Ni cô, và cũng trong đoạn thời gian này mà cô kết duyên được với Quả Quận vương Doãn Lễ – em trai thứ 17 của Hoàng đế. Mối tình của cả hai nhanh chóng kết thành cái thai song sinh trong bụng Chân Hoàn, nhưng giữa lúc đó cô nghe tin Doãn Lễ chết.

Không tin đấy là tai nạn, ngay sau đó biết gia đình của mình cũng bị ám hại, Chân Hoàn hạ quyết tâm lợi dụng chuyến thăm viếng của Hoàng đế mà hồi cung. Lần này Chân Hoàn được sửa họ thành Nữu Hỗ Lộc Thị, được đổi thành phong hiệu là 「Hi; 熹」, vị hiệu Phi, bước vào một hành trình mới phục thù.

Nội dung bộ phim Chân Hoàn truyện
Nội dung bộ phim Chân Hoàn truyện

Cuộc đời của nguyên mẫu Chân Hoàn phi tần sủng ái nhất của vua Ung Chính

Nói đến Hi quý phi ít người biết tới nhưng nói đến nhân vật Lão phật gia trong “Hoàn Châu cách cách”, hẳn sẽ nhiều người nhớ ra. Hi quý phi chính là mẹ của vua Càn Long, cũng chính là phi tần được vua Ung Chính sủng ái hết mực.

Không nổi tiếng như Tây Thi, Dương Quý Phi hay Từ Hy Thái Hậu, Hi quý phi – sủng phi bậc nhất của vua Ung Chính ít được người ta biết tới. Chỉ sau bộ phim đình đám “Chân Hoàn truyện” người ta mới hiểu thêm về người phụ nữ xinh đẹp khiến ông vua được coi là máu lạnh nhất trong lịch sử nhà Thanh động lòng.

Sùng Khánh hoàng thái hậu (chữ Hán: 崇慶皇太后, 1 tháng 1, 1693 – 2 tháng 3, 1777) là Hi Quý phi của hoàng đế Ung Chính triều đại nhà Thanh, là hoàng thái hậu dưới triều đại hoàng đế Càn Long, sau khi qua đời được truy tôn thụy hiệu là Hiếu Thánh Hiến hoàng hậu (孝圣宪皇后). Bà chưa bao giờ được phong ngôi hoàng hậu khi còn sống, chỉ được truy tôn thành Hoàng hậu khi đã qua đời.

Sùng Khánh hoàng thái hậu thuộc thị tộc Nữu Hỗ Lộc (鈕祜祿), Mãn quân Tương Hoàng Kỳ. Bà là trưởng nữ của Tứ phẩm Điển nghi Lăng Trụ (凌柱). Nữu Hỗ Lộc thị tuy là thị tộc quyền thế bậc nhất, đặc biệt là dòng họ của Hiếu Chiêu Nhân hoàng hậu, Hoàng hậu thứ 2 của Thánh Tổ Khang Hi đế; nhưng tổ tiên của bà chỉ là một nhánh nhỏ của thị tộc này.

Đến đời cha bà, gia đình sa sút đến mức bình dân vô dị, không khác nhà thường dân là mấy. Điều này giải thích vì sao bà mang họ Nữu Hỗ Lộc danh giá nhưng khi nhập phủ Ung Thân vương (雍親王) lại chỉ được xếp vào hàng thứ thiếp.

Bà kết hôn với Ung Thân vương (雍親王) năm 1705 và được phong làm Cách cách (格格) – thứ thiếp của các Hoàng tử nhà thanh, dưới Đích phúc tấn (嫡福晋), Trắc phúc tấn (側福晉), trên các Thị thiếp không danh phận.

Trong những năm Khang Hi, có lần Ung Thân vương lâm bệnh, bệnh tình vô cùng nguy kịch, Nữu Hỗ Lộc cách cách ngày đêm hầu hạ thuốc thang, chăm sóc ân cần chu đáo, sau khi Ung Thân vương bình phục hết sức sủng ái. Năm 1711, bà sinh người con trai tên Hoằng Lịch, là con trai thứ tư của Ung Thân vương.

