Địa lí 10 Bài 31 Chân trời sáng tạo: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp | Soạn Địa 10
Mời các em theo dõi nội dung bài học do thầy cô trường Trung học Bình Chánh biên soạn sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức nội dung bài học tốt hơn.
Giải Địa lí lớp 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp
Mở đầu trang 117 Địa Lí 10: Giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp có gì khác nhau? Ngành công nghiệp tác động như thế nào đến môi trường? Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai là gì?
Trả lời:
* Sự khác nhau giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Tiêu chí |
Điểm công nghiệp |
Khu công nghiệp |
Trung tâm công nghiệp |
Vùng công nghiệp |
Hình thức |
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất |
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp trung bình |
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao |
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất |
Không gian |
– Đồng nhất hoặc nằm gần – xa điểm dân cư. – Phân bố gần nguồn nguyên – nhiên liệu |
Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. Vị trí thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài |
Gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. |
Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp |
Cơ cấu |
Gồm 1 – 2 xí nghiệp nằm gần nguồn nguyên – nhiên liệu công nghiệp hoặc nông sản. |
Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp. Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ |
Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.
|
Có các nhân tố tạo vùng tương đồng. Có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng. |
Sự liên kết |
Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp ít có mối liên hệ với nhau. |
Các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao |
Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. |
Có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất |
* Ngành công nghiệp tác động đến môi trường:
– Tích cực: tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
– Tiêu cực: ô nhiễm môi trường nước và không khí, ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng, cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên.
* Định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai:
– Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật – công nghệ cao.
– Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.
– Hoạt động sản xuất công nghiệp gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
– Phát triển theo hướng công nghiệp xanh, hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.
I. Quan niệm, vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Câu hỏi trang 117 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày quan niệm và vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Trả lời:
* Quan niệm: là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,… nhằm đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.
* Vai trò:
– Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, thu hút nguồn lực từ bên ngoài.
– Góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở các nước phát triển cũng như thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
II. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
Câu hỏi trang 117 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và những hiểu biết của bản thân, em hãy phân biệt vai trò và đặc điểm của các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Trả lời:
* Điểm công nghiệp
– Vai trò
+ Là đơn vị cơ sở cho các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp khác.
+ Giải quyết việc làm tại địa phương. Đóng góp vào nguồn thu của địa phương.
+ Góp phần thực hiện công nghiệp hoá tại địa phương.
– Đặc điểm
+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong hoặc gần – xa điểm dân cư.
+ Phân bố gần nguồn nguyên – nhiên liệu.
* Khu công nghiệp
– Vai trò
+ Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
+ Thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiện đại.
+ Giải quyết việc làm, nâng cao chất lượng nguồn lao động.
+ Tạo nguồn hàng tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
– Đặc điểm
+ Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống.
+ Phân bố thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài.
+ Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp có khả năng hợp tác sản xuất cao.
+ Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ.
* Trung tâm công nghiệp
– Vai trò: Góp phần định hình hướng chuyên môn hoá cho vùng lãnh thổ và tạo động lực phát triển cho khu vực phụ cận.
– Đặc điểm:
+ Là hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi.
+ Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp.
+ Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ.
* Vùng công nghiệp
– Vai trò:
+ Thúc đẩy hướng chuyên môn hoá cho vùng lãnh thổ.
+ Khai thác có hiệu quả các nguồn lực theo lãnh thổ.
– Đặc điểm:
+ Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp cao nhất.
+ Không gian rộng lớn, gồm nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và trung tâm công nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau trong sản xuất.
+ Có các nhân tố tạo vùng tương đồng
+ Có vài ngành công nghiệp chủ yếu, tạo nên hướng chuyên môn hoá của vùng.
III. Tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai
Câu hỏi trang 118 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy:
– Phân tích và cho ví dụ về tác động của ngành công nghiệp đến môi trường.
– Giải thích vì sao cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo.
Trả lời:
Yêu cầu số 1: Phân tích và cho ví dụ về tác động của ngành công nghiệp đến môi trường.
– Tác động tích cực:
+ Ngành công nghiệp tạo ra các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại để dự báo và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
+ Ví dụ: Ngành công nghiệp tạo ra hệ thống máy móc, thiết bị dùng cho việc xử lý nước thải (nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt) trước khi thải ra bên ngoài môi trường.
– Tác động tiêu cực:
+ Ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí: nhiều khu công nghiệp, nhà máy công nghiệp không xử lý nước thải và khí thải trước khi thải ra môi trường gây ô nhiễm nước và không khí.
+ Ô nhiễm môi trường do chất thải rắn: các chất thải rắn từ quá trình sản xuất công nghiệp rất khó xử lí, nhiều loại không thể tự phân hủy
+ Ô nhiễm môi trường do sản phẩm công nghiệp sau khi sử dụng: Rác thải công nghiệp sau khi sử dụng ngày càng nhiều, gây quá tải hệ thống xử lý rác
+ Tình trạng cạn kiệt một số nguồn tài nguyên thiên nhiên: Để phục vụ cho các ngành công nghiệp nhiều nguồn tài nguyên bị cạn kiện như đất, nước sạch, khoáng sản…
Yêu cầu số 2: Cần phát triển mạnh các nguồn năng lượng tái tạo vì những tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất công nghiệp đến môi trường ngày càng sâu sắc và rõ rệt. Phát triển năng lượng tái tạo sẽ giảm thiểu được ô nhiễm môi trường và tránh cạn kiện nguồn tài nhiên không thể tái tạo.
Câu hỏi trang 119 Địa Lí 10: Dựa vào thông tin trong bài và hiểu biết của bản thân, em hãy nêu các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai.
