Công nghệ 7 Chân trời sáng tạoHọc TậpLớp 7

Công nghệ 7 Bài 13 Chân trời sáng tạo: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản | Giải Công nghệ lớp 7

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải bài tập Công nghệ 7 Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản

Mở đầu trang 75 Bài 13 Công nghệ lớp 7: Làm thế nào để nuôi thuỷ sản đạt hiệu quả cao?

Bạn đang xem: Công nghệ 7 Bài 13 Chân trời sáng tạo: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản | Giải Công nghệ lớp 7

Trả lời:

Để nuôi thủy sản đạt hiệu quả cao, cần đảm bảo:

– Môi trường nuôi

– Thức ăn của thủy sản

– Quy trình kĩ thuật nuôi

– Nhiệt độ, độ trong của nước nuôi

1. Môi trường nuôi thuỷ sản

Câu hỏi 1 trang 75 Công nghệ lớp 7: Hình 13.1 cho thấy thuỷ sản sống trong những môi trường như thế nào?

Hình 13.1 cho thấy thuỷ sản sống trong những môi trường như thế nào?

Trả lời:

Thuỷ sản sống trong những môi trường:

– Hình 13.1a: lồng bè

– Hình 13.1b: lưới nuôi trồng

– Hình 13.1c: sông

– Hình 13.1d: đầm

Câu hỏi 2 trang 75 Công nghệ lớp 7: Khả năng hoà tan các chất vô cơ, hữu cơ của nước có tác dụng gì khi nuôi thuỷ sản?

Trả lời:

Giúp các sinh vật sống trong nước sử dụng được các chất dinh dưỡng.

2. Thức ăn của thuỷ sản

Câu hỏi 3 trang 76 Công nghệ lớp 7: Vì sao thức ăn lại ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng thuỷ sản?

Trả lời:

Vì thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, thức ăn có chất lượng cao làm thủy sản mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi, làm tăng năng suất, sản lượng.

Câu hỏi 4 trang 76 Công nghệ lớp 7: Quan sát Hình 13.2, 13.3, 13.4, hãy phân biệt và đánh giá ưu, nhược điểm của các loại thức ăn cho tôm, cá.

Quan sát Hình 13.2, 13.3 , 13.4, hãy phân biệt và đánh giá ưu, nhược điểm của các loại thức ăn cho tôm, cá

Quan sát Hình 13.2, 13.3 , 13.4, hãy phân biệt và đánh giá ưu, nhược điểm của các loại thức ăn cho tôm, cá

Quan sát Hình 13.2, 13.3 , 13.4, hãy phân biệt và đánh giá ưu, nhược điểm của các loại thức ăn cho tôm, cá

Trả lời:

– Hình 13.2: Thức ăn tự nhiên của thủy sản:

+ Ưu điểm: Không cần qua chế biến, có sẵn trong tự nhiên.

+ Nhược điểm: Khó bảo quản, hàm lượng dinh dưỡng tùy thuộc vào từng loại thức ăn.

– Hình 13.3: Thức ăn thô cho thủy sản + Hình 13.4: Thức ăn viên công nghiệp cho thủy sản.

+ Ưu điểm: Giàu chất dinh dưỡng, dễ bảo quản, có khả năng bảo quản lâu.

+ Nhược điểm: Phải qua chọn lọc, chế biến.

Câu hỏi 5 trang 76 Công nghệ lớp 7: Hãy kể tên một số nguyên liệu khác có thể dùng làm thức ăn cho tôm, cá.

Trả lời:

Một số nguyên liệu khác có thể dùng làm thức ăn cho tôm, cá: các động thực vật phù du, các mùn bã hữu cơ; ốc, cá tạp, các phụ phẩm trong nông nghiệp, bột cá khô, bột ruốc, cám gạo, bột gạo lứt, đậu nành …

Câu hỏi 6 trang 77 Công nghệ lớp 7: Vì sao lại sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá ở dạng viên nổi và thức ăn công nghiệp nuôi tôm ở dạng viên chìm?

Trả lời:

Sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá ở dạng viên nổi và thức ăn công nghiệp nuôi tôm ở dạng viên chìm vì khi ăn cá sẽ nổi trên mặt nước, còn tôm thì không.

Câu hỏi 7 trang 77 Công nghệ lớp 7: Vì sao khi nuôi tôm, cá ở mật độ cao, người nuôi hay sử dung thức ăn công nghiệp dạng viên?

Trả lời:

Khi nuôi tôm, cá ở mật độ cao, người nuôi hay sử dung thức ăn công nghiệp dạng viên để các tập trung phân bố trên mặt nước ăn, tôm tập trung phân bố dưới mặt nước ăn, giúp giảm mật độ tập trung quá dày.

Câu hỏi 8 trang 77 Công nghệ lớp 7: Làm thế nào để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi?

Trả lời:

Để tăng nguồn thức ăn cho tôm, cá nuôi cần kết hợp cả thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.

3. Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản (tôm, cá)

Câu hỏi 9 trang 77 Công nghệ lớp 7: Em hãy sắp xếp các hoạt động nuôi tôm, cá trong Hình 13.5 theo thứ tự hợp lí.

Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản (ảnh 1)

Trả lời:

Sắp xếp các hoạt động nuôi tôm, cá trong Hình 13.5 theo thứ tự hợp lí:

1. Đào ao, đắp bờ 

2. Xử lí đáy ao 

3. Kiểm tra chất lượng nước nuôi 

4. Thả con giống 

5. Cho ăn 

6. Thu hoạch

Câu hỏi 10 trang 78 Công nghệ lớp 7: Vì sao cho tôm, cá ăn ít và nhiều lần lại tránh được việc ô nhiễm môi trường nuôi tôm, cá?

