Tổng hợp

Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Cúng dường là gì trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé

Cúng dường là gì?

Cúng dường hay cung dưỡng theo quan điểm của đạo phật là hình thức công đức các lễ vật như thức ăn, hoa, hương, nhang, đèn, kinh sách, giáo thuyết,… dâng lên các chư Phật, chư Bồ Tát để tỏ lòng biết ơn. Cũng giống như việc biết ơn và cung kính đối với gia tiên, đối với các bậc phụ mẫu của con cháu trong gia đình, học trò thể hiện lòng kính trọng đối với thầy cô giáo.

Cúng dường là hoạt động của các tăng nhân, phật tử trong các ngày lễ của đạo Phật hay do các tăng nhân, phật tử tự tổ chức thực hiện để tỏ lòng thành kính đối với Đức Phật, chư Phật, chư Bồ Tát. Cúng dường cũng là một phương pháp tu tập theo quan niệm của đạo Phật. Mục đích của hoạt động này là tích đức, tích phước báu về sức khỏe, phúc thọ, trí tuệ với mong muốn có được hạnh phúc, an vui trong cuộc đời.

Bạn đang xem: Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường

Cúng dường là gì?
Cúng dường là gì?

Ý nghĩa của việc cúng dường

Theo quan điểm của Phật giáo, cúng dường để giảm bớt lòng tham của con người. Việc cúng dường là cho đi để tỏ lòng thành kính. Trong khi lòng tham chính là một trong những trở ngại lớn nhất trong việc giác ngộ đạo Phật. Về nhân quả, việc cúng dường giúp con người vượt qua sự ích kỷ, mở rộng tấm lòng. Từ đó, được nhiều người yêu quý, tích phúc đức cho đời sau. Trong kinh tăng chi bộ, có ba phần thuộc về người bố thí: ” Một là trước khi bố thí, ý được vui lòng. Hai là trong khi bố thí, tâm được tịnh tín. Ba là sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”.

Ngoài ra, ý nghĩa thực tiễn cho thấy việc cúng dường giúp công sức đóng góp vào việc xây dựng cơ sở vật chất, tu sửa chùa chiền và nơi ăn ở của các chư Tăng. Việc cúng dường vừa là tự nguyện, tự thân vừa là trách nhiệm của một phật tử khi thực hiện sự nghiệp tu học của mình.

Như vậy, việc cúng dường mang lại ý nghĩa về vật chất và tinh thần to lớn trong đạo Phật. Cúng dường là hình thức tạo công đức mà tất cả phật tử hay một người bình thường có thể thực hiện nhằm tích phúc. Việc cúng dường về ý nghĩa thực tế cũng là một hình thức từ thiện, đối với ý nghĩa tinh thần thì giúp mở rộng thiện tâm, mở rộng lòng thành, thanh lọc cái ích kỷ, tiêu cực trong mỗi con người, giúp cho con người đạt được sự hạnh phúc, yên bình.

Các cách cúng dường Tam Bảo

Cúng dường Tam bảo gồm có: Cúng dường Phật bảo, Cúng dường Pháp bảo, Cúng dường Tăng bảo.

Cúng dường Phật bảo

Phật tuy rằng đã nhập diệt nhưng việc cúng dường chư Phật là việc làm thể hiện sự tôn kính đối với Ngài. Cúng dường những món đồ ăn thức uống để hình dung đức Phật vẫn còn sống và dạy dỗ chúng ta tu học.

Đồ cúng dường không nhất thiết phải bày biện hoang phí. Những món cúng Phật đúng nghĩa có thể kể đến như:

  • Hương thơm
  • Đèn sáng
  • Hoa tươi
  • Trái cây
  • Nước trong
  • Đôi khi thêm cơm trắng là đủ.

Có thể cúng dường đức Phật 5 món diệu hương như là:

  • Giới hương: Để trở thành người con của Phật chúng ta cần giữ gìn 5 giới cấm
  • Định hương: Tập cho tâm hồn mình định tĩnh thì đó là con Phật
  • Huệ hương: Học hỏi giáo pháp của Phật, suy xét nghiền ngẫm và quyết tâm thực hành.
  • Giải thoát hương: phá trừ ngã chấp, luôn quán vô ngã, tứ đại là không, nghiệp thức phân biệt cũng là không.
  • Giải thoát tri kiến hương: phá trừ luôn pháp chấp, không thấy đất, nước, gió, lửa là thật, vui buồn, sướng khổ là thật.

