Địa 10 Bài 8 Cánh Diều: Khí áp, gió và mưa | Soạn Địa 10 Cánh diều
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCS Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải bài tập Địa Lí 10 Bài 8: Khí áp, gió và mưa
Bạn đang xem: Địa 10 Bài 8 Cánh Diều: Khí áp, gió và mưa | Soạn Địa 10 Cánh diều
Mở đầu trang 29 sgk Địa Lí 10 mới: Tại sao trên Trái Đất có các đai khí áp? Các loại gió khác nhau như thế nào? Tại sao trên Trái Đất có nơi mưa nhiều, có nơi lại ít mưa?
Trả lời:
– Tại sao trên Trái Đất có các đai khí áp?
+ Trên trái đất có các đai khí áp bởi vì do tác động của các nguồn nhiệt động lực.
+ Ví dụ: ở xích đạo không khí bị đốt nóng và thăng lên cao ở đây hình thành đai áp thấp xích đạo…
– Các loại gió có sự khác nhau về: thời gian hoạt động, nguồn gốc hình thành, hướng và tính chất.
– Tại sao trên Trái Đất có nơi mưa nhiều, có nơi lại ít mưa?
+ Trên trái đất có nơi mưa nhiều có nơi mưa ít nguyên nhân là do: ảnh hưởng của dòng biển, khí áp, Frong, địa hình, gió. Khu vực nào gần các dòng biển nóng chảy qua mưa thì mưa nhiều và khu vực có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít, khu vực có địa hình cao sườn núi đón gió mưa nhiều và ngược lại…
Khí áp
Câu hỏi trang 30 Địa Lí 10: Đọc thông tin trên và quan sát hình 8.1, hãy trình bày sự hình thành các đai khi áp trên Trái Đất.
Trả lời:
– Sự hình thành vành đai trên khí áp:
+ Trên bề mặt Trái Đất có 2 đai khí áp cao cực, hai đai khí áp thấp ôn đới và hai đai khí áp cao cận nhiệt
+ Sự hình thành các đai có nguồn gốc từ nhiệt động lực
+ Từ xích đạo không khí bị đốt nóng nở ra thăng lên cao tạo đai áp thấp xích đạo
+ Đến tầng binh lưu tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới
+ Ở cực, nhiệt độ xuống thấp, không khí co lại nên xuống bề mặt trái đất nên tạo nên đai áp cao cực
+ Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao tạo nên đai áp thấp ôn đới
+ Các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành khí áp riêng biệt
Câu hỏi trang 30 Địa Lí 10: Đọc thông tin, hãy trình bày các nguyên nhân làm thay đổi khí áp.
Trả lời:
– Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao, không khí càng loãng nên sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
– Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ tăng làm không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp giảm. Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng nên khí áp tăng.
– Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Vì thế không khí nhiều hơi nước thì khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bức xạ bốc lên nhiều, chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.
Một số loại gió chính trên Trái Đất
Câu hỏi trang 31 Địa Lí 10 : Đọc thông tin và quan sát hình 8.1, hãy trình bày về thời gian hoạt động, nguồn gốc hình thành, hướng và tính chất của gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió mùa.
Trả lời:
|
Gió Mậu dịch |
Gió Tây ôn đới |
Gió mùa |
Thời gian hoạt động |
Gần như quanh năm |
Thổi quanh năm |
Thổi theo mùa |
Nguồn gốc hình thành |
Do chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo |
Do sự chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới |
Do sự nóng lên hoặc lạnh đi giữa lục địa và đại dương theo mùa |
Hướng |
– Ở bán cầu bắc: hướng Đông Bắc – Ở bán cầu nam: hướng Đông Nam |
– Ở bán cầu Bắc: Hướng Tây Nam – Ở bán cầu Nam: Hướng Tây Bắc |
Có sự khác nhau từng khu vực và mùa. |
Tính chất |
Gió rất khô, ít mưa |
Ẩm, mưa nhiều |
Mùa đông: Khô Mùa hạ: ẩm |
Gió địa phương
Câu hỏi trang 31 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 8.2, hãy trình bày sự hình thành và hoạt động của gió đất, gió biển.