Trả lời:
Các định hướng phát triển ngành công nghiệp trong tương lai:
– Chuyển dần từ ngành công nghiệp truyền thống sang các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật – công nghệ cao.
– Sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp tác động mạnh mẽ đến sự liên kết và phát triển công nghiệp theo ngành, theo vùng.
– Hoạt động sản xuất công nghiệp ngày càng gắn với sự khai thác hợp lí, có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
– Phát triển ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp xanh, nhằm hạn chế phát thải khí CO2 và các chất độc hại ra môi trường.
Luyện tập (trang 119)
Luyện tập trang 119 Địa Lí 10: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy lập bảng theo mẫu dưới đây và hoàn thiện thông tin.
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp |
Đặc điểm chính |
Ví dụ ở nước ta |
Điểm công nghiệp |
|
|
Khu công nghiệp |
|
|
Trung tâm công nghiệp |
|
|
Trả lời:
Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp |
Đặc điểm chính |
Ví dụ ở nước ta |
Điểm công nghiệp |
– Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp đơn giản nhất, cơ sở sản xuất công nghiệp nằm trong hoặc gần – xa điểm dân cư. – Phân bố gần nguồn nguyên – nhiên liệu. – Giữa các cơ sở sản xuất công nghiệp ít có mối liên hệ với nhau. |
Điểm công nghiệp Hòa Bình với ngành công nghiệp điện lực – thủy điện. |
Khu công nghiệp |
– Ranh giới rõ ràng, không có dân cư sinh sống. – Phân bố thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và liên hệ với bên ngoài. – Tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sử dụng chung cơ sở hạ tầng sản xuất; hưởng quy chế riêng, ưu đãi về sử dụng đất, thuế quan; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu khoa học – công nghệ vào sản xuất; khả năng hợp tác sản xuất cao. – Có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và hỗ trợ. – Các hình thức khác: đặc khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, công viên khoa học,… |
– Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội) – Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) |
Trung tâm công nghiệp |
– Là hình thức tổ chức lãn thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với các đô thị vừa và lớn, có vị trí địa lí thuận lợi. – Bao gồm: khu công nghiệp, điểm công nghiệp và cơ sở sản xuất công nghiệp. Có mối liên hệ chặt chẽ với nhau về sản xuất, kĩ thuật, công nghệ. – Gồm nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau, có các cơ sở sản xuất công nghiệp nòng cốt và bổ trợ. |
– Trung tâm công nghiệp Hà Nội – Trung tâm công nghiệp Hồ Chí Minh |
Vận dụng (trang 119)
Vận dụng trang 119 Địa Lí 10: Em hãy sưu tầm tư liệu về một khu công nghệ cao trên thế giới hoặc ở nước ta.
Trả lời:
(*) Khu công nghệ cao Hòa Lạc (Hà Nội)
– Khu công nghệ cao Hòa Lạc là một khu công nghê cao đang được xây dựng trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội, Việt Nam. Khu công nghệ cao này nằm cách đường vành đai 3 thành phố Hà Nội 30 km về phía tây, cách sân bay quốc tế Nội Bài 47 km và cảng Hải Phòng trên 130 km.
– Khu Công nghệ cao Hòa Lạc được xây dựng theo mô hình thành phố khoa học với đầy đủ các dịch vụ tiện ích và những khu chức năng chính như: Khu Phần mềm, Khu Nghiên cứu và triển khai (R&D), Khu Giáo dục và đào tạo, Khu Công nghiệp công nghệ cao, Khu Trung tâm, Khu Hỗn hợp, Khu Nhà ở, Khu Giải trí và thể dục thể thao, Hồ Tân Xã và vùng đệm, Giao thông và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật, Cây xanh.
– Tính đến tháng 12/2016, tại Khu CNC Hòa Lạc hiện có 78 dự án còn hiệu lực với số vốn đăng ký là 60.018,97 tỷ đồng, trên diện tích 346,56ha với khoảng 11.000 người lao động và học tập. Trong đó có các dự án lớn như: dự án Trường Đại học FPT(diện tích 30ha, vốn đăng ký 2.700 tỷ đồng) và dự án Khu phần mềm (diện tích 6,4ha, vốn đăng ký 924 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ FPT, dự án Trung tâm CNC Viettel (diện tích 1,4ha, vốn đăng ký 495 tỷ đồng) và Tổ hợp nghiên cứu thiết kế chế tạo sản xuất thiết bị viễn thông (diện tích 9,1ha, vốn đăng ký 2.080 tỷ đồng) của Tập đoàn Viettel, dự án Trung tâm vũ trụ (diện tích 7,4ha, vốn đăng ký 12.3000 tỷ đồng) sử dụng vốn vay ODA Nhật Bản,…
Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 25: Vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản
Bài 27: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, vấn đề và định hướng phát triển nông nghiệp
Bài 28: Thực hành tìm hiểu sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
Bài 29: Cơ cấu,vai trò và đặc điểm công nghiệp, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 10 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp
Trắc nghiệm Địa Lí 10 Bài 31: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp, tác động của công nghiệp tới môi trường và định hướng phát triển ngành công nghiệp
Đăng bởi: THCS Bình Chánh
Chuyên mục: Địa lí 10 Chân trời sáng tạo
- Địa lí 10 Bài 1 Chân trời sáng tạo: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 2 Chân trời sáng tạo: Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập địa lí và trong đời sống | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 3 ( Chân trời sáng tạo ): Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 4 Chân trời sáng tạo: Trái đất, thuyết kiến tạo mảng | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 5 Chân trời sáng tạo: Hệ quả địa lí các chuyển động của trái đất | Soạn Địa 10
- Địa lí 10 Bài 6 Chân trời sáng tạo: Thạch quyển, nội lực | Soạn Địa 10