Tổng hợp

Chơi hụi là gì? Chơi hụi như thế nào?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Chơi hụi là gì? Chơi hụi như thế nào? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Chơi hụi là gì?

Theo Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015, chơi hụi (hay còn gọi là họ, biêu, phường) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

Chơi hụi là gì?
Chơi hụi là gì?

Chơi hụi như thế nào?

Họ hụi biêu phường thực chất chỉ là một hoạt động mà tùy vào từng vùng miền sẽ có những cách gọi khác nhau. Mục đích ban đầu là việc góp vốn giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong công việc làm ăn, buôn bán. Một ví dụ cụ thể để các bạn có thể dễ hình dung về khái niệm này:

Bạn đang xem: Chơi hụi là gì? Chơi hụi như thế nào?

Khi chơi hụi cần có một người đứng ra làm chủ (chủ hụi) và mời các thành viên khác cùng chơi (con hụi). Chủ hụi có trách nhiệm đi thu tiền (tài sản) của con hụi. Một “dây hụi” có thể không giới hạn người chơi. Các thành viên của dây hụi thống nhất góp một loại tài sản có giá trị giao dịch như: tiền, vàng, gạo… Dây hụi cũng thỏa thuận số lượng tài sản góp, số kỳ góp, thời gian góp, kỳ mở hụi…

Một dây hụi mười người, góp ngày 10.000 đồng, mở hụi cuối tháng. Như vậy, chẳng hạn đến kỳ mở hụi thứ nhất (ngày thứ 30), bà A được “hốt hụi” thì bà nhận được số tiền là: 10.000 đồng x 10 người x 30 ngày = 3.000.000 đồng (trong đó có tiền bà góp là: 10.000 đồng x 30 ngày = 300.000 đồng). Ngoài ra, nếu có thỏa thuận thì bà A phải trích ra một số tiền hoa hồng cho chủ hụi. Qua việc chơi dây hụi này, bà A mượn được nguồn vốn gấp 10 lần bà góp để dùng vào việc riêng.

Qua kỳ hụi thứ hai, bà A và các con hụi khác vẫn phải góp 10.000 đồng một ngày. Đến kỳ mở hụi (ngày thứ 60), một người khác cũng sẽ được “hốt hụi” với số tiền tương tự bà A. Hụi kết thúc khi tất cả các con hụi đều đã được hốt hụi. Có thể thấy rằng, hụi là một hình thức “chia sẻ” kinh tế nhàn dỗi, tương thân hỗ trợ theo vòng lặp.

Chơi hụi như thế nào?
Chơi hụi như thế nào?

10 quy định cần lưu ý khi chơi hụi

(1) Chủ hụi và thành viên dây hụi phải thông báo về nơi cư trú mới cho các thành viên còn lại nếu có thay đổi nơi cư trú.

(điểm b, khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

(2) Khi có người muốn gia nhập dây hụi thì chủ hụi phải thông báo các nội dung sau:

– Số lượng dây hụi mà mình làm chủ hụi

– Số lượng thành viên của từng dây hụi mà mình đang làm chủ hụi

– Phần hụi, kỳ mở hụi.

(Khoản 2 Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

(3) Thỏa thuận về dây hụi phải được lập thành văn bản và có đầy đủ các nội dung sau:

– Hụi, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ hụi (nơi chủ hụi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);

– Số lượng thành viên, hụi, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;

– Phần hụi;

– Thời gian diễn ra dây hụi, kỳ mở hụi;

– Thể thức góp hụi, lĩnh hụi.

Văn bản thoả thuận về dây hụi được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây hụi yêu cầu.

(Điều 7, 8 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

(4) Chủ hụi phải lập và giữ sổ hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ hụi. Trường hợp dây hụi không có chủ hụi thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ hụi.

– Sổ hụi có các nội dung sau đây:

+ Các nội dung của thỏa thuận về dây hụi như mục (3)

+ Ngày góp phần hụi, số tiền đã góp hụi của từng thành viên;

+ Ngày lĩnh hụi, số tiền đã lĩnh hụi của thành viên lĩnh hụi;

+ Chữ ký hoặc điểm chỉ của thành viên khi góp hụi và lĩnh hụi;

+ Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của dây hụi.

(Điều 12 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

(5) Chủ hụi phải giao hụi cho thành viên tại mỗi kỳ mở hụi

Trường hợp đến kỳ mở hụi mà chủ hụi không giao các phần hụi cho thành viên được lĩnh hụi thì chủ hụi có trách nhiệm đối với thành viên đó như sau:

– Thực hiện đúng nghĩa vụ giao hụi.

– Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh hụi theo quy định của pháp luật.

– Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây hụi có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự 2015.

– Bồi thường thiệt hại (nếu có).

(Khoản 3 Điều 18, Điều 23 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

(6) Thành viên dây hụi được quyền xem, sao chụp sổ hụi và cung cấp các thông tin liên quan đến dây hụi khi có yêu cầu.

