Địa lí 10 Kết nối tri thứcHọc TậpLớp 10

Địa lí 10 Bài 28 Kết nối tri thức: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | Soạn Địa 10

Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường THCSBinhChanh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.

Giải Địa lí lớp 10 Bài 28: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp

Mở đầu trang 79 Địa lí 10: Công nghiệp có vai trò gì đối với nền kinh tế? Công nghiệp có những đặc điểm gì nổi bật? Sự phát triển và phân bố công nghiệp chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?

Trả lời:

Bạn đang xem: Địa lí 10 Bài 28 Kết nối tri thức: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu ngành công nghiệp. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp | Soạn Địa 10

* Vai trò và đặc điểm của ngành công nghiệp:

– Vai trò:

+ Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Cung cấp hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm năng cao chất lượng cuộc sống

+ Là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

+ Sản xuất công nghiệp góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận dân cư.

+ Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế, đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.

– Đặc điểm:

+ Gắn liền với sử dụng máy móc và khoa học công nghệ.

+ Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa rất cao.

+ Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn lượng thải ra môi trường nhiều.

+ Có tính linh động về mặt phân bố theo không gian.

+ Nền công nghiệp hiện đại, gắn với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

* Các nhân tố ảnh hưởng:

Nhân tố bên trong

+ Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi trong tiếp cận các nguồn lực bên ngoài.

+ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, khoáng sản…) ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp.

+ Điều kiện kinh tế xã hội mang tính quyết định.

Nhân tố bên ngoài: Tạo sức mạnh, điều kiện phát triển, phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt giai đoạn ban đầu.

1. Vai trò, đặc điểm và cơ cấu ngành công nghiệp

Câu hỏi 1 trang 79 Địa lí 10: Dựa vào thông tin trong mục a, hãy trình bày vai trò của ngành công nghiệp

Trả lời:

– Công nghiệp là ngành đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân, có tác động toàn diện tới sản xuất và đời sống. Cụ thể:

+ Cung cấp tư liệu sản xuất cho toàn bộ nền kinh tế, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

+ Cung cấp lượng hàng tiêu dùng phong phú, đa dạng nhằm năng cao chất lượng cuộc sống.

+ Là nguồn hàng xuất khẩu quan trọng.

+ Sản xuất công nghiệp góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho một bộ phận dân cư.

+ Khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, làm biến đổi không gian kinh tế, đóng vai trò hạt nhân phát triển vùng kinh tế.

Câu hỏi 2 trang 79 Địa lí 10: Dựa vào thông tin mục b, hãy nêu đặc điểm của ngành công nghiệp.

Trả lời:

– Đặc điểm của ngành công nghiệp:

+ Gắn liền với sử dụng máy móc và khoa học công nghệ.

+ Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa, hợp tác hóa rất cao.

+ Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn lượng thải ra môi trường nhiều.

+ Có tính linh động về mặt phân bố theo không gian.

+ Nền công nghiệp hiện đại, gắn với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

Câu hỏi 3 trang 80 Địa lí 10:

1. Dựa vào mục thông tin mục c, hãy trình bày cơ cấu ngành công nghiệp.

2. Hãy sắp xếp các ngành công nghiệp dưới đây vào 2 nhóm (công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến) sao cho phù hợp: Công nghiệp điện lực, công nghiệp khai thác than, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp khai thác dầu khí, công nghiệp điện tử tin học

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Cơ cấu ngành công nghiệp:

– Công nghiệp khai thác: gồm các ngành khai thác tài nguyên thiên nhiên (Khoáng sản, nước, sinh vật…) để tạo ra nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.

– Công nghiệp chế biến: gồm các ngành chế biến vật chất tự nhiên và nhân tạo thành các sản phẩm phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng.

