Địa lí 10 Chân trời sáng tạoHọc TậpLớp 10

Địa lí 10 Bài 14 Chân trời sáng tạo: Đất | Soạn Địa 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Địa lí lớp 10 Bài 14: Đất

Mở đầu trang 61 Địa Lí 10: Đất là gì và đất được hình thành từ những nhân tố nào?

Trả lời:

Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 14 Chân trời sáng tạo: Đất | Soạn Địa 10

Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì

– Đất được hình thành từ những nhân tố: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian, con người.

I. Đất và lớp vỏ phong hoá

Câu hỏi trang 61 Địa Lí 10: Dựa vào hình 14.1 và thông tin trong bài, em hãy:

– Trình bày khái niệm về đất.

– Phân biệt đất và lớp vỏ phong hoá.

Trả lời:

Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.

Phân biệt đất và lớp vỏ phong hoá: Đất là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa còn lớp vỏ phong hoá là lớp sản phẩm vụn thô ở phần trên cùng của vỏ Trái Đất.

II. Các nhân tố hình thành đất

Câu hỏi trang 62 Địa Lí 10: Dựa vào hình 14.2 và thông tin trong bài, em hãy:

– Kể tên các nhân tố hình thành đất.

– Trình bày vai trò của các nhân tố hình thành đất.

Trả lời:

– Các nhân tố hình thành đất: đá mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật, thời gian, con người.

– Vai trò của các nhân tố hình thành đất:

+ Đá mẹ: Đất hình thành trên những loại đá mẹ khác nhau sẽ không giống nhau về thành phần khoáng vật, cấu trúc, tính chất lí hoá và cả màu sắc.

+ Địa hình: Càng lên cao thì nhiệt độ càng giảm, quá trình phong hoá đá diễn ra chậm, dẫn đến quá trình hình thành đất yếu. Độ dốc địa hình ảnh hưởng đến tốc độ xói mòn đất, nên những nơi bằng phẳng thường có tầng đất dày hơn nơi địa hình dốc. Hướng sườn núi khác nhau nhận được lượng nhiệt ẩm không giống nhau, làm cho đất ở các sườn núi cũng có nhiều khác biệt.

+ Khí hậu: Nhiệt độ, mưa và các chất khí đã tạo ra đá mẹ, hình thành nên đất. Nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hoá và lớp đất dày; nơi có điều kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng. Trong các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không đồng đều, dẫn đến thành phần hữu cơ của đất khác nhau.

+ Sinh vật: Thực vật cung cấp vật chất hữu cơ; vi sinh vật phân giải xác hữu cơ và tổng hợp mùn; động vật giúp đất tơi xốp, góp phần tạo cấu trúc đất, sinh vật còn chống xói mòn và giữ ẩm cho đất.

+ Thời gian: Thời gian hình thành đất còn được gọi là tuổi đất. Thời gian dài hay ngắn ảnh hưởng rất lớn đến mức độ biến đổi lí học, hoá học và sinh học trong đất.

+ Con người: Làm tăng độ phì của đất thông qua các hoạt động sản xuất kinh tế và sinh hoạt phù hợp như làm thuỷ lợi, làm ruộng bậc thang,… Sử dụng đất không hợp lí làm đất bị thoái hoá, bạc màu.

Luyện tập (trang 63)

Luyện tập 1 trang 63 Địa Lí 10: Em hãy lập sơ đồ thể hiện các nhân tố hình thành đất.

Trả lời:

– Sơ đồ thể hiện các nhân tố hình thành đất

Giải Địa lí 10 Bài 14: Đất – Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Luyện tập 2 trang 63 Địa Lí 10: Chứng minh rằng khí hậu vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất.

Trả lời:

– Chứng minh khí hậu vừa có ảnh hưởng trực tiếp, vừa có ảnh hưởng gián tiếp đến sự hình thành đất:

+ Ảnh hưởng trực tiếp: Chính nhiệt độ, mưa và các chất khí đã phá huỷ đá gốc thành các sản phẩm phong hoá – vật liệu cơ bản thành tạo đất. Các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm,… còn ảnh hưởng tới quá trình hình thành đất: nơi có nhiệt ẩm cao, quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ tạo nên lớp vỏ phong hoá và lớp đất dày; nơi có điều kiện nhiệt ẩm không thuận lợi thì lớp đất thô và mỏng.

+ Ảnh hưởng gián tiếp: Khí hậu còn ảnh hưởng tới đất thông qua sinh vật. Trong các đới khí hậu khác nhau, sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật không đồng đều, dẫn đến thành phần hữu cơ của đất cũng không giống nhau.

Vận dụng (trang 63)

Vận dụng trang 63 Địa Lí 10: Cho ví dụ cụ thể về tác động của con người đến sự hình thành và biến đổi đất ở địa phương em.

Trả lời:

– Việc sử dụng các chất hóa học (thuốc trừ sâu, phân bón, thuốc diệt cỏ) trên đất nông nghiệp khiến cho đất bị ô nhiễm, suy thoái, trở nên cằn cỗi.

– Sử dụng phân bón vi sinh có lợi cho đất để cải tạo đất, làm tăng độ phì nhiêu của đất

– Con người chặt phá rừng làm nương rẫy, làm mất đi lớp phủ thực vật của đất, khiến đất bị sạt lở, xói mòn, trơ sỏi đá.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 15: Sinh quyển, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật

Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và Sinh vật trên trái đất

Bài 1: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng

Bài 2: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống

Bài 3: Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 14: Đất

Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 14: Đất

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

Rate this post


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button