Cúng dường Pháp bảo

Trước khi cúng dường Pháp bảo, trước hết quý vị phải nghiên cứu và học tập theo giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ hơn sự cao quý của giáo pháp ấy. Sau đó, nếu quý vị có trình độ học thức thì nên diễn giảng giáo pháp cho mọi người cùng am hiểu. Hoặc nếu có năng lực cao về tài chính, có thể xuất tiền ấn tông kinh điển, phổ biến ra nhiều nơi.

Cúng dường Tăng bảo

Tăng ni là những vị thay thế Đức Phật truyền giảng giáo pháp cho chúng ta. vì thế chúng ta phải cung cấp và nuôi dưỡng các chư Tăng. Đồng thời, cần phải thành kính trân trọng tuyệt đối khi cúng dường. Quý vị càng không nên phân biệt vị Tăng ở chùa nào, xứ nào cả; vị nào ở trong hàng ngũ Tăng đoàn thì chúng ta cứ cúng dường.

Khi cúng dường, quý vị nên chọn những món cần thiết cho đời sống tu học của chư Tăng. Không nên chiều theo những sở thích riêng tư của vị tăng nào đó mà cúng dường những món không đúng chánh pháp, như vậy người cúng cũng không có phước báu mà người thọ nhận cũng mang tội.

Các cách cúng dường Tam Bảo
Các cách cúng dường Tam Bảo

Cách cúng dường tại nhà

Như đã nói ở trên, Tam Bảo gồm có Phật, Pháp và Tăng nên cúng dường Tam Bảo cũng sẽ bao gồm có 3 lễ cúng là cúng dường Phật, cúng dường Pháp, cúng dường Tăng.

Lễ cúng dường gồm những gì? Lễ cúng dường Phật thường gồm có đồ ăn và thức uống tùy vào tâm của người Phật tử. Khi tổ chức cúng dường, mọi người không nên bày biện linh đình, hãy làm thật đơn giản, tránh hoang phí, chủ yếu thành tâm dâng Phật là được.

Ngoài đồ ăn và đồ uống ra, các bạn cũng cần chuẩn bị thêm các lễ vật cần thiết khác như hương thơm, đèn, hoa tươi, trái cây, nước lọc và cơm trắng.

Đối với cúng dường Pháp thì người Phật tử cần phải học và nghiên cứu giáo pháp của Đức Phật để hiểu rõ sự cao quý của giáo pháp. Sau đó, bạn có thể xuất bản ra tài liệu để phổ biến ra nhiều nơi nếu có điều kiện tài chính.

Tăng Bảo ở đây là các chư Tăng – những người đại diện thay thế cho Đức Phật để phổ biến và truyền lại giáo pháp cho các Phật tử. Do vậy, cúng dường Tăng Bảo có nghĩa là các bạn sẽ cung cấp và nuôi dưỡng các chư Tăng.

Khi cúng dường cho chư Tăng, các bạn nên chọn những đồ vật cần thiết cho đời sống tu học chân chính của các thầy, không mua theo những sở thích riêng tư của thầy, như vậy là không đúng chính pháp. Đồng thời, người làm như vậy cũng sẽ không có phước báu và người Tăng nhận cũng mang tội.

Khi cúng dường, thái độ của các bạn phải thật thành kính, trân trọng, không tự cao tự đại, không có thái độ phân biệt vị Tăng ở chùa nào hay xứ nào, học vị nào trong hàng ngũ Tăng đoàn.

Lễ cúng dường tổ chức như thế nào?

Như đã đề cập ở trên, cúng dường thường được tổ chức vào các ngày lễ của Phật giáo hoặc do các Tăng sĩ, Phật tử tổ chức nhằm thể hiện lòng thành kính đối với Đức Phật và tích nhiều công đức. Việc cúng dường được tổ chức tại Chùa hoặc tại nhiều địa điểm, khu vực trong cùng một buổi lễ. Ở phái Nam Tông việc cúng dường Tăng bảo phổ biến ở hình thức khất thực, tức là các chư Tăng sẽ di chuyển nhiều nơi để nhận tấm lòng thành của các Phật tử.

Phật giáo cũng không có những nghi thức cụ thể về việc tổ chức cúng dường. Chính vì thể, nhiều trường hợp việc cúng dường được thực hiện chưa đúng với mục đích của Đạo Phật, nhiều người lợi dụng lòng tin của Phật tử thực hiện việc cúng dường vừa trái với quy định định Phật giáo vừa trái với đạo đức. Do đó, mỗi chư Tăng, Phật tử cần hiểu rõ lời dạy của Đức Phật trong việc cúng dường để tránh làm trái với mục đích, ý nghĩa của công đức.