Trả lời:
– Gió biển:
+ Ban ngày ở ven bờ lục địa, đất hấp thụ nhiệt nhanh hơn nên hình thành áp thấp, trên mặt biển mặt nước hấp thụ nhiệt kém hơn nên hình thành áp cao
+ Gió thổi từ áp cao về áp thấp mang theo hơi nước nên không khí mát ẩm.
– Gió đất:
+ Ban đêm, đất ven bờ lục địa tỏa nhiệt nhanh hơn, lạnh hơn nên hình thành áp cao, trên mặt nước biển tỏa nhiệt chậm nên hình thành áp thấp
+ Gió thổi từ trong lục địa ra biển, không khí khô và lạnh
Câu hỏi trang 32 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 8.4, hãy trình bày sự hình thành của gió núi – thung lũng.
Trả lời:
– Gió núi – thung lũng.
+ Là loại gió hoạt động theo ngày đêm ở khu vực miền núi
+ Ban ngày không khí ở sườn được đốt nóng hơn so với không khí xung quanh nên gió thổi lên theo sườn núi và ở trên gió thổi về phía thung lũng
+ Ban đêm không khí sườn núi lạnh hơn xung quanh nên gió thổi theo sườn xuống dưới, ở dưới không khí bốc lên trên thung lũng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
Câu hỏi trang 33 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 8.5, hình 8. 6, hãy:
– Kể tên các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất.
– Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới lượng mưa.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất: dòng biển, khí áp, Frong, địa hình, gió
Yêu cầu số 2: Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới lượng mưa.
– Dòng biển: Khu vực nào gần các dòng biển nóng chảy qua mưa thì mưa nhiều và khu vực có dòng biển lạnh chảy qua mưa ít. khu vực có địa hình cao sườn núi đón gió mưa nhiều và ngược lại…
– Khí áp: Các khu vực khí áp thấp thường có mưa lớn, khu vực áp cao thường ít hoặc không có mưa
– Frong:
+ Dọc các frong nóng và lạnh, không khí nóng bốc lên trên không khí lạnh nên bị co lại và lạnh đi. Bởi sự tranh chấp giữu khối không khí nóng và không khí lạnh nên dẫn đến nhiễu loạn không khí, sinh ra mưa.
+ Miền có frông nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều vì không khí được đưa lên cao và gọi là mưa frông.
– Địa hình: khu vực có địa hình cao sườn núi đón gió mưa nhiều và ngược lại…
– Gió: ở những nơi có gió biển họat hoạt động của gió mùa thường có mưa lớn và những nơi có hoạt động của gió tín phong thường mưa ít.
Sự phân bố mưa trên thế giới
Câu hỏi trang 34 Địa Lí 10 : Dựa vào bảng 8, hãy trình bày sự phân bố lượng mưa ở các khu vực xích đạo, chí tuyến, ôn đới và cực.
Trả lời:
Lượng mưa trên thế giới phân bố không đều theo vĩ độ.
– Khu vực xích đạo:
+ Lượng mưa nhiều nhất. Ở bán cầu bắc, trung bình là 1677mm; ở bán cầu nam, trung bình là 1872mm.
+ Nguyên nhân: đây là khu vực áp thấp hút gió, nhiệt độ và độ ẩm cao, chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt nên lượng nước bốc hơi mạnh, mưa nhiều.
– Khu vực chí tuyến Bắc và Nam:
+ Mưa tương đối ít (Nam bán cầu mưa nhiều hơn Bắc bán cầu)
+ Nguyên nhân: do có khí áp cao cận chí tuyến ngự trị (chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến), tỉ lệ diện tích lục địa tương đối lớn nên khí hậu khô hạn, mưa ít.
– Hai khu vực ôn đới (ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam)
+ Có mưa nhiều
+ Nguyên nhân: do khi áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi vào.
– Hai khu vực cực:
+ Mưa ít thậm chí không có mưa ở bán cầu nam còn ở bán cầu bắc lượng mưa thấp (194mm)
+ Nguyên nhân: do có khí áp cao ngự trị, không khí lạnh khô, nước không bốc hơi lên được.
