Tổng hợp

Đa nhân cách là gì? Làm sao biết bạn bị rối loạn đa nhân cách?

Mời bạn đọc cùng tìm hiểu Đa nhân cách là gì? trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.

Rối loạn đa nhân cách là gì?

Có thể bạn đã từng có những giây phút mơ màng, không còn nhận thức được những gì đang xảy ra và cảm thấy như bản thân mình đang bị tách biệt với thế giới xung quanh khi làm việc quá căng thẳng. Rối loạn đa nhân cách cũng là một dạng tách biệt với môi trường xung quanh nhưng nghiêm trọng hơn. Đây là một quá trình tâm thần khiến bạn mất kết nối với suy nghĩ, ký ức, cảm xúc, hành động hoặc nhân cách của chính mình.

Người bệnh có thể đã gặp phải một số sang chấn trong quá khứ và phải bảo vệ bản thân bằng cách tách mình ra khỏi những trải nghiệm quá bạo lực hoặc quá đau đớn. Họ tách mình khỏi tình huống gây căng thẳng bằng cách tạo ra những nhân cách khác nhau để thay mình giải quyết những căng thẳng, đau buồn trong cuộc sống.

Bạn đang xem: Đa nhân cách là gì? Làm sao biết bạn bị rối loạn đa nhân cách?

Các nhân cách không phải một nhân cách hoàn chỉnh mà chỉ là những mảnh tính cách rời rạc. Thường sẽ có một nhân cách chính mang tên thật của bệnh nhân. Tuy nhiên, nhân cách chính thường không biết đến sự hiện diện của các nhân cách khác mà chỉ nhận thức được sự có mặt của những nhân cách này khi được mọi người xung quanh kể lại.

Rối loạn đa nhân cách là gì?
Rối loạn đa nhân cách là gì?

Những nhân cách khác nhau có tuổi, giới tính hoặc thậm chí là chủng tộc riêng. Mỗi nhân cách có tư thế, cử chỉ và cách nói chuyện riêng biệt. Ngoài những nhân cách là người, bệnh nhân có thể có những nhân cách là động vật.

Quá trình một nhân cách chiếm quyền kiểm soát hành vi và suy nghĩ của bệnh nhân gọi là quá trình chuyển đổi. Việc chuyển đổi có thể mất vài giây, vài phút hoặc có khi đến vài ngày. Kích thích từ môi trường hoặc các sự kiện trong cuộc sống có thể là yếu tố khởi phát cho việc chuyển đổi giữa các nhân cách xảy ra.

Ban đầu, người bệnh có thể chỉ thể hiện 2 – 4 nhân cách khi được thăm khám. Tuy nhiên, sau một thời gian chữa trị, bác sĩ có thể tìm ra trung bình từ 13 – 15 nhân cách. Cũng có trường hợp người bệnh có tới hơn 100 nhân cách.

Việc xác định tính xác thực của bệnh rối loạn đa nhân cách rất khó khăn. Nhiều người cho rằng chứng rối loạn đa nhân cách chỉ do sự hoang tưởng của người bệnh. Một số chuyên gia lại cho rằng chứng này là một nhánh của bệnh rối loạn nhân cách ranh giới. Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn đa nhân cách là từ 0,01% đến 1% dân số thế giới. Và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ so với nam là 5/1

Nguyên nhân rối loạn đa nhân cách

Bệnh rối loạn đa nhân cách đặc biệt dễ phát triển trong những năm đầu đời. Trẻ bị bỏ bê hoặc lạm dụng về mặt tâm lý, tình dục hay thân thể trong giai đoạn này rất dễ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Có đến 99% người mắc chứng rối loạn đa nhân cách từng bị lạm dụng liên tục, quá sức chịu đựng và ảnh hưởng đến tính mạng ở giai đoạn phát triển nhạy cảm (trước 9 tuổi).

