Công nghệ 7 Cánh DiềuHọc TậpLớp 7

Công nghệ 7 Bài 12 Cánh diều: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao | Giải Công nghệ lớp 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Mở đầu trang 61 Bài 12 Công nghệ lớp 7: Em hãy cho biết sự khác biệt về vật liệu xây dựng ao nuôi thủy sản trong Hình 12.1.

Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 12 Cánh diều: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao | Giải Công nghệ lớp 7

Giải Công nghệ 7 Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

– Hình 12.1a: Đất sét
– Hình 12.1b: Đổ bê tông
– Hình 12.1c: Kè đá

1. Giới thiệu chung về quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Câu hỏi trang 61 Công nghệ lớp 7: Em hãy nêu quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao ở Hình 12.2

Giải Công nghệ 7 Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao:

– Chuẩn bị ao nuôi

– Thả cá giống

– Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả

+ Quản lí thức ăn

+ Quản lí chất lượng ao nuôi

+ Quản lí sức khỏe cá

– Thu hoạch

Luyện tập trang 61 Công nghệ lớp 7: Em hãy quan sát Hình 12.3 và chỉ rõ các hoạt động nuôi cá nước ngọt trong ao

Giải Công nghệ 7 Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Các hoạt động nuôi cá nước ngọt trong ao:

+ Hình 12.2a: Xử lý, chuẩn bị ao nuôi: vét bùn đáy đắp bờ

+ Hình 12.2b: Tát nước

+ Hình 12.2c:  Thả cá

+ Hình 12.2d: Sục nước

+ Hình 12.2e: Cho cá ăn

+ Hình 12.2g: Thu hoạch cá

2. Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Câu hỏi trang 62 Công nghệ lớp 7: Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc gì?

Trả lời:

Chuẩn bị ao nuôi cho cá nước ngọt gồm những công việc:
– Làm cạn nước trong ao
– Làm vệ sinh xung quanh ao, lắp các hang hốc, tu sửa cống, lưới chắn
– Vét bớt bùn đáy, san phẳng đáy ao
– Bón vôi để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh
– Phơi đáy ao khoảng 2 -3 ngày
– Lấy nước qua túi lọc vào ao khoảng 30 – 50 cm. Lấy đủ nước vào ao trước khi thả cá giống

Luyện tập trang 62 Công nghệ lớp 7: Hãy mô tả các hoạt động cải tạo ao nuôi trong Hình 12.4

Giải Công nghệ 7 Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Mô tả các hoạt động cải tạo ao nuôi trong Hình 12.4:

– Hình 12.4a: Phơi đáy ao

– Hình 12.4b: Làm vệ sinh xung quanh ao

– Hình 12.4c: Vét bùn đáy, san phẳng đáy ao

– Hình 12.4d: Bón vôi cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh

Câu hỏi trang 63 Công nghệ lớp 7: Vì sao nên ghép các loài cá sống ở tầng nước khác nhau và không cạnh tranh về thức ăn.

Trả lời:

Cá sống trong một ao sẽ tận dụng được nguồn thức ăn (kể cả thức ăn sẵn có trong nước và thức ăn tự chế) ở các tầng nước khác nhau, phát huy được mối quan hệ “cùng chung sống, phát triển giữa các loài cá”. Hình thức này cũng giúp tận dụng triệt để không gian sống, từ đó cho hiệu quả kinh tế cao nhất.

Vận dụng trang 63 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 12.5, cho biết vì sao các loại cá này có thể nuôi ghép được với nhau?

Giải Công nghệ 7 Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Các loại cá trong Hình 12.5 có thể nuôi ghép được với nhau vì tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau, không cạnh tranh về thức ăn; tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có; chống chịu tốt với điều kiện môi trường.

Câu hỏi trang 63 Công nghệ lớp 7: Khi thả cá giống, cần quan tâm đến những yếu tố nào?

Trả lời:

Khi thả cá giống cần quan tâm đến các yếu tố:

+ Nguyên tắc ghép các loài cá

+ Mùa vụ thả

+ Mật độ thả

+ Yêu cầu chất lượng

+ Cách thả

Câu hỏi trang 63 Công nghệ lớp 7: Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả bao gồm những công việc nào?

Trả lời:

Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả bao gồm những công việc:

+ Quản lí thức ăn cho cá: Loại thức ăn; lượng thức ăn; cách cho ăn.

+ Quản lí chất lượng nước ao nuôi

+ Quản lí sức khỏe cá

Vận dụng 1 trang 64 Công nghệ lớp 7: Hãy tìm hiểu về thức ăn của một loại cá nước ngọt được nuôi phổ biến.

Trả lời:

Thức ăn cho 1 loại cá nước ngọt phổ biến: Cá basa: cá con, giun, ốc, côn trùng, rau, bèo cám, thức ăn viên công nghiệp, thức ăn tự chế biến và cả phụ phẩm công nghiệp.

Vận dụng 2 trang 64 Công nghệ lớp 7: Hãy giải thích hiện tượng cá nổi đầu. Cần xử lí như thế nào khi gặp hiện tượng này?

Trả lời:

Nguyên nhân cá nổi đầu và cách xử lí:

* Nguyên nhân:

+ Ao nuôi thiếu oxy

+ Cá bị nhiễm khí độc

* Cách xử lí:

+ Đưa nước mới vào ao nhiều hơn hoặc thay đổi một phần nước, bơm nước.