Câu hỏi trang 35 Địa Lí 10: Quan sát hình 8.7 và dựa vào kiến thức đã học, hãy trình bày sự phân bố lượng mưa trên các lục địa theo vĩ tuyến 450B từ tây sang đông và giải thích.
Trả lời:
– Sự phân bố lượng mưa trên các lục địa Á, ÂU, Mĩ theo vĩ tuyến 450B từ tây sang đông có đặc điểm giống nhau, sự giống nhau được thể hiện là:
+ Lượng mưa lớn ở các khu vực ven biển phía đông và phía tây
+ Càng vào sâu trong lục địa thì lượng mưa giảm dần
– Nguyên nhân: là do ảnh hưởng của biển và đại dương khu vực châu Mĩ có dòng biển nóng Alaxca và gonxtorim chảy qua ven bờ phía đông và phía tây, châu âu có dòng biển nóng bắc đại tây dương chảy qua bờ phía tây, châu á có dòng biển nóng curosio chảy qua phía đông nên khu vực gần biển mưa nhiều càng vào sâu trong nội địa mưa càng ít
Luyện tập & Vận dụng (trang 35)
Luyện tập 1 trang 35 sgk Địa Lí 10 mới: Trình bày nguyên nhân hình thành các đai khí áp cận nhiệt đới và ôn đới trên Trái Đất.
Trả lời:
– Nguyên nhân hình thành các đai khí áp cận nhiệt đới và ôn đới trên Trái Đất.
+ Nguyên nhân hình thành các vành đai khí áp là do nhiệt độ và động lực. Tại tầng bình lưu, không khí chuyển động theo luồng ngang về phía hai cực nhiệt độ hạ thấp và bị lệch hướng do tác dụng của lực corioit nên giáng xuống vùng cận chí tuyến tạo nên đai áp cao cận nhiệt đới.
+ Không khí chuyển động từ áp cao cực và từ chí tuyến về ôn đới gặp nhau thăng lên cao tạo nên đai áp thấp ôn đới
Luyện tập 2 trang 35 sgk Địa Lí 10 mới: Dựa vào sơ đồ sau, hãy lựa chọn và phân tích một trong các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa trên Trái Đất.
Trả lời:
– Địa hình:
+ Ở khu vực khí hậu ôn đới và nhiệt đới, càng lên cao nhiệt độ càng gairm mưa càng nhiều, nhưng đến độ cao nhất định sẽ không còn mưa do nhiệt độ không khí đã giảm, đặc biệt khu vực có địa hình cao sườn núi đón gió thường mưa nhiều.
+ Ví dụ như: khu vực Huế của Việt Nam do có dãy Bạch Mã chắn gió nên khu vực Thừa Thien Huế có lượng mưa đúng đầu cả nước, còn khu vực sườn khuất gió có lượng mưa thấp hơn.
Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo
Vận dụng 3 trang 35 sgk Địa Lí 10 mới: Ở nước ta có những loại gió nào hoạt động? Vì sao?
Trả lời:
– Nước ta có gió tín phong (Mậu dịch) hoạt động quanh năm ngoài ra nước ta còn chịu ảnh hưởng của gió mùa
– Nguyên nhân: Việt Nam nằm trong khu vực nội chí tuyến bắc bán cầu nên có gió tín phong bắc bán cầu hoạt động quanh năm, ngoài ra việt Nam còn chịu ảnh hưởng của các khối khí hoạt động theo mùa.
– Ngoài ra, ở Việt Nam còn có sự hoạt động của một số gió địa phương khác: gió đất, gió biển, gió thung lũng, gió núi,…
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 9: Thực hành: Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu
Bài 10: Thủy quyển. Nước trên lục địa
Bài 11: Nước biển và đại dương
Bài 12: Đất và sinh quyển
Bài 13: Thực hành: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Cánh Diều
- Địa 10 Bài 1 Cánh Diều: Môn Địa lí với định hướng nghề nghiệp cho học sinh | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 2 Cánh Diều: Sử dụng bản đồ | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 3 Cánh Diều: Trái đất. Thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 4 Cánh Diều: Hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 5 Cánh Diều: Thạch quyển. Nội lực và tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều
- Địa 10 Bài 6 Cánh Diều: Ngoại lực và tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất | Soạn Địa 10 Cánh diều