Địa lí 10 Bài 16 Kết nối tri thức: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất | Soạn Địa 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCSBinhChanh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Địa lí lớp 10 Bài 16: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất
Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 16 Kết nối tri thức: Thực hành: Tìm hiểu sự phân bố đất và sinh vật trên Trái Đất | Soạn Địa 10
1. Sự phân bố đất trên Trái Đất
Câu hỏi 1 trang 49 Địa lí 10: Dựa vào hình 16.1, hãy:
– Kể tên các nhóm đất chính trên Trái Đất.
– Xác định phạm vi phân bố của đất đài nguyên, đất pốt dôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.
Trả lời:
– Yêu cầu số 1: Các nhóm đất chính:
+ Đất phù sa
+ Đất đỏ vàng nhiệt đới
+ Đất đỏ, nâu đỏ xa van
+ Đất xám hoang mạc, bán hoang mạc
+ Đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm
+ Đất đỏ nâu rừng và cây bụi lá cứng.
+ Đất đen thảo nguyên ôn đới
+ Đất nâu, xám rừng lá rộng ôn đới
+ Đất pốt dôn
+ Đất đài nguyên
+ Vùng đất băng tuyết phủ quanh năm
Yêu cầu số 2: Xác định phạm vi phân bố một số nhóm đất
Nhóm đất |
Phạm vi phân bố |
Đất đài nguyên |
Ở cận cực, từ 600B trở lên, rìa Âu Á, Bắc Mĩ (thuộc đới lạnh) |
Đất pốt dôn |
Phía bắc của Bắc Mĩ, Á Âu (thuộc ôn đới) |
Đất đen thảo nguyên ôn đới |
Sâu trong nội địa (Bắc Mĩ, Á – Âu, Nam Mĩ) thuộc ôn đới lục địa |
Đất đỏ vàng |
Khu vực cận nhiệt gió mùa, nhiệt đới gió mùa (châu Phi, Nam Mĩ, Nam và đông Nam Á, bắc Ox-trây-li-a) |
Đất xám hoang mạc và bán hoang mạc |
Khu vực nhiệt đới lục địa, cận nhiệt lục địa (Bắc Phi, lục địa Á – Âu, Ôx-Trây-li-a) |
2. Sự phân bố thảm thực vật trên Trái Đất
Câu hỏi 2 trang 49 Địa lí 10: Dựa vào hình 16.2 hãy:
– Kể tên các thảm thực vật chính từ xích đạo về cực
– Xác định phạm vi phân bố của các thảm thực vật: Rừng lá kim, thảo nguyên ôn đới, rừng nhiệt đới
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Các thảm thực vật chính
+ Rừng nhiệt đới
+ Xa van và rừng thưa
+ Hoang mạc, bán hoang mạc
+ Rừng cận nhiệt ẩm
+ Rừng và cây bụi lá cứng
+ Rừng lá rộng, hỗn hợp
+ Thảo nguyên ôn đới
+ Rừng lá kim
+ Đài nguyên
+ Hoang mạc cực
Yêu cầu số 2: Xác định phạm vi phân bố một số thảm thực vật
Thảm thực vật |
Phạm vi phân bố |
Rừng lá kim |
Khu vực ôn đới lục địa (Bắc Mĩ, Phía bắc lục địa Á Âu) |
Thảo nguyên ôn đới |
Khu vực ôn đới (Trung tâm Bắc Mĩ, rìa đông Nam Mĩ, trung tâm lục địa Á Âu, rìa nam của Ox-trây-li-a) |
Rừng nhiệt đới |
Khu vực xích đạo, nhiệt đới (Trung và Nam Mĩ, Trung Phi, Đông Nam Á, Nam Á, bắc Ox-trây-li-a) |
3. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao
Câu hỏi trang 50 Địa lí 10: Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, hãy cho biết sườn tây dãy Cap-ca có những vành đai thực vật và đất nào?
Trả lời:
Độ cao (m) |
Thực vật |
Đất |
0-500 |
Rừng lá cứng |
Đất đỏ nâu |
500-1200 |
Rừng hỗn hợp |
Đất nâu |
1200-1600 |
Rừng lá kim |
Đất pốt dôn |
1600-2000 |
Đồng cỏ núi |
Đất đồng cỏ |
2000-2800 |
Địa y và cây bụi |
Đất sơ đẳng xen lẫn đá |
Trên 2800 |
Băng tuyết |
Băng tuyết |
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 13: Thực hành: Phân tích chế độ nước của sông Hồng
Bài 14: Đất trên Trái Đất
Bài 15: Sinh quyển
Bài 17: Vỏ địa lí, quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí
Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Kết nối tri thức
- Địa lí 10 Bài 1 Kết nối tri thức: Môn địa lí với định hướng nghề nghiệp | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 2 Kết nối tri thức: Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 3 Kết nối tri thức: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống, một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 4 Kết nối tri thức: Sự hình thành Trái Đất, vỏ Trái Đất và vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 5 Kết nối tri thức: Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 6 Kết nối tri thức: Thạch quyển – Thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10