Trả lời:

Cho tôm, cá ăn ít và nhiều lần lại tránh được việc ô nhiễm môi trường nuôi tôm, cá vì như vậy thức ăn sẽ được phân hủy từ từ.

Câu hỏi 11 trang 78 Công nghệ lớp 7: Vì sao phải kiểm tra ao nuôi thường xuyên trong quá trình nuôi tôm, cá?

Trả lời:

Phải kiểm tra ao nuôi thường xuyên trong quá trình nuôi tôm, cá để kịp thời phát hiện những bất thường để xử lí.

Câu hỏi 12 trang 78 Công nghệ lớp 7: Vì sao trong nuôi thuỷ sản người ta lại đặc biệt quan tâm đến công tác phòng bệnh?

Trả lời:

Trong nuôi thuỷ sản người ta lại đặc biệt quan tâm đến công tác phòng bệnh vì khi dịch bệnh bùng phát, rất khó khăn cho việc chữa trị và ảnh hưởng đến kinh tế.

Câu hỏi 13 trang 78 Công nghệ lớp 7: Cho biết ưu và nhược điểm của mỗi phương pháp thu hoạch tôm, cá.

Trả lời:

* Phương pháp thu từng phần: 

– Ưu điểm: Làm tăng năng suất cá nuôi lên 20%, cung cấp thực phẩm tươi sống thường xuyên.

– Nhược điểm: Các cá thể không cùng lứa tuổi nên khó chăm sóc, cải tạo, tu bổ ao.

* Phương pháp thu hoạch toàn bộ:

– Ưu điểm: Sản phẩm tập trung, chi phí đánh bắt không lớn.

– Nhược điểm: Năng suât của tôm cá bị hạn chế, tốn nhiều giống.

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 81 Công nghệ lớp 7: Khi nuôi tôm mật độ cao (thâm canh) bắt buộc phải sử dụng quạt nước. Hãy giải thích tác dụng của quạt nước trong đầm nuôi tôm.

Trả lời:

Quạt nước giúp tạo dòng chảy và cung cấp ôxy cho ao nuôi.

Điều hòa và làm cân bằng các yếu tố môi trường trong ao -> Tăng cường hoạt động của tôm, giúp tôm tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn.

Luyện tập 2 trang 81 Công nghệ lớp 7: Gia đình bạn Minh ở Bến Tre có đất rộng, điều kiện tự nhiên rất phù hợp để nuôi tôm sú nên đã cải tạo ao nuôi tôm sú. Ba vụ đầu nuôi đạt kết quả tốt, thu lãi lớn. Sau thu hoạch, gia đinh tranh thủ mua giống, thả nuôi ngay, kết quả từ vụ thứ tư tôm bị nhiễm bệnh và chết hàng loạt, gia đình không hiểu nguyên nhân vì sao. Em hãy vận dụng những hiểu biết về kĩ thuật nuôi để giải thích và đề xuất giải pháp khắc phục.

Trả lời:

– Nguyên nhân: gia đình bạn chưa tuân thủ đúng quy trình nuôi.

– Biện pháp: Cần thực hiện đúng các bước trong quy trình nuôi tôm, cá: sau thu hoạch, phải tiến hành vệ sinh, khử khuẩn ao.

Vận dụng

Vận dụng 1 trang 81 Công nghệ lớp 7: Em hãy tìm hiểu xem ở địa phương nơi em ở đang nuôi loại thủy sản nào và sử dụng loại thức ăn gì. Từ đó, hãy đánh giá ưu và nhược điểm của loại thức ăn mà địa phương em đang sử dụng để nuôi thủy sản.

Trả lời:

Ở địa phương em nuôi tôm, cá … Thức ăn chủ yếu là sinh vật phù du, rau cỏ xanh, cám viên tổng hợp. 

– Sinh vật phù du, rau cỏ xanh : 

+ Ưu điểm: Có sẵn trong tự nhiên, không phải tìm kiếm, không tốn chi phí mua

+ Nhược điểm :  ít chất dinh dưỡng, tôm cá lâu lớn, phải nuôi trong thời gian dài mới có thu hoạch

– Cám viên tổng hợp :

+ Ưu điểm : Cá rất thích ăn, nhanh lớn, thời gian thu hoạch nhanh

+ Nhược điểm : Tốn chi phí , có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao hơn

Vận dụng 2 trang 81 Công nghệ lớp 7: Nếu gia đình em tham gia hoạt động nuôi thủy sản, vận dụng kiến thức và kinh nghiệm của bản thân, em sẽ nuôi loại cá, tôm nào để đạt hiệu quả cao? Hãy giải thích lí do em chọn loại thủy sản đó.

Trả lời:

Em sẽ kết hợp trồng lúa và nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa vì như vậy em sẽ tiết kiệm được diện tích nuôi tôm từ việc sử dụng ruộng lúa sẵn có. Thêm nữa thì sẽ cung cấp được một phần thức ăn sẵn có cho tôm như : động thực vật thủy sinh có sãn trên ruộng lúa, cá tép cua, ốc hến… Như vậy em sẽ tiết kiệm được chi phí rất lớn

Xem thêm lời giải bài tập Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 14: Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản

Dự án 3: Kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc thủy sản

Ôn tập chương 6

Bài 1: Nghề trồng trọt ở Việt Nam

Bài 2: Các phương thức trồng trọt ở Việt Nam

Xem thêm tài liệu Công nghệ lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản

Trắc nghiệm Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thủy sản

Lý thuyết Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thuỷ sản

Trắc nghiệm Bài 13: Quy trình kĩ thuật nuôi thủy sản

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button