Có người cho rằng, qua truyện ngắn này, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 6-8 dòng).
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau
Câu 6. Có người cho rằng, qua truyện ngắn này, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 6-8 dòng).
Hướng dẫn viết đoạn văn khoảng 6-8 dòng thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
– Giới thiệu về vấn đề nghị luận: “Người mẹ vườn cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
– Phân tích:
- Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của chúng ta.
- Đã có rất nhiều người hy sinh mạng sống của mình cho độc lập dân tộc trong đó còn có những người mẹ gạt nước mắt tiễn con ra trận.
- Khi hoà bình lập lại, con người quá mải mê với cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ thế nhưng quá khứ ấy vẫn luôn vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những cựu chiến binh đến thăm bà lúc tuổi già.
- Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh với những ai đã quên đi quá khứ, chúng ta cần phải biết ơn thế hệ trước đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.
– Tổng kết vấn đề.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 1
Qua văn bản “người mẹ cây cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Với ngôn từ giản dị nhưng dạt dào cảm xúc, truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” đã mang gợi đến cho mỗi chúng ta những kỉ niệm hạnh phúc về mẹ và những bài học về việc báo đáp công ơn mẹ. Hình ảnh bà nội cũng là hình ảnh của một người mẹ Việt Nam anh hùng vĩ đại, một người phụ nữ đã hi sinh rất nhiều vì đất nước những năm kháng chiến. Qua truyện ta thấu hiểu, biết ơn, kính trọng những người đã hy sinh vì lý tưởng cách mạng, vì nền hòa bình tổ quốc và những người mẹ anh hùng.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 2
“Uống nước nhớ nguồn” là truyền thống vô cùng tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Điều này đã được thể hiện rất rõ qua truyện ngắn “Người mẹ vườn cau”. Đó là câu chuyện về má Tư – một người mẹ Việt Nam anh hùng. Bà đã đi bán ve chai, đưa thư, mang theo thức ăn và tin tức,… Giờ tuổi đã cao, bà vẫn hàng năm hương khói, làm giỗ cho các chiến sĩ năm xưa. Đồng thời, hình ảnh người lính đã hi sinh thân mình vì Tổ quốc cũng được hiện lên qua lời kể của nhà văn. Có thể nói, tác phẩm “Người mẹ vườn cau” đã thành công giúp độc giả cảm nhận rõ hơn công lao của thế hệ đi trước. Từ đó thêm trân trọng cuộc sống hòa bình hiện tại.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 3
Qua văn bản “Người mẹ vườn cau”, tác giả Nguyễn Ngọc Tư muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Lòng biết ơn đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của chúng ta. Thế kỉ XX, đất nước ta phải trải qua hai cuộc chiến lớn để lại nhiều mất mát, đau thương cho con người Việt Nam. Đã có rất nhiều người hy sinh mạng sống của mình cho độc lập dân tộc trong đó còn có những người mẹ gạt nước mắt tiễn con ra trận. Khi hoà bình lập lại, con người quá mải mê với cơm áo gạo tiền mà quên đi quá khứ thế nhưng quá khứ ấy vẫn luôn vẹn nguyên, thuỷ chung giống như hình ảnh người mẹ vườn cau ngày ngày chờ đợi những cựu chiến binh đến thăm bà lúc tuổi già. Văn bản cũng là lời cảnh tỉnh với những ai đã quên đi quá khứ, chúng ta cần phải biết ơn thế hệ trước đã cho ta cuộc sống như ngày hôm nay.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 4
Qua truyện ngắn “Người mẹ vườn cau”, tác giả muốn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, đây là một ý kiến đúng. Đất nước Việt Nam hơn bốn ngàn năm văn hiến của chúng ta đã trải qua biết bao cuộc chiến đấu anh dũng để dành được hoà bình. Trong những cuộc chiến đó, đã có biết bao người như bà nội vườn cau mất đi con cái, vì con của họ đã ngã xuống cho độc lập tự do của đất nước. Những người đồng chí còn sống sót sau những trận chiến như ba của nhân vật tôi đã coi mẹ của đồng đội đã mất như mẹ của mình mà thăm nom, làm tròn chữ hiếu thay bạn mình. Qua truyện, người đọc chúng ta đã biết đến và kính trọng hơn những người mẹ Việt Nam anh hùng như bà nội vườn cau.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 5