(điểm d khoản 1 Điều 15, khoản 5 Điều 18 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

(7) Chủ hụi phải giao giấy biên nhận cho thành viên khi thực hiện các hoạt động sau:

– Góp hụi, lĩnh hụi;

– Nhận lãi, trả lãi;

– Thực hiện giao dịch khác có liên quan.

(Điều 13 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

(8) Chủ hụi phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây hụi khi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Tổ chức dây hụi có giá trị các phần hụi tại một kỳ mở hụi từ 100 triệu đồng trở lên;

– Tổ chức từ hai dây hụi trở lên.

Trường hợp thông tin về dây hụi đã được thông mà có sự thay đổi thì chủ hụi phải thông báo bổ sung bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc thay đổi đó.

(khoản 1 Điều 14 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

(9) Nghiêm cấm lợi dụng việc tổ chức hụi để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.

(khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

(10) Nghiêm cấm tổ chức hụi để huy động vốn trái pháp luật.

(khoản 3 Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP)

Nếu chủ hụi vi phạm 10 quy định trên thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với các mức phạt được quy định tại Điều 16 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Hành vi

Mức phạt tiền

Biện pháp khắc phục hậu quả

(1) đến (7)

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

(8)

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

(9), (10)

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
10 quy định cần lưu ý khi chơi hụi
10 quy định cần lưu ý khi chơi hụi

Quy định pháp luật về hụi, họ, biêu phường

Bộ luật dân sự 2005  (văn bản mới: Bộ luật dân sự năm 2015)  đã công nhận hình thức họ, hụi, biêu, phường tại điều 479, cụ thể là :

Mang một mục đích như vậy nên pháp luật đã cụ thể hóa họ, hụi, biêu, phường như là một trong các loại hình cho vay tài sản được quy định cụ thể tại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

Điều 2 Nghị định 144/2006/NĐ-CP cũng quy định chính sách của Nhà nước về họ như sau:

“Điều 2. Chính sách của Nhà nước về họ

1. Quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân theo quy định của Nghị định này và các văn bản pháp luật khác có liên quan được pháp luật bảo vệ.

2. Nghiêm cấm việc tổ chức họ để cho vay nặng lãi, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm hoặc các hành vi trái pháp luật khác để chiếm đoạt tài sản của người khác.”

Như vậy, hoạt động chơi hụi bản thân nó không vi phạm pháp luật mà nó chỉ bị nghiêm cấm nếu người chơi lợi dụng nó để che giấu hoạt động cho vay nặng lãi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…mà thôi. Trong trường hợp của bạn, nếu việc chơi hụi nhằm mục đích tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, không vi phạm những điều cấm của pháp luật, thì hoạt động này pháp luật sẽ bảo vệ.Pháp luật còn quy định cụ thể mức lãi suất của họ, hụi, biêu, phường phải tuân theo mức lãi suất được quy định trong luật dân sự là không vượt quá 20%/năm và cũng nghiêm cấm những hình thức cho vay nặng lãi (hay còn gọi là tín dụng đen) núp bóng dưới danh nghĩa các nhóm họ, hụi.

Mức xử phạt nếu vi phạm lãi suất chơi họ hụi biêu phường

Mặc dù vậy nhưng gần đây càng ngày càng có nhiều vụ việc vỡ nợ dẫn đến hậu quả làm tan nhà nát cửa nhiều gia đình, thậm chí còn xảy ra án mạng thương tâm. Để đưa hoạt động của hình thức họ, hụi, biêu, phường về đúng mục đích của nó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2019/NĐ-CP để quy định chi tiết về cách thức hoạt động, về các đối tượng nào được phép tổ chức họ, về các nguyên tắc của tổ chức họ, hụi… Cụ thể tại Điều 3 Nghị định 19/2019/NĐ-CP nêu các nguyên tắc của hoạt động tổ chức họ.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức họ

1. Việc tổ chức họ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật dân sự.

2. Việc tổ chức họ chỉ được thực hiện nhằm mục đích tương trợ lẫn nhau giữa những người tham gia quan hệ về họ.

3. Không được tổ chức họ để cho vay lãi nặng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, huy động vốn trái pháp luật hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

Tại Điều 7 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định:

Điều 7. Hình thức thoả thuận về dây họ

1. Thoả thuận về dây họ được thể hiện bằng văn bản. Văn bản thoả thuận về dây họ được công chứng, chứng thực nếu những người tham gia dây họ yêu cầu.

2. Trường hợp thỏa thuận về dây họ được sửa đổi, bổ sung thì văn bản sửa đổi, bổ sung phải được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Từ một hình thức tiết kiệm tiền với mục đích tương trợ lẫn nhau, hụi, họ đã bị biến tướng và trở thành một vấn nạn khó kiểm soát, nhất là khi người cầm hụi, họ có ý định lừa đảo. Do đó, với sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền, hy vọng trong tương lai gần họ, hụi, biêu, phường sẽ sớm trở về với đúng chức năng, mục đích vốn có của nó.