Lễ cúng dường tổ chức như thế nào?
Lễ cúng dường tổ chức như thế nào?

Bố thí cúng dường có ý nghĩa gì?

Bố thí trong Phật giáo mang một ý nghĩa rất khác, không phải kiểu bố thí của thế gian “một người có điều kiện ra ân thí cho kẻ nghèo cùng khốn khổ’. Bố thí trong Phật giáo có nghĩa là đáp lại vô điều kiện và không lưỡng lực đối với sự cầu xin của bất kỳ ai, trên mình hay dưới mình, khổ hơn mình hoặc sướng hơn mình. Hễ có xin là có cho, và đã xin gì là cho nấy thì gọi là bố thí.

Bố thí là nền tảng hay cơ sở cho con đường thành Phật. Bố thí cũng là cách để cho bản thân được hưởng sự giải thoát. mang lại sự an lạc trong tâm hồn.

Công đức của việc cúng dường

Trong Kinh Tăng Chi Bộ, Đức Phật dạy có ba phần thuộc về người bố thí: “Một là trước khi bố thí, ý được vui lòng. Hai là trong khi bố thí, tâm được tịnh tín. Ba là sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ”. Do đó người bố thí, cúng dường phải vui vẻ, thành tâm cúng dường thì công đức mới trọn vẹn.

Phật tử phải luôn luôn ghi nhớ công ơn của Tam Bảo. Nhờ Tam Bảo ta biết được điều hay, lẽ phải, biết rõ thật sự sống của con người và muôn loài đều phải cưu mang, nương nhờ lẫn nhau.

Đức Phật là người đã tìm ra con đường giác ngộ giải thoát sinh tử luân hồi. Khi nhập Niết Bàn Ngài đã để lại giáo Pháp cho nhân thế, nhờ đó mà người người đều có cơ hội biết chân lý này, để mọi người cùng tu tập giải thoát khổ đau; Tăng là những người đã hy sinh cao cả, lưu giữ, xây dựng, truyền bá cho Phật Pháp được trường tồn, hưng thịnh. Do đó người Phật tử với trọng trách hộ trì Chánh Pháp phải phát tâm mạnh mẽ hộ pháp, bất cứ khi nào có duyên nên cúng dường Tam Bảo, để duy trì mạng mạch Phật Pháp.

Đây cũng là phương tiện tập cho tất cả chúng ta xả ly tiền tài của cải, có như vậy mới mau thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử. Chúng ta từ khi sinh ra đến khi mất đi không mang theo được bất cứ điều gì, chỉ có thể mang theo Nghiệp và Phước. Chính vì thế bằng cách bố thí, cúng dường, người Phật tử và người có trí tuệ có thể giữ gìn và đem theo tất cả của cải mà mình làm ra theo một cách khác, gieo cái nhân để hưởng quả về sau.

Công đức của việc cúng dường
Công đức của việc cúng dường

Vì sao chúng ta nên cúng dường?

Tam bảo gồm có Phật, Pháp và Tăng. Người Phật tử nhớ ơn Tam Bảo- nhờ có Phật tìm ra con đường giải thoát khỏi bể khổ trầm luân trong vòng sinh tử luân hồi. Sau khi Phật đã nhập Niết Bàn rồi, nhờ có giáo lý ( Pháp) của Ngài còn để lại, đời nọ truyền qua đời kia, người Phật tử nhờ đó mà biết chân lý, theo đó tu hành để giải thoát khổ đau. Còn Tăng là những người đã giữ cho đạo Phật được trường tồn và ngày càng hưng thịnh. Do đó người Phật tử tôn kính Tam bảo, cúng dường Tam bảo để đền đáp ân đức mà Tam bảo đã ban cho. Hơn thế nữa, cúng dường cũng như bố thí để tâm người Phật tử được thăng hoa, vun bồi công đức, và duy trì ngôi Tam bảo được trường tồn để tiếp tục giáo hóa chúng sanh.

***

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Cúng dường là gì. Mọi thông tin trong bài viết Cúng dường là gì? Ý nghĩa của việc cúng dường đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyên mục Tổng hợp

5/5 - (4 bình chọn)

Cô Nguyễn Thanh Phương

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button