Nhân vật Kevin Wendell Crumb trong phim Split cũng từng trải qua một tuổi thơ dữ dội với những tổn thương tâm lý dai dẳng đến khi trưởng thành. Anh chàng này mắc chứng rối loạn đa nhân cách và có tới 24 nhân cách vì bị mẹ của mình đánh đập, trừng phạt quá tàn nhẫn khi chỉ mới 3 tuổi.

Các nghiên cứu cho thấy trong những gia đình ba mẹ quá hung dữ hay biến động bạo lực, con cái có nguy cơ bị rối loạn đa nhân cách.

Phân biệt đa nhân cách và tâm thần phân liệt

Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách thường bị nhầm lẫn nhưng thật ra hai chứng bệnh này rất khác nhau.

  • Tâm thần phân liệt: Đây là một bệnh tâm thần nghiêm trọng. Những người bị tâm thần phân liệt không có nhiều nhân cách và có ký ức khá liền mạch về các sự kiện xảy đến với mình. Đặc trưng chủ yếu của bệnh này là nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật (ảo giác) và suy nghĩ hoặc tin vào những điều không có cơ sở trong thực tế (hoang tưởng).
  • Rối loạn đa nhân cách: Đây là một rối loạn làm ảnh hưởng tới cách hành xử của người mắc bệnh. Những bệnh nhân mắc chứng này có nhiều người bệnh không thể nhớ được những hành vi hay lời nói mình đã làm khi ở một nhân cách khác, nói dễ hiểu dân gian hay gọi là “bị nhập”, người bệnh chỉ được người thân kể lại về những nhân cách đó mà không hề có chút ký ức nào về nó. Đặc trưng của rối loạn đa nhân cách là mỗi nhân cách có suy nghĩ và niềm tin hoàn toàn riêng biệt.

Cả bệnh nhân tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách đều có nguy cơ tự tử.

Làm sao biết bạn bị rối loạn đa nhân cách?

Để xác định một người có mắc rối loạn đa nhân cách hay không, trước tiên bản thân người bệnh cần ý thức được những triệu chứng bệnh của mình. Khi biết mình có những triệu chứng rối loạn đa nhân cách, bệnh nhân cần đến bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán.

Làm sao biết bạn bị rối loạn đa nhân cách?
Làm sao biết bạn bị rối loạn đa nhân cách?

Các triệu chứng của rối loạn đa nhân cách

Bạn hãy tự quan sát bản thân và nhờ những người xung quanh quan sát cùng để xem mình có những triệu chứng sau đây không:

  • Có nhiều nhân cách khác nhau: Triệu chứng đặc trưng của bệnh rối loạn đa nhân cách là sự hiện diện của ít nhất hai nhân cách riêng biệt liên tục kiểm soát hành vi của một người.
  • Có những khoảng trống trong ký ức: Bệnh nhân khi ở nhân cách này sẽ không nhớ được những hành vi và lời nói của bản thân khi ở nhân cách khác. Bệnh nhân thường có những khoảng đen trong ký ức và nghĩ rằng mình đã ngủ trong những khoảng thời gian đó.
  • Quên thông tin cá nhân: Những bệnh nhân bị rối loạn đa nhân cách cũng có thể quên những thông tin cá nhân quan trọng của mình như nơi làm việc, sở thích cá nhân, nơi sống…

Bên cạnh việc có nhiều bản thể và mỗi bản thể lại có những ký ức rất khác nhau, người bị rối loạn đa nhân cách còn có thể gặp một số vấn đề tâm thần khác như:

Bên cạnh việc có nhiều nhân cách và mỗi nhân cách lại có những hành vi rất khác nhau, người bị rối loạn đa nhân cách còn có thể gặp một số vấn đề tâm thần khác như:

  • Trầm cảm
  • Muốn tự tử
  • Rối loạn ăn uống
  • Cảm thấy bị cưỡng chế
  • Liên tục thay đổi cảm xúc
  • Lạm dụng rượu và ma túy
  • Ảo giác thính giác và thị giác
  • Bị lo lắng, hoảng loạn và các chứng ám ảnh
  • Bị rối loạn giấc ngủ (mất ngủ, sợ bóng tối hay mộng du)

Các triệu chứng khác của rối loạn đa nhân cách có thể bao gồm đau đầu, mất trí nhớ, mất nhận thức về thời gian, lơ mơ và có “trải nghiệm thoát xác”.