Yêu cầu số 2: Sắp xếp các ngành công nghiệp:

– Công nghiệp khai thác, gồm: công nghiệp khai thác than, công nghiệp khai thác dầu khí

– Công nghiệp chế biến,gồm: công nghiệp điện lực, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp điện tử tin học

2. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp

Câu hỏi trang 80 Địa lí 10: Đọc thông tin trong mục 2, hãy phân tích vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Trả lời:

* Vai trò của các nhân tố bên trong

– Vị trí địa lí: Ảnh hưởng đến phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi trong tiếp cận các nguồn lực bên ngoài. Ví dụ: Các trung tâm công nghiệp lớn phân bố ở ven biển, ven sông lớn, ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, có thể giao lưu với các vùng, các nước

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (khí hậu, khoáng sản…) ảnh hưởng trực tiếp tới việc xác định cơ cấu và phân bố sản xuất nông nghiệp. Ví dụ: Việt Nam có dầu khí ở thềm lục địa nên thuận lợi phát triển ngành khai thác dầu khí.

– Điều kiện kinh tế xã hội mang tính quyết định:

+ Dân cư và lao động: Đảm bảo nguồn nhân lực và thị trường tiêu thụ.

+ Trình độ khoa học công nghệ: Giúp công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành ngành mới, thay đổi trong phân bố.

+ Nguồn vốn và thị trường: làm công nghiệp thay đổi cơ cấu và phân bố.

+ Chính sách: hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ của ngành công nghiệp.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia không có nhiều khoáng sản, có nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa. Nhưng nhờ có các điều kiện về kinh tế xã hội (lao động có trình độ, khoa học công nghệ hiện đại, vốn lớn, nhiều chính sách phát triển kinh tế đúng đăn) đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế.

* Vai trò của các nhân tố bên ngoài: Tạo sức mạnh, điều kiện phát triển, phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt giai đoạn ban đầu. Ví dụ: Việt Nam tiếp nhận các công nghệ dây chuyền, máy móc áp dụng vào trong công nghiệp, rút ngắn thời gian nghiên cứu để tập trung vào sản xuất.

Luyện tập trang 80 Địa lí 10: Hãy thể hiện các nhân tố ảnh hưởng tới đến sự phát triển và phân bố công nghiệp bằng 1 sơ đồ. Nêu ví dụ cụ thể về một nhân tố đến sự phát triển và phân bố công nghiệp.

Trả lời:

– Sơ đồ:

Phân tích 1 nhân tố: Nhật Bản là quốc gia không có nhiều khoáng sản, có nhiều thiên tai như động đất, sóng thần, núi lửa. Nhưng nhờ có các điều kiện về kinh tế xã hội (lao động có trình độ, khoa học công nghệ hiện đại, vốn lớn, nhiều chính sách phát triển kinh tế đúng đăn) đã đưa Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế.

Vận dụng trang 80 Địa lí 10: Hãy tìm hiểu về một cơ sở công nghiệp ở địa phương (Vị trí của cơ sở, chủ đầu tư, sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm), ý nghĩa của cơ sở đó với kinh tế – xã hội địa phương.

Trả lời:

(*) Cơ sở công nghiệp khai thác than ở Quang Ninh

– Vị trí: Phân bố ở vùng than Quảng Ninh

– Sản phẩm: Than

– Thị trường: phục vụ tại địa phương và xuất khẩu

– Ý nghĩa: Cung cấp nhiên liệu cho nhiệt điện, là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của tỉnh, cũng như của cả nước, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập của người lao động, thúc đẩy các ngành khác phát triển và thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 29: Địa lí một số ngành công nghiệp

Bài 30: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Bài 31: Tác động của công nghiệp đối với môi trường, phát triển năng lượng tái tạo, định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai

Bài 32: Thực hành: Viết báo cáo tìm hiểu một vấn đề công nghiệp

Bài 33: Cơ cấu, vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Đăng bởi: THCS Bình Chánh

Chuyên mục: Địa lí 10 Kết nối tri thức

5/5 - (1 bình chọn)


Trường THCS Bình Chánh

Trường THCS Bình Chánh với mục tiêu chung là tạo ra một môi trường học tập tích cực, nơi mà học sinh có thể phát triển khả năng và đạt được thành công trong quá trình học tập. Chúng tôi cam kết xây dựng một không gian học tập đầy thách thức, sáng tạo và linh hoạt, nơi mà học sinh được khuyến khích khám phá, rèn luyện kỹ năng và trở thành những người học suốt đời.

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button