+ Ngừng bón phân và cho cá ăn, vớt hết cọng cây, cỏ dưới ao lên bờ.

+ Tiến hành sục khí để cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc.

Câu hỏi trang 64 Công nghệ lớp 7: Khi nào thì nên thu tỉa, thu toàn bộ? Vì sao?

Trả lời:

Tùy theo chất lượng của cá mà ta chọn hình thức thu tỉa hay thu toàn bộ:

– Thu tỉa: thu những con to đạt tiêu chuẩn thu hoạch nhằm giảm mật độ cả nuôi trong ao, con nhỏ để nuôi tiếp.
– Thu toàn bộ khi phần lớn cá đạt tiêu chuẩn thu hoạch, thảo cạn bớt 1/3 thể tích nước, dùng lưới kéo vào các thời điểm mát trong ngày, sau đó làm cạn ao và thu hết cá

3. Lập kế hoạch, tính toán chi phí cho việc nuôi cá rô phi trong ao

Câu hỏi trang 65 Công nghệ lớp 7: Em hãy nêu các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao.

Trả lời:

Các bước chính trong việc lập kế hoạch nuôi cá rô phi trong ao:

+ Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ.

+ Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc

+ Bước 3: Tính toán chi phí

Câu hỏi 1 trang 65 Công nghệ lớp 7: Vì sao phải chuẩn bị tốt ao nuôi?

Trả lời:

Phải chuẩn bị tốt ao nuôi vì: loại bỏ chất thải và sinh vật gây hại, tạo môi trường tốt cho cá rô phi nuôi.

Câu hỏi 2 trang 65 Công nghệ lớp 7: Em hãy nêu tác dụng của vôi bột trong quá trình chuẩn bị ao nuôi

Trả lời:

Tác dụng của vôi bột: để cải tạo đáy ao và diệt mầm bệnh.

Câu hỏi 3 trang 65 Công nghệ lớp 7: Khi lập kế hoạch nuôi cá rô phi, em cần lưu ý gì về mùa vụ thả cá.

Trả lời:

Cần lưu ý về mùa vụ thả cá: có thể thả quanh năm, tuy nhiên, thời điểm thích hợp nhất là vào đầu mùa mưa, tháng 4 – 6.

Câu hỏi 4 trang 65 Công nghệ lớp 7: Em hãy cho biết mật độ thả cá thích hợp khi nuôi cá rô phi.

Trả lời:

Mật độ thả: 2 – 3 con/m2, nếu nuôi thâm canh thả 5 – 7 con/m2.

Câu hỏi 5 trang 65 Công nghệ lớp 7: Vì sao cần chuẩn bị máy quạt nước khi nuôi cá rô phi?

Trả lời:

Cần chuẩn bị máy quạt nước khi nuôi cá rô phi để: cung cấp oxy cho ao và đào thải khí độc

Vận dụng trang 66 Công nghệ lớp 7: Hãy lập kế hoạch và tính toán chi phí cho việc nuôi và chăm sóc một loại thủy sản phổ biến ở địa phương em.

Trả lời:

Lập kế hoạch và tính toán chi phí cho việc nuôi và chăm sóc cá chép:

* Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ:

+ ao nuôi

+ vôi bột

+ cá giống

+ thức ăn công nghiệp

+ hóa chất xử lí trong môi trường

+ máy bơm, máy quạt nước, lưới kéo cá.

* Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc

+ thời vụ nuôi: Vụ 1 từ tháng 2 đến tháng 3 (gọi là vụ xuân) và vụ 2 từ tháng 8 đến tháng 9 (gọi là vụ thu).

+ ao nuôi: tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh, tu sửa bờ, vét bùn, rải vôi bột, phơi đáy rồi lấy nước vào ao

+ thả giống:  mật độ thả: 1 con/3-4 m2 ao

+ chăm sóc , quản lí cá sau khi thả:

Thức ăn và cách cho ăn:  Ngày cho ăn 2 lần (sáng và chiều); sử dụng thức ăn công nghiệp với khẩu phần ăn 2-3% tổng lượng cá trong ao

Quản lí chất lượng ao nuôi: bổ sung nước sạch hằng tuần, sử dụng chế phẩm sinh học, dùng quạt nước khi cần

Quản lí sức khỏe cá: thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Khi cá có dấu hiệu bị bệnh, liên hệ ngay với cán bộ thủy sản.

Thu hoạch: sau 8 tháng.

* Bước 3: Tính toán chi phí

Nuôi một vụ cá chép trong ao có diện tích 1000 m2, cần 350 con giống và sử dụng 4 tấn thức ăn/năm; 100kg vôi bột cải tạo ao; chi phí điện xăng dầu 2 triệu đồng; chi phí chất xử lí môi trường 2 triệu đồng; chi phí khác 300 nghìn đồng. Giá cá giống là 90 nghìn đồng/con (50 con/1kg), giá thức ăn 15 nghìn đồng/kg, giá vôi bột 5000 đồng/kg. 

Chi phí của vụ nuôi cá = (350:50.90) + 4000.15 + 100.5 + 2000+ 2000+ 300

= 65 430 (nghìn đồng) = 65 430 000 đồng.

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thuỷ sản

Bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thuỷ sản

Ôn tập Chủ đề 2: Chăn nuôi và và thuỷ sản

Bài 1: Giới thiệu chung về trồng trọt

Bài 2: Quy trình trồng trọt

Xem thêm tài liệu Công nghệ lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Trắc nghiệm Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Công nghệ 7 Cánh Diều

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button