Một số người mắc chứng rối loạn đa nhân cách có thể làm những việc trái với tính cách của mình như lái xe quá tốc độ hoặc trộm cắp. Tuy nhiên, họ lại cho rằng mình bị ép buộc chứ không có chủ ý làm những việc trên.

Cách chẩn đoán bệnh

Khi xác định được mình có các dấu hiệu của bệnh đa nhân cách, bạn cần tìm đến một chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần để được chẩn đoán và điều trị một cách chuyên nghiệp hơn.

Quá trình chẩn đoán rối loạn đa nhân cách cần rất nhiều thời gian. Người ta ước tính rằng những người bị chứng rối loạn này phải đi thăm khám sức khỏe tâm lý 7 năm mới có được chẩn đoán chính xác, bởi vì những triệu chứng của bệnh rối loạn đa nhân cách rất giống với nhiều bệnh tâm thần khác. Trên thực tế, nhiều người mắc chứng rối loạn đa nhân cách cũng mắc các bệnh khác như rối loạn nhân cách ranh giới, rối loạn trầm cảm hay rối loạn lo âu.

Tuy nhiên, nếu bạn thấy mình có các triệu chứng kể trên thì hãy đến bác sĩ tâm lý để được giúp đỡ. Bác sĩ sẽ dùng 5 tiêu chí sau để chẩn đoán chứng rối loạn đa nhân cách:

  • Người bệnh có nhiều nhân cách: Người bệnh có ít nhất hai nhân cách khác nhau, mỗi nhân cách có cách nhận thức và suy nghĩ về thế giới xung quanh và bản thân khá rõ ràng và khác nhau.
  • Người bệnh bị mất ký ức: Bệnh nhân không thể nhớ hoàn toàn các sự kiện trong ngày, thông tin cá nhân quan trọng hoặc các chuyện buồn hoặc sang chấn.
  • Người bệnh không sinh hoạt bình thường: Người bệnh gặp căng thẳng hoặc khó khăn trong cuộc sống vì căn bệnh rối loạn đa nhân cách. Họ không thể làm việc hiệu quả hay không xây dựng được một mối quan hệ bền vững với bạn bè, đồng nghiệp vì sự thay đổi nhân cách của mình.
  • Người bệnh có trải nghiệm bị sang chấn trong quá khứ/tuổi thơ: Người bệnh từng phải trải nghiệm những sự kiện đau buồn vượt ngoài khuôn khổ văn hóa hay tôn giáo thông thường. Ví dụ như trẻ em bị bạo hành, phụ nữ bị lạm dụng tình dục…
  • Người bệnh không bị ảnh hưởng bởi chất gây nghiện: Người bệnh gặp phải các triệu chứng rối loạn đa nhân cách không phải do tác động của các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá.

Cách điều trị rối loạn đa nhân cách

Những bệnh nhân mắc rối loạn đa nhân cách thường rất khó sinh hoạt bình thường vì ảnh hưởng của bệnh. Tuy nhiên, vì đây là một căn bệnh có thể điều trị được nên người bệnh có thể giảm nhẹ những ảnh hưởng này nếu tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của các chuyên gia và bác sĩ

Cách điều trị rối loạn đa nhân cách
Cách điều trị rối loạn đa nhân cách

Ảnh hưởng của rối loạn đa nhân cách

Một số triệu chứng của chứng rối loạn đa nhân cách có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của người bệnh như sau:

  • Rối loạn giải thể nhân cách: Bệnh rối loạn giải thể nhân cách là cảm giác bạn không còn ở trong cơ thể mình cảm giác như mình không còn là chính mình mà là một người khác. Đây thường được gọi là “trải nghiệm thoát xác” và khiến bạn không thể tập trung vào công việc mình đang làm.
  • Tri giác sai thực tại: Đây là cảm giác thế giới và mọi cảnh vật xung quanh không có thật hoặc rất mờ ảo.
    Quên thông tin quan trọng: Đôi khi người rối loạn đa nhân cách quên thông tin cá nhân của mình hay quên nội dung của một cuộc nói chuyện quan trọng dù đã từng tham gia cuộc trò chuyện ấy.
  • Nhầm lẫn hay thay đổi nhân cách bản thân: Bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc xác định những mối quan tâm, quan điểm chính trị, tôn giáo, xã hội, xu hướng tình dục, tham vọng nghề nghiệp của mình. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp lẫn lộn về thời gian và địa điểm.

Cách điều trị

Tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính, tình trạng bệnh lý, điều kiện mà mỗi bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn những phương pháp khác nhau để điều trị rối loạn nhân cách.

Một vài biện pháp phổ biến điều trị rối loạn nhân cách có thể kể đến như:

Biện pháp tâm lý trị liệu

Tâm lý trị liệu vốn là biện pháp chính để điều trị chứng rối loạn nhân cách. Trong thời gian trị liệu tâm lý, bác sĩ và bệnh nhân sẽ cùng nhau trò chuyện về vấn đề bạn đang gặp phải, tình trạng cảm xúc, tâm trạng, suy nghĩ và hành vi. Qua đó người bệnh sẽ học được cách điều tiết cảm xúc và có những cách cư xử trong từng vấn đề.

Việc dùng phương pháp tâm lý trị liệu có thể áp dụng cho bệnh nhân hoặc cả những mối quan hệ xung quanh bệnh nhân. Quá trình điều trị bệnh sẽ diễn ra từ từ nhưng hiệu quả vô cùng tốt cho sức khỏe người bệnh.

Sử dụng thuốc

Không có loại thuốc nào được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận đặc biệt để điều trị chứng rối loạn nhân cách. Tuy nhiên, một số loại thuốc điều trị tâm thần có thể giúp điều trị các triệu chứng rối loạn nhân cách khác nhau. Ví dụ như: thuốc chống trầm cảm, thuốc giúp ổn định tâm trạng, thuốc chống loạn thần, thuốc chống lo âu…

2 phương pháp điều trị trên người bệnh có thể tự điều trị tại nhà, tuy nhiên với một số trường hợp người bệnh bắt buộc phải nhập viện để được chăm sóc tâm thần. Điều này thường chỉ được khuyến khích khi bệnh nhân không thể chăm sóc bản thân đúng cách hoặc khi họ có nguy cơ gây hại cho bản thân hoặc người khác ngay lập tức.

Sau khi được điều trị ổn định trong bệnh viện, bác sĩ có thể đề nghị tiếp tục theo dõi trong bệnh viện một thời gian hoặc cho người bệnh xuất viện và tái khám theo lịch.

Cũng như nhiều bệnh lý khác, nếu không được điều trị, rối loạn nhân cách có thể mang lại những tổn thất lớn cho sức khỏe người bệnh như: mất năng suất lao động, ảnh hưởng tới những người xung quanh, lạm dụng chất kích thích, tự hủy bản thân và thậm chí là tự tử. Do đó, khi có những dấu hiệu bất thường về mặt tính cách người bệnh nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là nội dung bài viết giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về Đa nhân cách là gì? Mọi thông tin trong bài viết Đa nhân cách là gì? Làm sao biết bạn bị rối loạn đa nhân cách? đều được xác thực rõ ràng trước khi đăng tải. Tuy nhiên đôi lúc vẫn không tránh khỏi những sai xót đáng tiếc. Hãy để lại bình luận xuống phía dưới bài viết để đội ngũ biên tập được nắm bắt ý kiến từ bạn đọc.

Đăng bởi THCS Bình Chánh trong chuyện mục Tổng hợp

5/5 - (2 bình chọn)

Nguyễn Thanh Tùng

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button