Nhân vật Hi Quý Phi được nữ diễn viên Tôn Lệ thể hiện xuất sắc trong bộ phim “Chân Hoàn truyện”

Năm Hoằng Lịch 10 tuổi, theo Ung Thân vương lần đầu vào bái kiến Thánh Tổ Khang Hi hoàng đế trong một buổi yến tiệc tại Mẫu Đơn đài – Viên Minh viên.

Khang Hi thấy Hoàng tôn thông minh hơn người thì thập phần yêu thích, liền đón vào cung cho đọc sách, tự mình nuôi nấng, còn không ngớt lời khen ngợi Nữu Hỗ Lộc cách cách là người có phúc khí. Vì thế, Nữu Hỗ Lộc cách cách được Mẫu bằng tử quý – mẹ quý nhờ con, lại càng được Ung Thân vương ban ân sủng.

Cuộc đời của nguyên mẫu Chân Hoàn phi tần sủng ái nhất của vua Ung Chính
Cuộc đời của nguyên mẫu Chân Hoàn phi tần sủng ái nhất của vua Ung Chính

Năm 1722, Ung Thân Vương lên ngôi Hoàng đế, niên hiệu Ung Chính. Phúc tấn Ô Lạt Na Lạp thị được lập làm Hoàng hậu, Trắc phúc tấn Niên thị được lập làm quý phi, Trắc phúc tấn Lý thị tấn phong làm Tề phi (齊妃).

Theo thông lệ, những thiếp thất của vị Hoàng đế mới lên ngôi có danh danh vị Trắc phúc tấn (側福晉) mới được sách phong lên các bậc Phi (妃), Quý phi (贵妃) hoặc cao hơn là Hoàng quý phi (皇贵妃); các Cách cách chỉ được sách phong lên bậc Tần (嬪).

Tuy vậy, Ung Chính vẫn đặc cách sách phong Nữu Hỗ Lộc thị làm Hi phi (熹妃) – Chính tam phẩm. Trong cung, địa vị bà cao thứ 4, sau Ô Lạt Na lạp hoàng hậu, Niên quý phi và Tề phi. Năm 1730, Hi phi được phong lên ngôi Hi quý phi (熹貴妃) – Chính nhị phẩm.

Năm 1731, Ô Lạt Na lạp hoàng hậu qua đời. Trong cung Hi quý phi hiện tại là Phi tần có quyền hành cao nhất. Niên Quý phi đã qua đời vào năm 1725, Tề phi Lý thị do con trai là Hoằng Thời có hành vi lỗ mãng, không được Ung Chính yêu thích nên bị thất sủng. Hi quý phi nhanh chóng được ban quyền nhiếp quản Hậu cung.

Năm 1735, Ung Chính hoàng đế qua đời, Bảo Thân vương Hoằng Lịch kế vị, niên hiệu Càn Long, tôn bà với địa vị là Thánh Mẫu Hoàng thái hậu (聖母皇太后), phong hiệu là Sùng Khánh (崇慶), gọi là Sùng Khánh hoàng thái hậu (崇慶皇太后) .

Hoàng đế Càn Long rất hiếu thảo với mẹ mình và bà thường theo Càn Long du ngoạn khắp nơi, thường là đến Thẩm Dương và vùng đồng bằng sông Dương Tử. Hoàng đế thường hỏi ý kiến bà trong công việc. Khi đã cao tuổi, Thái hậu không còn nhiều sức khỏe để du ngoạn nữa, Hoàng đế Càn Long đã ngừng tất cả các chuyến đi tuần du và chỉ tuần du trở sau khi Thái hậu qua đời.

Năm 1777, ngày 2 tháng 3, Hoàng thái hậu qua đời, thọ 85 tuổi, với thụy hiệu là Hiếu Thánh Từ Tuyên Khang Huệ Đôn Hòa Thành Huy Nhân Mục Kính Thiên Quang Thánh Hiến Hoàng hậu.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Chân Hoàn là ai. Mọi thông tin trong bài viết Chân Hoàn là ai? Cuộc đời của nguyên mẫu Chân Hoàn phi tần sủng ái nhất của vua Ung Chính đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (66 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button