Sau khi đọc xong truyện Người mẹ vườn cau, tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã đem tới chúng ta thông điệp vô cùng sâu sắc và ý nghĩa về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Nhờ có công lao to lớn của những thế hệ đi trước, không ngại gian khổ, hiểm nguy đến tính mạng, mà chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay, một cuộc sống không có chiến tranh, bom đạn, đau thương và mất mát. Từ đó, văn bản dăn dạy chúng ta cần có lòng biết ơn đến những anh hùng đã hi sinh cho nền độc lập nước nhà, đồng thời cần tích cực rèn luyện bản thân để góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, vững chắc.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 6
Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Đầu tiên, cần phải hiểu được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” ý chỉ lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa. Hình tượng trung tâm được khắc họa trong truyện ngắn là một bà mẹ Việt Nam anh hùng – đó là nhân vật “nội ở vườn cau”. Có thể thấy rằng, hình ảnh “nội ở vườn cau” chính là đại diện cho biết bao người mẹ trên khắp đất nước Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh. Họ đã nén nước mắt để tiễn con lên đường đi chiến đấu, hay sẵn sàng nhường miếng cơm để nuôi bộ đội. Công việc của họ đôi khi chỉ là nhặt ve chai nhưng lại trở thành anh hùng trong lòng biết bao con người. Khi hòa bình lặp lại, những người con của “nội vườn cau”, trong đó có ba của nhân vật “tôi” vẫn thường về thăm để bày tỏ lòng biết ơn, kính trọng. Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba của nhân vật “tôi” vì mải mê công việc mà không về thăm nội ở vườn cau. Đó giống như một lời cảnh tỉnh với những người đã quên đi quá khứ. Có thể khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn đúng đắn.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 7
Qua truyện ngắn “Người mẹ vườn cau”, Nguyễn Ngọc Tư đã thành công truyền tải thông điệp “uống nước nhớ nguồn”. Đây là đạo lí quý báu của người dân Việt Nam. Trong năm tháng chiến tranh, đã có biết bao người ngã xuống để bảo vệ Tổ quốc. Đó là những người chiến sĩ quả cảm, giờ chỉ còn được gọi với danh xưng “hai chú trên bàn thờ”; là người mẹ Việt Nam anh hùng từng phải đi bán ve chai nuôi quân. Tất cả đã góp phần thể hiện lòng biết ơn mà nhà văn dành cho thế hệ đi trước. Từ đó đem đến nhiều bài học cho độc giả.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 8
Truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” đã thành công nhắn gửi tới người đọc một đạo lí quý báu của dân tộc. Đó chính là “uống nước nhớ nguồn”. Trong những năm tháng chiến tranh dai dẳng, đã có rất nhiều người lính xung phong ra tiền tuyến, cầm súng bảo vệ Tổ quốc. Cũng có bao người mẹ lén lau nước mắt khi tiễn con ra trận, trở thành hậu phương vững chắc cho những người chiến sĩ. Đó là hình ảnh của nhân vật ba, “hai chú trên ban thờ” và cả của má Tư. Với giọng văn nhẹ nhàng, giản dị, nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã giúp người đọc cảm nhận rõ hơn sự hi sinh của bao thế hệ đi trước.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 9
Có người cho rằng, qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Theo tôi, quan điểm trên là hoàn toàn đúng đắn. Trước hết, cần hiểu được truyền thống “uống nước nhớ nguồn” muốn nói đến lối sống biết ơn, trọng tình nghĩa. Ở trong truyện ngắn này, tác giả đã khắc họa hình tượng trung tâm trong truyện là một bà mẹ Việt Nam anh hùng, từ đó gửi gắm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc. Hình ảnh nội ở vườn cau hiện lên qua lời kể của “tôi” – vẫn còn là một đứa trẻ – nhưng lại thật đẹp đẽ, cao cả. Nhân vật “tôi” vẫn thường được ba đưa về thăm nội ở vườn cau, nghe kể chuyện về cuộc đời của nội. Đặc biệt, ở gần cuối truyện, ba của nhân vật “tôi” vì mải mê công việc mà không về thăm nội ở vườn cau. Đó giống như một lời cảnh tỉnh với những người đã quên đi quá khứ. Như vậy, có thể thấy rằng, ý kiến đánh giá trên là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 10
Truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho độc giả bài học ý nghĩa về đạo lí “uống nước nhớ nguồn”. Đó là truyền thống tốt đẹp của người Việt, đề cao lòng biết ơn. Trong tác phẩm, đạo lí này được thể hiện qua thái độ của nhân vật ba với má Tư và người đồng đội khi xưa. Họ chính là những người mẹ Việt Nam anh hùng, những chiến sĩ oai phong, quả cảm đã không tiếc thân mình bảo vệ Tổ quốc. Qua đó, độc giả lại càng thêm trân trọng công lao và sự hi sinh của họ.