Quyền và nghĩa vụ của thành viên trong họ

Nghị định 19/2019/NĐ-CP VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG

Điều 15. Quyền của thành viên

1. Thành viên trong họ không có lãi có các quyền sau đây:

a) Góp một hoặc nhiều phần họ trong một kỳ mở họ;

b) Lĩnh họ;

c) Chuyển giao một phần hoặc toàn bộ phần họ cho người khác theo quy định tại Bộ luật dân sự;

d) Yêu cầu chủ họ hoặc người giữ sổ họ cho xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ;

đ) Yêu cầu chủ họ trả phần họ của thành viên không góp phần họ đúng hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

e) Yêu cầu chủ họ thực hiện đúng nghĩa vụ của chủ họ quy định tại Điều 18 của Nghị định này;

g) Yêu cầu thành viên khác thực hiện nghĩa vụ của thành viên quy định tại Điều 16 của Nghị định này;

h) Các quyền của thành viên quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9, Điều 10 và Điều 13 của Nghị định này;

i) Thực hiện việc thông báo theo quy định tại Điều 14 của Nghị định này trong trường hợp chủ họ không thực hiện;

k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận về dây họ.

2. Thành viên trong họ có lãi có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Đưa ra mức lãi trong mỗi kỳ mở họ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 20 của Nghị định này;

c) Được lĩnh họ trước các thành viên khác nếu đưa ra mức lãi cao nhất tại kỳ mở họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;

d) Hưởng lãi từ thành viên lĩnh họ.

3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;

b) Thỏa thuận về mức hưởng hoa hồng của chủ họ.

Điều 16. Nghĩa vụ của thành viên

1. Thành viên trong họ không có lãi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Góp phần họ theo thoả thuận;

b) Thông báo về nơi cư trú mới trong trường hợp có thay đổi cho những người tham gia dây họ;

c) Tiếp tục góp các phần họ để các thành viên khác được lĩnh cho đến khi thành viên cuối cùng lĩnh họ trong trường hợp đã lĩnh họ trước thành viên khác;

d) Các nghĩa vụ của thành viên trong việc thực hiện quy định tại Điều 10 và khoản 2 Điều 11 của Nghị định này;

đ) Trong trường hợp không có chủ họ thì thành viên được giao lập và giữ sổ họ có các nghĩa vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 12, khoản 5 và khoản 6 Điều 18 của Nghị định này.

2. Thành viên trong họ có lãi có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Trả lãi cho các thành viên chưa lĩnh họ khi được lĩnh họ.

3. Thành viên trong họ hưởng hoa hồng có các nghĩa vụ sau đây:

a) Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;

b) Trả khoản hoa hồng cho chủ họ khi lĩnh họ theo thỏa thuận

Quy định pháp luật về hụi, họ, biêu phường
Quy định pháp luật về hụi, họ, biêu phường

Quyền và nghãi vụ của chủ họ

Nghị định 19/2019/NĐ-CP VỀ HỌ, HỤI, BIÊU, PHƯỜNG

Điều 17. Quyền của chủ họ

1. Chủ họ trong họ không có lãi có các quyền sau đây:

a) Thu phần họ của các thành viên;

b) Yêu cầu thành viên không góp phần họ của mình phải trả phần họ trong trường hợp chủ họ đã góp thay cho thành viên đó;

c) Quyền của chủ họ trong việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 7, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này;

d) Các quyền khác theo thỏa thuận.

2. Chủ họ trong họ có lãi có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Lĩnh các phần họ trong kỳ mở họ đầu tiên và không phải trả lãi cho các thành viên khác trong trường hợp chủ họ đồng thời là thành viên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

3. Chủ họ trong họ hưởng hoa hồng có các quyền sau đây:

a) Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này nếu thuộc trường hợp họ không có lãi hoặc các quyền quy định tại khoản 2 Điều này nếu thuộc trường hợp họ có lãi;

b) Được hưởng hoa hồng từ thành viên lĩnh họ.

Điều 18. Nghĩa vụ của chủ họ

1. Thông báo cho các thành viên về nơi cư trú mới trong trường hợp có sự thay đổi.

2. Thông báo đầy đủ về số lượng dây họ; phần họ, kỳ mở họ; số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ cho người muốn gia nhập dây họ.

3. Giao các phần họ cho thành viên lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ.

4. Nộp thay phần họ của thành viên nếu đến kỳ mở họ mà có thành viên không góp phần họ, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

5. Để các thành viên xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu.

6. Gửi thông báo theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này.

7. Các nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều 12 và Điều 13 của Nghị định này.

8. Các nghĩa vụ khác theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Chơi hụi là gì? Chơi hụi như thế nào?. Mọi thông tin trong bài viết Chơi hụi là gì? Chơi hụi như thế nào? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

Rate this post

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button