Địa lí 10 Bài 15 Kết nối tri thức: Sinh quyển | Soạn Địa 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCSBinhChanh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Địa lí lớp 10 Bài 15: Sinh quyển
Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 15 Kết nối tri thức: Sinh quyển | Soạn Địa 10
Mở đầu trang 47 Địa lí 10: Những nhân tố nào tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật?
Trả lời:
– Những nhân tố tác động đến sự phát triển và phân bố của sinh vật là: khí hậu; nước; đất; địa hình; sinh vật; con người
1. Khái niệm
Câu hỏi 1 trang 47 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục 1, cho biết sinh quyển là gì. Nêu phạm vi, giới hạn của sinh quyển.
Trả lời:
– Sinh quyển là bộ phần của vỏ Trái Đất, nơi có sự sống tồn tại: Gồm phần thấp của khí quyển, toàn bộ thủy quyển, phần trên của thạch quyển.
– Ranh giới trên tiếp xúc với lớp ozone của khí quyển, ranh giới dưới xuống đáy đại dương, đáy lớp vỏ phong hóa trên đất liền.
2. Đặc điểm của sinh quyển
Câu hỏi 2 trang 47 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục 2 hãy:
– Trình bày đặc điểm của sinh quyển.
– Lấy ví dụ về mối quan hệ giữa sinh quyển với thủy quyển, khí quyển và đất.
Trả lời:
– Đặc điểm của sinh quyển:
+ Khối lượng sinh quyển nhỏ hơn khối lượng vật chất của các quyển còn lại của Trái Đất.
+ Có khả năng tích lũy năng lượng.
+ Có mối quan hệ mật thiết với các quyển thành phần trên Trái Đất.
– Ví dụ:
+ Thảm thực vật tham gia vào vòng tuần hoàn của nước. Các sinh vật (thực vật, vi sinh vật, giun đất, phân của các động vật…) góp phần làm tăng độ phì của đất.
+ Động thực vật tham gia quá trình hô hấp, quang hợp, hoạt động sinh hoạt của con người cũng làm thay đổi thành phần khí quyển.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, phân bố của sinh vật
Câu hỏi trang 48 Địa lí 10: Dựa vào thông tin và hình 15 trong mục 3, hãy phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của sinh vật.
Trả lời:
– Khí hậu: ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
+ Nhiệt độ: ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và quy định vùng phân bố sinh vật
+ Ánh sáng: Cung cấp năng lượng, tác động đến quá trình quang hợp, khả năng định hướng và sinh sản của động vật
– Nước và độ ẩm: quyết định sự sống của sinh vật: nguyên liệu cho cây quang hợp, vận chuyển máu, chất dinh dưỡng…
– Đất: Tính chất lý, hoá, độ phì ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật
– Địa hình: Độ cao, hướng sườn ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của thực vật ® hình thành các vành đai thực vật
– Sinh vật: Thức ăn là nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố của động vật, có liên quan đến thực vật => môi trờng sinh thái
– Con người: Làm thay đổi pham vi phân bố của cây trồng vật nuôi. Có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển và phân bố của sinh vật
Luyện tập trang 48 Địa lí 10: Dựa vào hình 15, hãy nêu sự thay đổi thảm thực vật theo vĩ độ (từ vùng nhiệt đới lên cực), theo độ cao (ở vùng nhiệt đới)
Trả lời:
– Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao và vĩ độ: các vành đai thực vật thay đổi giống như khi ta đi từ xích đạo về cực: rừng rậm nhiệt đới, rừng lá rộng, rừng hỗn giao, rừng lá kim, đồng cỏ núi cao, tuyết vĩnh cửu.
– Sự thay đổi của thảm thực vật theo hướng sườn: độ cao của vành đai thực vật khác nhau giữa hai sườn một ngọn núi: tùy thuộc vào sườn đón nắng hay sườn khuất nắng, tùy thuộc vào sườn đón gió hay sườn khuất gió.
+ Các vành đai ở sườn đón nắng nằm cao hơn ở sườn khuất nắng.
+ Ở những sườn đón gió, thực vật đa dạng, phong phú hơn ở bên sườn khuất gió.
Vận dụng trang 48 Địa lí 10: Tìm hiểu và cho biết tại sao cây chè được trồng nhiều ở Trung du miền núi Bắc Bộ nước ta còn cây cà phê trồng nhiều ở Tây Nguyên nước ta?
Trả lời:
Do ở 2 nơi này có điều kiện tự nhiên phù hợp với sinh thái của cây chè và cà phê
+ Trung du miền núi Bắc Bộ là vùng vúi có khí hậu cận nhiệt, đất feralit đỏ vàng trên núi, là điều kiện tốt để trồng chè
+ Tây Nguyên có khí hậu nóng quanh năm, đất đỏ badan rộng lớn, tầng đất dày, độ phì cao, phù hợp để trồng cây cà phê.
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng
Bài 14: Đất trên Trái Đất
Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất
Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Kết nối tri thức
- Địa lí 10 Bài 1 Kết nối tri thức: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 2 Kết nối tri thức: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 3 Kết nối tri thức: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 4 Kết nối tri thức: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 5 Kết nối tri thức: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 6 Kết nối tri thức: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10