Địa 10 Bài 3 Cánh Diều: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10 Cánh diều
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng
Bạn đang xem: Địa 10 Bài 3 Cánh Diều: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10 Cánh diều
Địa Lí 10 Bài 3: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng
Mở đầu trang 11 Địa Lí 10 : Vậy Trái Đất có từ bao giờ và nó hình thành từ đâu? Vỏ Trái Đất có đặc điểm gì và cấu tạo bằng những vật liệu nào?
Trả lời:
– Các vành xoắn ốc dần dần kết tụ lại dưới tác dụng của trọng lực và trở thành các hành tinh, trong đó có Trái Đất.
– Vỏ Trái Đất nằm ở ngoài cùng của Trái Đất, gồm vỏ lục địa và vỏ đại dương, có độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa), rắn chắc.
Nguồn gốc hình thành Trái Đất
Câu hỏi trang 11 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 3.1, hãy trình bày nguồn gốc hình thành Trái Đất.
Trả lời:
– Nguồn gốc hình thành trái đất: Quá trình hình thành trái đất đến nay vẫn chưa được biết một cách chính xác theo một số giả thuyết thì nguồn gốc trái đất được hình thành như sau:
+ Ban đầu hệ mặt trời là một đám bụi quay tròn gọi là tinh vân mặt trời, trong khi quay lực hấp dẫn và quán tính làm đám mây phẳng giống hình dạng một cái đĩa, vuông góc với trục quay và đồng thời khối bụi lớn nhất vào trung tâm nóng lên và cô đặc tạo thành mặt trời
+ Phần còn lại kết tụ lại và dưới tác động của trọng lực tạo thành các hành tinh như trái đất, mộc tinh, hỏa tinh, kim tinh….
Vỏ Trái Đất. Vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất
Câu hỏi trang 12 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 3.2, hãy trình bày đặc điểm của vỏ Trái Đất và các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
Trả lời:
– Đặc điểm:
+ Vỏ Trái Đất là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Trái Đất.
+ Lớp này rất mỏng, chỉ chiếm 15% thể tích và 1% khối lượng của Trái Đất.
+ Được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau .
+ Độ dày từ 5km ( đại dương) đến 79km ở lục địa
– Các vật liệu cấu tạo vỏ trái đất: bao gồm khoáng vật và đá
+ Khoáng vật: có trên 5000 loại (90% là nhóm si-li-cat)
+ Đá cấu tạo nên vỏ trái đất bao gồm: đá mac-ma, đá trầm tích, đá biến chất.
Thuyết kiến tạo mảng
Câu hỏi trang 13 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 3.3, hình 3.4, hãy:
– Trình bày khái quát thuyết kiến tạo mảng.
– Giải thích nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Trình bày khái quát thuyết kiến tạo mảng.
– Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành của nó đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
– Theo thuyết này, thạch quyển được cấu tạo bởi một số mảng nằm kề nhau. Các mảng này nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc tầng trên cùng của bao Manti và di chuyển một cách chậm chạp. Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng lớn (mảng Thái Bình Dương, mảng Ô-xtrây-li-a – Ấn Độ, mảng Âu – Á, mảng Phi, mảng Bắc Mĩ, mảng Nam Mĩ, mảng Nam Cực) và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương như mảng Thái Bình Dương.
Yêu cầu số 2: Nguyên nhân hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
+ Các mảng kiến tạo đều trôi nổi và di chuyển độc lập với tốc độ chậm (chỉ khoảng vài cm/năm).
+ Trong quá trình dịch chuyển các mảng kiến tạo tách rời nhau hoặc xô vào nhau hình thành các dãy núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
Luyện tập & Vận dụng (trang 13)
Luyện tập 1 trang 13 Địa Lí 10: Hãy phân biệt vỏ lục địa và vỏ đại dương.
Trả lời:
– Vỏ lục địa:
+ Phân bố ở lục địa và một phần dưới mực nước biển.
+ Bề dày trung bình: 35 – 40 km (ứ miền núi cao đến 70 – 80 km).
+ Cấu tạo gồm ba lớp đá: trầm tích, granit và badan.
– Vỏ đại dương:
+ Phân bố ở các nền đại dương, dưới tầng nước biển.
+ Bề dày trung bình là 5 – 10 km.
+ Cấu tạo gồm 2 lớp: đá trầm tích và đá bazan; Không có lớp đá granit.
Vận dụng 2 trang 13 Địa Lí 10: Hãy cho biết Việt Nam thuộc mảng kiến tạo nào.
Trả lời:
Quan sát hình 3.3 và đoc thông tin SGK ta thấy: sViệt Nam thuộc mảng kiến tạo Á-Âu
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 4: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất
Bài 5: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 6: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
Bài 7: Khí quyển. Nhiệt độ không khí
Bài 8: Khí áp, gió và mưa
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Cánh Diều
- Địa 10 Bài 1 Cánh Diều: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 2 Cánh Diều: Sử dụng bản đồ | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 4 Cánh Diều: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 5 Cánh Diều: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 6 Cánh Diều: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 7 Cánh Diều: Khí quyển. Nhiệt độ không khí | Soạn Địa 10 Cánh diều