Thông điệp về truyền thống Uống nước nhớ nguồn của dân tộc qua truyện ngắn Người mẹ vườn cau – Mẫu 11
Truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” đã thành công thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn” đáng quý của dân tộc. Đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến gian khổ, đánh đổi tính mạng của bao thế hệ để giành lại độc lập, hòa bình. Điều này được thể hiện qua hình ảnh “hai chú trên ban thờ” đã từng “hiên ngang và anh dũng lắm”. Hay như hình ảnh của má Tư – một người mẹ, người bà hiền hậu, thương con thương cháu. Bà đã từng “gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm” để bán ve chai, đưa thư, mang thức ăn, tin tức cho chiến sĩ. Má Tư chính là “một bà mẹ anh hùng”. Qua các chi tiết đó, độc giả thấy được rất rõ nét sự kính yêu, biết ơn mà nhà văn dành cho những con người ấy. Đồng thời, càng thêm trân trọng nền hòa bình, độc lập, yên ổn mà mình đang được hưởng ngày hôm nay.
*****
Trên đây là hơn 11 mẫu Có người cho rằng, qua truyện ngắn này, tác giả muốn nhắn gửi đến người đọc thông điệp về truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc. Ý kiến của em như thế nào? (Trình bày thành đoạn văn khoảng 6 – 8 dòng) do thầy cô biên soạn. Hy vọng nội dung trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới lạ để từ đó hoàn thành tốt bài tập của mình đạt điểm số cao nhất nhé.
Đăng bởi thầy cô trường THCS Bình Chánh trong chuyên mục Học tập, lớp 8
- Hãy tóm tắt nội dung của truyện Cái kính. Nội dung của truyện liên quan như thế nào đến tên tập sách Những người thích đùa của Nê-xin lớp 8 (2 Mẫu)
- Từ bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận nhằm thuyết phục người khác lớp 8 (3 Mẫu)
- Từ văn bản, hãy nhận xét về hiện tượng lũ lụt ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung. Em thấy bản thân mình cần biết thêm thông tin gì nữa về lũ lụt lớp 8 (4 Mẫu)
- Nêu một số biện pháp tu từ có trong các văn bản thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp mà em thích.
- Nêu những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, tập một. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần đọc hiểu, viết, nói và nghe?
- Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe liên quan với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học như thế nào? Phân tích một số ví dụ ở các bài học trong sách Ngữ văn 8, tập 1 để làm sáng tỏ điều ấy.
- Nêu những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một. Xác định trọng tâm phần nói và nghe của mỗi bài học.
- Các nội dung và yêu cầu của phần viết trong sách Ngữ văn 8, tập một có gì mới so với sách Ngữ văn 7?
- Chi tiết hoặc hình ảnh nào trong văn bản đã để lại trong em những ấn tượng sâu đậm? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) ghi lại ấn tượng ấy lớp 8 (7 Mẫu)
- Trong truyện có nhiều đoạn văn mang tính triết lí về cuộc sống, con người. Em thích nhất đoạn văn nào? Vì sao? lớp 8 (2 Mẫu)
- Tóm tắt truyện Lão Hạc trong khoảng 10-15 dòng lớp 8 (24 Mẫu)
- Việc tái hiện sự khác nhau trong cách nhìn những bức tranh liên quan chặt chẽ đến ý nghĩa của đoạn trích. Em có đồng ý với nhận xét này không? Vì sao? (Trình bày thành một đoạn văn khoảng 8 – 10 dòng) lớp 8 (3 Mẫu)
- Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) nêu ý kiến của em về hiện tượng sử dụng biệt ngữ xã hội trên mạng xã hội hiện nay lớp 8 (6 Mẫu)
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là một trong những biểu hiện của lòng yêu nước. Viết một đoạn văn khoảng sáu câu, nêu một số việc mà em đã hoàn thành tốt và lí giải vì sao những việc đó có thể thể hiện lòng yêu nước của em lớp 8 (6 Mẫu)